(MS125.1/TT) 17.12.2011 - Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường TH Trung Lý 1, xã Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hóa

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
10,150
29
48

ALnML

Super Moderator
Nào mọi người ơi hãy cùng tham gia chuyến đi tập thể lần thứ 125 của nhà Chia sẻ tình thương, kết thúc năm 2011, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra của tổ Hoạt động tập thể.
Hãy cùng đến với các bé học sinh dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát Thanh Hoá.
Điện thoại Thầy Sinh hiệu trưởng : 0976246315

Dự kiến :
Thời gian : 3g30 sáng ngày thứ bảy 17.12.2011
Số học sinh của trường là 452 h/s ( 100% DT Mông, Mường , Thái ...- 74% hộ nghèo )
Phần quà cho học sinh: Bộ đồng phục áo trắng dài tay cùng quần xanh + Áo khoác ba lớp ấm + kẹo bánh +...
Cùng SGK, sách truyện cũ ...

Trưởng BTC Hà mecunlinh 0903415455


Tài khoản ủng hộ :

0451001702829 – Ngô Thanh Hà.
Vietcombank - Chi nhánh Thành Công.


Khi gửi nhớ ghi rõ : Gửi ủng hộ chương trình Trung Lý 1, Mường Lát Thanh Hoá của CSTT và rõ ID để BTC tiện theo dõi.
Xin chân thành cảm ơn. @};-

Vài lời giới thiệu về trường

Trường tiểu học Trung Lý I thuộc xã Trung Lý - Huyện Mường Lát được thành lập theo quyết định chia tách trường số ; 2899/QT – CT ngày 14 tháng 9 năm2004 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa.

Nhà trường đóng trên địa bàn xã Trung Lý - huyện Mường Lát,một xã vùng cao có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của Tỉnh Thanh Hóa .
Trường có 452 h/s ( 100% DT Mông, Mường , Thái - 74% hộ nghèo )
Trường có 10 điểm trường đóng ở 10 bản của xã đó là: Bản Táo( khu trường chính), Khằm I , Khằm II, Suối Mạ, Pá quăn, Nà Ón, Ma Hác, Xa kháng chiến Lao, Suối Tung và suối Hộc.
Các điểm trường cách xa nhau, từ khu trường chính đến điểm trường gần nhầt là 7km, đến điểm xa nhất là 18km. Có 5 diểm nằm trên/gần tỉnh lộ 520 nên ô tô vào được. Còn lại chỉ xe 7 chỗ vào đc.
Điều kiện giao thông đi lại cực kì khó khăn, vào mùa mưa chủ yếu là đi bộ. Đời sống bà con còn nghèo nàn,lạc hậu,với các dân tộc :Thái, H’Mông, Mường, Kinh cùng sinh sống.Trong đó chủ yếu là dân tộc H’Mông chiếm tới 80% dân số của xã và đang còn tình trạng di cư tự do nên có phần ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường .

Học sinh tự đi học. Trước kia bố mẹ ko cho đi học, bắt ở nhà làm nương. Bây giờ tiến bộ hơn cho đi nhưng mùa rẫy vẫn nghỉ để làm rẫy. Học bán trú dân nuôi 2 buổi /tuần chỉ thực hiện đc ở 2 điểm




Có hai con đường đi đến trường :
Từ Hà Nội đến Mường Lát, nếu đi bằng đường bộ có thể theo hai con đường chính. Một là theo quốc lộ 6 đi tới ngã ba Tòng Đậu, trườn sang đường 15A đi huyện Mai Châu rồi vượt thêm đến thị trấn Co Lương (đều thuộc tỉnh Hòa Bình). Từ đây xuôi bên bờ sông Mã đến thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), rồi nhằm thẳng tỉnh lộ 520 ngược lên Mường Lát. Hoặc theo quốc lộ 1A đến TP Thanh Hóa, ngược quốc lộ 47, quốc lộ 15A đến thị trấn Hồi Xuân.
Rồi theo tỉnh lộ 520 bên kia cây cầu Hồi Xuân, hoàn tất cuộc chinh phục hơn 100km đường đèo dốc quanh co, chúng ta sẽ tận mắt thấy nơi con sông Mã trở về đất Việt. Và khi nghỉ chân dưới gốc cây đa huyền thoại trên đỉnh Pù Lộc Cộc (cổng trời) hùng vĩ, chúng ta đã có thể phóng tầm mắt đến những bản làng đầu tiên của đất Mường Lát.
Chặng đường từ Hà Nội đến Mường Lát nếu đi theo quốc lộ 1A thì khoảng 420km. Còn đi theo quốc lộ 6 hành trình sẽ giảm gần một nửa đường.


