Cánh đồng bất tận...

1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Chắc nhiều bác xem phim Cánh đồng bất tận rồi. Báo chí nêu có 12 ngày ra rạp mà thu về tới 9, 2 tỉ đồng, coi như 1 kỷ lục của phim Việt...
Em đọc truyện, đọc cả tập của Nguyễn Ngọc Tư chứ không chỉ riêng Cánh đồng bất tận. Cảm giác đọc truyện xong rất ấn tượng, nhập tâm đến nỗi lắm khi tưởng tượng ra tiếng vịt kêu, tượng tượng thấy cảnh đàn vịt chạy đồng trên những cánh đồng trơ gốc rạ sau vụ gặt ở vùng sông nước Cửu Long..
Phim thì như 1 lát cắt của truyện, không phải cái gì cũng diễn được hết cái hồn và từng chi tiết của truyện. Cơ mà giá như xem phim xong mới tìm truyện đọc thì sẽ ấn tượng hơn rất nhiều là đọc truyện xong rồi đi xem phim như em...
Phim chiếu ở rạp chắc sẽ không hiếm người xem phải khóc ở nhiều đoạn. Cái kết có vẻ cũng sáng sủa 1 chút, nhưng mà em ấn tượng với câu nói của cô gái, đại ý "Mọi chuyện có thể sẽ khác nếu như trẻ con độ lượng hơn với những sai lầm của người lớn".... Ý cô ấy nói là nếu như cô ấy nói với mẹ bằng 1 câu nói khác khi mẹ hỏi "Thằng Điền sao vậy" chứ không phải câu ở gần đầu phim: "Chắc là nó nhìn thấy người lớn làm chuyện bậy bạ nên mới thế...":D:D:D. Tại sao chuyện đó là là bậy bạ nhỉ, hi hi!
Nhưng nếu nói như cô bé ấy thì lỗi lại là ở trẻ con à???:D
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận...

Chú nói chị lại thêm thèm sốt cả ruột :-w
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận...

Bác ơi bác đọc truyện rồi mà, k cần sốt ruột. Có khi giữ cảm giác khi đọc truyện còn thích hơn khi xem đấy ạh, hi hi!
 
713
0
16

Virgo2007

Member
Ðề: Cánh đồng bất tận...

Em cũng xem truyện rồi. Lần đầu tiên đọc cảm giác khá ấn tượng. Cũng đang lên kế hoạch đi xem phim mà chưa thực hiện được. Anh Tè xem After shock chưa?
 
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận...

Mấy hôm nay toàn đi xem hụt thôi, chỉ vì là nhà đang "cánh đồng tất bật" nên vẫn chưa xem được. Nhất định hôm nay (hoặc mai, cùng lắm chủ nhật) là phải xem cho bằng được :D

Công nhận nghe Tè bình loạn mà sốt hết cả ruột :))
 
713
0
16

Virgo2007

Member
Ðề: Cánh đồng bất tận...

Hihi, vì em đọc truyện rồi nên cũng không sốt ruột lắm vì chắc chắn là phim không thể lột tả được hết câu chuyện, thường là truyện b ao giờ cũng hay hơn. Em sốt ruột nhất cái After shock nên phải đi xem ngay ngày đầu tiên.
 
175
0
0

huntra

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận...

Em thấy phim rất hay, có khi còn hơi tiếc vì đã lỡ đọc truyện rùi nên bít trước nội dung :) Một phim rất đáng xem đấy ạ!
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận...

Hihi, vì em đọc truyện rồi nên cũng không sốt ruột lắm vì chắc chắn là phim không thể lột tả được hết câu chuyện, thường là truyện b ao giờ cũng hay hơn. Em sốt ruột nhất cái After shock nên phải đi xem ngay ngày đầu tiên.
Chị cũng đọc truyện rồi nhưng vẫn cứ sốt ruột. Cam ơi, mời chị 1 vé đi em :-*
 
741
0
16
Ðề: Cánh đồng bất tận...

