Ô Quan Chưởng đang bị 'xi măng hóa'

1,557
0
0

Camellia

New Member
Khoác lên mình chiếc áo mới, Ô Quan Chưởng trở nên lạ lẫm với ngay cả những người dân từng gắn bó cả đời với con phố này. Không còn lớp màu rêu phong cổ kính, một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ này đang được 'xi măng hóa'.

Ô Quan Chưởng là cửa ô của Hà Nội xưa nằm ở phía Đông của tòa thành đất bao quanh kinh thành Thăng Long. Cửa ô này được xây dựng từ năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay.
Hiện, Ô Quan Chưởng nằm trên phố Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, gần chân cầu Chương Dương.
Ô Quan Chưởng được xem là một trong năm cửa ô còn lại duy nhất trong năm cửa ô xưa (Ô chợ Dừa, Ô Cầu Giấy, Ô Chợ Dền và Ô Đống Mác).
'Bộ áo' mới được khoác lên cho Ô Quan Chưởng...
... Phủ lên tấm áo rêu phong trước kia.
Việc 'trùng tu', làm mới Ô Quan Chưởng khiến di tích này mất đi dáng vẻ cổ kính.
Kiến trúc trên vọng lâu được trát xi măng.

Cổng xây có vọng lâu trước đây để canh gác và giữ an ninh cho khu phố buôn bán bên trong. Hiện cửa ô còn nguyên lối tam quan với cửa chính và cửa phụ hai bên.
Ô Quan Chưởng rêu phong đã chỉ còn nằm trong ký ức của những người yêu Hà Nội.
Khánh Huyền




-------------​
Đọc tin này mà thấy uất nghẹn. Chẳng ngờ cách đây vài tháng, em chụp Ô Quan Chưởng với bức tường rêu phong lại là lần cuối cùng ...​
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: Ô Quan Chưởng đang bị 'xi măng hóa'

Sẽ đổi màu sơn cho Ô Quan Chưởng “cũ”hơn
Xem tin gốc
Thanh Niên - 1 ngày trước 17 lượt xem 2 tin đăng lại


Sau khi Báo Thanh Niên đăng bài Tân trang có làm “biến dạng” Ô Quan Chưởng? ngày 1.11, ông Nguyễn Doãn Tuân, Trưởng ban Quản lý di tích và danh thắng (QLDT-DT) Hà Nội cho biết sẽ tìm cách pha chế màu sơn cho phù hợp với Ô Quan Chưởng.

Facebook Xem tin gốcTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Doãn Tuân cho biết thêm, dự án tu bổ di tích lịch sử Ô Quan Chưởng đã bước vào giai đoạn hoàn thành, các hạng mục cơ bản đã làm xong, hiện chỉ còn việc tổ chức hội đồng nghiệm thu công trình. Trước khi tiến hành tu bổ, Ban QLDT-DT (chủ đầu tư dự án) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Bảo tồn di tích (NCBTDT) của Bộ VH-TT-DL tổ chức một cuộc hội thảo khoa học về di tích Ô Quan Chưởng để tham khảo, thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà khoa học. Đơn vị thi công dự án tu bổ Ô Quan Chưởng cũng thuộc Viện NCBTDT. Về quá trình triển khai dự án, ông Tuân khẳng định, việc thi công cho đến nay không hề có chuyện làm “biến dạng” di tích hoặc có thay đổi gì làm ảnh hưởng đến kiến trúc cũ của Ô Quan Chưởng và cũng không có chuyện làm “giảm niên đại” di tích do việc tu bổ, tôn tạo mới đây.

