Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Các bước cơ bản để sử dụng các vật dụng y tế chuyên dùng cho bệnh nhân EB, đặc biệt là em bé và trẻ nhỏ.

I: Các vật dụng y tế cần thiết

1) MIẾNG BĂNG MEPITEL: miếng băng bằng xốp mềm để thấm nước rịn ra.
- Miếng băng Mepitel không dính vào vết thương
- Nó có thể giữ ở một chỗ dăm bảy ngày
- Có thể cắt ra thành cỡ bạn muốn
- Dùng cho các vết thương chảy nước nhẹ, bị loét, rách da
- Cách dùng: a) rửa nhẹ vết thương
b) lau khô cho da xung quanh
c) gỡ miếng phim ra rồi đặt mặt dính lên vết thương. Đừng làm căng ra.
d) Miếng băng Mepitel nên phủ lên phần da xung quanh vết thương độ 2 cm.
2) BĂNG VẢI TELFA: được bọc bằng một chất đặc biệt để nó không dính vào vết thương. Dùng cho vết thương nhẹ và vết trày
a) miếng băng ko dính 3x4 inch (cỡ nhỏ)
b) miếng băng ko dính 3x8 inch (cỡ lớn)
3) CUỐN BĂNG KERLIX: giữ cho miếng băng ở yên chỗ, thấm nước và giữ cho êm.

4) MIẾNG BĂNG HÌNH ỐNG TUBIFAST (Tubular dressing retainers): giữ cho miếng băng ở yên chỗ (không cần dùng băng keo để dán miếng băng vào da)
- màu xanh lá cây (green): dùng cho chân tay
- màu đỏ (red): dùng cho các bộ phận nhỏ


5) MỠ KHÁNG SINH (antibiotic ointment, Polysporin): cơ bản của kháng sinh là dùng bên ngoài để đề phòng vết thương mở trên da nhiễm độc.(Dùng đúng cách các sản phẩm có Neomycin). Dùng khi cần thiết ở những chỗ có thể nhiễm độc. Hãy dùng một số lượng rất nhỏ (cỡ bằng 1 giọt nước) bôi vào chỗ đó mỗi ngày 2 lần.

6) BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG MEM (soft toothbrush): đánh răng đỡ đau.

7) HỘP BÚT MÀU (crayon box): bút tô màu cho trẻ em chơi

8) KEM TÃ LÓT (diaper cream): có thể dùng nếu cần khi chỗ lót tã bị đỏ. Bôi kem này vào chỗ ấy mỗi khi thay tã để khỏi bị tray. Lau nhẹ phần kem nếu em bé đi tiểu ra tã.

9) CHẤT MỠ ĐẶC (Vaseline, petroleum jelly): giữ độ ẩm cho vết thương mau lành.

II. SAN SOC VET THUONG:
** Căn bản của việc săn sóc bệnh EB là săn sóc vết thương đúng cách. Mục tiêu của chúng ta là tránh làm đau, nhiễm độc, gây sẹo hay da và cơ bị co rút lại
** Mọi người đều có vi trùng trên da( có thể nhiễm độc). Bợi vậy, điều quan trọng là luôn luôn rửa tay với xà phòng trước khi săn sóc các vết thương. Phải cẩn thận đừng làm hư các sản phẩm kem bôi khi cho tay vào hộp thuốc nhiều lần. Có thể dùng 1 thiết bị ( thìa, dao) sạch để lấy kem ra sử dụng mỗi lần và Nhanh chóng bảo quản hộp kem theo quy định.
A. Mụn nước: Nếu lớn hơn 1 cm, nên lấy ra trước khi để nó phát triển thêm.
- Dùng cây kim đã sát trùng ( có thể dùng lại nhưng phải rửa bằng rượu cồn để sát trùng) châm vào mụn nước cho vỡ ra.
- Cố gắng giữ mảng mụn nguyen chỗ. Việc này giúp vết thương dễ chịu và mau lành.
B. Băng bó: có nên băng bó hay không?
** Vết thương nên được băng bó lại nếu:
- Vết thương cần phải được bảo vệ cho khỏi lớn hơn hoặc chạm và quần áo
- Vết thương chảy nước hay chảy máu.
- Vết thương bị nhiễm trùng và cần mỡ kháng sinh.
- Vết thương gây đau đớn và khi băng lại sẽ dễ chịu hơn.