nhưng mà em ấn tượng với câu nói của cô gái, đại ý "Mọi chuyện có thể sẽ khác nếu như trẻ con độ lượng hơn với những sai lầm của người lớn".... Ý cô ấy nói là nếu như cô ấy nói với mẹ bằng 1 câu nói khác khi mẹ hỏi "Thằng Điền sao vậy" chứ không phải câu ở gần đầu phim: "Chắc là nó nhìn thấy người lớn làm chuyện bậy bạ nên mới thế...":D:D:D. Tại sao chuyện đó là là bậy bạ nhỉ, hi hi!
Nhưng nếu nói như cô bé ấy thì lỗi lại là ở trẻ con à???:D
Ở đoạn đó hai đứa trẻ nhìn thấy mẹ nó make love với Chú Tàu, trong khi bố nó thì đi làm lụng để mong xây nhà mới cho cả gia đình. Thế là bậy rồi còn gì???
 
2,398
0
36

Mexecuazin

Active Member
Ðề: Cánh đồng bất tận...

chả hay...xem xong như chưa xem, vì thấy chả đọng lại gì, so với ắp tơ sốc thì còn phia...
hiiiiiiiiiiiii em phá đám tí.:D:D:D
 
1,622
1
0

Jigme_Lahmo

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận...

Phòng em cũng rủ em đi xem nhưng em ko đi. Mọi người đi xem về, thốt lên mỗi câu là em quyết định thật là chính xác, hehe :p
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận...

Lâu lâu mới có 1 phim VN tạo được dấu ấn và có nhiều tranh luận trên báo chí và cả những người xem. Âu cũng là cái quý vì ít nhất nó còn được người xem nhắc đến và tranh luận chứ không như những phim sản xuất ra, chiếu được vài lần rồi xếp kho...
Trí nhớ của em giờ tồi thật, đọc truyện rồi mà chả nhớ. Hôm trước Nhợn xem xong hỏi anh ơi, kết thúc truyện cô bé kia có bầu không? Em bảo với Nhợn là chả nhớ. Sáng nay tìm lại đoạn kết của truyện thấy nguyên văn thế này
..."Cảm giác một cái gì, nhỏ xíu nhưng lanh lợi như con loăng quăng đang vui sướng, ngụp lặn trong nó. Đứa con gái thoáng nghĩ, có thể mình sẽ sinh con. Đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường... Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn".
Bác Tem ơi, em có đánh giá chuyện của mẹ cô bé làm đâu, he he, chỉ có điều là cô bé thấy ân hận vì gọi đó là chuyện bậy bạ nên mẹ cô bé mới bỏ đi làm cho cuộc sống của 3 người, ah không, 4 ng trong 1 gia đình đang yên ấm bị đảo lộn như trong phim... Em thích nhất câu "Trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn":D:D:D
 
2,204
1
0

Nikki

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận...

...đúng là em xem xong cắm cúi ra về, chẳng có gì đọng lại ạ :(...Aftershock thì lấy đi của em cả bịch khăn giấy vì những đoạn miêu tả nội tâm của Phương Đăng...

Đọc câu Mơ nói làm em nhớ hôm trước xem kịch có 1 định nghĩa được dv Lê Bình nêu :p
- Thế nào là 1 bộ phim hay hả chú em?
- 1 bộ phim hay là phải có kịch bản hay, đạo diễn giỏi, diễn viên giỏi, bla bla bla...
- Chú em mày trả lời chả ăn nhập vấn đề...ngắn gọn về 1 bộ phim hay là khán giả ùn ùn kéo nhau đến rạp, mua vé vào xem rồi khi ra về gật gù..."uh, hay hay"
- Thế còn phim dở?
- Thì khán giả cũng ùn ùn mua vé kéo nhau vào xem, xem xong rồi kéo nhau ra về trong im lặng, trầm ngâm ko bình luận..."để thằng khác còn tốn tiền ngu như mình"
=)) =))...sr em xì pam
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận...

Thư gửi cô giáo - nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Tác giả: Phạm Toàn
Bài đã được xuất bản.: 6 giờ trước
RecomendThanks+4RedIn Email Thảo luận TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm) Thư gửi cô giáo - nhà văn Nguyễn Ngọc Tư

Năm nào cũng vậy, Ngày Nhà giáo qua đi, và cứ còn y nguyên câu hỏi về cô giáo dạy văn và học trò học văn.

