Những cuốn sách yêu thích

507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Hôm nay zoe khá xì trét, bắt chước Mr_Ech "trích dẫn dài dòng" nào :)


Ignorance của Milan Kundera
Tại sao bây giờ tôi mới đọc cuốn sách này? Nỗi nhớ quê, sự biệt xứ -- không chỉ thoáng thấy mình, Kundera viết ra những điều tôi cảm nhận mà không biết thể hiện. Một cuốn sách không có một dòng nào thừa cả.

Ghi lại đây những trích đoạn mà tôi thấy hay nhất (tự dịch từ bản gốc tiếng Pháp).

Nosto tiếng Hy lạp là sự trở về, Algos là nỗi đau. Nostalgia là nỗi đau gây nên bởi niềm khao khát trở về...

Ở bài hát thứ năm trong Odyssée, Ulysse nói với Calypso: ".. ta biết so với nàng, Pénélope không đẹp, không tráng lệ... Nhưng niềm mong mỏi duy nhất mỗi ngày của ta là được quay về nơi đó.."

Calypso, ôi Calypso !! Tôi hay nghĩ về nàng. Nàng yêu Ulysse. Họ đã sống với nhau bảy năm ròng. Ai biết Ulysse chung chăn gối với Pénélope bao lâu, nhưng chắc chắn không lâu như thế. Vậy mà người ta ca tụng nỗi đau của Pénélope và không nhắc gì đến những giọt nước mắt của Calypso.

Irena nói : Những người Pháp, anh biết không, họ không cần sự từng trải. Những phán xét của họ có trước kinh nghiệm sống. :smiling:

Đơn giản tôi không còn là một người tị nạn. Tôi không còn đáng chú ý nữa.

- Ulysse xa quê như em vậy. Trong vòng hai mươi năm, Josef nói.
- Hai mươi năm ?
- Đúng vậy, chính xác hai mươi năm.
- Nhưng Ulysse ít ra cũng trở về hạnh phúc.
- Chưa chắc vậy. Chàng gặp lại những người đồng hương đã phản bội mình và giết nhiều người trong số họ. Anh không tin rằng Ulysse được mọi người yêu mến nữa.
- Nhưng Pénélope yêu chàng.
- Có thể là như vậy.
- Anh không chắc sao ?
- Anh đã đọc đi đọc lại đoạn hai người gặp lại. Ban đầu, Pénélope không nhận ra Ulysse. Khi mọi thứ đã rõ ràng, và những kẻ định ép buộc nàng đã bị giết, những kẻ phản bội đã bị trừng phạt, nàng vẫn bắt chàng chịu đựng tiếp những thử thách mới để chắc chắn rằng đó là Ulyssee. Hay đó chính là để làm chậm lại giờ phút gần gũi của hai người yêu nhau ?

Irena nói với Milada :
Hai mươi tuổi ... tuổi của sự thiếu hiểu biết (l'age de l'ignorance). Ở cái tuổi đó người ta lấy nhau, có đứa con đầu lòng, chọn cho mình một nghề. Rồi một ngày người ta biết thêm nhiều thứ và hiểu ra nhiều điều, nhưng đã quá muộn, vì toàn bộ cuộc đời đã được quyết định ở thời điểm mà người ta chả biết gì.


Tình bạn trong Bản nguyên (L'identité) - Milan Kundera
Jean-Marc nói với Chantal :
"Tình bạn đối với anh đó là bằng chứng tồn tại của một điều còn mạnh hơn lý tưởng, tôn giáo và dân tộc. Trong tiểu thuyết của Dumas, bốn người bạn thường phải đối mặt nhau trong các cuộc chiến. Nhưng điều đó không làm ảnh hưởng đến tình bạn của họ, Họ vẫn không ngừng giúp nhau, một cách lặng lẽ, đầy mưu mẹo, bất chấp việc họ thuộc về các phe đối nhau trong cuộc chiến. Họ đặt tình bạn lên trên thực tế, trên sự nghiệp, trên cả lệnh của cấp trên, trên nhà vua, hoàng hậu, trên hết thảy".

Chantal vuốt nhẹ tay anh, sau một lúc ngừng anh nói tiếp : "Dumas viết câu chuyện về bốn người lính ngự lâm với một khoảng lùi hai thế kỷ. Phải chăng trong nội tâm của ông, đó chính là sự luyến tiếc cái thế giới đã biến mất của tình bạn ? Hay sự biến mất của tình bạn là một hiện tượng mới xuất hiện gần đây ?"