Ông Tuân cũng cho rằng, một số bức tường của khu di tích Ô Quan Chưởng qua gần 300 năm tồn tại đã có nhiều đoạn bị hư hỏng. Vài năm gần đây, Ban QLDT-DT cũng đã cho tiến hành sửa chữa một số hạng mục nhỏ, lẻ. Cách đây gần hai chục năm, Ô Quan Chưởng khi được công nhận là di tích lịch sử cũng đã được tu bổ. Nhưng do gặp khó khăn về kinh tế ở thời điểm đó, việc tu bổ chưa được đầu tư sâu, và người ta đã đưa một số gạch mới (không đúng niên đại cũ) vào sửa chữa di tích Ô Quan Chưởng. Vì vậy, trong đợt tu bổ tháng 10.2010, Ban QLDT-DT đã cho thay thế luôn các vật liệu không đúng niên đại đã đưa vào trước đó. “Toàn bộ số gạch đưa vào tu bổ, sửa chữa Ô Quan Chưởng đợt này đều là gạch cổ, không phải gạch mới. Chúng tôi đã phải cất công đi tìm loại gạch “vồ” (có niên đại trùng với niên đại xây Ô Quan Chưởng) trong khu vực Thành cổ Thăng Long để mang về sửa chữa cho tử tế hơn! Chúng tôi cũng chỉ lắp thêm 2 cánh cửa gỗ tấm lớn ở cổng chính của Ô Quan Chưởng, còn công trình vẫn nguyên như cũ, không có thay đổi gì”, ông Tuân nói.

Khi PV Thanh Niên phản ánh việc dư luận cho rằng, lớp sơn mới vừa được phủ trát một lớp như chiếc “áo mới” choàng lên Ô Quan Chưởng khiến di tích trông như vừa được “xây lại”, ông Tuân cho biết, bên thi công hiện nay vẫn đang tiếp tục quá trình sửa chữa lại, tìm cách pha chế màu sơn cho nó “cũ đi”, cho phù hợp với di tích. Những việc làm này, Ban QLDT-DT cũng phải làm thủ tục xin phép thỏa thuận của Bộ VH-TT-DL, sau đó mới triển khai.

Nếu có kinh phí, TP Hà Nội nên quy hoạch chỉnh trang khu vực dân cư quanh Ô Quan Chưởng để người dân thấy được tầm quan trọng của di tích và góp phần bảo vệ di tích lịch sử này

KTS Phạm Thanh Tùng

Chánh văn phòng Hội KTS Việt Nam

“Tất cả mọi việc thi công ở di tích này, chúng tôi đều làm đúng quy trình. Bộ VH-TT-DL chỉ đạo thế nào, chúng tôi làm thế, vì đây là một di tích lịch sử trọng điểm, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Tại di tích này, chúng tôi chỉ thay những hàng gạch cũ bị nát vỡ và sơn trát lại. Việc tìm màu sơn cho hợp lý với di tích Ô Quan Chưởng là công việc đòi hỏi kỹ thuật, không thể làm nhanh được, phải chọn màu sơn trông cho nó “cũ đi” một chút. Trong quá trình tu bổ Ô Quan Chưởng, lãnh đạo một số ban, ngành của Bộ VH-TT-DL đã quan tâm xuống tận công trình để xem xét, chỉ đạo từ việc thay thế loại gạch nào cho phù hợp với di tích lịch sử này. Khi tu bổ, tôn tạo phải thay mới những chỗ bị hư hỏng, nhưng không phải cứ thay mới nghĩa là làm mới di tích, cốt sao mình vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng kiến trúc, phong thái và cái hồn của di tích”, ông Tuân cho biết thêm.

Tu bổ di tích không phải là sơn trát, làm mới

Là một người khá quan tâm đến việc “tân trang” các di tích trong nhiều năm qua ở Hà Nội, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết: “Sau khi đọc báo Thanh Niên, tôi vừa tới Ô Quan Chưởng để xem việc tu bổ ở đây. Đúng là phần sơn trát ở phía trên di tích trông “mới quá” gây cảm giác như vừa “làm mới” Ô Quan Chưởng, còn nhìn chung, di tích không có gì thay đổi lớn, phần tường gạch xây phía dưới vẫn còn khá nguyên vẹn. Theo tôi, tu bổ di tích không phải là sơn trát, làm mới. Cách đây khoảng 15 năm, việc tân trang tháp Rùa cũng sơn quét kiểu như thế và bị dư luận phản đối. Theo tôi, màu sơn mới trát ở Ô Quan Chưởng “cứng” quá, theo kiểu “làm mới” di tích là chưa ổn”. Về việc trùng tu Ô Quan Chưởng, ông Tùng nhận xét là cần thiết, nhưng điều quan trọng là phải giữ được nguyên gốc của di tích và cố gắng không làm sai lệch những cái cũ. Với công nghệ hiện đại hôm nay, cho phép các nhà tu bổ có thể xử lý trùng tu mà không cần phải sơn trát lại di tích, Nhật Bản là nước có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này.