IV. ĐAU ĐỚN
- Vỗ nhẹ nhẹ cho khỏi ngứa; ép khăn thấm nước lã mát và do giúp dễ chịu hơn
- Có thể dung ibuprofen nếu đau nhiều. Dùng không quá 2 ngày đến khi nói chuyện với bác sĩ. Em bé dưới 6 tháng tuổi không nên dùng ibuprofen. Có thể dùng Tylenol (acetaminophen).
V. Ngứa:
- Tránh dùng xà phòng hoặc nước hoa.
- Giặt quần áo với ít xà phòng.
- Tắm bằng nước ấm.
- Dùng kem dưỡng da thường xuyên.

VI. Quần áo: dùng quần áo mềm, rộng rãi và không có dây thun.

VII. CÁCH BĂNG BÓ:
1) Rửa tay bằng xà phòng
2) Bôi 1 lớp mỏng Vaseline trên da( để cho băng không dính vào vết thương)
- Hoặc nếu làm thế sẽ đau, thì bôi vaseline trực tiếp vào băng trước khi đè lên.
3) Để miếng băng vào nơi có Vaseline, nhớ để trùm khắp vết thương.
- Miếng băng Mepitel có thể để nguyen trên vết thương tới 2 tuần lễ. Nhưng phải kiểm tra mỗi 2 ngày để đảm bảo vết thương không khô quá( miến băng sẽ dính vào da nếu bị khô). Nếu thấy khô quá, bôi thêm vaseline vào.
- Có thể dùng lại miếng Mepitel tới 7 lần( nếu nó còn sạch và không có vật bẩn trên đó)
4) Ở trên miếng băng Mepitel ( hoặc băng thay thế Mepitel) có thể để thêm lớp băng Telfa. Ví dụ như ở bàn chân nơi bạn muốn thêm miếng đệm cho dễ chịu, bạn có thể để miếng Telfa ngay trên băng Mepitel.
5) Băng bó miếng băng lại bằng cuộn băng Kerlix ( chọn cuộn có kích thước phù hợp). Nếu bạn cần thêm đệm êm, cứ quấn nhiều lớp quanh tay chân.
6) Dùng băng Tubifast ( chọn đúng cỡ) như là chiếc vỏ mềm. Nên cắt ra để hở 2 đầu. Kép ống này trên tấm băng để giữ cho mọi thứ ở yên chỗ. Băng bằng cách này, bạn không cần dùng keo dán ( Nếu keo dán chạm vào da, có thể rất đau khi thay băng)

Bac Si Duyen Pham

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Cách chăm sóc l[FONT=Arial CE (Vietnamese)]ư[/FONT]ỡi-miệng:
  • Nếu l[FONT=Arial CE (Vietnamese)]ư[/FONT]ỡi đóng trắng nhiều:
Cốm Nystatin (thuốc chữa nấm miệng, mua ở hiệu thuốc, dạng gói) rắc khoảng vài 1/4 gói vào muỗng cà phê + một chút xíu n[FONT=Arial CE (Vietnamese)]ư[/FONT]ớc chín đủ cho thuốc tan. Dùng đầu núm vú đã luộc tiệt trùng quệt phần thuốc hòa tan này cho bé ngậm mút. Làm nh[FONT=Arial CE (Vietnamese)]ư[/FONT] vậy mỗi ngày 2 lần (tổng cộng là xài nửa gói Nystatin/ngày).
  • Thuốc uống khi vết th[FONT=Arial CE (Vietnamese)]ươ[/FONT]ng có mủ:
AUGMENTIN (kháng sinh) gói 125mg. Ngày uống 3 lần. Mỗi lần 1/3 gói, liên tục trong 5-7 ngày.
Men tiêu hóa LACTEOL FORT: 1/2 gói mỗi lần, ngày uống 2 lần giữa 3 liều thuốc kháng sinh (cách liều kháng sinh 30 phut) để giữ cân bằng hệ vi khuẩn ruột (tránh tiêu chảy do kháng sinh)

Lá chè xanh nấu n[FONT=Arial CE (Vietnamese)]ư[/FONT]ớc đun sôi, để nguội, lọc sạch cặn, rửa vết th[FONT=Arial CE (Vietnamese)]ươ[/FONT]ng là rất tốt.
Chỗ da lành vẫn phải bôi kem d[FONT=Arial CE (Vietnamese)]ư[/FONT]ỡng ẩm da, nhất là mùa lạnh.

