Làm gì khi trẻ có tật nói lắp

10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
[h=1]Làm gì khi trẻ có tật nói lắp[/h] [h=2]Chữa nói lắp của con tạo thành thói quen nói bình thường lưu loát không phải ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải qua nhiều tháng, thậm chí lâu hơn nữa.[/h]
Trẻ từ 2 đến 4 tuổi là thời kì phát triển tư duy rất nhanh, ngôn ngữ của trẻ thường không phát triển kịp với tư duy, khi muốn biểu đạt cần phải mất nhiều thời gian tìm tòi trong đại não những từ hội thích hợp để biểu đạt, nên thường xuất hiện hiện tượng nói lắp bắp, lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ảnh minh họa
Trong trường hợp thông thường, trẻ nhỏ ban đầu nói lắp bắp chẳng khác nào trẻ mới chập chững tập đi, khi đi còn bị vấp ngã, nếu người lớn cứ để trẻ tự nói, không phải để tâm gì lắm làm cho trẻ ngượng ngập về sự nói lắp của mình, như vậy trẻ rất nhanh sẽ khắc phục được tật nói lắp này.
Điều đáng tiếc là có một số cha mẹ vừa thấy con nói lắp đã nôn nóng căng thẳng, quá để ý đến việc này, cứ luôn luôn uốn nắn lại, thậm chí thấy con không sửa chữa được ngay là nổi nóng. Làm như vậy vô hình trung đã gây cho trẻ một ấn tượng lúc nào cũng nơm nớp sợ nói lắp, sẽ bị quở mắng nên càng làm cho tật nói lắp này nặng thêm, khó sửa chữa, chẳng bằng cứ để cho trẻ bình tĩnh phát triển tự nhiên, khi ngôn ngữ phát triển sau rồi tự chúng có thể chú ý và sửa chữa dần, nhất là khi chúng đi học tiếp xúc, vui chơi với các bạn bè rồi tự nhiên tật nói lắp sẽ dần được khắc phục.
Làm cha mẹ, trước khi chuẩn bị áp dụng phương pháp giáo dục nào đối với con tốt nhất là hãy suy nghĩ xem: Điều bạn muốn làm cho con trở nên mạnh mẽ, tốt lên cuối cùng là gì, phương pháp mà bạn áp dụng để đạt được mục đích đó con của mình có thích hay là khó chịu và kết quả lại là phản tác dụng. Ảnh hưởng của phương pháp đó đối với con là tích cực hay là tiêu cực, có tác dụng động viên hay là vùi dập, có tác dụng trước mắt hay lâu dài… Những suy nghĩ này rất hữu dụng, có thể giúp bạn vứt bỏ những thói quen làm theo cảm hứng nhất thời, theo quán tính tự nhiên để đạt được mục đích chân chính.
Điều quan trọng nhất là mỗi khi thấy con nói lắp bắp hoặc nói lắp thì không nên quá để ý nhắc nhở, uốn nắn, càng không nên vì thế mà phê bình, chế nhạo con, tốt nhất là cứ để con nói năng tự nhiên, không bị căng thẳng, thiếu tự tin. Phải luôn chú ý dùng phương thức động viên khích lệ mặt tốt của con, cứ bình tĩnh kiên trì giúp đỡ con dần một cách nhẹ nhàng khéo léo để khi muốn nói gì, con nó sẽ hoàn toàn tự nhiên thoải mái, không căng thẳng ngại ngần.
Chữa nói lắp của con tạo thành thói quen nói bình thường lưu loát không phải ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải qua nhiều tháng, thậm chí lâu hơn nữa cha mẹ và những người trong gia đình phải có sự chuẩn bị kiên nhẫn giúp con tập luyện dần dần.
Theo Phụ nữ Thủ đô
 
Top