- Em không thế trả lời anh được. Tình bạn, đó không phải là vấn đề của phụ nữ.
- Em muốn nói gì ?
- Em muốn nói, tình bạn, đó là vấn đề của đàn ông. Đó là sự lãng mạn của họ. Không phải của phụ nữ chúng em.


Đời nhẹ khôn kham (L'Insoutenable Légèreté de l'être) -- Milan Kundera
Erotism có cần philosophical như thế không nhỉ?? :)

Nếu Cách mạng Pháp lặp lại mãi, lịch sử của nước Pháp chắc hẳn sẽ ít tự hào về Robespierre. Nhưng vì lịch sử chỉ nói về điều không quay lại nữa, những năm tháng đẫm máu chỉ còn là những lời nói, những giả thuyết, những cuộc tranh luận, nó chỉ nhẹ như sợi lông và chẳng làm ai sợ hãi. Có một sự khác nhau vô hạn giữa một Robespierre chỉ xuất hiện một lần trong lịch sử và một Robespierre cứ luôn quay về chém đầu người Pháp.

Nếu mỗi giây của cuộc đời chúng ta lặp lại vô hạn lần, chúng ta bị đóng đinh vào sự vĩnh cửu, như Jesus Christ bị đóng đinh vào Thánh giá vậy.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
17
0
0

Mẹ Vịt

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Hôm nay zoe khá xì trét, bắt chước Mr_Ech "trích dẫn dài dòng" nào :)


Ignorance của Milan Kundera
Tại sao bây giờ tôi mới đọc cuốn sách này? Nỗi nhớ quê, sự biệt xứ -- không chỉ thoáng thấy mình, Kundera viết ra những điều tôi cảm nhận mà không biết thể hiện. Một cuốn sách không có một dòng nào thừa cả.
MK, ôi MK (thế này gọi là spam phải không ạ? :)) )
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

"Chúng tôi đã bị đem ra xử án từ lâu. Phiên toàn đó đã diễn ra từ trước khi chúng tôi ra đời. Chúng tôi bị xử án vì những hành động của tổ tiên chúng tôi, bị kết tội và bị kết án phải sống trong một thế giới đầy thiên kiến về màu da. Cho dù giờ đây các ngài có tha bổng cho tôi, bản án đó vẫn còn hiệu lực. Nó vẫn còn hiệu lực cho đến khi cuộc sống dưới trần thế của chúng tôi chấm dứt".
Truyện này chị đọc cách đây có lẽ hơn 20 năm, quên nhiều rồi, nhưng đoạn trên thì nhớ lắm, hình như ngày trước có chép vào một cuốn sổ...
Ếch này, (đang tìm icon cười nịnh nọt:D), tặng chị đi, quyển càng cũ càng tốt @};-
 
8
0
0

Anthology

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

@ Zoe: Cảm ơn về Milan Kundera. Anth thích Milan Kundera. Bỗng muốn trích lại câu này:

Irena nói với Milada:
Hai mươi tuổi ... tuổi của sự thiếu hiểu biết (l'age de l'ignorance). Ở cái tuổi đó người ta lấy nhau, có đứa con đầu lòng, chọn cho mình một nghề. Rồi một ngày người ta biết thêm nhiều thứ và hiểu ra nhiều điều, nhưng đã quá muộn, vì toàn bộ cuộc đời đã được quyết định ở thời điểm mà người ta chả biết gì.


Và bỗng cảm hứng tán nhảm vài câu về sử thi Odyssey nhân bài post của Zoe. Hai mươi năm cho một cuộc trở về. Để có một cuộc đoàn tụ thì phải có bao nhiêu cuộc chia ly, bao nhiêu gian truân thử thách, bao nhiêu lênh đênh phiêu bạt. Để trở về quê hương, thì đôi khi phải rời bỏ chính những người yêu ta tha thiết.

Anth từng học về Odyssey khá kỹ trong trường đại học. Được dạy một cách chính thống rằng Odyssey là khúc ca đẹp đẽ về một người anh hùng, rằng sử thi Odyssey nói lên lòng yêu quê hương, tình chồng vợ, cha con, bạn bè. Nhưng không hiểu sao chỉ thấy Odyssey đáng thương. Hai mươi năm dài không quên Penelope, nhưng người vợ yêu dù chung thủy, vẫn không nhận ra chồng dưới lốt một lão ăn mày. Biết rằng đấy chỉ là một thủ pháp nghệ thuật thậm xưng, nhưng vẫn không thấy thích. Đấy là cảm nghĩ của Anth năm 17 tuổi. Còn bây giờ thì lại nghĩ khác rồi. :):) Giờ đọc Odyssey lại thấy Penelope đáng thương. Có lẽ nàng đã luôn nghĩ về chồng của mình trong hình ảnh một người anh hùng đẹp đẽ, trẻ trung, mà quên mất rằng 20 năm đã qua. Nàng đã già và có lẽ chàng cũng vậy.
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

