Bệnh lạ ở Quảng Ngãi

5,621
9
38

metyruoi

Active Member

Bàn tay của một bệnh nhi bị "bệnh lạ", nổi lên lớp dày giống vết bỏng



Bàn tay, bàn chân của một người bị bệnh lạ ở Quảng Ngãi




Bàn chân một bệnh nhân bị bệnh lạ khi điều trị tại Bệnh viện da liễu Trung ương, nay đã khỏi bệnh (ảnh do bệnh viện cung cấp)



Bàn chân của một bệnh nhân mắc bệnh lạ ở Quảng Ngãi


Bộ Y tế quyết tìm nguyên nhân 'bệnh lạ' ở Quảng Ngãi

(VTC News) – Chỉ trong đầu năm nay, đã có đến 68 trường hợp mắc mới, 28 trường hợp tái phát và 6 trường hợp tử vong vì “bệnh lạ”.

http://vtc.vn/2-329369/xa-hoi/bo-y-te-quyet-tim-nguyen-nhan-benh-la-o-quang-ngai.htm

Vừa qua, đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh làm trưởng đoàn, cùng nhiều chuyên gia đầu ngành về da liễu và các lĩnh vực liên quan đã về Quảng Ngãi để truy tìm nguyên nhân “bệnh lạ” đang gây hoang mang người dân huyện miền núi Ba Tơ suốt 1 năm qua.

Theo thống kê của Sở Y tế Quảng Ngãi, từ tháng 4/2011 đến nay, toàn tỉnh có 164 trường hợp mắc “bệnh lạ”, trong đó đã có 7 ca tử vong. Bệnh tập trung ở huyện Ba Tơ, mà “điểm nóng” là xã Ba Điền, với 155/164 trường.


"Bệnh lạ" đã làm 7 người dân Quảng Ngãi tử vong trong đó hơn một nửa là trẻ em



Độ tuổi phát bệnh là từ 16 đến 30 tuổi, chiếm tỷ lệ 40%; trẻ em tuy chiếm chưa đầy 20% nhưng số tử vong rất cao.


Điều đáng lo ngại là chỉ trong đầu năm nay, đã có đến 68 trường hợp mắc mới, 28 trường hợp tái phát và 6 trường hợp tử vong.


Đại diện Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa (Bình Định), đơn vị đang điều trị 63 trường hợp (có 3 trường hợp rất nặng) cho biết: Hầu hết những bệnh nhân nhập viện đều có hiện tượng suy nhược cơ thể. Triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn vàng da và rụng tóc. Một số người bị nặng còn kèm theo hội chứng tràn dịch đa màng và viêm cơ tim.


Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, với những diễn biến của bệnh, khả năng bị phơi nhiễm chất độc là rất cao. Tuy nhiên, để biết được độc tố gì cần phải tiến hành các bước lấy mẫu đất, nước và da để xét nghiệm.


Trước đó, hồi cuối năm 2011, đoàn công tác của Bộ Y tế cũng đã tiến hành khảo sát tìm nguyên nhân “bệnh lạ” ở Quảng Ngãi. Bước đầu, dựa vào các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, tiến triển trong quá trình điều trị bệnh nhân, khảo sát môi trường sống, các chuyên gia ngành da liễu chẩn đoán đây là bệnh viêm da bàn tay và bàn chân do tiếp xúc với các chất được sử dụng trong nông nghiệp.


Tuy nhiên cho đến nay, ngoài nghi ngờ do nhiễm chất độc, còn là chất gì và nguyên nhân cụ thể của căn bệnh vẫn chưa tìm được.
 
5,621
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Bệnh lạ ở Quảng Ngãi

'Bệnh lạ' quái ác có nguyên nhân từ ăn gạo mốc?


(VTC News) – Các yếu tố nghi ngờ gây ra “bệnh lạ” nhiều nhất là gạo, nước uống và kim loại nặng, hóa chất. Qua khảo sát ban đầu cho thấy, trong số 33 hộ dân có người mắc bệnh thì có đến 68% ăn gạo ủ mốc.

Chiều 28/4, rời điểm nóng "bệnh lạ" Ba Điền, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác của Bộ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi về các vấn đề liên quan đến căn bệnh đang khiến nhiều người lo lắng.

Mở đầu buổi làm việc, các chuyên gia khảo sát về môi trường, dịch tễ, ký sinh trùng… đã trình bày những kết quả sơ bộ mang tính gợi ý, giả thiết làm tiền đề nghiên cứu căn nguyên "bệnh lạ". Theo tổng hợp các khảo sát ban đầu của các cơ quan chuyên môn thì “bệnh lạ” không liên quan đến nhiễm trùng mà là nhiễm độc.

Có hai con đường gây ra nhiễm độc là qua tiếp xúc trực tiếp với một chất nào đó ngoài môi trường và qua con đường tiêu hóa dẫn đến máu, gan nhiễm chất độc làm tổn hại đến các đầu chi – nơi cuối cùng của các mạch máu.


Các yếu tố nghi ngờ gây ra “bệnh lạ” nhiều nhất là gạo, nước uống và kim loại nặng hay hóa chất. Qua khảo sát ban đầu cho thấy, trong số 33 hộ dân có người mắc bệnh thì có đến 68% ăn gạo ủ mốc (gạo tự chế biến). Còn khảo sát 44 nhà không có người mắc bệnh thì chỉ có 31% hộ ăn gạo mốc.

Dù đã được điều trị khỏi bệnh tại bệnh viện nhưng vẫn có gần 30 người mắc "bệnh lạ" tái phát

Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế Quảng Ngãi thì đến chiều 28/4 toàn tỉnh đã ghi nhận có 179 trường hợp mắc “bệnh lạ”, trong đó đã có 19 trường hợp tử vong. Điều đáng nói là dù được điều trị bớt bệnh nhưng vẫn có 29 trường hợp tái phát.