Sắp đến Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, như một thói quen, chị biên tập viên một tờ báo "phía kia" lại gọi điện tới "phía này", với chẳng mấy đổi thay trong tình cảm: "Cho em một bài đi". Lệnh ban ra như chơi vậy thôi, nhưng từ chối thật khó. Chị biên tập viên dùng ngay luận điểm của kẻ viết bài này để chống lại chính hắn: "Anh viết đi, mình không viết, ai viết?". Quả là có tác dụng gậy ông đập lưng ông, vì chính mình thường hay lý luận: "Mình không làm, ai làm?"

Và vì thế mà có bài viết này... gửi cô giáo Nguyễn Ngọc Tư.

Sao nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lại thành cô giáo, và cô giáo của ai chứ lại? Sự thể như sau: Mấy năm trước, sau khi lùa vịt và lùa người đi khắp Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư ra Hà Nội có chút việc vinh quang. May mắn sao, mấy bữa đó, tôi được gặp cô Tư trong lần đầu cô ra chơi Hà thành.

Sau này, trong thư từ, cô Tư bộc lộ một tâm trạng hết sức dè dặt với cảnh và người chốn này. Và đó chính là lý do tôi gọi cô Tư bằng hai chữ cô giáo.

Tôi đã nói với cô Tư rằng "Tư đừng sợ gì ráo! Ít ra thì Tư cũng đáng mặt làm cô giáo của tôi, người gần gấp 3 lần tuổi của Tư, và là người chưa bao giờ sánh nổi dù chỉ 1/3 tài năng của Tư. Hết lý do".
Sau này, mỗi khi cô Tư ra Hà Nội, một nhà phê bình tóc bạc kiêm xe ôm chỉ cần gọi báo tin "cô giáo ra thủ đô". Thế là hiểu ai từ Cà Mau ra Hà Nội, và ai ở Thủ đô phải đón chào ai từ Cà Mau ra.

Nhưng cô Tư là một giáo viên kém may mắn! Cô không dạy được cho cả đám học trò của cô biết phân biệt giữa 3 thể loại này: Thơ, truyện ngắn, phim ảnh.

Trước hết phải nói luôn, Cánh đồng bất tận của cô được viết ra với một bút pháp của người làm thơ. Đó là một truyện ngắn, không phải một tiểu thuyết như có nhiều người gọi nhầm. Sao vậy?

Cách biểu đạt thì hơi khác nhau, song về cấu tạo thì một truyện ngắn và một bài thơ có cấu trúc gần gần như nhau. Bắt đầu bằng một tứ thơ. Truyện ngắn cũng bắt đầu bằng một cái "tứ" - một cái hạt gieo mầm vào tâm hồn nhà thơ sau đó được nhà thơ tiếp tục gieo vần cho thành bài thơ.

Ngoài cái tứ thơ đó, giữa cách cấu tạo nốt cho thành bài thơ và cách xây dựng tiếp cho thành truyện ngắn, có một khúc công việc làm rất giống nhau: Những nét chấm phá trong thân bài thơ và những chi tiết vụt hiện trong câu chuyện "ngắn" đang được kể nốt.

Người xưa nói "thi trung hữu họa" là do cái tính chấm phá như vẽ tranh đó ở bài thơ. Trong truyện ngắn, cách chấm phá đó cũng khiến cho thể loại này khác hẳn với tiểu thuyết. Một cuốn tiểu thuyết nhất thiết phải được miêu tả tỉ mỉ sự phát triển của câu chuyện từ đầu chí cuối - từ cái hạt ban đầu cho tới khi thành cái cây thậm chí thành cả khu rừng...

Trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, sau cái tứ thơ mào đầu về thân phận cô gái điếm miệt làng Hai Lúa - thuở trời đất nổi cơn uất giận, gái miệt vườn lắm nỗi truân chuyên - sau tứ thơ đó, Nguyễn Ngọc Tư không phát triển câu chuyện như một tiểu thuyết. Nghĩa là Nguyễn Ngọc Tư không miêu tả tỉ mẩn như một tiểu thuyết đòi hỏi phải thế, trái lại, tác giả vẫn dùng thủ pháp của truyện ngắn - thủ pháp rất gần với thơ - phác những nét vẽ như những mảng màu hòa trộn có khi kình nhau có khi nhòa vào nhau...