@ Zoe: Cảm ơn về Milan Kundera. Anth thích Milan Kundera. Bỗng muốn trích lại câu này:

Irena nói với Milada:
Hai mươi tuổi ... tuổi của sự thiếu hiểu biết (l'age de l'ignorance). Ở cái tuổi đó người ta lấy nhau, có đứa con đầu lòng, chọn cho mình một nghề. Rồi một ngày người ta biết thêm nhiều thứ và hiểu ra nhiều điều, nhưng đã quá muộn, vì toàn bộ cuộc đời đã được quyết định ở thời điểm mà người ta chả biết gì.


Và bỗng cảm hứng tán nhảm vài câu về sử thi Odyssey nhân bài post của Zoe. Hai mươi năm cho một cuộc trở về. Để có một cuộc đoàn tụ thì phải có bao nhiêu cuộc chia ly, bao nhiêu gian truân thử thách, bao nhiêu lênh đênh phiêu bạt. Để trở về quê hương, thì đôi khi phải rời bỏ chính những người yêu ta tha thiết.

Anth từng học về Odyssey khá kỹ trong trường đại học. Được dạy một cách chính thống rằng Odyssey là khúc ca đẹp đẽ về một người anh hùng, rằng sử thi Odyssey nói lên lòng yêu quê hương, tình chồng vợ, cha con, bạn bè. Nhưng không hiểu sao chỉ thấy Odyssey đáng thương. Hai mươi năm dài không quên Penelope, nhưng người vợ yêu dù chung thủy, vẫn không nhận ra chồng dưới lốt một lão ăn mày. Biết rằng đấy chỉ là một thủ pháp nghệ thuật thậm xưng, nhưng vẫn không thấy thích. Đấy là cảm nghĩ của Anth năm 17 tuổi. Còn bây giờ thì lại nghĩ khác rồi. :):) Giờ đọc Odyssey lại thấy Penelope đáng thương. Có lẽ nàng đã luôn nghĩ về chồng của mình trong hình ảnh một người anh hùng đẹp đẽ, trẻ trung, mà quên mất rằng 20 năm đã qua. Nàng đã già và có lẽ chàng cũng vậy.
Sách của Milan Kundera rất có nhiều nét tự truyện :). Trong cuốn sách này ông ám ảnh với câu chuyện trở về của Odyssey. Khi đọc, mình nhớ đến câu chuyện của Từ Thức. Giảng dạy chính thống ở nhà trường về Từ Thức thế nào vậy :) ??
Trước năm 20 tuổi (tạm lấy mốc đó của Kundera), mình nghĩ về Từ Thức là nghĩ về một cuộc viễn du trên một con tàu vũ trụ và thời gian diễn ra chậm hơn :), tức là người cổ xưa đã hiểu thuyết tương đối. Khi đọc Kundera mình nghĩ về việc Từ Thức không còn tìm thấy người xưa dưới trần mà cũng không còn quay lại cõi tiên được nữa.
Kundera viết sâu, nhưng đôi khi sắc quá, và ông rất biết điều khiển tâm lý người đọc :|. Và nếu theo các nhà tâm lý học thì sự "sắc" quá của ông, chính là do những sự dang dở hay những điều chưa kết thúc :).
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Em rất thích cuốn Giamilia, Truyện Núi đồi và thảo Nguyên (tác giả người Nga - Aimantov)

Em thích Aimantov ở cách viết rất mộc mạc, truyền cảm, đậm chất tự sự. Nhất là truyện Giamilia khiến em như bị cuốn vào cuộc chạy trốn tình cảm của các nhân vật chính. Dù em là con gái, nhưng khi đọc truyện ấy, em cũng yêu say đắm cô Giamilia và cực kỳ ghen tị (mừng vui nữa) khi cô ấy dám dám bỏ trốn cùng người cô ấy yêu (nghĩa là cô ấy đã dám dũng cảm đối diện với tình cảm của mình).

“…Gió nóng hừng hực như rơi lửa từ thảo nguyên đổ về, xoáy lốc, bốc tung đám rơm lên, thốc vào túp lều lung lay ở rìa sân khi, rồi quay tít như con cù, nghiêng ngả chạy trên đường. Giữa những đám mây lại loé lên những tia lửa xanh, tiếng sấm lẹt rẹt vỡ tan ra trên đầu chúng tôi. Cảnh tượng ấy vừa ghê rợn vừa vui thú: cơn giông đã tới, cơn giông cuối cùng của mùa hè.