Về vấn đề này, người đứng đầu Bộ Y tế giải thích rằng do phác đồ điều trị cũ chủ yếu quan tâm đến điều trị da liễu nên một số ca đã điều trị khỏi, khi về nhà vì lý do nào đó, họ vẫn sẽ tái phát bệnh.


“Từ nay đến ngày 2/5, Bộ sẽ nhanh chóng tổng hợp để đưa ra một phác đồ điều trị tổng quát, hiệu quả hơn, bao gồm cả chống độc, dinh dưỡng tiết chế, kháng sinh…”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.


Bộ trưởng cũng cho biết, sau cuộc làm việc này, Bộ sẽ tiếp tục tung một lực lượng hùng hậu các chuyên gia đầu ngành vào Quảng Ngãi trong vòng 7 đến 10 ngày để nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện về căn bệnh này, sau đó, sẽ tiến hành phân tích đánh giá và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.


“Tìm ra nguyên nhân gây “bệnh lạ” vẫn còn là một thách thức đối với ngành y tế. Tuy nhiên, vẫn chưa nhờ WHO hay Y tế Mỹ vào cuộc vì những bước khảo sát cần thiết chúng ta có đủ khả năng để thực hiện. Chỉ đến khi nào thực hiện tất cả các bước mà vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh mới nghĩ đến điều đó”, bà Tiến nói.

Trong thời gian tìm ra căn nguyên bệnh, người đứng đầu ngành y tế yêu cầu cần khống chế tối đa tử vong do “bệnh lạ” gây ra. Để thực hiện được điều này thì cả hệ thống chính trị ở địa phương cùng vào cuộc tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung và cá nhân cho người dân, đồng thời phải mở cuộc ra quân tổng thể để tiêu độc khử trùng môi trường trên địa bàn. Nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.


Người đứng đầu Bộ Y tế cũng khẳng định sẽ tiếp tục trợ giúp tỉnh về nhân lực, máy móc, thuốc men… tập trung chữa bệnh ngay tại địa phương.


Nghĩa Bình


http://vtc.vn/321-331333/suc-khoe/benh-la-quai-ac-co-nguyen-nhan-tu-an-gao-moc.htm
 
5,621
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Bệnh lạ ở Quảng Ngãi

Chùm ảnh: Nỗi sợ hãi ở làng 'bệnh lạ' Quảng Ngãi


(VTC News) – Bệnh đã diễn biến phức tạp, danh sách người chết ngày càng dài thêm, ngành y tế không ngừng tung quân vào ổ dịch nhưng vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân và cách điều trị. "Bệnh lạ" vẫn khiến dân làng ở xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi hết sức lo lắng.
VTC News xin gửi đến độc giả một góc nhìn nơi điểm nóng này:


Một ngày theo chân đoàn làm việc của Bộ Y tế ở điểm nóng "bệnh lạ", chúng tôi thấy rất nhiều ngôi nhà đóng cửa bỏ hoang. Theo báo cáo của UBND xã Ba Điền thì đã có 9 hộ gia đình bỏ làng đi nơi khác vì sợ bị lây bệnh.




Ruộng đồng không có người canh tác vì người dân phải đi chữa bệnh hoặc chăm sóc người thân. UBND huyện Ba Tơ đã phải huy động lực lượng để giúp dân.





85/165 học sinh bỏ học, có ngày chỉ có 5/75 cháu mẫu giáo đến trường nên trường học lưa thưa chỉ có vài em học sinh "bám trụ".


Gạo ủ, vừa được ngành y tế đổi tên thành gạo mốc - loại lương thực truyền thống của người dân nơi đây - đang bị nghi ngờ là tác nhân gây ra "bệnh lạ".



Thức ăn của người dân tộc H'rê ở Ba Điền chủ yếu là rau, muối, lâu lâu mới có cá, nên nhái bén gác giàn bếp được dùng để "cải thiện" bữa ăn.


Sinh hoạt tắm rửa, giặt giũ của người dân nơi đây còn rất "thiên nhiên"


Gần 20 đoàn công tác, nhiều nhất là của ngành y tế đã về làng để tìm nguyên nhân "bệnh lạ" khiến bà con ở đây rất cảm kích nhưng họ vẫn chưa thể yên tâm vì bệnh lạ vẫn như con ma chưa trừ khử được.


Những người còn bám trụ lại làng thì cả già trẻ lớn bé đều hết sức hoang mang, lo lắng thường tập trung tại nhà già làng để cúng trừ con ma.


Họ phải vét hết những đồng tiền cuối cùng góp lại để mua sắm lễ cúng, nào là heo, gà, rượu...


Trong khi cúng, hai đầu làng bị cấm cửa: Nội bất xuất, ngoại bất nhập.


Thế nhưng trong làng vẫn còn ám ảnh bởi những con người đang nằm chờ chết vì "bệnh lạ".

http://vtc.vn/321-331456/suc-khoe/chum-anh-noi-so-hai-o-lang-benh-la-quang-ngai.htm



 
5,621
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Bệnh lạ ở Quảng Ngãi

100 bác sĩ không ngăn nổi ‘bệnh lạ’ gia tăng

(VTC News) – Bộ Y tế không ngừng tăng cường bác sĩ, chuyên gia nhưng đến nay, số người mắc mới và số người chết vì “bệnh lạ” vẫn không ngừng tăng lên.

Ngày 8/5, đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đã đến huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) để tiếp tục truy tìm nguyên nhân gây ra căn “bệnh lạ” đang gây hoang mang dư luận.


Lại thêm một đoàn công tác của Bộ Y tế vào vùng dịch tìm nguyên nhân "bệnh lạ"


Ngay sau khi đến nơi, đoàn đã tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai điều tra “bệnh lạ”, với sự góp mặt của hơn 100 chuyên gia đầu ngành về da liễu, môi trường, vệ sinh lao động, huyết học, chống độc, bệnh nhiệt đới và cán bộ y tế.