Phải nói luôn, cái tình tiết cúm gà cúm vịt đâu có là câu chuyện nằm trong sự phát triển của tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư? Đó chỉ là một trong mấy nét chấm phá - thực tình cốt chỉ để tác giả chêm vào một nét thơ về con vịt mù ngơ ngác đi xuống hố để được đi vào cõi chết mà vẫn không hay biết vì sao mình chết.
Con vịt đó đâu có cấu thành câu chuyện về mấy vị chẳng ra kẻ cướp cũng chẳng ra dáng các công chức miệt vườn làm những hành động chẳng ăn nhập đầu đuôi, chỉ tranh thủ làm bẩn lưng áo em Nương.

Khi chuyển Cánh đồng bất tận từ một vài nét thơ như vậy sang một bộ phim truyện tối thiểu phải dài một trăm phút, người làm phim không thể cư xử một cách "nhàn nhã" như một nhạc sĩ lấy bài thơ hoặc mấy câu thơ ưng ý nhất của ai đó để làm thành một bài hát. Người làm phim phải làm lại cho thành một tác phẩm khác chỉ vì một lẽ đơn giản như sau: Phim truyện gần với tiểu thuyết, nhưng lại khác hoàn toàn với thơ hoặc truyện ngắn.

Khi thành phim truyện, cần có một đường dây cho câu chuyện được kể bằng hình. Đây là lúc tác giả bộ phim dựa trên gợi ý từ cánh đồng bất tận kia để chọn cái trục xung đột mới cho cái lôgic khác của bộ phim.

Tùy tác giả tính toán, có thể có trục xung đột giữa Ông bố - bà Mẹ - cô Điếm; cũng có thể chọn trục xung đột khác Ông bố - cậu Trai - cô Điếm. Và mỗi cái trục xung đột đó sẽ tạo ra đường dây tình tiết khác nhau. Khi đó, cái lô-gíc diễn biến truyện sẽ dẫn tới những chi tiết có lý - và người coi phim sẽ được lý giải vì sao cái nhà ông ở miệt sông nước kia thỉnh thoảng cứ có những cơn cáu kỉnh đá cái nọ ném cái kia không sao lý giải nổi.

Phim truyện phải là những chi tiết vô lý (phi lô-gíc) tạo nên cái có lý (tính lô-gíc) hấp dẫn người xem phim, đơn giản vậy thôi. Những chi tiết "thơ" đến đâu chăng nữa (như nét "thơ" về cây sống đời) thì cũng chỉ như là nước sôi quãng 60 tới 70 độ mà thôi - cẩn thận chớ dùng mà hại thận.

Cô giáo Tư ơi, ngày 20- 11, người học trò cao niên của cô gửi thư này tới cô, hỏi cô điều này: Sao cách dạy văn và học văn thời nay kém cỏi như vậy mà cô lại thành người viết văn hay đến chừng bấy?

Nếu cô không chịu trả lời, cũng như cô từng từ chối tham gia viết kịch bản phim, thì mong các nhà giáo khác hãy trả lời dùm.

Năm nào cũng vậy, Ngày Nhà giáo qua đi, và cứ còn y nguyên câu hỏi về cô giáo dạy văn và học trò học văn.

Chào cô ạ.
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận...

[FONT=Times New Roman,Times, serif]Thật khó có thể công tâm nếu đã xem truyện rồi mới xem phim. Bị ám ảnh khi xem xong truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, đến khi xem phim, nửa thời gian đầu là bị phân tâm bởi sự so sánh. Biết thế là không công bằng và khập khiễng, nhưng không thể...