Dạy “song ngữ” giữa đại ngàn Mường Lát
(BNS) Lâu lắm rồi, hôm nay có các anh đến đây bọn em mới thoải mái được nói tiếng Kinh đấy, lâu nay toàn nói tiếng dân tộc cùng học sinh và đồng bào ở đây thôi. Câu nói của các thầy cô giáo cắm bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đủ để chúng tôi hình dung ra những khó khăn vất vả mà giáo viên nơi đây phải đối mặt.





Cô và trò ở lớp học mầm non tại bản Kò Kài, xã Trung Lý, huyện Mường Lát


Huyện miền núi biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) có sáu dân tộc: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú và Kinh cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái và Mông chiếm đa số. Nơi đây rất nhiều học sinh chẳng hề biết tiếng Kinh khiến việc ươm mầm chữ của giáo viên gặp vô vàn trắc trở. Từ yêu cầu thực tế trong quá trình giảng dạy, nhiều thầy cô giáo trở thành những “giáo viên song ngữ”, có thể nói tiếng Mông, Mường, Dao, Khơ Mú... một cách thành thạo.

Sau Tết Tân Mão 2011 này là vừa tròn bảy năm kể từ ngày cô giáo Trịnh Kim Quế vượt qua gần 300 km, rời thành phố Thanh Hóa để lên gắn bó với học sinh nghèo Mường Lát. Hiện tại cô Quế đang tham gia giảng dạy tại Trường Tiểu học Trung Lý 2, xã Trung Lý, huyện Mường Lát. Bảy năm trời gắn bó với học sinh vùng cao, cô Quế đã tham gia dạy học ở nhiều địa bàn khó khăn, hiểm trở khác nhau. Có lẽ chỉ có động lực từ tinh thần tuổi trẻ đầy nhiệt huyết mới giúp cô Quế tự tin đeo ba lô trên vai, lặn lội từ miền xuôi lên vùng cao công tác.

Những ngày đầu “lên núi”, cô Quế nhận thấy đồng bào các dân tộc chủ yếu sống bằng nương rẫy, kinh tế mang nặng tính tự cung, tự cấp. Với kiểu sản xuất này, sự phân công lao động trong mỗi gia đình rất chặt chẽ, bố mẹ và con cái đều có công việc cụ thể, không thể thiếu vắng một lao động nào. Do đó cơ hội đến với trường lớp của trẻ em vùng cao là rất hạn hẹp.

Cô Quế tự nhủ, muốn dạy chữ, xóa mù thành công thì rất cần biện pháp giáo viên “cắm bản” dạy học, ăn ở cùng bà con. Tuy nhiên, những ngày đầu công tác đối với cô Quế thật chẳng dễ dàng. Không biết tiếng dân tộc nên dù cô giáo nhiệt tình giảng dạy đến mấy thì học sinh vẫn cứ ngơ ngơ ngác ngác vì không hiểu cô nói gì. Sau những buổi giảng dạy này, sự bất lực hiện rõ trong suy nghĩ của mỗi thầy cô giáo. Bất đồng ngôn ngữ với học sinh đã khiến việc dạy và học gặp không ít khó khăn. Nhiều em không hề biết tiếng Kinh, loại ngôn ngữ các thầy cô giáo đang sử dụng để giảng dạy. Dưới cái nắng nóng, gió Lào, mồ hôi vã ra trong từng câu chữ nhưng nhìn khuôn mặt ngơ ngác, không hiểu bài của đám học trò nhiều lúc cô Quế cũng chán nản. Những lúc đó cô và nhiều giáo viên trẻ khác đã phát khóc vì bế tắc trong phương hướng dạy học.

Nhưng cũng chính từ khó khăn thực tế, những giáo viên trẻ yêu nghề đã biết cách vượt lên. Cô Quế tâm sự: “Không được học hành, không biết chữ thì cứ nghèo mãi thôi, con em đồng bào dân tộc phải được đi học, phải được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Xuất phát từ ý nghĩ đó mà chúng tôi quyết định học tiếng Mông, Dao, Thái... để bổ trợ cho việc dạy”. Nghĩ là làm, cô Quế cùng nhiều giáo viên khác kiên trì học tiếng dân tộc. Với cô giáo, trước hết muốn dạy chữ cho các em thì chính bản thân phải tự tìm tòi, học hỏi và trau dồi khả năng nói tiếng dân tộc. Khi đã hiểu được tiếng thì việc dạy học cho học sinh đã trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều.