“Điều quan trọng, kiến trúc Ô Quan Chưởng hôm nay còn khá nguyên vẹn, chưa hề bị phá vỡ, mất mát phần nào cả. Chỉ có cảnh quan của di tích bị thời gian và con người làm cho xấu đi thôi. Có lẽ phải thu dọn bớt các loại dây điện loằng ngoằng trên di tích, cắt tỉa cây xanh xung quanh cho đẹp hơn và phải cấm việc ô tô đi qua cửa ô này. Và nếu có kinh phí, TP Hà Nội cũng nên quy hoạch chỉnh trang khu vực dân cư quanh di tích này để người dân thấy được tầm quan trọng của Ô Quan Chưởng và góp phần bảo vệ di tích lịch sử này”, ông Tùng nhận xét.

Xung quanh vấn đề đơn vị thi công tu bổ Ô Quan Chưởng là Viện NCBTDT của Bộ VH-TT-DL, ông Tùng băn khoăn về việc, chính đơn vị này cũng đang đưa những công nghệ hiện đại của thế giới vào việc bảo tồn các di tích ở Việt Nam - “Vậy tại sao họ không đưa công nghệ hiện đại vào tu bổ di tích Ô Quan Chưởng mà lại tiến hành sơn trát như vừa làm? Đơn vị này vừa được giải thưởng quốc tế về trùng tu di tích đình Chu Quyến và họ có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực bảo tồn di tích. Hay là việc phối hợp giữa chủ đầu tư là Ban QLDT-TC và Viện NCTBDT chưa được hiệu quả, hoặc kinh phí tu bổ Ô Quan Chưởng (được TP Hà Nội phê duyệt là 1,35 tỉ đồng) không đủ để áp dụng các công nghệ hiện đại? Trong khi công nghệ hiện đại này đã được áp dụng cho việc trùng tu quần thể tháp Mỹ Sơn ở miền Trung”.

Mặt khác, ông Tùng cũng cho rằng: “Vấn đề văn hóa trong lĩnh vực tu bổ và cả lĩnh vực xây dựng của chúng ta hiện nay hơi bị xem nhẹ, nên cứ có tiền tài trợ cho công trình nào đó là chúng ta phải tiêu bằng hết mà không cần biết hiệu quả ra sao và tiêu như thế có cần thiết không? Vấn đề này chúng ta phải nhìn nhận lại. Hay phải chăng di tích Ô Quan Chưởng bị xem nhẹ hơn so với di tích Hoàng thành Thăng Long. Nếu đã có hội thảo về tu bổ Ô Quan Chưởng rồi thì ý kiến các nhà khoa học, các nhà sử học về di tích này ra sao? Ý kiến của những hộ dân sống xung quanh di tích mong muốn gì? Thiết nghĩ tất cả những việc này, chủ đầu tư và đơn vị tu bổ cũng cần phải quan tâm thấu đáo”.

(Theo Việt Chiến)
@ Cam: Đọc bài này hôm qua, thấy không hiểu nổi cách tu tạo, sửa chữa các di tích văn hóa mà nhiều địa phương đang làm. Sơn mới rồi, bị ng ta chê, giờ lại đang "Nghiên cứu loại sơn khác để làm cũ đi" hic hic. Mà không chỉ ở Ô Quan Chưởng đâu, vụ thành cổ Sơn Tây, thành nhà Mạc ở Tuyên Quang cũng đã được công luận lên tiếng rồi...
Riêng chuyện Ô Quan Chưởng, không biết Xề đâu nhỉ, nhà ở ngay gừn đấy mà không lên tiếng, để xảy ra thế này, mau nhận trách nhiệm của người đảng viên trước Đảng, trước nhân dân đi, hi hi!
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Ô Quan Chưởng đang bị 'xi măng hóa'