[/FONT]​
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Ấn tượng trong truyện với “Tiếng thở thênh thang cùng gió…” của Sương, hay gương mặt “vừa dữ dội, đau đớn, hoang dã, cay đắng, nghiệt ngã” của người cha, nhưng xem phim, không cảm nhận được điều đó.[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times, serif]Dustin Nguyễn đóng vai này tốt và hợp hơn tất cả những diễn viên VN khác (là mình nghĩ thế) nhưng vẫn chưa đạt. Một số cảnh quay xa, hoặc quay nghiêng khá ấn tượng, còn lại, mình thấy Dustin Nguyễn vẫn trẻ và hiền quá, chưa đủ độ từng trải, chưa thể hiện được sự câm lặng đau đớn, nghiệt ngã của người đàn ông sông nước bị phụ tình. Những ư hừm, đằng hắng của người cha thay lời nói với hai đứa con, những cảnh thể hiện sự bùng nổ, bức xúc của ông, chưa thuyết phục người xem (cụ thể ở đây là mình).[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times, serif]Người thứ hai mình không thích lắm ở đây là Sương. Khi Sương cất giọng mình thấy … chả hợp vai tý nào. Giọng khô cứng, thể hiện sự bất cần ở giọng lẫn khuôn mặt, hay đôi mắt của Hải Yến cũng cứng, cái cách mà Sương mồi chài mấy thằng ăn cắp vịt cũng khiên cưỡng, thiếu tự nhiên, không phải là gái điếm từng trải (mình chưa từng gặp cô nào làm gái từng trải cơ mà cứ có cái cảm giác ấy). Nhưng mình thích cảnh Sương xách đôi vịt đi, chờ một câu nói của Út Vũ và cảnh chia tay với bố con nhà Út Vũ, xem cũng … rớt nước mắt.[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times, serif]Một số hành động của các nhân vật trong phim mình không thích, ấy là lúc Út Vũ vuốt má con trong cảnh sum họp quanh mâm cơm khi gia đình còn hạnh phúc. Xem cứ thấy gợn gợn, không thực, giả tạo. Rất nhiều cảnh vuốt má, vuốt tóc khác giữa Sương và Nương mình cũng thấy vớ vẩn. Giữa sông nước mênh mông, những cánh đồng bất tận, với bầy vịt quàng quạc, những sình lầy, củi khô … tự dưng có những cảnh vuốt má, vuốt tóc nhau cứ sên sến (hay mình khó tính soi kỹ quá nhỉ, nhưng tại mình cứ có cảm giác không thích khi xem những cảnh đó).[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times, serif]Cuối cùng là cảnh xxx giữa Út Vũ và Sương. Cảnh đó lãng mạn, theo mình, nếu xét độ sex thì khá ổn, tự nhiên, chân thực nhưng cũng không đúng kiểu của Út Vũ Nguyễn Ngọc Tư. Thiếu sự dữ dội, thiếu sự bức xúc và hận thù…[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Kết thúc phim cũng không mấy hay, hơi bất ngờ và mang tính XHCN quá. Nhưng có lẽ cũng khó mà khác được, vì Cánh đồng bất tận là thời hiện tại, còn ví như Đèn lồng đỏ treo cao của Trương Nghệ Mưu lại ở thời quá khứ, nên cái kết của phim này mang lại sự day dứt, ám ảnh vô cùng cho khán giả. (Mình thích những cái kết phim mang lại sự day dứt, ám ảnh như thế, như Tâm sự khi yêu, hoặc Sắc, giới …)[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times, serif]
[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times, serif]Ấn tượng khi xem phim này, ấy là vẻ đẹp của Lan Ngọc trong vai Nương. Đôi mắt của Nương, cách thể hiện tình cảm của Nương, mình thích cô bé, thích cả vai diễn của cô bé. Cảnh Út Vũ đưa nhẫn của vợ cho con gái, Dustin Nguyễn diễn không hay, nhưng Lan Ngọc diễn rất hay.[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times, serif]Túm lại phim này cảnh đẹp, phục trang tốt, chân thực. Nhưng vai diễn gây ấn tượng nhất với mình là hai vai Nương và Điền chứ không phải dàn diễn viên nổi tiếng được quảng cáo nhiều như Dustin Nguyễn, Hải Yến hay Tăng Thanh Hà …[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times, serif]Xem truyện rồi mới xem phim, khổ thế. Săm soi và thiếu tập trung khi xem phim. Không thể toàn tâm toàn ý khi xem phim, không bị cuốn theo và sống cùng nhân vật trong phim.[/FONT]

Một vài cảm nhận khi xem Cánh đồng bất tận của tớ (http://vn.360plus.yahoo.com/jerry09012007)

[FONT=Times New Roman,Times, serif]
[/FONT]
 
439
0
0

Thảo Gấu

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận...

