Cách sơ cứu ban đầu cho người bị say nắng nóng

98
0
16

hatenanews

Member
Mùa hè nước ta ánh nắng thường kéo dài gần như hết cả ngày. Trời nắng nóng cộng thêm nhiệt độ môi trường rất cao (400- 420), độ ẩm lớn, cơ thể thường khó thích nghi. Trong những tháng từ tháng 5 đến tháng 7, hiện tượng say nóng và say nắng thường hay xảy ra. Biểu hiện của say nắng và say nóng thường rất giống nhau, đều dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt, mất nước do tiết nhiều mồ hôi sẽ làm giảm khối lượng tuần hoàn máu đưa đến trụy mạch và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

1. Nguy cơ cao:

Người phải làm việc ngoài trời nắng, nóng thời gian liên tục kéo dài. - Hay gặp ở người già. - Trẻ em: đi du lịch hoặc tắm biển dưới trời nắng nóng trên 2 tiếng - Phụ nữ có thai - Người mắc bệnh mãn tính, nghiện rượu - Luyện tập thể lực quá sức. Những đối tượng trên tiếp xúc với ánh nắng quá lâu (thường từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều), tia nắng chiếu trực tiếp vào cổ, gáy…

2. Triệu chứng:

Say nắng: - Nhẹ: Sốt cao trên 390C, đau đầu, choáng váng, nghẹt thở. - Nặng: Rối loạn nhịp thở, mạch nhanh, nhỏ, thở nông yếu, lú lẫn dẫn đến mê sảng hôn mê.

Say nóng: Nguyên nhân làm việc môi trường hầm lò, toa xe, đám cháy. Da thường ẩm, nhợt nhạt, vã mồ hôi lạnh, chuột rút, nôn và buồn nôn, mạch nhanh yếu, da tái nhợt dẫn đến trụy mạch, li bì, mê sảng.

Tìm hiểu thêm: Cách phòng chống say nắng cho mẹ bầu

3. Sơ cứu ban đầu:

Cần nhanh chóng đưa nạn nhân say nắng, say nóng vào nơi thoáng mát, cởi bỏ quần áo, quạt mát cho người bệnh. Chườm mát bằng nước hay nước đá lau khắp người, đắp đá vào nơi có động mạch lớn đi dưới da như: Cổ, nách, bẹn. Phải liên tục thay khăn hoặc có điều kiện nhúng nạn nhân vào nước mát, hoặc phun nước (trừ mắt, mũi, miệng).

Nếu bệnh nhân còn tỉnh cho uống nước mát, chè loãng pha đường hoặc nước ORS là tốt nhất hoặc nước lọc pha 8g đường + 1g muối. Trong trường hợp nặng bệnh nhân không uống được phải chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, trong lúc vận chuyển vẫn liên tục chườm mát cho nạn nhân.

PHÒNG SAY NẮNG – SAY NÓNG

1. Không làm việc quá lâu ngoài trời hoặc môi trường quá nóng. Tránh hoạt động thể lực quá mức.

2. Khi phải làm việc liên tục trong môi trường nắng – nóng 45-60 phút, cần giải lao 10-15 phút. Cần có quần áo chuyên dụng, che kín mặt, cổ, gáy tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào.

3. Cần uống nước đầy đủ khi làm việc trong điều kiện nắng nóng (tốt nhất là nước oresol).

4. Người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người có bệnh mãn tính, người uống rượu không nên phơi nắng hay đi dưới trời nắng nóng với thời gian trên 2 giờ.

5. Cần bổ sung thực phẩm chống nóng hàng ngày:

- Sữa: các thành phần trong sữa làm cơ thể hạ hỏa nhanh.

- Nước dừa: thực phẩm nhiều dinh dưỡng Mg, Ka, muối đường tự nhiên, giảm khát, chống nắng tốt.

- Mướp đắng: mát, giúp cơ thể hạ nhiệt tốt.

- Nước chanh: nhiều vitamin C, loại bỏ chóng mặt, buồn nôn vào những ngày hè oi ả.

- Dưa hấu: nhiều dinh dưỡng, nhiều nước.

- Đậu xanh: cháo đậu xanh. - Uống nhiều nước có điện giải đặc biệt ngày hè oi bức phải làm việc dưới trời nắng gay gắt.
 
Top