Cứ tưởng vấn đề này ai ai cũng biết rồi mà sao vẫn làm ăn kiểu ấy nhỉ. Mình thường dân ở dưới thấy chả thấy vào mắt nữa là ...
Ai được tu bổ di tích phải được xét duyệt đàng hoàng chứ lỵ, giờ bôi ra thế lại sửa, chả ra cái thể thống gì.
Nhiều việc cứ tưởng ai cũng hiểu hoá ra nhiều người chẳng hiểu. Mà ở trên cao cao tý không hiểu mới chết.
 
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: Ô Quan Chưởng đang bị 'xi măng hóa'


Thành Nhà Mạc.



Thành... Lò gạch.



!!!!
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Ô Quan Chưởng đang bị 'xi măng hóa'

Vừa đọc được bài này :

KTĐT - Những ngày qua, người dân phố cổ Hà Nội ngỡ ngàng khi một di tích lịch sử của thành Thăng Long xưa - di tích Ô Quan Chưởng- được trùng tu bằng những lớp vữa mới, xóa bỏ nét cổ kính.

Những hàng gạch mới vừa thay đều đặn, chỉn chu, vuông thành, sắc cạnh, khác hẳn các hàng gạch cổ phía dưới mang nét đẹp sần sùi, lồi lõm cổ kính. Hiện cửa ô này đang mang trên mình hai lớp áo. Màu nâu vàng của lớp sơn mới đang phủ lên những lớp rêu phong vốn thể hiện nét gợi cảm của di tích gần 300 tuổi - Ô Quan Chưởng.


Dư luận xôn xao về biểu tượng tinh thần, biểu tượng lịch sử của thủ đô Hà Nội đã "mặc" chiếc áo mới rất… thời trang. Rồi, những dây điện, những lấn chiếm… vẫn cứ "chướng tai gai mắt". Để rộng đường dư luận, những nhà quản lý (Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội), nhà bảo tồn (Viện Bảo tồn di tích) đã lên tiếng giải thích về vấn đề này.


Ngày 3/6/2009, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội kết hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã tổ chức một cuộc họp báo công bố Dự án bảo tồn Ô Quan Chưởng trị giá 74.500 USD. Dự án do do Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ quán Mỹ tài trợ. Phía Mỹ cho rằng, dự án thể hiện tinh thần chung tay xây dựng Hà Nội nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Sau thời gian thảo luận, nghiên cứu, tháng 10 năm 2010, dự án được triển khai. Nhưng những hình ảnh hiện thời tại di tích Ô Quan Chưởng đã gây xôn xao dư luận trong những ngày vừa qua. Khu vực Vọng Lâu của di tích được sơn trát màu mới khiến người dân Hà Nội có cảm giác di tích đang bị tô son trát phấn, không còn màu thời gian. Thêm vào đó những hình ảnh mất mỹ quan như hệ thống dây điện, internet, cáp quang chạy qua chằng chịt, các hàng quán lấn chiếm di tích vẫn tồn tại ngang nhiên… thì lại không được giải quyết. Theo nhà nghiên cứu về Hà Nội Nguyễn Vinh Phúc: "Những lở lói của tường vôi hay những rêu mốc bám trên tường mang lại nét gợi cảm cho di tích, gợi tình cho người tham quan. Đồng ý là phải tu bổ, phải làm cho vững chãi lại nhưng phải giữ được nét cổ kính của di tích. Làm mất đi nét cổ kính, mất đi rêu phong là không nên, là phản cảm. Tu bổ để di tích giống như nguyên trạng mới là nghệ thuật tu bổ". Dư luận đặt câu hỏi, Viện Bảo tồn di tích - đơn vị thi công dự án - đã làm được những gì từ dự án này cho di tích?


