Hà Nội: Xuất hiện bọ xít hút máu người

5,604
7
38

metyruoi

Active Member
(TPO) Chúng thường sống ở giường, đệm tủ và hút máu truyền vi khuẩn gây bệnh vào ban đêm nhưng con người không hề biết.


Bọ xít hút máu.

Gây bệnh buồn ngủ và nghẽn mạch máu

Theo TS Trương Xuân Lam - Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật), ở nước ta, các vùng hiện có nhiều bọ xít hút máu người là khu Tam Đảo, Ba Vì, Vĩnh Phúc. Ngoài ra, ở Hà Nội các vùng có bọ xít hút máu là: Nghĩa Đô (Cầu Giấy), dọc bờ sông Hồng...

Bọ xít hút máu thuộc họ bọ xít ăn thịt sâu. Chúng sống bằng máu người và hút máu gia súc. Điều đặc biệt của bọ xít hút máu người là hút máu rất êm. Bởi khi đốt chúng sẽ truyền chất gây tê làm người bị đốt không có cảm giác gì.

Loài côn trùng này hút máu ngay cả khi là ấu trùng đến khi trưởng thành. Do tập tính thích bóng tối, chỗ ẩm thấp, nên chỗ sống của bọ xít hút máu là dưới đệm, chiếu hay ở khe giường hoặc tủ. Chúng sống im lặng, sinh sản với số lượng hạn chế và quần thể sống không đông.

Bệnh do bọ xít hút máu người truyền nhiễm sang người bị đốt đến nay Việt Nam chưa được khuyến nghị và thống kê. Tuy nhiên, có thể khẳng định bọ xít hút máu người khi đốt sẽ truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi gây bệnh Chaga’s qua đường máu. Người bệnh mất khả năng miễn dịch và thương mệt mỏi, buồn ngủ. Khi bệnh trở thành mạn tính sẽ dẫn đến tử vong do nghẽn mạch máu.

Phơi giường đệm, dùng đèn pin tìm bọ xít

Theo TS Trương Xuân Lam, bọ xít thường hút máu vào ban đêm, bằng giác quan chúng có thể đi trong đêm để đến con mồi có máu nóng, đặc biệt là người. Mỗi lần hút số lượng máu có thể bằng một đốt ngón tay.



TS Lam cho PV xem những con bọ xít hút máu mà anh tìm được.


PGS.TS Nguyễn Văn Châu (khoa Côn Trùng học, Viện Côn trùng và Ký sinh trùng T.Ư) cho biết, bọ xít hút máu có vòi cong, sắc tương tự ong hay muỗi. Cơ thể to và dẹt, có màu nâu. Loài này di chuyển chậm, chủ yếu là bò. Chúng chỉ sống một khu vực, nên nếu phát hiện bọ xít hút máu có trong phòng thì chúng chỉ sống trong phòng đó. Trừ khi số lượng quá đông, chúng sẽ theo ánh sáng chuyển sang phòng khác. Khi con người tìm thấy nó cũng không bay hay chạy mất mà chỉ nằm yên kể cả ban ngày hay đêm.

Có thể tìm kiếm loài bọ xít hút máu bằng cách vào ban đêm, tắt tất cả thiết bị điện và rọi bằng đèn pin tất cả các khe giường, tủ. Ngoài ra, nên chú ý đến trứng để diệt gốc. Trứng thường được đẻ và bám vào thành ngoài của giường tủ. Trứng to, chùm, màu trắng ngà nên dễ biết. Có thể diệt bằng cách thu lại cho vào túi và đốt đi hoặc giết tay.

Để tránh bọ xít hút máu, nhà cửa nên kê đồ đạc ít, thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ. Dù mùa đông hay hè cũng phơi đệm, quét khe giường thường xuyên tránh ẩm. Nếu phát hiện ra loài này ở trong nhà phải kiểm tra lại toàn bộ nhà cửa. Người bị bọ xít hút máu đốt có thể thường có triệu chứng buồn ngủ bất thường. Trên da có vết đốt bằng nửa đầu tăm màu đỏ, xung quanh bị thâm nhưng không sưng hay ngứa.
 
1,251
0
36

Chíc chíc

Active Member
Ðề: Hà Nội: Xuất hiện bọ xít hút máu người

Úi giùi ui, đọc xong em rùng hết cả mình...
 