Buổi tập huấn đã đưa ra phương pháp nhận biết và xác định ca bệnh đúng, chẩn đoán ca bệnh lâm sàng, phương pháp và quy trình thu thập thông tin, chọn ca bệnh mẫu, ca di chứng để tiến hành nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm các loại, thu thập số liệu, và nhập số liệu để nghiên cứu, xử lý số liệu sau khi thu thập…

Dự kiến, từ ngày 9/5, đoàn công tác sẽ tiến hành khảo sát tại xã Ba Điền, điểm nóng “bệnh lạ” trong vòng 5 ngày.


Trước đây vài ngày, sau một thời gian dài nghiên cứu, Bộ Y tế đã đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân gây ra “bệnh lạ”. Theo đó, nhiều khả năng các trường hợp mắc bệnh là do bị nhiễm độc, có thể do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thực phẩm nhiễm độc.

Nghi vấn được các chuyên gia đề cập đến nhiều nhất chính là gạo, bởi qua các xét nghiệm lâm sàng thì đến hơn 68% người bệnh có sử dụng gạo ủ, mốc. Các xét nghiệm huyết học còn cho thấy tình trạng dinh dưỡng của người bệnh kém.

Qua nhận định này, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng cường cấp gạo trắng cho các hộ gia đình, đồng thời thu đổi gạo ủ, gạo mốc, vận động người dân đi bệnh viện điều trị ngay khi có các biểu hiện của bệnh để hạn chế bội nhiễm, biến chứng và tử vong.


Bên cạnh đó, trước diễn biến phức tạp của “bệnh lạ”, Bộ Y tế đã không ngừng tăng cường bác sĩ, chuyên gia các nơi đến cắm bản 100%. Theo thống kê thì hàng ngày, tại đây có trên dưới 100 y bác sĩ túc trực để tìm nguyên nhân và giúp người dân đối phó với bệnh lạ.


Không khí tang tóc, hoang mang vẫn đang bao trùm làng "bệnh lạ"

Tuy nhiên, cho đến nay, số người mắc mới và số người chết vì căn bệnh quái ác này vẫn không ngừng tăng lên.

Theo thống kê, chỉ trong tuần đầu của tháng 5, huyện Ba Tơ đã ghi nhận thêm 19 trường hợp mắc mới, nâng tổng số người mắc “bệnh lạ” lên con số 200. Riêng xã Ba Điền có 190 trường hợp, 4 trường hợp đang rất nguy kịch, 21 người đã tử vong.


Về phần mình, thời gian vừa qua, cùng với nỗ lực của ngành y tế, cả hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống, và hỗ trợ an sinh xã hội, tuy nhiên, diễn biến "bệnh lạ" vẫn rất phức tạp và đã có thêm người tử vong.


Sốt ruột, tỉnh này vừa có công văn gửi Bộ Y tế, Bộ Tài chính quan tâm hỗ trợ khẩn cấp một máy siêu lọc máu để trang bị cho Khoa hồi sức tích cực - chống độc của Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi nhằm chủ động thu dung, điều trị kịp thời những trường hợp mắc bệnh, hạn chế tối đa tử vong.


http://vtc.vn/324-332393/suc-khoe-g...00-bac-si-khong-ngan-noi-benh-la-gia-tang.htm


 
5,621
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Bệnh lạ ở Quảng Ngãi

Đã tái phát là tử vong?

(VTC News) – Quá hoang mang, thời gian qua, người dân Ba Điền (Ba Tơ, Quảng Ngãi) vừa uống thuốc vừa cúng trừ nhưng con ma “bệnh lạ” vẫn quanh quẩn trong làng. “Hết phép”, giờ họ chỉ còn biết phó mặc cho số phận.
“Bệnh lạ” đã xuất hiện từ năm 2008


Mới đây, trong một lần làm việc với chúng tôi, thầy Nguyễn Văn Dương, Hiệu trưởng Trường tiểu học - THCS Ba Điền, người đã gắn bó với ngôi trường này nhiều năm cho hay, từ năm 2008, ở xã này đã có người mắc các triệu chứng giống với “bệnh lạ”, thậm chí có người đã chết.

Lần giở cuốn sổ tay của mình, thầy Dương cho chúng tôi thấy danh sách 3 học sinh của trường ở thôn Gò Nghênh chết năm 2008 gồm: Phạm Văn Duy (lớp 7), chết tháng 2/2008; Phạm Văn Viện (lớp 1), chết vào tháng 3/2008 và Phạm Văn Mú (lớp 6), chết tháng 5/2010.

Từ năm 2008, "bệnh lạ" đã cướp đi sinh mạng nhiều người H'rê ở Ba Tơ, trong đó phần lớn là các em học sinh

Ngoài ra còn có hai chị em ruột là Phạm Thị Dút (lớp 8) chết tháng 11/2010 và Phạm Thị Pông (lớp 9), chết tháng 12/2010. Đến đầu năm 2011, em trai của hai em học sinh nói trên là Phạm Văn Déo (hiện đang học lớp 6) cũng mắc bệnh hiện đã được chữa khỏi.

“Đó chỉ là học sinh của trường, còn người dân thì hồi đó cũng đã mắc bệnh, có trường hợp đã chết nhưng không ai nghĩ là do một căn bệnh quái ác như thế này nên không có ai quan tâm, thống kê”, thầy Dương cho biết.

Về điều này, anh Phạm Văn Xu, công tác tại Trạm y tế xã Ba Điền cũng xác nhận là có biết các trường hơp này. Tuy nhiên, hồi đó, khi bà con bị bệnh thì thường tự cúng ở nhà, không đến cơ sở y tế chữa trị nên ngành y tế không ghi nhận được và cũng không nghĩ bệnh lại diễn biến phức tạp như thế này.