Có gì không rõ thì anh Soạn hỏi lại rồi hãy làm nhe.
Vet thuong cua chau can cham soc nhu sau:
  • Gạc vô trùng thấm ướt vaseline (loại vaseline mua ở BV Da Liễu) đắp lên mu bàn chân, cứ khoảng 15 phút thì nhỏ thêm nước muối sinh lý (Nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc. Không được tự pha vì sẽ không đúng nồng độ, gây đau rát). Đắp liên tục như vậy khoảng 2-3 tiếng đồng hồ thì các sợi bông sẽ mềm và dễ gỡ. Không cần gỡ tất cả mà gỡ từ từ mỗi lần một ít kẻo làm tróc da bé.
  • Sau khi gỡ được sợi bông thì nhỏ giọt nước muối sinh lý hoặc thuốc tím pha sẵn (mua ở hiệu thuốc) lên vết thương để rửa vết thương.
  • Bông gòn chỉ dùng trên phần da lành xung quanh vết thương, để chậm khô nước rửa này. Không thấm bông gòn lên vết thương.
  • Nguyên tắc bảo vệ làn da trong bệnh này là phải giữ ẩm da thì vết thương mới lành, không tạo bóng nước mới. Vì vậy không bôi xanh methylene nữa vì sẽ làm da rất khô.
  • Sau khi rửa xong thì bôi thuốc mỡ kháng sinh Polysporin (có trong danh sách thuốc BS bên Mỹ gửi về). Liều lượng bằng giọt nước.
  • Sau đó dùng miếng băng Mepitel cắt vừa vặn phủ rộng ra ngoài phạm vi vết thương một chút, gỡ miếng phim ra, đặt mặt dính lên vết thương. Đặt miếng băng nhẹ nhàng chứ không kéo căng miếng băng. Băng này không dính, có tính thấm hút dịch và khi no nước sẽ bong ra. Nhưng nếu vết thương khô thì lại cần tẩm thêm vaselin lên băng.
  • Gạc cuộn tẩm ướt vaseline quấn đè lên lớp Mepitel này. (Vì phần da lành cũng cần giữ ẩm)
  • Gạc ống Tubifast cắt vừa chiều dài, xỏ vào chân cố định các lớp băng nói trên.
  • Lưu ý: thay băng mỗi 2 ngày với điều kiện phải xử lý kỹ vết thương như đã nói ở trên. Trường hợp không làm kỹ được, ví dụ còn nhiều sợi gòn dính thì mỗi ngày nên mở ra thăm chừng xem có bớt đỏ, bớt rỉ nước chưa?
  • Các dấu hiệu tốt: bớt tấy đỏ xung quanh, vết thương khô dần, bề mặt vết thương hồng đều, vết thương đầy lên không còn sâu, không còn những chỗ trắng đục như mủ nữa.
  • Khi nào ngưng thuốc mỡ kháng sinh: có thể ngưng thuốc mỡ khi vết thương khô và hết tấy đỏ xung quanh. Việc dùng kháng sinh tại chỗ lâu dài có nguy cơ gây kháng thuốc và nhiễm độc.
  • Tuyệt đối không được rắc bất cứ loại thuốc bột nào lên vết thương vì nó sẽ tạo lớp mày khô cứng không cho dịch thoát ra, trong khi vết thương chưa lành thì sẽ gây tụ dịch bên dưới, nhiễm trùng sẽ ăn luồn vào bên trong mà không nhận biết được.
  • Nếu bé được 2,5 kg đến 3kg: có thể uống thêm kháng sinh Augmentin gói 125mg/ngày chia làm 3 lần, uống liên tục 7 ngày ở giai đoạn vết thương có mủ. Sau khi sạch mủ, chỉ còn rỉ nước thì có thể ngưng kháng sinh.
  • Nếu vết thương tấy đỏ lan rộng, dịch rỉ có xu hướng ra nhiều và hôi, có nhiều máu lẫn mủ, không đáp ứng kháng sinh (đánh giá sau 2 ngày đầu dùng thuốc) thì nên đưa bé trở lại Viện Nhi ngay.
Chị Mai Trâm.
 
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Các đoạn phim hướng dẫn phương pháp băng bó cho các bệnh nhi bị EB

[video]http://dermatology.stanford.edu/gsdc/eb_clinic/eb-videos.html [/video]

[video]http://www.google.ca/search?q=epidermolysis+bandaging+videos&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:eek:fficial&client=firefox-a[/video]
 
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Đây là 1 phần trong 1 tài liệu của Debra House chị Mai Trâm tim được, chủ yếu là về cách chăm sóc cho các bé sơ sinh, hướng đẫn xử lý các vết hăm da ở bỉm. Kem vừa mới dịch thô xong, hơi lủng củng nhưng vẫn có được các nội dung cần thiết. Các mẹ đọc xong và nhớ phổ biến khi vào thăm gia đình bệnh nhân giúp Kem nhé. Tks cả nhà.