993
0
0

Cá Chép

New Member
Ðề: Hà Nội: Xuất hiện bọ xít hút máu người

Em từng bị nó đốt rồi, có bắt giữ lại mang đi hỏi nhiều người mà không ai biết đó là con gì! Giờ đọc xong thông tin trên thấy ghê quáááá
:(
 
5,604
7
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Hà Nội: Xuất hiện bọ xít hút máu người

Em từng bị nó đốt rồi, có bắt giữ lại mang đi hỏi nhiều người mà không ai biết đó là con gì! Giờ đọc xong thông tin trên thấy ghê quáááá
:(
Chị ơi, sau khi bị đốt thì như thế nào? Có sưng, ngứa không ạ?

Hồi còn trẻ con, thường hay bắt bọ xít nhãn, dính nhựa đường làm xe tăng, nó kêu vù vù, thích lắm, mỗi tội hôi:D. Giờ thấy nó hút máu người, sợ quá.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: Hà Nội: Xuất hiện bọ xít hút máu người

Ôi roài, báo chí cứ đưa tin giật gân kiểu này làm dân tình lo ngay ngáy, nghe như ma cà rồng hút máu người ấy. Côn trùng, sinh vật gây hại cho người thì thiếu gì, đâu chỉ có bọt xít, tỷ dụ như rắn độc, rết hay đơn giản chỉ là con đỉa trâu nó chui vào.... khà khà! Thực tế trong đời sống hàng ngày, người dân, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi thường xuyên tiếp xúc và có nguy cơ bị các sinh vật có hại cắn, đốt. Tuy nhiên xác suất xảy ra là nhỏ và bản thân người dân, từ kinh nghiệm dân gian và ý thức phòng tránh theo bản năng đã hạn chế được nhiều nguy cơ này.
Việc phát hiện bọ xít hút máu người thực tế chắc chả có gì là mới như kiểu phát hiện Sao La ở Hà Tĩnh trước kia. Con bọ xít đó nếu được nhìn có khi cả trăm vạn người dân bảo ôi dào, con này thấy thường xuyên mà. Cảnh báo, cung cấp thông tin cho người dân để biết cách phòng tránh là tốt nhưng cách đưa tin của báo chí không nên mang tính giật gân, làm lo lắng cho cộng đồng, ảnh hưởng đến cuộc sống và bình yên của xã hội...
 
993
0
0

Cá Chép

New Member
Ðề: Hà Nội: Xuất hiện bọ xít hút máu người

Chị ơi, sau khi bị đốt thì như thế nào? Có sưng, ngứa không ạ?

Hồi còn trẻ con, thường hay bắt bọ xít nhãn, dính nhựa đường làm xe tăng, nó kêu vù vù, thích lắm, mỗi tội hôi:D. Giờ thấy nó hút máu người, sợ quá.
Con này mỗi tội không hôi, mình dẹp nhưng cứng lắm. Hôm "giết" nó phải mượn đôi guốc của bác hàng xóm, đập thật mạnh nó mới chịu đai, thấy toàn máu tươi, ghớm (chứng tỏ mới hút hết vài cc máu của mình ~X()
Cái chỗ bị nó đốt sưng to, đỏ và ngứa nhé (làm mình cứ gảy đàn :">). Sờ vào thấy âm ấm, chứng tỏ vùng da đó bị viêm rồi. Lúc đó chỉ biết xoa dầu thôi. Khoảng 3, 4 ngày gì đó thì hết. Nhưng mà chưa thấy triệu chứng mệt mỏi hay buồn ngủ như báo nói. Phù :D
 
5,604
7
38

metyruoi

Active Member
Bọ xít hút máu người tại Hà Nội có từ 10 năm trước

Con này mỗi tội không hôi, mình dẹp nhưng cứng lắm. Hôm "giết" nó phải mượn đôi guốc của bác hàng xóm, đập thật mạnh nó mới chịu đai, thấy toàn máu tươi, ghớm (chứng tỏ mới hút hết vài cc máu của mình ~X()
Cái chỗ bị nó đốt sưng to, đỏ và ngứa nhé (làm mình cứ gảy đàn :">). Sờ vào thấy âm ấm, chứng tỏ vùng da đó bị viêm rồi. Lúc đó chỉ biết xoa dầu thôi. Khoảng 3, 4 ngày gì đó thì hết. Nhưng mà chưa thấy triệu chứng mệt mỏi hay buồn ngủ như báo nói. Phù :D
Eo, công lực thâm hậu...đập phát chết liền:D:D, 23h00 đêm nay thế nào cũng buồn ngủ:D



TP - Bọ xít hút máu người từng xuất hiện trong nội thành Hà Nội từ hơn chục năm, thậm chí 20 năm trước, một chuyên gia về côn trùng của Bộ Y tế cho biết, song dường như hiểu biết về loài côn trùng này của các chuyên gia y tế còn khá sơ lược.


