Link Văn bản luật

841
0
0

Mẹ Tiếu Tiếu

New Member
Ðề: Link Văn bản luật

chào mẹ Chichi, xin hỏi có phải chị tư vấn luật trong wtt không, mở 1 topic ở đây nhé!
Chúc chị và gia đình luôn mạnh giỏi!
 
143
0
0

huongdx

New Member
Ðề: Link Văn bản luật

mechichi cho mình hỏi chút, nếu doanh nghiệp như thế nào được quyền chuyển đổi công tác của một người đang làm một công việc khác hòan tòan trái ngành nghề, (cty nói là dựa theo điều luật 17), nhưng như thế nào được áp dụng điều luật 17? Cám ơn mẹchichi :love:
 
20
0
0

mechichi

New Member
Ðề: Link Văn bản luật

mechichi cho mình hỏi chút, nếu doanh nghiệp như thế nào được quyền chuyển đổi công tác của một người đang làm một công việc khác hòan tòan trái ngành nghề, (cty nói là dựa theo điều luật 17), nhưng như thế nào được áp dụng điều luật 17? Cám ơn mẹchichi :love:
Hi chị

Điều 34 BLLĐ

1- Khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm.

2- Khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất ba ngày, phải báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ và giới tính của người lao động.

3- Người lao động tạm thời làm công việc khác theo quy định tại khoản 1 Điều này, được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 70% mức tiền lương cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
 
143
0
0

huongdx

New Member
Ðề: Link Văn bản luật

Hi chị

Điều 34 BLLĐ

1- Khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm.

2- Khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất ba ngày, phải báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ và giới tính của người lao động.

3- Người lao động tạm thời làm công việc khác theo quy định tại khoản 1 Điều này, được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 70% mức tiền lương cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Vậy là thời hạn chuyển đổi công việc chỉ trong vòng 60 ngày? Nếu như công ty muốn chuyển đổi luôn và nói là không sắp xếp được công việc cũ thì sao?

Người lao động không đồng ý chuyển công việc luôn, mà không muốn xin nghỉ, muốn cty đơn phương chấm dứt HD nhưng cty lại không muốn thế thì người LD có quyền từ chối công việc mới không mà không bị quy kết vào việc không tuân theo sự sắp xếp của công ty không?
 
20
0
0

mechichi

New Member
Ðề: Link Văn bản luật

Công ty có quyền chuyển đổi người lao động làm việc trái ngành nghề hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động và người lao động có quyền chấp hành hoặc không.

Theo điều 37, điểm a, khoản 1 BLLD, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng.

Trường hợp chị đưa ra, người lao động buộc phải lựa chọn, hoặc là tuân theo sự sắp xếp của công ty, Hoặc là khởi kiện yêu cầu công ty phải thực hiện theo hợp đồng lao động, hoặc là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
 
143
0
0

huongdx

New Member
Ðề: Link Văn bản luật

Công ty có quyền chuyển đổi người lao động làm việc trái ngành nghề hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động và người lao động có quyền chấp hành hoặc không.

Theo điều 37, điểm a, khoản 1 BLLD, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng.

Trường hợp chị đưa ra, người lao động buộc phải lựa chọn, hoặc là tuân theo sự sắp xếp của công ty, Hoặc là khởi kiện yêu cầu công ty phải thực hiện theo hợp đồng lao động, hoặc là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Người này không muốn chấm dứt hợp đồng với công ty, mà cũng không muốn nhận việc mới, mà muốn công ty đơn phương chấm dứt HĐ với người đó, nếu không sẽ khởi kiện, nhưng chị không hiểu khởi kiện thì người đó có được gì không?
 
20
0
0

mechichi

New Member
Ðề: Link Văn bản luật

Người này không muốn chấm dứt hợp đồng với công ty, mà cũng không muốn nhận việc mới, mà muốn công ty đơn phương chấm dứt HĐ với người đó, nếu không sẽ khởi kiện, nhưng chị không hiểu khởi kiện thì người đó có được gì không?
Nếu khởi kiện và được Tòa án xem xét, Công ty sẽ buộc phải cho người đó làm đúng công việc mà họ đã thỏa thuận theo Hợp đồng lao động. Nhưng chị nghĩ xem, khi đó, công việc của họ ở công ty có thuận lợi ko? Phía công ty cũng không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do này.

Căn cứ Điều 38

1- Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;

b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;

c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động dưới một năm ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;

d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.

Do đó, nếu công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sai luật, họ phải bồi thường.
Em nghĩ trường hợp của chị, có khả năng công ty sẽ có những cách thức để ép người lao động tự động xin thôi việc.
 
Top