Chăm sóc trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh khi mới chào đời thường bị bóng nước ở diện rộng và mất lớp da ngoài hay bóng nước có thể xuât hiện 1 thời gian ngắn sau khi sinh.
Tiếng khóc của bé có vẻ hơi khàn hơn bình thường, đấy là do các bóng nước nhỏ nổi lên trong thanh quản. Điều này thường không có ảnh hưởng xấu về mặt lâu dài, tuy nhiên sẽ rất khó khăn cho các bé ở giai đoạn trẻ nhỏ.
Các bé sơ sinh trong những tuần đầu tiên thường ở trong tình trạng khá xấu và cần sự chăm sóc vô cùng thận trọng, kỹ càng. Nhiễm trùng là dấu hiệu nguy hiểm đối với bé trong thời gian này và cần phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
Trong những tuần đầu tien đó, một vài trẻ phải chịu đựng những vết phồng rộp ở miệng thậm chí ở thực quản. Điều này khiến trẻ sợ ăn. Hãy dùng núm vú đặc biệt có tên là Haberman( có thể đặt mua từ CTy chăm sóc sức khỏe Athrodax) để giúp trẻ ăn. Núm vú phải được làm mềm bằng nước đun sôi để nguội trước khi cho trẻ dùng vì núm vú khô có thể dính vào vùng bị nổi bóng nước và như vậy sẽ gây đau đớn hơn cho bé. Dưỡng môi cho bé bằng 1 lớp Vaseline petroleum jelly trước khi cho bé ăn. Bé cũng có thể bú mẹ.

Dinh dưỡng trong cơ thể bé hầu hết được sử dụng để làm lành các vết thương, do đó cần bổ sung 1 lượng calo rất lớn để đảm bảo bé có thể phát triển bình thường. Ban đầu, nên dùng các sữa công thức dành riêng cho các bé bị sinh thiếu cân.
Ăn bằng việc truyền qua ống dẫn có thể là 1 giải pháp lâu dài vì các ống dẫn thường rất mềm và ít gây tổn thương cho thực quản.
Không nên sử dụng băng dính để cố định các ống dẫn vì sẽ dẫn đến việc xé rách mảng da của bé khi tháo băng. Chúng tôi khuyên nên cố định ống dẫn bằng Mepitac- 1 loại băng dán silicon mềm được khuyên dùng cho các làn da nhạy cảm. Nếu da bài tiết nhiều khiến da quá nhờn và không thể dính băng được, có thể dùng loại băng có khả năng dính cao hơn, tuy nhiên phải vô cùng thận trong khi tháo băng và phải dùng thuốc rửa chống đau để tháo băng, ví dụ như loại Appeel( Clinimed)
Mepitac cũng hữu dụng để cố định các ống truyền dịch hay kháng sinh qua tĩnh mạch.

Hiện tượng trào ngược thực quản cũng hay xảy ra ở các bé khỏe mạnh và đặc biệt là rất thường xuyên đối với những bé bị EB và khi đó, sẽ gây cảm giác chán ăn, sợ ăn ở bé vì lượng acid trào ra sẽ gây đau đớn cho các vùng bị nổi bóng nước. Thường các bé sẽ được bổ sung bằng sữa sau khi bị nôn trớ, tuy nhiên việc nôn trớ vẫn có thể xảy ra lại nếu đứa bé chỉ ăn được 1 phần rồi sau đó có biểu hiện mệt mỏi, lấc đầu và không muốn ăn thêm.
Ho cũng là 1 dấu hiệu dẫn đến nôn trớ.
Các thuốc chống nôn là cần thiết để hạn chế hiện tượng này.

Skin
Phần lớn ở các bé bị thể Dowling Meara của EB đơn hình, lượng bóng nước sẽ giảm đi khi trẻ lớn lên. Mức độ tổn thương da do vậy cũng hạn chế hơn ngay cả ở các bộ phận bị ảnh hưởng chính như bàn chân, bàn tay. Đồng thời, những mảng da khô cứng xuất hiện ở long bàn chân, bàn tay, điều này sẽ giúp hạn chế việc xuất hiện bóng nước. Đau đớn ở long bàn chân có thể gây khó khăn cho trẻ khi đi lại. Tuy nhiên, mức độ lâu dài của các vấn đề này không thể dự đoán được tài thời điểm trẻ còn quá bé.
Bóng nước có xu hướng xuất hiện thành từng cụm và có dấu hiệu dễ bị vỡ khi mà các thương tổn bị nhiễm trùng.
Các liệu pháp dùng kháng sinh không được khuyến khích áp dụng trừ khi trẻ các biểu hiện xấu về mặt lâm sàn và những tấm gạc băng da có dấu hiệu mầm bệnh đang phát triển.
Trẻ bị Dowling Meara thể đơn hình bị ảnh hưởng xấu bởi nhiệt độ nóng và độ ẩm, những tác nhân gây ra các bóng nước tự phát. Vì vậy, áo quần của trẻ phải rất nhẹ và hạn chế tối đa các lớp quần áo, cố gắng tìm mọi cách để giữ cho nhiệu độ mát.