Những con bọ xít hút máu người bắt được ở Hà Nội từ hơn 10 năm trước.

PGS.TS Nguyễn Đức Mạnh, nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Trưởng khoa Sinh học Phân tử, nguyên Phó trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng- Côn trùng TƯ, Bộ Y tế cho biết, cách đây hơn mười năm, ông tình cờ phát hiện trong nhà mình tại đường Lương Thế Vinh (Thanh Xuân, Hà Nội), có những con bọ xít lạ, vào ban đêm.

Ban đầu, ông không để ý, nhưng sau đó, ông bị loại côn trùng này đốt, sưng tấy, đau rát. Từ đó, ông bắt các cá thể này để xem xét, phát hiện đó là loại bọ xít hút máu người, nhắc đến nhiều tại châu Mỹ từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Cũng khoảng thời gian này, người ta phát hiện hai cá thể bọ xít hút máu trú ẩn dưới khe gỗ của sàn nhà và đẻ nhiều trứng tại ngôi nhà cổ hai tầng ở phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Khi thấy trẻ con trong nhà xuất hiện những vết tấy đỏ, gia đình này liền gọi đến Trung tâm Y tế Dự phòng (YTDP) Hà Nội. Sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm YTDP Hà Nội, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (SR-KST-CT TƯ) đã hướng dẫn gia đình cách tiêu diệt loại bọ xít này.

PGS.TS Mạnh cho hay, cách đây gần hai mươi năm, giáo sư Vũ Phong cho biết có một ca bệnh tại viện 103 được cho rằng do ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi, nghi do bọ xít hút máu người truyền sang.

Hầu hết, những trường hợp khác khi bị bọ xít này đốt đều có biểu hiện ngoài da như sưng đỏ, tím bầm, nếu cọ, gãi vào thì trầy xước, mưng mủ, và bị bội nhiễm. Một số người bị sốt nhẹ hai đến ba ngày và chưa thấy để lại di chứng gì.

Chưa có nghiên cứu chính thức

Thời gian gần đây loài bọ xít hút máu người xuất hiện nhiều ở Việt Nam, nhất là tại thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, số lượng và mức độ nguy hại của loại côn trùng này chưa đến mức trầm trọng, PGS.TS Nguyễn Văn Châu, Khoa Côn trùng, Viện SR-KST- CT TƯ, nhận định.

Song, vấn đề ở chỗ, nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh - như thừa nhận của PGS.TS Châu nói riêng và các đơn vị khác nói chung chưa có bất cứ nghiên cứu sâu về loại bọ xít hút máu người. Có chăng, Viện chỉ nắm bắt được một số đặc điểm về sự phân bố, hình thái và sinh thái trên cơ sở tài liệu nước ngoài, còn về bệnh học và dịch tễ học, hoàn toàn không nghiên cứu.


Để diệt loại bọ xít hút máu người này, ngoài việc giết chúng bằng phương pháp thủ công, có thể dùng các hóa chất dùng trong y tế, như permethrin 50EC, fendona 10SC, icon 10 WP (nhóm có nguồn gốc từ thực vật - pyrethroid), liều 30mg nguyên chất /m2 phun trong và xung quanh nhà giống như phun diệt muỗi.​

Cách đây khoảng 5 năm, PGS.TS Châu cũng ghi nhận được một trường hợp bị bọ xít đốt tại nhà ông H, ngõ Văn Chương, đường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội.

Theo lời kể ông H, con bọ xít này trú tại ngăn kéo bàn làm việc, ban đêm, nó lặng lẽ bám theo thành bàn, bò đến dưới khuỷu tay của ông đốt. Đên lúc phát hiện được, ông H gọi điện đến Viện SR-KST- CT TƯ. Ông Châu đã đến gặp ông H tìm hiểu.