Chúng tôi có mặt tại lớp học của cô giáo Quế vào một buổi sáng đầu năm Tân Mão 2011. Trong khi cả bản làng vẫn còn chìm ngập trong làn sương trĩu nặng thì tiếng nói cười đùa của học sinh đã vang lên rộn rã cả thung lũng. Cùng với cô giáo Quế, cô giáo Phạm Thị Ngân, quê ở xã Yên Phong, huyện Yên Định, giáo viên trường tiểu học Pù Nhi cũng đã có thâm niên trên 10 năm công tác vùng cao. Hiện tại cô có thể giao tiếp bằng cả tiếng Mông và tiếng Thái. Đến nay, hầu như các giáo viên “cắm bản” dạy học ở Mường Lát đều có thể nói ít nhất là một thứ tiếng của đồng bào dân tộc.

Các giáo viên “cắm bản” ở Mường Lát hầu như đều ở dưới xuôi được tăng cường lên. Vượt qua những khó khăn và trở ngại trong đời sống và công việc, với tấm lòng thương học sinh, các thầy cô giáo vẫn tiếp tục tận tụy với việc gieo chữ nhọc nhằn của mình. Sự nghiệp trồng người của những giáo viên vùng cao như cô giáo Trịnh Thị Quế thật đáng quý, đáng trân trọng. Chính những giáo viên này là những người góp công lớn thay đổi bộ mặt đời sống văn hóa - kinh tế của đồng bào vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số.

THANH HOÀNG
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2,398
0
36

Mexecuazin

Active Member
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

he he...lại chuẩn bị nào
 
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Lại đi vào đi ra! Chẹp!
 
144
0
0

Lantrailt

New Member
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Em mới đi đến Co Lương, chưa đi qua Trung Lý. Hy vọng lần này sẽ có điều kiện bám càng các chị
 
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Ước gì ...........
 
454
0
0

V.Anh

New Member
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Lần này dùng được chỗ bút sáp của em rồi bác HG và OG nhỉ ;)
 
590
0
0

dieuhuong

New Member
Trả lời: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Lần này chị sẽ cố ko để trượt chuyến đi tổng kết này đâu, bao tải thồ hàng đã chuẩn bị sẵn. Chúc mọi việc thuận buồn xuôi gió!
 
741
0
16
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Đi đường Mai Châu đi cả nhà ơi! Cung đường này đẹp lắm, đường tốt đến tận Thanh Hóa. Chắc chỉ đến đoạn vào xã là đường xấu thôi. Có đoạn đường đi sát sông Mã, cảnh rất đẹp. Mình đi đúng cung đường cụ Quang Dũng đã đi đấy

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
....
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
 
1,505
0
0

Đồng Nát

<b>TB.</b> <span color="#ff0000">ACNM</span>
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Đi đường Mai Châu đi cả nhà ơi! Cung đường này đẹp lắm, đường tốt đến tận Thanh Hóa. Chắc chỉ đến đoạn vào xã là đường xấu thôi. Có đoạn đường đi sát sông Mã, cảnh rất đẹp. Mình đi đúng cung đường cụ Quang Dũng đã đi đấy

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
....
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Chuẩn lun!!!
Đi theo đường 1a vào Thanh Hóa rồi vòng sang thì gọi là "mua đường bán kẹo" rồi ạ
 
144
0
0

Lantrailt

New Member
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Hihi bạn em chỉ cho em cung đường đi như này:
Đến TT Lương Sơn nhé, qua thị trấn mọt tẹo, thấy có ngã ba, biển chỉ dẫn là Nhà máy Xi măng LS thì rẽ vào đường đó. Đường đo là đường TSA - Bãi Lạng - Bãi Chạo. Đến Ngã ba bãi Chạo thì rẽ phải theo hướng dốc Cun nhé, không rẽ trái (vì rẽ trái là xuống Kim Bôi), lên đến Cun thì rẽ trái để lên Sơn La, đi thẳng là về Hòa Bình đấy. Đường khá đẹp, đèo dốc uốn lượn
Trên lối này, đi qua Mai Châu - Co Lương - rồi sang TRung Lý tầm 20km đường to, dễ đi, dọc sông Mã. Nhưng mà không biết các chị đi xe oto bao nhiêu chỗ ngồi. Nếu xe 24 chỗ chắc không đi được đường bạn em bảo đâu ạ! Cái đường từ Mai Châu đi Co Lương em thấy nó bé mà, cũng không rõ xe to thế có đi đc không. Còn đoạn Co Lương sang Trung Lý thì em chưa đi nên không rõ!
Nếu được tham gia, em sẽ đi lối đường này bằng xe máy vì đi oto bị say hic hic......
@Chị Loan: Có phải đi tiền trạm trước không chị ơi??? Nếu có em đăng ký 1 xe với ạ!
 