Chăm sóc da
Skin care

Trẻ có thể không cần tắm cho đến khi những tổn thương sau sinh đã hồi phục, việc thay quần áo cũng cần hạn chế cho đến khi vết thương đã lành. Nên dùng những loại sữa tắm có khả năng làm mềm da như Oilatum hay Dermol 600. Cần phải kiểm tra da của bé thường xuyên, các vết phồng rộp phải được chích ra bằng kim vô trùng. Mảng da bọc nước sẽ lưu lại trên vết phồng rộp sau khi được chích hết nước ra. Mảng da chết cần được cắt sạch để tránh việc hình thành bóng nước xung quanh lớp vảy cứng.
Có thể rắc nhẹ 1 ít phấn rôm lên vùng da bị bóng nước để giúp da khô nhanh hơn và hạn chế việc lan rộng.
Những mảng da có vảy cần được bôi Dermol 500, 1 loại dưỡng ẩm có chứa kháng sinh.
Trẻ em bị Dowling Meara thường khó băng bó vì rất dễ dẫn đến phồng rộp nhất là những vùng da tiếp xúc với các mép băng.
Việc băng bó tuy vậy vẫn cần được thực hiện càng sớm càng tốt và phải thường xuyên gỡ ra để kiểm tra các vết phồng rộp mới xuất hiện bên dưới lớp băng.
Tất cả các vùng da bị thương phải được băng bởi băng chống dính. Mepitel và Urgotul khá hiệu quả khi nó dễ thay và không bị dính, tuy nhiên, các mép băng có thể gây tổn thương cho những vùng da nhạy cảm. Trong trường hợp này, chúng tôi khuyên nên bôi 1 lớp Aquacel bên dưới mép Mepitel. Aquacel 50/50 có thể dùng trực tiếp lên các vết thương bề mặt.

Quấn quanh lớp băng đầu tien ( Mepitel, Urgotul hay Aquacel) bằng lớp băng thứ 2 để hút dịch tiết ra và để bảo vệ da khỏi trầy trợt. Nên dùng Mepilex, Mepilex lite and Mepilex Transfer cho lớp băng thứ 2 này.
Để cố định các miếng băng gạc và hạn chế cho bóng nước xuất hiện tại mép các miếng băng, nên dùng găng tay hở ngón tại các ngón tay, ngón chân hay miếng gạc dạng ống như Tubifast ở khủy tay, cánh tay.
Cần thay Tubifast và lớp băng thứ 2 hàng ngày và tại những vùng da xuất hiện bóng nước mới. Miếng băng đầu tien tiếp xúc với da có thể giữ nguyên qua nhiều ngày để giúp làm lành vết thương.

Nhiễm trùng sẽ thường xuyên xảy ra và cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh nếu trẻ có dấu hiệu xấu. Ở những vùng da bị nhiễm trùng nhẹ, chúng tôi khuyên bạn nên dùng kem Crystacide ( 1% hydrogen peroxide) hay các thuốc có chứa bạc, mật ong là những chất có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn xuất hiện.
VIệc thay bỉm cũng cần hạn chế và tránh gây cọ xát. Khi khu vực đóng bỉm bị nổi nhiều bóng nước, bạn nên lau bằng dung dịch thuốc sát trùng paraffin thay vì dùng nước. Những vùng bị nổi bóng nước cần được băng bởi các loại gạc mềm, những vùng da bị hăm đỏ thì cần bôi 1 lớp dày Bepanthen.
 
1,122
0
0

SCP

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Chị Kem ơi làm ơn cho em hỏi chút . Em vừa lượn cửa hàng y tế , thấy có 1 số loại băng chống dính nhưng tiệt ko có loại nào giống tên trong list trên . Nếu được chị có thể cho em xin link nào đó có hình hoặc thông tin về loại băng này để em tìm xem có thể mua loại tương ứng nhưng của hãng khác ko . Em cũng vừa mua được 5 hộp kem Vaseline jelly , sẽ gửi về sớm để mọi người chuyển cho các bé rồi phản hồi giúp em thông tin xem có đúng loại ko nhé , để nếu đúng em sẽ mua thêm

Thêm 1 việc nữa ạ . Cái antibiotic cream có phải là antiseptic ko ạ . Bác nào biết mách em với , em đi tìm mà chỉ thấy antiseptic thôi , kiểu như Bepanthem ý ạ .
 