Chữa bớt, bệnh lại tái phát nguy hiểm

Theo thống kê đến nay, huyện Ba Tơ đã có 200 người mắc bệnh lạ, trong đó đã có 21 người chết. Từ khi phát hiện bệnh (tháng 4/2011), ngành y tế từ trung ương đến địa phương đã tích cực vào cuộc tìm cách cứu chữa cho người dân. Tuy nhiên, theo thống kê thì vẫn có khoảng 30 bệnh nhân được chữa khỏi những một thời gian bệnh vẫn tái phát bệnh.

Ngồi vật vờ trước hiên nhà với thân thể tiều tụy, em Phạm Văn Trách (16 tuổi) sau một thời gian trở về từ Bệnh viện Phong da liễu TW Quy Hòa (Bình Định) “bệnh lạ” lại tái phát. Cộng thêm căn bệnh thủy đầu phù cấp khiến cho toàn thân em trở nên đau rát và lở loét “sống không bằng chết”.

Bệnh tái phát và họ đã ra đi

Mới đây nhất, tại làng Rêu, ông Phạm Văn Nhọc và bà Phạm Thị Ngớt vừa ra đi sau khi bệnh tái phát. Trước đó, sau khi điều trị dài ngày tại Bệnh viện phong da liễu Quy Hòa, họ được cho về nhưng sau đó bệnh tái phát, khi tiếp tục được đưa đến bệnh viện điều trị thì đã không qua khỏi.

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thì phác đồ điều trị cũ ban hành từ tháng 1/2012 chủ yếu quan tâm đến điều trị da liễu nên một số ca đã điều trị khỏi, khi về nhà vì một lý do nào đó, họ vẫn sẽ tái phát bệnh.

Do đó, ngày 4/5 vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành phác đồ mới điều trị tổng quát, hiệu quả hơn, bao gồm cả chống độc, dinh dưỡng tiết chế, kháng sinh… Đồng thời lưu ý những biến chứng và các bệnh kèm theo như nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, sốt mò, sốt rét, viêm phổi, leptospira, viêm màng não, hôn mê, co giật.

Vừa uống thuốc vừa… cúng ma

Còn nhớ, cách đây hơn chục ngày, đoàn công tác của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến suýt bị “ngăn sông cấm chợ” bởi con đường trục chính từ UBND xã Ba Điền dẫn vào “rốn dịch” làng Rêu đã bị người dân làng Gò Nghênh bít lối để cúng ma.

Rào đường vào làng trong khi cúng trừ ma

Chắn ngang con đường bê tông độc đạo là hàng rào tre với hàng chục thanh niên trai tráng người trong làng canh giữ.

“Làng đang cúng giải trừ con ma “bệnh lạ” tuyệt đối “nội bất xuất ngoại bất nhập”. Ai đi vào, nếu con ma quay lại “bắt” người trong làng sẽ bị bắt đền”, già làng Gò Nghênh Phạm Văn Vòng đứng phía trong rào tre tuyên bố.

Hết người của xã đến người của huyện điều đình hàng giờ, người dân mới cho cán bộ dỡ bỏ hàng rào tre cho đoàn vào với cam kết sẽ “bắt đền” sính lễ cúng theo lệ làng.

Làm trâu cúng ma

Việc cúng trừ này không chỉ diễn ra ở làng Gò Nghênh mà đã diễn ra ở tất cả các thôn làng khác ở Ba Điền từ khi “bệnh lạ” hoành hành quái ác. Nhiều nhà kỹ hơn, sau khi cúng làng còn cúng riêng ở nhà cho chắc ăn, thế nhưng con ma “bệnh lạ” vẫn lẫn khuất đâu đó, lâu lâu lại bắt người của làng mang đi.

Thậm chí mới đây (ngày 28/4), tại trụ sở UBND xã Ba Điền, những người có uy tín nhất trong các làng còn đứng ra tổ chức cúng ma. Lễ cúng là một con trâu 20 triệu đồng cùng nhiều sính lễ khác.

“Dù biết việc cúng kính này, nhưng đó là phong tục và nhất là để người dân được thõa mãn, nên chúng tôi cũng đành “làm ngơ” để các già làng thực hiện cho hết nước hết cái”, một lãnh đạo chính quyền địa phương cho biết.

Theo những già làng ở xã Ba Điền, chưa bao giờ họ gặp một căn bệnh nào dai dẵng, quái ác như căn bệnh lần này. Chữa trị tại bệnh viện, uống thuốc, cúng ma rồi mà bệnh vẫn không khỏi. Giờ dân trong làng ai cũng hoảng sợ, không biết sống chết thế nào.

“Dân mình đã đến bệnh viện, đã uống cái thuốc của nhà nước, cúng đủ kiểu con ma rồi mà cái bệnh vẫn đeo đẳng không đi, giờ chỉ biết giao cho số phận”, già Đang nói trong tuyệt vọng.

Đem những lời của già làng trao đổi với bà Đặng Thị Phượng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ, bà cũng đồng tình đó là điều đáng buồn mà cũng là đáng mừng của ngành y tế. Giờ thì dân làng đã “hết phép”, chỉ còn biết “phó mặc” cho khoa học, cho ngành y tế. Nếu không nhanh chóng tìm được cách chữa bớt bệnh cho dân là có tội với họ, làm mất lòng tin ở họ.

http://vtc.vn/321-332541/suc-khoe/benh-la-o-quang-ngai-da-tai-phat-la-tu-vong.htm




 
5,621
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Bệnh lạ ở Quảng Ngãi

Gạo ủ không phải là tác nhân gây bệnh lạ


(VTC News) – Đó là khẳng định của PGS-TS Phan Trọng Lân, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), sáng 13/5, xung quanh vấn đề truy tìm nguyên nhân gây “bệnh lạ” ở Ba Tơ (Quảng Ngãi).

Tuy nhiên, theo ông Lân thì, khi kiểm tra thóc ủ để làm ra gạo của bà con H’rê ở xã Ba Điền, đoàn nghiên cứu phát hiện có phát sinh ra chất aflatoxin, một chất độc nhất trong các chất cực độc.