Theo PGS-TS Châu, con bọ xít hút máu người này không chứa mầm mống gây bệnh. Nó chỉ là vật trung gian và thường truyền ký sinh trùng nội bào, gây bệnh Chaga’s thường được đề cập đến ở các nước vùng châu Mỹ. Nhưng ở Việt Nam, từ trước đến nay, ông chưa bao giờ nghe thấy cũng như chưa có tài liệu nào nói đến trường hợp bị mắc bệnh nguy cấp do loại bọ xít này gây ra.

Loại bọ xít hút máu người đã quá quen thuộc với các nhà nghiên cứu về côn trùng học. Tuy nhiên, các trường hợp mà Viện SRKST nhận được đều ở mức bình thường, chỉ bị phản ứng ngoài da và không gây các tổn thương nào khác.

Bên cạnh đó, quá trình phát hiện mầm bệnh mang tính đơn lẻ, không tạo thành dịch. Do đó, nếu đặt vấn đề dịch tễ học và bệnh học để nghiên cứu chuyên sâu với loại bọ xít hút máu người này, e rằng chưa đủ điều kiện, PGS.TS Nguyễn Đức Mạnh bày tỏ.

Thế giới từng có dịch

Trong cuốn tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhan đề Vector Control (1997), cũng có hẳn một chương nói về loại côn trùng này. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hương Bình, Khoa Sinh học Phân tử, Viện SRKST, chính chương 3 này lại không được chú ý để dịch ra tiếng Việt bởi, lúc bấy giờ, loại bọ xít này không được nói đến nhiều.

Đáng chú ý, loài bọ xít này lại từng gây thảm họa ở không ít nước. Theo TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng Thực nghiệm, Viện Sinh thái&Tài nguyên Sinh vật, bọ xít hút máu người thuộc giống Triatoma và Rhodinus thuộc họ Reduviidae, bộ Hemiptera hay Heteroptera được phát hiện nhiều ở các nước khu vực Nam Mỹ. Năm 1996, ước tính có 16 - 18 triệu người bị nhiễm bệnh; trong số đó, hơn 6 triệu người đã bị bệnh lâm sàng và 45.000 người chết mỗi năm.
 
5,604
7
38

metyruoi

Active Member
Thông tin thêm về các loài bọ xít hút máu

NDĐT - Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến một loài bọ xít được cho là “hút máu người” và lo ngại có thể truyền bệnh giống như loài bọ xít đã được phát hiện ở nước ngoài. Tiến sỹ Lê Trọng Sơn, Trưởng phòng động vật sinh thái, Khoa Sinh học trường ĐH Khoa học Huế cung cấp đến độc giả báo NDĐT một số thông tin về bọ xít hút máu đang được chú ý này.

Bọ xít hút máu gồm nhiều loài khác nhau thuộc về họ Reduviidae (Latrreille, 1807), bộ Hemiptera.

Họ Reduviidae, được gọi là bọ xít ăn thịt hay bọ xít ám sát, có tới 300 giống với 2.500 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và các vùng có nhiệt độ khá cao (ấm). Là bọ xít chúng có kích thước trung bình, bay giỏi, màu sắc cơ thể khác nhau như đen, nâu, xám, vàng, da cam, đỏ.... Hút máu động vật hoang và động vật sống gần người như chó, mèo. Có thể tấn công người, gây ra các vết đốt. Một số loài nếu không cẩn thận khi bắt chúng bằng tay chúng sẽ đốt và gây ra vết thương.

Loài Reduvius personatus (Linn.) là một loài bọ xít màu nâu - đen, thường xuất hiện trong nhà, săn bắt rệp giường nhưng cũng có thể đốt người.

Các loài bọ xít hút máu khác thuộc giống Triatoma cũng xâm nhập vào nhà và đốt người trong đó có loài Triatoma sanguisuga (Leconte) dài khoảng 2,4 -2,5 cm, màu đen có 6 chấm đỏ trên mỗi mặt bụng. Khi chúng đốt người thì gây ra vết thương rất nặng. Ở Nam Mỹ các loài bọ xít thuộc giống này được xác định là vật chủ trung gan truyền bệnh Chagas như loài Tratoma rubrovaria Blanchrd có thể truyền loài trùng roi Trypanosoma cruizi gây ra bệnh Chagas, loài Triatoma uhleri Nieva truyền trùng roi Trypanosoma triatomae Kofoid gây ra bệnh Chagas... Loài Triatoma rubrofasciata (De Geer) truyền trùng roi Leishmania gây bệnh Kalaaz (bệnh hắc nhiệt làm đen da) ở Ấn Độ.