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Chị SCP ơi, đây là đường link giới thiệu về Mepitel, Mepilex là những loại có thể dùng tốt cho bé bị EB.
http://www.dressingsonline.com/mepitel-dressings.htm
Vaseline thì có rất nhiều loại, hầu hết đều là vô hại với da của bé, tuy nhiên khi mua mình có thể kiểm tra xem độ mềm, mịn của kem như thế nào. Vì Kem càng mịn, càng mềm thì bé dùng sẽ càng thích và không bị dính vào da.
Antibiotic là thuốc kháng sinh, thuốc này khi dùng phải có chỉ định của bác sĩ. Hiện tại bọn em đang gửi cho các bé dùng Neosporin/Wallgreen tuy nhiên lượng dùng cũng rất hạn chế và phải kiểm tra cẩn thận phản ứng da đối với từng loại thuốc.
Còn Bepanthern có vẻ nhẹ hơn và không gây kháng thuốc ở trẻ chị ạ.
Em chỉ có thể nói đến đây, hổng dám nói nhiều, vì em không làm trong ngành nên sợ nói cái gì hổng đúng sẽ gây hậu họa khó lường
 
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Kem quên mất không update ở đây, ngoài Mepitel và Mepilex ra, chị Hoa Ly bên US có gửi một số sản phẩm của Johnson và Kem thấy có các tính năng tương tự.
Các sản phẩm thuộc J&J Red Cross. Hospital Grade Dressings.
1. Hospital Grade Gauze Pads: Băng gạc thấm dịch
2. Hospital Grade Non-Stick pads: có tính năng thấm hút dịch và không dính vào vết thương giống mepitel, Telfa
3. Hospital Grade Rolled Gauze: băng cuộn dùng để cố định miếng gạc. Có thể dùng thay cho kerlix
Giá cả thì rẻ hơn nhiều
http://www.amazon.com/Johnson-Tripl...ef=sr_1_3?ie=UTF8&s=hpc&qid=1298882653&sr=1-3
 
10,156
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Chị đưa tạm lên đây chờ SCP về thuyết minh nhé:

Băng gạc mà SCP đã mua đc ở bên đó







Băng gạc này của Sing



Kem Vaseline có ghi dòng chữ petroleum jelly





Kem Bepadine của Đức đây
 
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Mama ơi,
Vaseline, Betadine thì đúng loại rồi ạ. Còn các loại băng gạc kia em chưa dùng bao giờ nên không thể biết được tác dụng của nó thế nào khi dùng trên da của các bé. Nếu chị SCP gửi về VN dễ dàng và giá rẻ sản phẩm rẻ thì có thể gửi mẫu về đây để mình dùng thử xem có phù hợp không ạ.
Dưới đây là một số hình ảnh các sản phẩm đang được mua và sử dụng tốt cho các bé sơ sinh:
Mepitel: Loại gạc lớp 1 dùng để đắp trực tiếp lên vết thương. Có khả năng thấm hút dịch và chống dính. Có thể giữ trên vết thương đến 7 ngày( trong trường hợp vết thương không bị bẩn). Có thể mở ra và bôi vaseline lên rồi đắp lại để giữ cho gạc luôn ẩm.
mepitel tape.jpg



Mepitel box.jpg

Telfa: Gạc lớp 1, dùng để đắp lên vết thương nhẹ, không bị lở loét. Có khả năng chống dính.

Telfa.jpg


Tubifast: Băng quấn quanh giữ cố định miếng gạc, có khả năng co dãn nên giúp trẻ cử động tốt
tubifast.jpg


Non stick pad ( J&J): Dán trực tiếp lên vết thương. Chống dính
J&J non stick pad.jpg
 
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Trang web chính thức của EB trên toàn cầu.
Mẹ nào đọc tiếng Anh ổn có thể tham khảo tất cả các kiến thức về EB tại đây.
http://www.debra.org/careproducts

Tài liệu do nhóm EB Group ở VN dịch cũng được đăng tải trên trang web này
EB care booklet (Vietnamese) http://www.debra-international.org/fileadmin/editor/docs/EB_Care_Guide_in_Vietnamese.pdf
http://www.debra-international.org/epidermolysis-bullosa/living-with-eb/
 
1,122
0
0

SCP

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Băng gạc mà SCP đã mua đc ở bên đó
Loại này giá là SGD 6.9/hộp 5 miếng ( khoảng 117k VND )


Loại này là SGD 4.75/hộp 5 miếng ( khoảng 81k )



Loại này là SGD 1.2 /hộp 5 miếng ( khoảng 20k VND )



Băng gạc này của Sing , giá SGD 2.5 /hộp 5 miếng ( khoảng 42.5k )



Kem Vaseline có ghi dòng chữ petroleum jelly
Loại này là SGD3.54 /hộp ( khoảng 60k )