Thực phẩm nếu không được bảo quản tốt thì rất dễ ẩm mốc, sinh ra các loại nấm xanh, nấm có mủ... và đều chứa chất aflatoxin. Con người có thể nhiễm aflatoxin qua việc sử dụng thực phẩm bị nhiễm nấm mốc, thậm chí động vật ăn thức ăn nhiễm aflatoxin thì khi chúng ta sử dụng sữa của chúng cũng sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm aflatoxin.


Từ năm 1988, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã liệt aflatoxin vào nhóm độc chất gây ung thư với những bằng chứng cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa chất độc này trong cơ thể với bệnh ung thư gan.


Thời gian qua, Bộ Y tế đã ra quân tổng lực truy tìm nguyên nhân gây ra “bệnh lạ” ở Ba Tơ, tuy nhiên, theo ông Lân cho biết sáng nay thì hiện vẫn còn là ẩn số.

Tuy nhiên, theo ông, nó có thể là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố. Do đó, loại trừ được yếu tố nào nhằm đảm bảo được sức khỏe của người dân là điều cần làm ngay.


Về việc đề nghị chính quyền địa phương gấp rút cấp gạo trắng cho người dân, ông Lân cho biết, chúng tôi không khuyến cáo thu hồi gạo ủ nhưng việc cấp ngay gạo trắng cho dân sử dụng thay thế loại gạo được bảo quản không đảm bảo này là để đảm bảo chế độ dinh dưỡng và sức khỏe cho người dân.


Hồi cuối tháng 4, sau khi kiểm tra vùng dịch “bệnh lạ”, họp với UBND tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và nhiều chuyên gia y tế khẳng định "bệnh lạ" là do nhiễm độc và tác nhận gây bệnh nhiều khả năng là do gạo mốc (gạo ủ).

Tuy nhiên, nhận định này cũng vấp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia khác trong đoàn và nhất là từ người dân và chính quyền địa phương.


Theo họ, gạo ủ bị cho là gạo mốc là loại lượng thực truyền thống của đồng bào H’rê ở Ba Điền bao đời nay. Tại sao trước đây họ không bị bệnh và vì sao chỉ có người dân ở xã Ba Điền mà tập trung nhiều ở 3 thôn: Làng Rêu, Gò Nghênh, Hy Long bị bệnh mà các nơi khác không bị?


Được biết, chiều mai 14/5, tại Hà Nội, Bộ Y tế sẽ tổ chức họp báo về những kết quả nghiên cứu được sau một thời gian dài tung quân tổng lực truy tìm nguyên nhân “bệnh lạ”.


http://vtc.vn/324-332969/suc-khoe-g.../gao-u-khong-phai-la-tac-nhan-gay-benh-la.htm
 
5,621
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Bệnh lạ ở Quảng Ngãi

Đầu nguồn suối từng là kho vũ khí


(VTC News) – Phía đầu nguồn nước từng là căn cứ quân sự của Mỹ - Ngụy, cộng với việc chăn thả gia súc vô tội vạ khiến người dân Ba Điền, Ba Tơ (Quảng Ngãi) đang lo ngại nguồn nước là nguyên nhân gây “bệnh lạ”.

Trong thời gian bám trụ tại điểm nóng “bệnh lạ” Ba Điền, Ba Tơ (Quảng Ngãi), phóng viên VTC News đã được nhiều già làng ở đây chia sẻ về mối lo ngại nguồn nước là tác nhân gây ra “bệnh lạ”.


Từ cái hố nước nhỏ này trên đầu nguồn, người dân 3 thôn đang là điểm nóng "bệnh lạ" dùng ống dẫn nước về để sử dụng

Già làng thôn làng Rêu Phạm Văn Đang (60 tuổi) cho biết, người dân 3 thôn: Làng Rêu, Gò Nghênh, Hi Long của xã Ba Điền đều sử dụng nguồn nước từ suối V’ranh bắt nguồn từ núi Xà Ru ở phía Tây xã, làm nước ăn uống sinh hoạt thì cả 3 xã này đều là điểm nóng “bệnh lạ”. Trong khi đó, người dân thôn khác, không sử dụng nguồn nước này thì không có người mắc bệnh hay chỉ lác đác vài người.

Theo già Đang, trong chiến tranh, trên núi Xà Ru, Mỹ - Ngụy từng chiếm đóng và cho xây dựng một kho chứa vũ khí rất lớn nên nhiều người trong làng lo lắng hóa chất từ kho chứa vũ khí này ngấm xuống dòng nước gây ra “bệnh lạ”.


Còn theo già làng Phạm Văn Mai, cách đây 5 năm, ông đã phát hiện một loại hóa chất lạ, nhưng không biết đó là chất gì nên ông đã chôn lấp ở một vùng đất gần địa phương.


“Vừa rồi, khi có đoàn công tác đến làm việc, tôi đã đưa họ đến kiểm tra nơi đã chôn loại hóa chất lạ tôi đã phát hiện 5 năm trước”, già Mai, cho biết.


Bao lâu nay, dù nghi nguồn nước bị nhiễm độc, bị ô nhiễm nhưng người dân vùng "bệnh lạ" vẫn phải dùng để tắm rửa, giặt giũ...


Cũng theo tìm hiểu của Phóng viên VTC News, tuy dùng nguồn nước suối V’ranh để ăn uống sinh hoạt, nhưng người dân lại thường xuyên chăn dắt trâu bò cũng cho đi ăn ở vùng đầu nguồn, khiến mọi thứ cặn bả, bệnh tật từ loài vật này, thải xuống dòng suối, chảy về vùng hạ lưu, nơi người dân lấy nước để sử dụng.


Anh Phạm Văn Sên, một bệnh nhân mắc “bệnh lạ”, kể lại, có lần, trên đầu suối, một con trâu chết, bà con liền xẻ ra thì thấy nội tạng bị lở loét, dạ dày nát tương, gan phình to… Trâu bò uống nước còn bị bệnh chết chắc người uống thì cũng bị bệnh.