- Anh tưởng em sẽ đổi anh lấy anh ta ư? - Chị Giamilia thì thầm, giọng thắm thiết. – Không đâu, không đời nào! Anh ta chưa bao giờ yêu em cả. Ngay cả câu thăm hỏi em, anh ta cũng chỉ viết thêm vào cuối lá thư gửi về nhà. Em chẳng cần gì con người ấy với thứ tình yêu muộn màng của anh ta, mặc cho thiên hạ muốn nói gì thì nói! Anh yêu quý của em, chàng trai cô đơn của em, em sẽ không nhường anh cho ai cả! Em yêu anh từ lâu rồi. Ngay cả khi chưa biết anh, em đã yêu anh và chờ đợi anh, thế rồi anh đã tới, như thể anh bếit em vẫn chờ đợi anh!

Những tia chớp xanh lằng nhằng nối tiếp nhau phóng xuống sông, chỗ chân bờ dốc. Những giọt mưa giá buốt, rơi chênh chếch loạt soạt trên đám rơm.

- Giamilia, Giamantai! – Đaniyar thì thầm gọi chị những những tên âu yếm nhất của tiếng Kazaxtan và tiếng Kirghizia. – Quay lại đây, em, cho anh nhìn vào mắt em một chút!

Cơn giông bùng ra.

Mảnh giạ bị đứt khỏi lều vật vã như con chim bị bắn hạ quằn quại vỗ cánh. Mưa trút xuống từng đợt ào ào như hôn mặt đất, bị gió thổi dạt đi ở phía dưới. Sấm chuyển dần chéo ngang qua cả bầu trời, ầm ầm như vụ sụt lỡ mãnh liệt. Chớp nguồn loá sang trên núi, chói lọi như đám uất kim hương rực cháy về mùa xuân. Gió gầm gào, lồng lộn dưới bờ dốc….” – Trích đoạn Giamilia, truyện núi đồi và thảo nguyên.

Em thực khâm phục cái tài tỉnh của Aimantov thật, qua đoạn hội thoại trên, mà mình có thể nghe thấy tiếng thở gấp gáp, nghe thấy tiếng trái tim thình thịch trong lồng ngực của cả hai, như ngửi thấy mùi rơm rạ, mùi đất, mùi hoang dã của thảo nguyên... và như cảm nhận được sự "nổ tung" tình cảm dồn nén của hai nhân vật chính...

Trong cuốn này còn có những truyện khác rất hay. Em thương Axen đến vô cùng trong truyện Cây phong non trùm khăn đỏ...(cũng bắt đầu biết căm ghét những gã đàn ông phản bội từ đây :D )

Cả truyện "Người thày đầu tiên" nữa...

Nhìn chung, đó là cuốn sách người lớn đầu tiên mà ngày bé em đọc đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong em. Dù đã lâu lâu lắm rồi, mười mấy năm qua em chưa hề đọc lại.
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Lôi topic này lên nào :)

Cách đây 2 năm, tờ báo Time trong một bài nhan đề "Đi tìm một thời đã mất" đã đặt ra câu hỏi "Văn hóa Pháp phải chăng đã chết ??". Bài báo nhắc về một quá khứ hoàng kim của văn hóa Pháp, về một thời Paris là nơi phát sinh cho thế giới bao nhiêu cái -ism (impressionism, surrealism, existentialism, vân vân và vân vân :smiling:). Vậy mà giờ trung tâm văn hóa thế giới đã chuyển sang New York, London, nếu tính theo lưu lượng tiêu thụ sản phẩm văn hóa :smiling:.

Câu hỏi đó, trong suốt một năm, người Pháp tìm mọi cách để phản biện. Nhưng chỉ đến ngày Jean-Marie Le Clézio đạt giải Nobel văn học, họ mới có thể thở phào và tuyên bố rằng : "Văn hóa Pháp vẫn sống" :smiling:.

Hoàn toàn không là fan của các tác giả đạt giải Nobel, cũng không là activist cho văn hóa Pháp :), nhưng mình từng đọc và yêu thích The interrogation của Jean-Marie Le Clézio khi ông còn chưa nổi tiếng để sẽ nghĩ một ngày ông đạt giải Nobel. Một cuốn sách ông viết năm 24 tuổi, đạt một giải nhưng đồng thời nhận được những chỉ trích như cuốn sách chỉ là một bài tập làm văn.