41
0
0

trinhvh91

New Member
Trả lời: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

ớ, cho em hỏi lần ni đoàn đà nẵng có đi không ạ
 
10,150
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Chuẩn lun!!!
Đi theo đường 1a vào Thanh Hóa rồi vòng sang thì gọi là "mua đường bán kẹo" rồi ạ
Có một thành viên sau khi check người quen ở Thanh Hoá thì chỉ con đường đi như sau:
Từ HN đi đường mòn HCM đến Cẩm Thuỷ, rồi Đồng Tâm, qua Quan Hoa vào Mường Lát chứ 2 đường trên hơi vòng vèo. (Trích nguyên câu)

Cả nhà mình ai thông thạo chỉ dẫn giùm với.
 
741
0
16
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Có một thành viên sau khi check người quen ở Thanh Hoá thì chỉ con đường đi như sau:
Từ HN đi đường mòn HCM đến Cẩm Thuỷ, rồi Đồng Tâm, qua Quan Hoa vào Mường Lát chứ 2 đường trên hơi vòng vèo. (Trích nguyên câu)

Cả nhà mình ai thông thạo chỉ dẫn giùm với.
Em đã từng đi cung Hà Nội-Mai Châu-Pù Luông-Cẩm Thủy-đường mòn HCM-HN. Đến Cẩm Thủy là có biển chỉ đường sang Mường Lát ạ. Đường đi tốt xấu ra sao thì chắc phải tiền trạm trước. Còn để đo km thì chị cứ hỏi Google map là chuẩn đấy.
 
41
0
0

trinhvh91

New Member
Trả lời: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

em ưng đi quá mà không biết trúng ngày nớ có thi môn chi không nữa
 
122
0
0

Nhân Ái

New Member
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Có một thành viên sau khi check người quen ở Thanh Hoá thì chỉ con đường đi như sau:
Từ HN đi đường mòn HCM đến Cẩm Thuỷ, rồi Đồng Tâm, qua Quan Hoa vào Mường Lát chứ 2 đường trên hơi vòng vèo. (Trích nguyên câu)

Cả nhà mình ai thông thạo chỉ dẫn giùm với.
Có lẽ nên hỏi OF và A "Cuadedanh" bác ạ!
 
2,019
2
38

Mẹ Mít nhợn

Active Member
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Đây là danh sách học sinh các điểm lẻ của trường tiểu họcTrung Lý I ạh:
(Tổng số học sinh: 453 em – Nữ: 218; Nam: 235)

Tổng số học sinh theo khối:
- Khối 1: 94 học sinh – Nữ: 49, Nam: 45
- Khối 2: 107 học sinh – Nữ: 49, Nam: 58
- Khối 3: 92 học sinh – Nữ: 44, Nam: 48
- Khối 4: 75 học sinh – Nữ: 33, Nam: 42
- Khối 5: 85 học sinh – Nữ: 43, Nam: 42

1. Táo: 5 khối lớp – 96 học sinh (Nữ: 58 , Nam: 38)
Khối 1: 21 học sinh – Nữ: 11, Nam: 10
Khối 2: 27 học sinh – Nữ: 18, Nam: 9
Khối 3: 14 học sinh – Nữ: 8, Nam: 6
Khối 4: 14 học sinh – Nữ: 9, Nam: 5
Khối 5: 20 học sinh – Nữ: 12, Nam: 8

2. Khằm I: 5 khối lớp – 62 học sinh (Nữ: 27 , Nam: 35)
Khối 1: 9 học sinh – Nữ: 5, Nam: 4
Khối 2: 18 học sinh – Nữ: 6, Nam: 12
Khối 3: 13 học sinh – Nữ: 7, Nam: 6
Khối 4: 9 học sinh – Nữ: 3, Nam: 6
Khối 5: 13 học sinh – Nữ: 6, Nam: 7