Theo ông Lê Hàn Phong, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, trước phản ánh của người dân về những chất độc hại từ thời chiến tranh để lại cộng với sự ô nhiễm do gia súc bệnh tật có thể ảnh hưởng đến nguồn nước, trong hai ngày 20-21/4, đoàn công tác do Đại tá Đinh Ngọc Tấn, Viện trưởng Viện môi trường hóa học và môi trường quân sự, Bộ Tư lệnh Hóa học (Bộ Quốc phòng) dẫn đầu đã tiến hành lấy mẫu nước, mẫu đất, dùng thiết bị rà chất độc xung quanh khu vực người dân sinh sống để nghiên cứu, cung cấp những thông tin hỗ trợ ngành y tế tìm nguyên nhân gây “bệnh lạ”.


... và để ăn uống


Tuy nhiên, cho đến nay, ngành y tế mới chỉ xác định được, nguồn nước của người dân ở Ba Điền không nhiễm asen còn kết quả của đợt kiểm tra, nghiên cứu của Bộ Tư lệnh hóa học vẫn chưa có kết quả.


Ngày 13/5, PGS-TS Triệu Nguyên Trung, Viện trưởng Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn (Bình Định, đơn vị thuộc Bộ Y tế), cho biết, qua khảo sát thì môi trường sống ở Ba Điền rất đáng lo ngại. Nhất là nguồn nước sinh hoạt của bà con đều lấy nguồn nước tự nhiên từ suối.


“Qua xét nghiệm, các bệnh nhân đều bị nhiễm sinh trùng đường ruột nên tác nhân gây bệnh là nguồn nước rất đáng lưu tâm”, ông Trung nói.

TS Phạm Ruệ, Giám đốc Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, nhận định, từ kết quả kiểm tra, tìm hiểu thực tế và tư liệu mà các đồng nghiệp cung cấp; mặt khác trong thời gian chiến tranh thì Ba Điền còn có căn cứ quân sự của Mỹ - Ngụy… cho nên nhận định nguyên nhân gây “bệnh lạ” là do bị nhiễm độc là rất có cơ sở, mà nguồn nước là điều rất đáng lưu tâm.

http://vtc.vn/321-332995/suc-khoe/benh-la-o-quang-ngai-dau-nguon-suoi-tung-la-kho-vu-khi.htm
 
5,621
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Bệnh lạ ở Quảng Ngãi

Thêm trẻ tử vong, nhiều người chờ chết

(VTC News) – Dù được tạo điều kiện đưa đi chữa trị nhiều nơi nhưng lại có thêm một cháu bé mắc “bệnh lạ” ở Quảng Ngãi tử vong. Ngoài ra, còn nhiều người khác cũng đang nguy kịch.

Ngày 28/5, ông Phạm Văn Bút, Chủ tịch UBND xã Ba Điền, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) cho biết, sau 1 tuần điều trị “bệnh lạ” tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cháu Phạm Văn Thách (9 tuổi, ở Làng Rêu) đã tử vong.


Sau nhiều ngày điều trị tại nhiều bệnh viện, cháu Thách đã tử vong do "bệnh lạ" biến chứng nặng

Trước đó, sau nhiều ngày điều trị tại Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quy Hòa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, ngày 20/5, cháu Thách phải chuyển vào Bệnh viện Nhi Đồng 1 để tiếp tục điều trị do “bệnh lạ” biến chứng nặng với triệu chứng nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, tổn thương gan thận, rối loạn đông máu…

Dù được các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng cháu đã không thể qua khỏi.

Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, tại thôn Làng Rêu (xã Ba Điền) đã có đến 3 trường hợp tử vong, nâng tổng số người tử vong do “bệnh lạ” gây ra lên đến 22 người.

Trong khi đó, theo Sở Y tế Quảng Ngãi, hiện vẫn còn 47 người đang được điều trị tại Trung tâm y tế huyện Ba Tơ và Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, trong đó có 3 trường hợp rất nặng.

Một trường hợp nguy kịch khác là chị Phạm Thị Ân (ở Làng Rêu), sau hơn một tuần điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, “bệnh lạ” biến chứng nặng nên đã xin về nhà “chờ chết”.


http://vtc.vn/321-334771/suc-khoe/benh-la-them-tre-tu-vong-nhieu-nguoi-cho-chet.htm
 
5,621
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Bệnh lạ ở Quảng Ngãi

'Bệnh lạ' lại cướp đi một phụ nữ


(VTC News) – Dù được đưa đi điều trị nhiều nơi nhưng căn “bệnh lạ” quái ác vẫn không buông tha cho chị Triêu.

Chiều nay (30/5), UBND xã Ba Điền, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), cho biết, lại có thêm một trường hợp chết vì “bệnh lạ”. Đó là chị Phạm Thị Triêu (33 tuổi), ở thôn Làng Rêu. Chị đã tử vong tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi vào trưa cùng ngày.


Vừa vui mừng được nhận gạo trắng của Nhà nước chưa được bao lâu thì chị Triêu đã ra đi

Chị Triêu bị “bệnh lạ” từ đầu năm 2012, được đưa đi chữa trị nhiều bệnh viện trong và ngoài tỉnh, được lọc máu nhiều lần nhưng vẫn không qua khỏi.


Được biết, gia đình chị Triêu có 4 người thì cả 4 bị “bệnh lạ”. Ông nội chị mất cách đây ít lâu, nay thì đến chị. Chồng và con chị vẫn đang phải tiếp tục điều trị “bệnh lạ” tại TP.HCM.


Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng qua, “bệnh lạ” đã cướp thêm sinh mạng 5 người dân Làng Rêu (xã Ba Điền), nâng tổng số người tử vong do bệnh này lên 23 trường hợp.


