Dựng tóc gáy hòn đá chặt đầu người ở Bình Định

5,604
7
38

metyruoi

Active Member
(VTC News) - Quân lính đặt hòn đá ngay trước cổng thành, lôi từng người trong gia tộc, thân cận với nhà Tây Sơn, kê đầu họ lên rồi vung đao chém.

Kỳ 1: Khối bạch ngọc khổng lồ làm giá chặt đầu trong ngôi chùa cổ

Cách ngôi chùa Hương Quang (Tây Sơn, Bình Định), nơi có hòn đá kê đầu người cho voi dẫm, khoảng 10km, có một ngôi chùa cổ, hiện đang lưu giữ một phiến đá lớn, mà theo truyền thuyết, là nơi chúa Nguyễn Ánh cho quân lính kê đầu người xử chém.

Hòn đá ấy chất chứa oan hồn khủng khiếp, từng khiến quân lính trong thành một thời hoang mang tột độ.

Cho đến nay, chỉ duy nhất một người biết rằng, hòn đá ấy chính là một viên ngọc khổng lồ, cực kỳ quý hiếm.

Hiện hòn đá chất chứa oan hồn đó ở chùa Thập Tháp Di Đà (thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, Bình Định).

Khối bạch ngọc khổng lồ

Sau khi VTC News đăng bài về hòn đá kê đầu cho voi dẫm đạp ở chùa Hương Quang (Tây Sơn, Bình Định), thì nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo tiết lộ còn hòn đá nữa, mà Nguyễn Ánh dùng làm vật kê đầu chém nhà Tây Sơn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo là Giám đốc Bảo tàng Gò sành của người Chăm cổ, là bảo tàng tư nhân, và cũng là nhà sưu tầm đồ cổ hàng đầu ở đất Bình Định.

Theo anh Vĩnh Hảo, từ lâu, giới săn lùng đồ cổ đã để ý tới hòn đá ở chùa Thập Tháp và những kẻ tinh quái đều biết hòn đá đó là một vật quý.

PV bên hòn đá chặt đầu người ở chùa Thập Tháp


Từ cách nay 20 năm, Nguyễn Vĩnh Hảo đã biết hòn đá đó là viên bạch ngọc khổng lồ, cực kỳ quý hiếm. Hòn đá ấy, theo truyền thuyết, thì chất chứa biết bao oan hồn. Nhiều người kinh sợ không đám đến gần hòn đá ấy, nhưng Nguyễn Vĩnh Hảo thì bị hòn đá hút hồn suốt nhiều năm.

Thi thoảng, như có điều gì đó thôi thúc, anh lại phóng xe máy vượt quãng đường hơn 20 cây số từ Quy Nhơn về chùa Thập Tháp để chiêm ngưỡng hòn đá. Từng đường nét, đặt biệt là cái màu trắng mịn tinh khôi, không có dấu vết thời gian, như thôi miên Nguyễn Vĩnh Hảo. Anh ngắm hòn đá cả ngày không biết chán.

Giới săn lùng cổ vật đều có mơ ước khênh được viên bạch ngọc khổng lồ với truyền thuyết rùng rợn ấy về nhà mình. Nhưng, nó là thứ của nhà chùa, lại vô cùng linh thiêng, nên chẳng ai dám đụng đến.

Là người có 20 năm nghiên cứu, tìm hiểu về hòn đá, nên ở đất Bình Định này, không ai hiểu hòn đá hơn Nguyễn Vĩnh Hảo.

Xưa kia, vùng thị xã An Nhơn bây giờ, là thành Đồ Bàn, trung tâm của vương triều Vijaya của người Chăm. Vương triều Vijaya sụp đổ, nhà Tây Sơn đã cho xây dựng thành Hoàng Đế tại địa điểm này.

Tháp mộ trong chùa Thập Tháp


Phía bắc thành Đồ Bàn có ngôi chùa tên là Thập Tháp Di Đà, thường gọi tắt là chùa Thập Tháp, vẫn tồn tại đến ngày nay.

Cách nay 200 năm, chúa Nguyễn Ánh đã đánh chiếm thành Hoàng Đế, tiêu diệt nhà Tây Sơn. Chúa Nguyễn Ánh đã mở cuộc trả thù vô cùng hèn hạ và tàn khốc.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo được các cụ già ở An Nhơn kể lại rằng, Nguyễn Ánh đã phát lời chiêu dụ, kêu gọi những người họ hàng, thân tộc nhà Tây Sơn, cả quân lính theo nhà Tây Sơn ra đầu thú, sẽ được khoan hồng, trọng dụng. Những người có tội nặng cũng được tha mạng, nhưng sẽ phải vào miền Nam khai khẩn ruộng đất, mở mang bờ cõi.