Kem Bepadine của Đức đây ( cái này thì em chưa mua , vì ko biết có đúng loại hay ko nên phải hỏi đã )


Các loại băng gạc em đã mua thử mỗi loại vài hộp để dùng thử xem thế nào , Kem xem giúp tớ giá cả như thế có ok không nhé so với mua bên Mỹ . Có thế nào báo tớ với để tính toán nhé . Cảm ơn Kem .
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1,122
0
0

SCP

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Chị đưa tạm lên đây chờ SCP về thuyết minh nhé:

Băng gạc mà SCP đã mua đc ở bên đó



Đây là ảnh của loại SGD 6.9 đấy ạ , kích thước mỗi miếng là 10x10cm . Còn 1 loại nữa y hệt , kích thước mỗi miếng là 5x5cm giá là SGD 3 /hộp 5 miếng ( khoảng 51k VND ) , LG up thiếu ảnh nhé , tội nặng lắm , cho ghi sổ nợ .
Băng gạc em đã gửi về VN ạ , SG nhận được sẽ thu xếp gửi ngay ra để dùng thử , cảm ơn Melincum đã mang về giúp nhé , cảm ơn cả Bác nữa , bận thế mà vẫn thu xếp nhận hộ em . ( icon tặng hoa ạ , ngại đi tìm hoa quá , he he )
 
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Chị SCP ơi, với giá đấy, chắc chắn là rẻ hơn ở Mỹ chị ạ. Vì các loại mà các chị bên Mỹ mua như Mepitel thì đến 40$/hộp 10 miếng.
Của J&J thì khoảng 10-20$/ hộp.
Khi nào nhận được, em sẽ dùng thử 1 ít xem công dụng của từng loại thế nào, nếu phù hợp thì mình có 1 nguồn băng gạc rẻ hơn nhiều mà vận chuyển cũng nhanh chóng, tiện lợi hơn.
Cảm ơn chị SCP
 
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Dear chi SCP,
Em đã mở sample từng loại gạc chị gửi về, thông tin như sau ạ:
1. Guardian Non Adherent dressing pad: có thể dùng để đắp trực tiếp lên vết thương được, có khả năng chống dính và thấm hút. Tuy nhiên, tính năng thấm hút hơi bị hạn chế nên sẽ không dùng lâu tại 1 vết thương được mà phải mở ra thay thường xuyên. Không giống như Mepitel có thể để từ 1-15 ngày. Kích thước miếng gạc cũng hơi bé, chỉ dùng được ở các vết trầy xước cần bảo vệ chống bẩn, các vết thương nhỏ, không bị lở loét sâu.
2. Melonin: Có tác dụng gần giống với miếng Mepitel, nhưng tính năng thấm hút cũng kém hơn. Có thể giữ trên vết thương từ 1-2 ngày, tùy vào từng vết thương. Nhưng nên mở ra kiểm tra xem gạc có bị đầy nước hay không.
3. Jelonet. Là 1 lớp chống dính dùng làm lớp màng lót đắp trực tiếp lên vết thương khi không có các loại gạc chống dính. Tuy nhiên vì miếng này có tẩm nhiều cream quá nên em chưa thử được độ thấm hút như thế nào.
4. Băng dính silicon: Rất tiếc dù đây là loại băng dính có tính năng easy for removal nhưng để dùng cho các bé EB thì vẫn không được. Em dính vào cánh tay mình vẫn thấy chặt lắm. Nên loại băng dán này sẽ không sử dụng cho các bé EB.

Túm lại, Melonin là loại gạc có tính năng khá tốt và em thấy phù hợp với các bé. Tuy nhiên, độ phù hợp đến đâu thì phải đợi các bé sau khi nhận băng gạc về dùng thử rồi mới biết được. Chị SCP note lại giúp em mấy ý trên nhé. Em sẽ thu thập phản hồi của các gia đình khi dùng cho bé và sẽ thông báo tiếp.

Nhà Kem đang có việc gia đình trong mấy ngày tới, có thể Kem phải travel vậy nên không cập nhật trên diễn đàn được. Nếu có gì chậm trễ mong cả nhà thông cảm nhé.
 