Ngoài ra vẫn còn hơn 200 trường hợp mắc bệnh đang phải điều trị, trong đó, nhiều người đang hết sức nguy kịch.

http://vtc.vn/321-335017/suc-khoe/quang-ngai-benh-la-lai-cuop-di-mot-phu-nu.htm


 
5,621
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Bệnh lạ ở Quảng Ngãi

Đưa bệnh nhân mắc 'bệnh lạ' ở Quảng Ngãi ra HN chữa trị


(VTC News) - Cục Quản lý khám chữa bệnh sẽ làm việc với Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Da liễu Trung ương để đưa một số bệnh nhân bị bệnh ra các bệnh viện trên để hội chẩn, xét nghiệm và theo dõi điều trị bệnh.

Sáng ngày 7/6, tại Đà Nẵng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã tổ chức Hội thảo chẩn đoán và điều trị hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân ở Quảng Ngãi, nhằm tìm ra hướng điều trị đối với căn bệnh này.


Hội thảo nhằm đánh giá lại quá trình điều trị bệnh nhân bị viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân ở tỉnh Quảng Ngãi hơn một năm nay và chia sẻ những kinh nghiệm chuyên môn trong điều trị bệnh này qua đó nhằm giảm tỷ lệ tử vong và phát hiện điều trị sớm bệnh nhân.

Do tính chất của bệnh nên Hội thảo đã thu hút gần 100 giáo sư, chuyên gia đầu ngành và đại diện các bệnh viện trong cả nước đang tham da điều trị bệnh nhân bị viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do nhiễm độc mạn tính nhưng chưa phát hiện được nguyên nhân nhiễm độc và tên loại độc tố. PGS.TS Trần Hậu Khang, Giám đốc bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết, các y bác sĩ đã tiến hành nghiên cứu và loại suy tất cả các nguyên nhân như, di truyền, nhiễm trùng do nấm, virus, thức ăn, dị ứng do viêm da cơ địa, bệnh da liễu có triệu chứng tương tự…

Tuy nhiên, sau rất nhiều cuộc nghiên cứu, xét nghiệm, các y bác sĩ đầu ngành vẫn chưa xác định chính thức nguyên nhân gây bệnh nên công tác khám chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn, không triệt để.

Theo báo cáo tại Hội thảo, số ca mắc bệnh hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi tính từ ca mắc bệnh đầu tiên vào ngày 19/4/2011 đến ngày 5/6/2012 là 215 ca, trong đó đã ghi nhận chính thức 12 ca tử vong và 44 ca tái phát. Thời điểm tăng cao nhất là tháng 5/2011 với tổng số 35 ca chủ yếu là người dân tộc H’re tại các xã Ba Điền, Ba Ngạc, Ba Xa, Ba Tô, Ba Vinh của huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Trong đó, tập trung chủ yếu tại làng Rêu của xã Ba Điền (chiếm tỷ lệ 55,67%), tỷ lệ nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 25-45 tuổi.

Trong thời gian tới, Cục Quản lý khám chữa bệnh sẽ làm việc với Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Da liễu Trung ương để đưa một số bệnh nhân bị bệnh ra các bệnh viện trên để hội chẩn, xét nghiệm và theo dõi điều trị bệnh.

http://vtc.vn/321-336048/suc-khoe/dua-benh-nhan-mac-benh-la-o-quang-ngai-ra-hn-chua-tri.htm
 
5,621
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Bệnh lạ ở Quảng Ngãi


"Bệnh lạ": Kết luận của Bộ Y tế cũng...lạ

Bộ Y tế vừa có công điện gửi chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi thông báo các trường hợp bệnh “lạ” tại tỉnh này là do nhiễm độc tố vi nấm, trong đó chủ yếu là aflatoxin. Nguyên nhân xuất phát từ ăn gạo cũ bị mốc.

Trước đó, ngay tại tại vùng bệnh “lạ” huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), tiến sỹ Phan Trọng Lân, Phó Cục trưởng Cục y tế dự phòng Bộ Y tế cũng phát đi nhận định tương tự, song người dân vùng bệnh “lạ” và kể cả lãnh đạo địa phương đều có phản ứng bất đồng với nhận định này…

Bao đời ăn gạo ủ

Ông Phạm Văn Néo, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Tơ không khỏi bất ngờ và không đồng tình với nhận định của Bộ Y tế khi cho rằng gạo của người dân địa phương tự sản xuất được, sử dụng ăn từ bao đời nay là căn nguyên gây ra bệnh “lạ” kỳ quái.

“Nếu quả thật ăn gạo này mà bị bệnh thì đã bị từ nhiều đời trước chứ cớ sao bây giờ mới có bệnh? Nên đặt vấn đề nghi vấn liên quan đến các yếu tố khác chứ đừng nên đổ hết nguyên nhân gây bệnh “lạ” là do ăn gạo cũ. Nhiều xã, huyện khác cũng có bệnh “lạ”, vậy phải kiểm tra hết tất cả các nơi này để cho đánh giá cuối cùng về gạo này như thế nào. Thậm chí phải kiểm tra các xã không bị bệnh “lạ” của một huyện miền núi nào đó vì họ cũng ăn gạo giống như người dân Ba Điền nhưng sao không mắc bệnh “lạ”?," ông Néo đặt vấn đề.




Loại gạo của người dân vùng bệnh “lạ” sử dụng lâu đời


Ở huyện Ba Tơ, hầu như ở đâu, người dân đồng bào dân tộc thiểu số cũng đều có thói quen ăn gạo ủ. Sau khi thu hoạch lúa về, thay vì đem phơi khô, nhiều hộ dân ủ trong bao, trong thùng rồi ăn dần. “Từ đời ông, đời cha trước đây đã ăn gạo này. Hồi trước ăn hoài sao không bị bệnh, giờ vẫn ăn gạo như thế sao lại mắc bệnh “lạ” như vầy”, ông Phạm Văn Tâm, người dân huyện Ba Tơ hoài nghi.

PGS.TS Phạm Duệ, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhận định: Hiện chưa thể tìm ra nghi can nào ngoài độc chất Aflatoxin có trong gạo mốc. Tuy nhiên, độc chất này không chỉ có trong gạo mốc mà còn có trong các loại ngũ cốc như ngô, khoai, sắn. Do đó, người dân cần cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thực phẩm trong sinh hoạt hằng ngày.