Cuốn sách viết về những tâm trạng lạc lõng của những người được xã hội coi là "điên" và xếp ra ngoài lề.

(sẽ tiếp tục, trong lúc chờ đợi mong được đọc các bài mới của các bạn :rose:)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
64
0
0

Hạnh Nguyễn

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Em cũng vừa đọc xong cuốn "Suối nguồn" của Ayn Rand, có thể nói đó là cuốn tiểu thuyết của mọi thời đại, lãng mạn và logic tuyệt vời. Em ko bình được nhiều như các bác vì khả năng viết kém đi nhiều nhưng thấy cái hay lắng vào trong, để thấy mình vẫn còn được đắm trong những chi tiết lãng mạn đến chết người.
Khi nào nghỉ hưu em sẽ đọc lại cuốn này...:)
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

The interrogation (Le Procès-verbal)
JMG Le Clézio​

Thẩm vấn (Phỏng vấn, Hỏi cung, dịch thế nào cũng được :smiling:) là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của JMG Le Clézio, xuất bản năm 1963, lúc tác giả 24 tuổi. Cuốn sách đạt một giải, nhưng cũng nhận được nhiều chỉ trích. Nếu Clézio dừng ở đó, nhiều người có thể nghĩ đây chỉ là một cuốn sách kiểu Sagan biến cách giữa những năm 60, hay một copy của Camus.

Nhân vật chính của cuốn sách là Adam Pollo, người "không biết mình vừa ra khỏi quân đội hay vừa ra khỏi bệnh viện tâm thần". Cảm nhận thực tế của Adam không giống những người xung quanh. Nhưng cảm nhận đó rất thật. Để hiểu thực tế nào mới thật sự là thực tế của chính mình, Adam tháo bỏ mọi ràng buộc với quá khứ, với nguồn gốc của mình, với những mối quan hệ, mà bóng dáng cô gái Michelle là một biểu tượng. Adam quan sát thế giới với lăng kính mới, và bắt mình nghi ngờ vào vẻ bề ngoài. Càng quan sát thế giới, thế giới càng biến mất khỏi lăng kính, những điều được nhìn đi nhìn lại, cảm nhận đi cảm nhận lại, tưởng tượng đi tưởng tưởng lại, đã trở thành một chiếc gương với vô vàn góc phản chiếu.

Adam không chỉ dứt bỏ mọi suy nghĩ như người khác, anh còn hành động một cách hoàn toàn tự do, mà nếu nhìn từ lăng kính của người bình thường thì không còn từ nào khác ngoài "điên rồ". Adam tiêu phí thời gian trên các bãi biển, theo dấu vết một con chó, diễn thuyết triết lý với khách xem sở thú.

Những người như thế có thể được tồn tại và chấp nhận trong xã hội không ? Kết thúc tất yếu, cho dù không hẳn tất yếu với Adam, là một cuộc "thẩm vấn" với những người có thẩm quyền, để gắn cho nhân vật chính căn bệnh hoang tưởng. Adam chắc chắn ít nhiều điên rồ hoang tưởng, theo mọi quan niệm thông thường cũng như y học. Nhưng sự điên rồ đó phải chăng thể hiện sự mong muốn của bao người được nhìn thế giới với một lăng kính mới nhưng kèm theo nỗi lo sợ bị đẩy ra ngoài lề thế giới của lăng kính cũ.

Nhờ sự điên rồ của Adam, Clézio mô tả thiên nhiên rất màu sắc, như những bức tranh cubism hay impressionism, với những ẩn dụ giữa biên giới của ảo tưởng và hoang tưởng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Watchmen

Có quá nhiều điều trùng lặp kỳ lạ trên CSTT :)...

Hoa cúc Blackeye Susan của John Gay, Alabama song của Brecht. Và New York ... Tất cả đều liên quan đến Watchmen của Alan MooreDave Gibbons. Có một câu thành ngữ -- "Nếu bạn chưa từng đọc truyện tranh thì Watchmen là cuốn truyện nên đọc đầu tiên. Nếu bạn đã đọc rồi thì có thể đọc lại" :)...

Watchmen giống truyện kiểu Batman ba xu cho người lớn. Watchmen là một tác phẩm theo dòng postmodernism về chính trị và thời cuộc. Bình luận thế nào cũng đúng. Người ta có thể chỉ nhớ đến chiến tranh thế giới, chiến tranh Việt nam, chiến tranh lạnh ... hay chỉ nhớ về những giấc mơ nghĩa hiệp trong thời hiện đại. Trong tranh của Gibbons, New York có lẽ là thành phố bi đát nhất thế giới. Và có lẽ thế thật ...