3. Khằm II: 5 khối lớp – 42 học sinh (Nữ: 24 , Nam: 18)
Khối 1: 9 học sinh – Nữ: 5, Nam: 4
Khối 2: 6 học sinh – Nữ: 4, Nam: 2
Khối 3: 9 học sinh – Nữ: 5, Nam: 4
Khối 4: 5 học sinh – Nữ: 3, Nam: 2
Khối 5: 13 học sinh – Nữ: 7, Nam: 6

4. Suối Mạ: 4 khối lớp – 17 học sinh (Nữ: 3 , Nam: 14)
Khối 1: 2 học sinh – Nữ: 0, Nam: 2
Khối 2: 5 học sinh – Nữ: 1, Nam: 4
Khối 3: 5 học sinh – Nữ: 2, Nam: 3
Khối 4: 5 học sinh – Nữ: 0, Nam: 5

5. Pá Quăn: 5 khối lớp – 42 học sinh (Nữ: 21 , Nam: 21)
Khối 1: 11 học sinh – Nữ: 7, Nam: 4
Khối 2: 8 học sinh – Nữ: 2, Nam: 6
Khối 3: 8 học sinh – Nữ: 5, Nam: 3
Khối 4: 9 học sinh – Nữ: 4, Nam: 5
Khối 5: 6 học sinh – Nữ: 3, Nam: 3

6. Nà Ón: 5 khối lớp – 51 học sinh (Nữ: 17 , Nam: 34)
Khối 1: 12 học sinh – Nữ: 6, Nam: 6
Khối 2: 13 học sinh – Nữ: 5, Nam: 8
Khối 3: 9 học sinh – Nữ: 2, Nam: 7
Khối 4: 9 học sinh – Nữ: 1, Nam: 8
Khối 5: 8 học sinh – Nữ: 3, Nam: 5

7. Ma Hác: 4 khối lớp – 26 học sinh (Nữ: 15 , Nam: 11)
Khối 1: 10 học sinh – Nữ: 6, Nam: 4
Khối 3: 6 học sinh – Nữ: 4, Nam: 2
Khối 4: 5 học sinh – Nữ: 3, Nam: 2
Khối 5: 5 học sinh – Nữ: 2, Nam: 3

8. Xa Lao: 4 khối lớp – 18 học sinh (Nữ: 13 , Nam: 5)
Khối 1: 4 học sinh – Nữ: 3, Nam: 1
Khối 2: 4 học sinh – Nữ: 3, Nam: 1
Khối 3: 8 học sinh – Nữ: 5, Nam: 3
Khối 4: 2 học sinh – Nữ: 2, Nam: 0

9. Suối Tung: 5 khối lớp – 51 học sinh (Nữ: 20 , Nam: 31)
Khối 1: 10 học sinh – Nữ: 3, Nam: 7
Khối 2: 12 học sinh – Nữ: 4, Nam: 8
Khối 3: 8 học sinh – Nữ: 3, Nam: 5
Khối 4: 7 học sinh – Nữ: 3, Nam: 4
Khối 5: 14 học sinh – Nữ: 7, Nam: 7


10. Suối Hộc: 5 khối lớp – 48 học sinh (Nữ: 20 , Nam: 28)
Khối 1: 6 học sinh – Nữ: 3, Nam: 3
Khối 2: 14 học sinh – Nữ: 6, Nam: 8
Khối 3: 12 học sinh – Nữ: 3, Nam: 9
Khối 4: 10 học sinh – Nữ: 5, Nam: 5
Khối 5: 6 học sinh – Nữ: 3, Nam: 3
 
1,416
0
36

MomMi

Active Member
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

em không biết ngày đó em có bận gì không? nhưng hiện tại cho em đăng ký 1 suất. tks. BTC
 
563
0
0

Tâm Tuệ

New Member
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

cả nhà cho em đăng ký với ạ,hy vọng là em được đồng hành cùng cstt trong chuyến đi cuối năm này. Cảm ơn BTC nhiều!
 
327
0
0

Mẹ Đan Hà

New Member
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Mở hàng nào! Em và một người bạn ủng hộ các con 500K+500K. Em đang đi công tác vắng, cho em ghi nợ; 21/11 về sẽ chuyển khoản 1.000K cho bác Hà nhé!
 
7,828
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: (MS125.1/TT) 17.12.2011 Chia sẻ tình thương tặng áo ấm cho các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Em đăng kí 2 ghế cho OMM và em Tuấn VNAir ah.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top