Ngành y tế nghi ngờ chính loại gạo dân ăn chứa tiết tố Aflatoxin gây bệnh “lạ”



Dân lại nói: ăn gạo ủ, gạo mốc gây bệnh “lạ” thì là… lạ!


“Tuy nhiên, cũng không thể hoàn toàn đổ cho độc chất trong gạo mốc. Hội chứng viêm da rất có thể do tác động của một số tác nhân tổng hợp, trong đó có Aflatoxin. Các yếu tố về tình trạng dinh dưỡng, thời tiết, bệnh phát triển theo chu kỳ… cũng là một trong những đặc điểm liên quan đến bệnh”, PGS.TS Phạm Duệ nói.

Loay hoay với căn nguyên

Sau thời gian dài tìm đủ cách để “giải mã” cho kỳ được bệnh “lạ”, Bộ Y tế đã đưa ra hàng loạt những nhận định về căn nguyên của bệnh nhưng chưa gút được đâu là nguyên nhân trực tiếp. Nào là bệnh “lạ” do viêm da tiếp xúc do nhiễm độc, bệnh sốt mò do Ricketsia, bệnh viêm gan siêu vi E; thiếu dinh dưỡng,…



Dân vùng bệnh “lạ” khổ sở, ám ảnh bởi bệnh “lạ” trút xuống làng

Năm 2012 là thời điểm bệnh “lạ” trở nên nóng nhất, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đích thân về Quảng Ngãi thị sát bệnh lạ và ngành y lại có thêm suy đoán mới rằng ăn gạo mốc là một trong những yếu tố đáng ngờ gây ra bệnh “lạ” với dẫn chứng phát hiện tiết tố Aflatoxin trong lúa thóc ủ của người dân vùng bệnh “lạ” tăng gấp 5, 6 lần so với mức bình thường, có thể là một trong những căn nguyên bởi, tiết tố này có khả năng gây ảnh hưởng gan, xơ gan và ung thư gan. Với những loay hoay tìm căn nguyên như thế, kết quả cuối cùng cho đến thời điểm này vẫn chỉ dừng lại ở một “nhận định”: gạo ủ, gạo mốc dân ăn nên sinh bệnh!




Ngành y tế lấy máu người dân để xét nghiệm, tìm căn nguyên bệnh “lạ” nhưng hai năm nay bệnh “lạ”… vẫn còn lạ.




Với nghi can số một là gạo, Bộ Y tế đã ra công điện đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi hướng dẫn cho người dân sử dụng gạo không bị mốc, trong trường hợp cần thiết phải thay thế gạo mới cho người dân để tránh để tránh bị mắc và tái mắc bệnh, chỉ đạo kiểm tra giám sát việc sử dụng gạo của người dân. Bộ Y tế cũng yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo ngành y tế địa phương cấp vitamin, các loại thuốc bổ gan và nâng cao thể trạng cho toàn bộ người dân sống trong vùng có nguy cơ, kịp thời phát hiện và điều trị các trường hợp mắc bệnh; tăng cường tuyên truyền để người dân yên tâm; chỉ đạo làm tốt công tác vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện sống cho người dân vùng bệnh “lạ”.

Với cách xử trí bệnh “lạ” của Bộ Y tế như hiện nay thì vẫn chưa có gì làm cho người dân yên tâm khi mà bệnh này đang trỗi dậy và đã có 16 người “dính” bệnh kể từ cuối tháng 2 đến nay.

Và lần này, khi Bộ Y tế đưa ra nhận định ăn gạo ủ, gạo mốc gây bệnh “lạ” thì dân vùng bệnh “lạ” lại nói ngược: ăn gạo ủ, gạo mốc gây bệnh “lạ” mới là… lạ!

Cấp 1.000 tấn gạo cho dân vùng bệnh “lạ”

Ngày 16/3, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp với các ngành chức năng và lãnh đạo 2 huyện Ba Tơ, Sơn Hà về tình hình bệnh “lạ”. Sau gần 8 tháng không ghi nhận mắc mới và tái phát, từ ngày 28/2 đến nay, bệnh “lạ” tái phát trên địa bàn huyện Ba Tơ với 14 trường hợp mắc, trong đó có 6 ca tái phát và 8 ca mắc mới. Tại huyện Sơn Hà, vào ngày 15/2 đã phát hiện 2 người dân tại xã Sơn Ba cũng bị triệu chứng tương tự như bệnh “lạ” Ba Tơ.

Phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo huyện Ba Tơ cho rằng, việc Bộ Y tế nhận định về hội chứng viêm da là do nhiễm độc tố vi nấm, trong đó chủ yếu là Aflatoxin do ăn gạo cũ, gạo mốc chưa sát với thực tế, người dân còn băn khoăn, chưa đồng thuận. Do vậy rất khó khăn trong công tác tuyên truyền, ngăn chặn bệnh. Lãnh đạo các địa phương đề nghị cần có những nghiên cứu đầy đủ, thực tế và kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh để ổn định tư tưởng cho người dân. UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng sẽ đề nghị Chính phủ cấp 1.000 tấn gạo cho người dân vùng bệnh “lạ” và chỉ đạo 2 huyện có bệnh “lạ” sử dụng ngân sách địa phương kịp thời cấp gạo mới cho những gia đình có người mắc bệnh.

Nguồn : 24h.com.vn
 
741
0
16
Ðề: Bệnh lạ ở Quảng Ngãi

Sáng chị vừa đi qua TT y tế Ba Tơ. Họ bảo là không phải tại gạo đâu. Lãnh đạo QN vẫn tha thiết kêu gọi nhà nước giúp đỡ. Mà bệnh này không lây, chỉ tập trung ở 2-3 vùng thôi (nói thế để hôm nào đi off mọi người không tránh mình keke)
 
Top