 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2,080
0
0
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Em cũng vừa đọc xong cuốn "Suối nguồn" của Ayn Rand, có thể nói đó là cuốn tiểu thuyết của mọi thời đại, lãng mạn và logic tuyệt vời. Em ko bình được nhiều như các bác vì khả năng viết kém đi nhiều nhưng thấy cái hay lắng vào trong, để thấy mình vẫn còn được đắm trong những chi tiết lãng mạn đến chết người.
Khi nào nghỉ hưu em sẽ đọc lại cuốn này...:)
EM đang trông đến tuổi nghỉ hưu để thảnh thơi đọc sách .
@Zoe : bài viết nào của chị cũng sâu sắc hết ,e chỉ dám đọc hiiii
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Ớt dễ ghét: mỗi lần nhớ về Huế, chị nhớ đến mùa hè. Đã từng cho Ớt xem những bức ảnh chị quí như vàng :). Mới đọc được một truyện ngắn về ký ức tuổi thơ của Clezio, chép lại đoạn đầu và đoạn cuối. Tuổi thơ ở đâu sao cũng giống nhau :) :)

Thời gian ngừng trôi
JM Clézio
(tự dịch từ bản gốc trong tập truyện Printemps et autres saisons -- Mùa xuân và các mùa khác)

Đoạn đầu :

Trước hết, tôi muốn kể cho các bạn về Z, về cô ấy đẹp và cô ấy là duy nhất. Nhưng bây giờ, tôi bỗng không biết phải bắt đầu thế nào nữa. Tôi không nhớ nổi lần đầu tôi nói gì với Z, và Z nói gì với tôi. Tôi chỉ còn nhớ cái ngày tôi nhìn thấy Z trên quảng trường nhỏ phía trên phố R. Bây giờ mọi thứ đã thay đổi, con phố nơi tôi từng sống không còn như xưa nữa, những tòa nhà dột nát bị phá đi, người ta đuổi dân sống ở đó để bán các căn hộ cho người Đức và người Anh. Bây giờ có những cửa hàng mới bán những thứ kỳ lạ như thảm Ba tư, đăng-ten Normandie, hưong trầm, nến thơm. Những chiếc cầu thang, nơi trẻ con vừa chơi vừa hét inh ỏi, những lối qua lại, những khoảng sân phơi những tấm drap, tất cả đã thay đổi, vì Z không còn ở đó nữa ...

....
Đoạn kết :

Bây giờ, mỗi mùa hè sắp đến với tôi là một khoảng trống chết người. Thời gian bỗng ngừng trôi. Tôi như đang rong ruổi trên các con phố, theo bóng của Z, để tìm ra điều bí mật của Z, cho đến tận tòa nhà có cái tên vừa hài hước vừa buồn bã, Happy days. Tất cả đã xa rồi, nhưng tất cả vẫn làm trái tim tôi đập điên cuồng. Tôi đã không giữ được Z, không tìm ra điều gì đã đến với Z. Tôi chỉ còn giữ lại bức ảnh lớp của Z mà tôi thậm chí không có mặt trong đó. Kỷ niệm của thời gian đó, mà ngày nào cũng giống nhau, cũng là một ngày của sự sống thật dài, thật cháy bỏng, những ngày mà tôi đã hiểu ra điều con người có thể hy vọng từ cuộc sống, từ tình yêu, từ tự do, từ mùi hương của Z, từ vị ngọt của đôi môi Z, ánh mắt u ẩn, từ niềm khát vọng run rẩy như chính nỗi sợ hãi.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Ớt dễ ghét: mỗi lần nhớ về Huế, chị nhớ đến mùa hè. Đã từng cho Ớt xem những bức ảnh chị quí như vàng :). Mới đọc được một truyện ngắn về ký ức tuổi thơ của Clezio, chép lại đoạn đầu và đoạn cuối. Tuổi thơ ở đâu sao cũng giống nhau :) :)

Thời gian ngừng trôi
JM Clézio
(tự dịch từ bản gốc trong tập truyện Printemps et autres saisons -- Mùa xuân và các mùa khác)

Đoạn đầu :

Trước hết, tôi muốn kể cho các bạn về Z, về cô ấy đẹp và cô ấy là duy nhất. Nhưng bây giờ, tôi bỗng không biết phải bắt đầu thế nào nữa. Tôi không nhớ nổi lần đầu tôi nói gì với Z, và Z nói gì với tôi. Tôi chỉ còn nhớ cái ngày tôi nhìn thấy Z trên quảng trường nhỏ phía trên phố R. Bây giờ mọi thứ đã thay đổi, con phố nơi tôi từng sống không còn như xưa nữa, những tòa nhà dột nát bị phá đi, người ta đuổi dân sống ở đó để bán các căn hộ cho người Đức và người Anh. Bây giờ có những cửa hàng mới bán những thứ kỳ lạ như thảm Ba tư, đăng-ten Normandie, hưong trầm, nến thơm. Những chiếc cầu thang, nơi trẻ con vừa chơi vừa hét inh ỏi, những lối qua lại, những khoảng sân phơi những tấm drap, tất cả đã thay đổi, vì Z không còn ở đó nữa ...