Cánh đồng bất tận - Nỗi đau thì không :)

Không như những cuồng nhiệt với ăn uống, với shpping; sự háo hức với phim ảnh của em đơn giản chỉ là thích xem phim, và xem lúc nào cũng được. Em thường dửng dưng với độ hot của phim; không đi xem khi rạp lúc nào cũng ngập người. Nhớ lần Avatar công chiếu, em mua vé hộ biết bao người nhưng chỉ đi xem khi còn vài ngày nữa là dừng chiếu (nhân tiện cảm ơn bác Hạnh, phe vé yêu quý của em; mỗi khi cần xem phim, em lại lèo nhèo với bác và chỉ đến rạp khi giờ chiếu chỉ còn tính bằng giây thậm chí muộn hơn nữa :x ).

Cánh đồng bất tận, đã từng ngập tràn trên FB, nhưng, chưa xem, nên em không đọc một bài viết nào về nó. Để hôm nay, vì tắc đường, vì đến muộn, vì đợi bỏng ngô và Coca Cola nên bỏ lỡ 15 phút đầu, ngơ ngác một lúc mới hiểu.

Sau gần 2 tiếng xem phim, sau 5 tiếng rời rạp, em chỉ còn nhớ hình ảnh cậu bé 16 tuổi ôm chân người phụ nữ đã từng là gái điếm; nhớ đôi mắt nhắm nghiền của người cha và hai đôi bàn tay của cha con cố rướn về phía nhau, để nỗi đau dịu bớt. Chưa đủ tĩnh tâm để hình dung lại toàn bộ bộ phim, cũng chẳng có hứng thú phân tích về hay dở. Chỉ biết, cảm giác như xem một thước phim tài liệu mà cảm xúc dành cho nó hoàn toàn khác với khi xem một bộ phim tình cảm. Hiện thực hiện lên qua từng cảnh quay, nhưng không đem lại đủ nhưng cung bậc thăng trầm cho cảm xúc.

Cô bạn bên trái thì bảo tớ quên không mang khăn; anh bạn bên phải thì cảnh báo phim có nhiều cảnh nóng. Hic, thực tình em rất ghét xem cảnh nóng trong phim Việt thậm chí chỉ là những nụ hôn, lần này cũng vậy, cảm giác không ăn nhập chút nào. Rồi nước mắt chỉ rơi khi nhìn thấy bọn trẻ, ở đâu, lúc nào, nỗi đau của con trẻ cũng làm người lớn phải khóc.

Cả bộ phim, chỉ có cảnh tượng cuối cùng làm tim em nhói đau. Tiếng kêu cứu của con bé. Tiếng kêu ấy xuất phát từ nỗi đau bao nhiêu năm cộng lại; là sự cô đơn tủi cực; là những uất ức vì sự ghẻ lạnh; là sự sợ hãi đến rợn người; là tiếng kêu cứu trong vô vọng. Em đã không dám nhìn lên màn ảnh, không dám nhìn lâu hơn nữa khuôn mặt với đôi mắt nhắm nghiền của người cha. Sự bất lực và nỗi đau khi phải chứng kiến con gái mình bị làm nhục. Lúc ngẩng mặt lên, là hình ảnh hai bố con đang cố trườn về phía nhau với đôi tay hướng ra phía trước. Chỉ có thể là tình yêu thương, là máu thịt, là tất cả những mong ước, khát khao được bảo vệ, được che chở, được vỗ về để dịu đi nỗi thống khổ tận cùng.

Đoạn phim ấy khiến tim em đập thình thịch. Cảm giác như bị bóp nghẹt vì thương xót, vì đớn đau, căm thù. Cuộc đời con người, có sự đau đớn nào giống nhau, có vết thương nào ít sẹo? Có oán hờn nào được trả? Có hận thù nào được giải? Dìu nhau đứng lên từ những hoang tàn đổ nát, từ giới hạn cuối cùng của sự chịu đựng để nỗi đau không còn bất tận.

Đứa trẻ sẽ được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương vì nó có mẹ!
 
Top