Các loài bọ xít hút máu trưởng thành thường sống trong khe đá, kẽ tường nhà, mái nhà tranh... ở các vùng đồi, núi hay cả vùng đồng bằng. Con cái đẻ trứng ngay sau khi giao phối, sau 2 - 3 ngày trứng nở thành thiếu trùng có 5 tuổi chưa có cánh. Cả con cái, con đực và thiếu trùng đều hút máu và thường hút vào ban đêm.

Sau khi hút máu, gây ngứa, do gãi nên gây thương tổn vùng da bị đốt, chất bài tiết của bọ xítcó mang mầm bệnh truyền sang người.

Bệnh Chagas với biến chứng sưng tuyến giáp, cơ và suy tim, phổ biến ở Nam Mỹ. Khi bị bệnh Chagas dùng Nufurtimox liều 10mg/kg/ngày cho người lớn và 15mg/kg/ngày cho trẻ em, chia 3 lần, uống trong 60 - 120 ngày. Dùng Benzonidazol liều 5mg/kg/ngày với người lớn và 10mg/kg/ngày với trẻ em, chia 2 lần, uống trong 60 ngày.

Ở Việt Nam thông tin về bọ xít hút máu truyền bệnh không có nhiều, chưa có công trình nghiên cứu hệ thống về nhóm côn trùng này. Đặc biệt về bệnh Chagas chưa thấy xuất hiện ở nước ta. Tuy vậy không loại trừ khả năng bọ xít hút máu có thể truyền một số bệnh nhiệt đới khác.
 
5,604
7
38

metyruoi

Active Member
Có ký sinh trùng gây bệnh trong bọ xít hút máu

SGTT.VN - Sau nhiều thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện ra số lượng ký sinh trùng gây bệnh về máu có rất nhiều trên cơ thể bọ xít hút máu.

Theo tiến sĩ Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học thực nghiệm (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), sau nhiều thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện ra số lượng ký sinh trùng gây bệnh về máu có rất nhiều trên cơ thể bọ xít hút máu. Khi mổ 10 con bọ xít thì có đến 9 con bọ xít bị nhiễm vi khuẩn với mật độ dày đặc, còn 1 con nhiễm ở mức độ vừa. Sau khi nhuộm tiêu bản, cho lên kính hiển vi đã xác định được đây chính là ký sinh trùng nội bào đường máu Trypanosoma.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Giang Thanh, bộ môn Ký sinh trùng, Viện Thú y, cùng nhóm nghiên cứu về đề tài bọ xít hút máu, cũng là chuyên gia lâu năm nghiên cứu về ký sinh trùng Trypanosoma.evansi cho hay, hiện đã xác định được ký sinh trùng nội bào đường máu Trypanosoma. Tuy nhiên thuộc loài gây bệnh nào cụ thể hơn cần thời gian để xác định gen tại Viện Công nghệ sinh học.

Về tính sinh học của loài ký sinh trùng Trypanosoma tương đối giống với nhóm Trypanosoma.evansa là sống trong chuột, trâu bò. Chúng xâm nhập vào máu gây ra các chứng bệnh như sẩy thai, gầy yếu, suy giảm miễn dịch. Song, thuộc loài nào cụ thể cần thời gian để xét nghiệm về gen.



Hiện các nhà khoa học đang trong quá trình nuôi cấy và sản xuất kháng nguyên nhằm mục đích test lại trong máu người. Chỉ có cách sản xuất ra kháng thể này để test xem trong máu người có kháng thể chống lại loài này hay không. Bởi theo nguyên tắc, khi có loài này trong người, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phải sản xuất chất chống lại nó…

Hiện một số nước ở châu Á công bố đã thấy loài Trypanosome. Evansi trong máu người, ví dụ như Ấn Độ, Thái Lan. Nhưng thực tế bệnh thế nào vẫn chưa tỏ rõ. Việt Nam hiện chưa nghiên cứu nên chưa biết, song thế giới đã có thuốc khống chế.
 
Top