....
Đoạn kết :

Bây giờ, mỗi mùa hè sắp đến với tôi là một khoảng trống chết người. Thời gian bỗng ngừng trôi. Tôi như đang rong ruổi trên các con phố, theo bóng của Z, để tìm ra điều bí mật của Z, cho đến tận tòa nhà có cái tên vừa hài hước vừa buồn bã, Happy days. Tất cả đã xa rồi, nhưng tất cả vẫn làm trái tim tôi đập điên cuồng. Tôi đã không giữ được Z, không tìm ra điều gì đã đến với Z. Tôi chỉ còn giữ lại bức ảnh lớp của Z mà tôi thậm chí không có mặt trong đó. Kỷ niệm của thời gian đó, mà ngày nào cũng giống nhau, cũng là một ngày của sự sống thật dài, thật cháy bỏng, những ngày mà tôi đã hiểu ra điều con người có thể hy vọng từ cuộc sống, từ tình yêu, từ tự do, từ mùi hương của Z, từ vị ngọt của đôi môi Z, ánh mắt u ẩn, từ niềm khát vọng run rẩy như chính nỗi sợ hãi.

Truyện bắt đầu thật hấp dẫn. Nhưng kết thúc thật buồn :(. Có nên đọc không nhỉ?
 
354
0
0

Mr_Ech

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Bác Zoe ơi, dạo này em tuột cảm xúc, chả viết đc bài nào nên hồn, nên chả góp được vào topic của bác. Đọc lời bình của bác thì thú vị nhưng mấy quyển này em đều chưa đọc nên chỉ hiểu sơ sơ. Huhu...

Bác đọc "Kí ức vụn" của Nguyễn Quang Lập chưa ? Toàn chuyện vặt mà em thấy thú vị phết. Những câu chuyện kể hầu hết lấy từ blog của ông ấy, http://vn.myblog.yahoo.com/quanglap52.

Nhân nói đến blog, dạo này em cũng viết, do chị Haidang02 xúi. Bác vô đọc nhá, :D.
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Camillia: câu chuyện buồn từ ngay đoạn đầu rồi đấy. Nhưng là nỗi buồn của mọi tuổi thơ, tuổi vào đời, buồn man mác ấy mà ... Truyện của ông có màu giống những bức ảnh em mới chụp bên kia đấy, rất cháy bỏng :rose:, màu của Địa Trung Hải

Mr_Ech: link blog đâu nào :rose: ?? Có public không ạ ?? Hihi, CSTT nhiều người thích Nguyễn Quang Lập lắm đấy :):)
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Mãi đừng xa tôi (Never let me go)
Kazuo Ishiguro


Một sự tình cờ làm tôi đọc lại Never let me go của Kazuo Ishiguro. Nhà văn Anh với cái tên Nhật và khuôn mặt Nhật. Văn ông hoàn toàn theo phong cách Anh, nhưng cuốn sách này có điều gì đó rất Nhật. Về cái chết.

Cuốn sách nói về một viễn tưởng khoa học của ngành di truyền, khi con người có thể tạo clones của mình để có một phần cơ thể sơ-cua khi cần. Cuốn sách đang được chuyển thể thành phim, và nếu thành công cuốn sách chắc sẽ lại là best-seller :).

Lần đọc này làm tôi nghĩ về nền giáo dục hiện đại. Một trường nội trú giữa nước Anh, giống như bao trường nội trú khác. Trẻ con được hưởng một nền giáo dục khoa học, với sự chú trọng đặc biệt về nghệ thuật. Trẻ con được dạy để trở thành những người đặc biệt, để hoàn thành một sứ mệnh đặc biệt. Chỉ có điều sự đặc biệt đó không phải do những cậu bé cô bé tự lựa chọn. Cuộc sống và cả cái chết của họ được định sẵn, không phải bởi số phận, mà bởi khoa học và xã hội mà khoa học đó phục vụ. Họ chỉ là những clones. Nhưng dù là clones, được chế tạo ra để ngoan ngoãn nghe lời, trẻ con lớn lên vẫn biết yêu thương, biết ganh ghét, biết nhạy cảm và biết vô tình. Thế nhưng điều đó dường như chưa đủ để khoa học và xã hội công nhận những đứa trẻ nhân tạo đó có tâm hồn. Các sản phẩm nghệ thuật được dùng làm thước đo tâm hồn, nhưng cũng không giúp các em được coi là con người.