103
0
0

pippi784

New Member
Trả lời: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Dear các chị,

Hôm nay em gọi điện cho bố của Vũ Phong để hỏi thăm tình hình bé, bố bé có 1 số thắc mắc nhờ các chị hỗ trợ như sau:

1, Với những bóng nước nhỏ xuất hiện ở các vùng như khóe mắt, khéo môi, khoeo chân, khoeo tay...sau khi chích hết nước thì khoảng 1 ngày sau hay bị rịn máu, lúc đầu a Sơn tưởng như vậy là bị nhiễm trùng nhưng theo dõi thêm thì khoảng vài ngày sau hiện tượng này hết và phần da tổn thương bắt đầu phục hồi, tuy nhiên thời gian phục hồi lâu hơn các vết khác. Những bóng nước to ở các vị trí khác thì không bị như vậy. Liệu có phải do những vị trí này bé hay cử động khiến chảy máu hay do bé bị nhiễm trùng? Trong trường hợp này cách xử lý tốt nhất là thế nào???
2, Các vết thương ở trên môi, gần miệng và trong miệng có nên bôi kháng sinh không, nếu bé nuốt phải kháng sinh thì có ảnh hưởng gì không? việc bôi kháng sinh nói chung có nên hạn chế hay không?

Em post vào topic này vì đây là vấn đề liên quan đến cách chăm sóc, sau này thông tin tập hợp tại 1 chỗ sẽ dễ tổng hợp hơn
 
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Cảm ơn pippi. Những thắc mắc này anh Sơn cũng có hỏi một vài lần rồi và Kem cũng có trả lời cho anh Sơn.
1. Các bóng nước về mặt bản chất là giống nhau. Tuy nhiên, tùy vào từng vị trí xuất hiện trên cơ thể mà sự phát triển của bóng nước sẽ khác nhau. ở khóe mắt, khóe môi, có nhiều dây thần kinh hơn nên nhạy cảm hơn các vị trí khác. Cách tốt nhất vẫn là hạn chế tác động lên các vùng bị tổn thương đó. Nếu chỗ nào không băng bó được thì phải theo dõi để thấm nước dịch, bôi kem dưỡng cho da mềm.
2. Kháng sinh chỉ nên sử dụng ở mức tối thiểu và chỉ khi nào thật cần thiết, ở những vết thương có dấu hiệu tấy đỏ, nhiễm trùng. Còn nếu vết thương mới vỡ bóng nước thì nên giữ sạch sẽ, khô ráo để không bị nhiễm trùng. Kháng sinh dù có hiệu quả đến đâu cũng không tốt cho trẻ em nhất là những bé còn ít tháng như Phong và không nên thay đổi nhiều loại kháng sinh.
 
110
0
0

Haibara82

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Kem ơi,cho chị link của băng gạc e mua bên Mỹ và giá cả nữa.
Chị quen 1 chị hay nhập vitamin từ Mỹ về, hi vọng chị ý giúp đc.
6 Triệu cho chị nợ nhá, t6 chị đi Mỹ Đình thì sẽ tạt qua trả em.
thế lần này đi Mỹ Đình e có tham gia cùng ko?
 
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Chị ơi, chị vào đây xem nhé.
www.healthyKin.com
Hôm thứ 6 chắc em không đi được vì bây giờ 1 mình em đang phải back up cho 2 vị trí, nên không tìm được lúc nào để nghỉ cả. Còn 3 tháng nữa sinh nên phải lo xử lý hết việc nữa.
các chị đi về cập nhật tình hình các con nhé.
 
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Các tài liệu hướng dẫn phương pháp chăm sóc bệnh nhân LTBBN

Kem xin cập nhật cho cả nhà về thông tin của phái đoàn các chuyên gia EB của Debra ở bên Úc sẽ sang ViệtNam vào tháng 8 tới. Mục đích của chuyến đi để tìm hiểu thực trạng chăm sóc, chữa bệnh cho bệnh nhân EB ở Việt nam. Hướng dẫn cho các yta về phương pháp chăm sóc, băng bó cho bệnh nhân và những kinh nghiệm thực tiễn tại các nước khác.
Đoàn sẽ làm việc ở HCM 2 ngày và HN 2 ngày 10-12 tháng 8. Kem có thông báo với gia đình các bé nếu có nhu cầu muốn được chuyên gia tham khám trực tiếp thì có thể liên hệ với bệnh viện để được hướng dẫn.
NHP Agenda for AUNZVN Medical Mission
PROPOSED PROGRAM FOR DEBRA INTERNATIONAL GROUP AT NATIONAL HOSPITAL OF PEDIATRICS from 10-12 August 2011
Time
August 10th
August 11th
August 12th

8.30-9.00
Welcome to NHP: meet Prof. Nguyen Thanh Liem
EB lecture for general pediatricians in the morning meeting (lecture Hall)


EB family visit?

9.00-11.30
Visit some department (genetic laboratory, Pathology and Allergy- immunology, dermatologic clinic…)
Consultation some case of EB. Training medical staffs to correct wound care management
11h30-13h30
Lunch time
Lunch time
13h30-16h
Workshop with EB team of NHP
Hanoi tour for visiting
 
Top