Nguyễn Ánh cũng tuyên bố rằng, nếu ai cố tình trốn tránh, hoặc có ý định tìm cách báo thù sẽ giết không tha, tru di cửu tộc.

Tin lời Nguyễn Ánh, những người thân nhà Tây Sơn, những người trung thành với nhà Tây Sơn đã kéo nhau ra trình diện, số lượng đến cả ngàn. Thế nhưng, khi đã bắt hết được những người thân cận nhà Tây Sơn, thì Nguyễn Ánh trở mặt nuốt lời.
Hòn đá chặt đầu người là khối bạch ngọc khổng lồ


Chúa Nguyễn sai quân lính kiếm một hòn đá thật cứng, bền, đẹp, chất liệu quý để làm giá kê đầu xử chém. Chúa Nguyễn muốn hòn đá đó phải tồn tại mãi với thời gian, để người đời sau đều biết hình phạt nghiêm khắc cho kẻ mà Nguyễn Ánh cho là phản bội.

Quân lính đã dùng voi kéo về một hòn đá khổng lồ, với chất liệu là ngọc quý đó về cổng thành. Dao kiếm chém vào hòn đá đó chỉ mẻ lưỡi, chứ hòn đá tuyệt nhiên không sứt mẻ.

Quân lính đặt hòn đá ngay trước cổng thành, lôi từng người trong gia tộc, thân cận với nhà Tây Sơn, kê đầu họ lên rồi vung đao chém. Bất kẻ già, trẻ, trai, gái, đều đầu lìa khỏi cổ trên hòn đá ấy.

Hàng ngàn người vô tội, mang cái án “kẻ thù xưa” đã phải chết một cách oan uổng. Nỗi oán hờn của họ với vị bạo chúa này ám vào hòn đá không thể nào thoát ra được.

“Oan hồn” trong khối ngọc

Truyền thuyết kể lại rằng, sau khi chém đầu xong cả ngàn người, quân lính đã khênh hòn đá ra khỏi cổng thành Hoàng Đế. Thế nhưng, điều kinh hãi là cả trăm quân lính xúm vào khiêng, hòn đá không hề dịch chuyển, như thể có chân bám sâu vào đất.

Lời đồn oan hồn ẩn trong hòn đá, khiến những người làm nhiệm vụ chặt đầu người thân nhà Tây Sơn vô cùng sợ hãi. Nhiều người phát điên. Có người chết bất đắc kỳ tử. Có người bỏ xứ đi đâu không rõ.

Không tin hòn đá có oan hồn, chúa Nguyễn Ánh đã dùng voi kéo hòn đá đi. Thế nhưng, dù cả chục con voi cột vào dây thừng, vẫn không sao kéo hòn đá ra khỏi chỗ đã giết những người vô tội. Có trường hợp, con voi bỗng nổi điên, dứt dây thừng bỏ chạy, dẫm đạp chết cả người.
Một góc chùa Thập Tháp


Điều kinh dị, là đêm đêm, từ hòn đá vang ra những tiếng khóc ai oán của những người trước lúc bị chặt đầu, như thể hòn đá ấy ghi lại tiếng khóc, rồi phát ra đêm đêm.

Người ta còn đồn rằng, về khuya, có một cái đầu lâu chui ra từ hòn đá. Cái đầu lâu ấy cứ lăn lóc đến từng nhà viên quan có chức sắc ở trong thành và đập vào cửa bình bịch, phát ra lời đòi mạng thống thiết.

Vậy nên, cứ đêm xuống, cửa rả nhà dân, nhà quan đều đóng kín. Ban đêm không ai dám đi qua khu vực cổng thành. Quan lại, dân chúng trong vùng sợ hãi, nhiều lần lập đàn cầu siêu cho các oan hồn, nhưng chẳng ăn thua gì. Các oan hồn vẫn không siêu thoát được khỏi hòn đá.

Không còn cách nào khác, quan quân đều bỏ thành Hoàng Đế, chuyển đi nơi khác. Thành Hoàng Đế trở nên hoang tàn, lạnh lẽo, nơi chỉ có ma quỷ, oan hồn vất vưởng ở đó.

Còn tiếp…

Dương Phạm Ngọc
 
7,828
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Dựng tóc gáy hòn đá chặt đầu người ở Bình Định

Èo ôi TR sì pam hãi quá :))
 
Top