Giáo dục có vai trò thế nào đối với một con người ? Có phải số phận đã được định sẵn khi một đứa trẻ chào đời ? Hay giáo dục có thể làm thay đổi định mệnh ?

Khoa học chứng minh nhạc cổ điển nghe từ lúc trong bụng mẹ sẽ làm bé thông minh :), khoa học tìm ra những thời điểm tối ưu để bộ não đứa trẻ tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất. Khoa học giúp con người phát triển tốt nhất, để có thể lựa chọn đường đời một cách tự do. Nhưng nếu nhìn lại, thì chính khoa học đã lấy đi sự tự do của đứa trẻ ngay từ ban đầu, khi áp đặt những suy nghĩ rằng những phương pháp khoa học là đúng đắn :). Sự tự do đó bị mất đi, giống như ẩn dụ cho cuộc đời của những đứa trẻ trong truyện đã hoàn toàn được định sẵn.

Never Let Me Go là một câu trong bài hát yêu thích của Kathy, nhân vật chính trong truyện. Never Let Me Go có lẽ là sự mong muốn giữ lại cái thế giới cũ, dù có thể ít khoa học hơn, ít tiến bộ hơn.
 
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Đây chị, :D. Đọc nhá, http://vn.myblog.yahoo.com/dunggv01/article?mid=103.

@Mod: Mod cho em quảng cáo em tí nhá, :x.
Bờ lốc hay quá đẹp nữa, chị diện kiến dung nhan Mr_Ech rồi nhé cứ gọi là trẻ măng đô lin làm chị nhớ những ngày tuổi xanh quá :D

@Chị Zoe: Em giờ đây đọc giống như những người đang đói được dọn một bữa ăn thịnh soạn mà toàn các món ngon, khổ là vì đọc thế và môn văn em cũng hơi tệ nên em chẳng thể review được chị ạ cứ đợi chị và các mẹ post để đọc thôi @};-@};-@};-
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Không biết đóng góp gì, đóng góp vài câu chuyện để các bố mẹ thư giãn sau những lúc bận rộn giúp các bé khó khăn nhé :rose:





Xứ sở kỳ diệu lạnh lùng và nơi tận cùng thế giới
Haruki Murakami



Thú vị, khá ly kỳ, hài hước, và cả sensual. Mới nhìn qua, đó là một câu chuyện spy kiểu sci-fi về thời đại thông tin xen lẫn với một câu chuyện về một nơi bí ẩn có thú một sừng và những bóng hình bị giam giữ.

Di chuyển giữa hai câu chuyện, giữa hai thế giới song song, mối liên hệ bí ẩn ở đâu vậy ? Tò mò như người ngắm nhìn cảnh vật qua ống ngắm của một cái máy ảnh nhỏ xíu, cố gắng lắp ráp từng mảnh puzzles để hình dùng bức tranh toàn cảnh. Miếng puzzles xoay ngược xoay xuôi kiểu gì cũng khớp, nhưng có chắc đến chương cuối, lại phải tháo tung ra làm lại từ đầu ?

Trong thế giới sci-fi, nhân vật chính như một cái máy tính vậy, dùng cấu trúc não của mình như code mật mã để thu nhận xử lý thông tin. Khả năng phi thường đó có được nhờ một quá trình cô lập ý thức nhưng cũng đồng thời làm hủy hoại trí nhớ. Và rồi một ngày, nhân vật chính phải chạy đua với thời gian để ngừng quá trình cô lập đó lại, để cứu ý thức của mình.

Cuộc sống trong thế giới bí ẩn có phải chính là hình ảnh của ý thức đang bị cô lập? Nếu không còn trí nhớ, chúng ta sẽ là ai và cái tôi có còn tồn tại không ? Dĩ nhiên, những chuyện cao xa này được nói đến một cách nhẹ nhàng, hài hước. Hai thế giới song song trong câu chuyện có điều gì đó rất Nhật - một bề nổi của Tokyo hiện đại với nhịp sống quay cuồng, và một thế giới bên trong phảng phất nét huyền bí xa xưa.

Một bức ảnh Tokyo cubism.

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top