Cà phê Chồn

5,624
9
38

metyruoi

Active Member
TTCT - Ở những đồn điền cà phê của người Pháp trên đất Tây nguyên năm xưa, có thứ cà phê đã thành “huyền thoại” và được coi là tuyệt hảo: cà phê... cứt chồn - với hạt do những con chồn hương thải ra sau khi chúng ăn trái cà phê chín. Khoảng vài năm trở lại đây thứ cà phê “hết chỗ chê” ấy đang được... chồn “sản xuất” đều đều ở các trại nuôi chồn tại Đắk Lắk.


Chồn hương thích ăn loại cà phê chín mọng và chỉ ăn vào ban đêm. Con lớn nhất nặng khoảng 6kg có thể ăn tới 3kg trái cà phê/đêm và thải hạt ra ngay sau đó chừng một giờ - Ảnh: Vũ Thanh Bình

Có rất nhiều đồn đại xung quanh giá cà phê chồn, chẳng hạn mỗi ký có giá hàng chục triệu đồng, thậm chí phải bỏ ra cả trăm ngàn đồng để uống một ly cà phê loại này...

Nhiều người dân Đắk Lắk nuôi chồn hương để “sản xuất” cà phê chồn như một thú vui, với hi vọng ngày nào đó thứ cà phê này trở thành một thương hiệu thượng hạng như ngày xưa.


Hạt cà phê sau khi được chồn thải ra, đem phơi khô


Khi cho chồn ăn trái cà phê, nắm đuôi chúng là cách an toàn nhất để tránh chồn cắn tay. Chồn còn thích ăn thịt bò, các loại trái cây, mỗi ngày một con tốn khoảng 3.000 đồng thức ăn

Tháng 7-2010, ông Cường mang cà phê chồn đến Trung tâm Giáo dục và phát triển sắc ký (Đại học Bách khoa Hà Nội) nhờ phân tích. Theo đó, cà phê chồn có hàm lượng protein ít hơn (từ 17,34% xuống còn 16,34%) nên bớt đắng so với cà phê thường, lượng glucid tăng (từ 54,55% lên 61,43%) nên có vị ngọt đậm hơn.

Cà phê Chồn hay còn gọi là Kopi Luwak là tên một loại cà phê đặc biệt, một thứ đồ uống được xếp vào loại hiếm nhất trên thế giới. Cái tên Kopi Luwak bắt nguồn từ từ kopi trong tiếng Indonesia có nghĩa là cà phê. Luwak là tên một vùng thuộc đảo Java, đồng thời cũng là tên của một loài cầy cư trú ở đó. Kopi Luwak được dung để chỉ một loại hạt do loài cầy vòi đốm ăn quả cà phê rồi thải ra.


Loài cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphroditus) thuộc họ Cầy (Viverridae). Loài này phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Thức ăn ưa thích của chúng là quả cà phê.


Chúng trèo lên các cây cà phê, chọn ăn những trái cà phê đỏ nhất, chín nhất.


Người ta cho rằng dưới tác dụng lên men của các enzym trong dạ dày của cầy vòi đốm, mùi vị của cà phê đã biến đổi: Dường như xuất hiện một thứ hương vị đậm đà, nhưng hơi ẩm mốc.


Những người dân thu lượm phân có lẫn hạt cà phê của loài cầy hương này. Khi được sử dụng, loại hạt cà phê này có mùi đặc trưng và vị rất lạ so với các loại cà phê thông thường. Đó chính là lý do khiến loại cà phê này trở thành một thứ đặc sản và có giá rất cao.


Hạt cà phê trở nên cứng và giòn hơn, đồng thời ít protein hơn. Điều này làm cho độ đắng của hạt cà phê giảm đi bởi lẽ protein làm cho cà phê trở nên đắng hơn trong quá trình rang. Trong quá trình tiêu hoá, protein đã được lọc ra khỏi hạt cà phê.


Thực chất, loại cà phê chồn khá sạch chứ không bẩn như ai đó có thể lo ngại. Sau khi được nhặt riêng, người ta xối chúng dưới dòng nước đang chảy để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất. Có người đã không tin "hạt cà phê lấy từ phân chồn" là có thật và cho rằng câu chuyện đã được dựng lên chỉ để kích thích sự tò mò của người tiêu dùng.


Nạn săn bắn, sự thu hẹp của các khu rừng nhiệt đới và buôn bán động vật hoang dã đang đe dọa loài cầy vòi đốm trong tự nhiên. Ở Việt Nam, chúng đã được đưa vào Sách Đỏ. Nguy cơ này rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tương lai của cà phê chồn.


Tuy nhiên, khoan hãy lo ngại. Bởi nếu bạn chưa từng thử cà phê chồn, hãy thưởng thức để biết rằng câu chuyện này là có thật.
 
Top