Để giải thích cho vấn đề này, ông Lê Thành Vinh, Giám đốc Viện Bảo tồn di tích cho biết: "Trong quá trình trùng tu, đơn vị luôn luôn thực hiện đúng khoa học. Chúng tôi đã xác định cái gì được giữ đến cùng, cái gì phải được thay thế". Theo các nhân viên thực hiện việc trùng tu di tích thì cách đây 20 năm di tích này được trùng tu, do sơ suất, vội vã nên thời gian đó đơn vị thi công đã thay thế những viên gạch vồ cổ (loại gạch được dùng để xây dựng thành trong thời Lê - thế kỷ thứ 18) bằng những viên gạch mới. Và lần trùng tu này trách nhiệm của Viện Bảo tồn di tích là "mổ xẻ" từng viên gạch không đúng niên đại, thay lại cho đúng nguyên bản của di tích. Phần mà dư luận lên tiếng là đoạn tường thành phía trên - Vọng Lâu. Lâu nay, phần tường của Vọng Lâu bị rêu phong nên người dân đinh ninh đó là tường cổ, thể hiện đặc trưng của di tích Ô Quan Chưởng. Song như lời ông Vinh: "Thực tế thì phần tường này đã từng được trùng tu xây mới gần 20 năm trước. Đến nay, nó có nguy cơ bị sụp đổ, gây nguy hiểm cho người qua lại, bởi vậy trong đợt trùng tu này tường được xây dựng lại". Dự án này đã bước vào giai đoạn hoàn thành, song tới đây, đoạn tường (vừa trát xong) sẽ được pha màu cho phù hợp với tổng thể kiến trúc của Ô Quan Chưởng.


Theo ông Nguyễn Doãn Tuân, Trưởng ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội: "Toàn bộ số gạch đưa vào tu bổ, sửa chữa Ô Quan Chưởng đợt này đều là gạch cổ, không phải gạch mới. Chúng tôi đã phải cất công đi tìm loại gạch vồ (có niên đại trùng với niên đại xây Ô Quan Chưởng) trong khu vực Thành cổ Thăng Long để mang về sửa chữa cho tử tế hơn. Chúng tôi cũng chỉ lắp thêm 2 cánh cửa gỗ tấm lớn ở cổng chính của Ô Quan Chưởng, còn công trình vẫn nguyên như cũ, không có thay đổi gì". Và để chắc chắn việc di tích Ô Quan Chưởng không bị biến dạng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ giám sát và nghiệm thu công trình.


Với số tiền 74.500 USD (hơn một tỷ đồng tiền Việt Nam) mà Hoa Kỳ tài trợ cho dự án này sẽ chỉ hỗ trợ trùng tu được một số hạng mục của di tích. Nếu so sánh số tiền hàng trăm tỷ mà các di tích đình chùa tại các huyện, tỉnh cần đến trong mỗi lần trùng tu thì trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của di tích Ô Quan Chưởng cũng cần đầu tư nhiều không kém. Chính vì vậy, hiện tượng dây điện dây cáp, hàng quán còn tồn tại ngang nhiên trong vòng cấm của di tích là điều chưa thể khắc phục ngay được.


Ô Quan Chưởng hay còn gọi là "Đông Hà Môn" được xây dựng vào năm 1749 thời nhà Lê, đến năm 1817 được vua Gia Long cho xây dựng lại và giữ nguyên cho đến ngày nay. Ô Quan Chưởng có lịch sử gần 300 năm tuổi, được xếp hạng di tích quốc gia vào năm 1994. Ngày nay, Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội, trong khi 15 cửa ô khác đều bị mất dấu bởi sự tàn phá của thời gian, chiến tranh.Trước giá trị lịch sử văn hóa lớn lao của di tích này, rất cần sự chung tay bảo tồn của Hà Nội, của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và nhiều ban, ngành liên quan khác, không thể đơn thuần dựa vào sự hỗ trợ từ kinh phí các nước bạn. Và như vậy, công tác trùng tu bảo tồn di tích Ô Quan Chưởng lại thêm một lần chờ đợi những kế hoạch đầu tư tiếp theo.



www.ktdt.com.vn/Trung-tu-di-tich-O-Quan-Chuong-Them-mot-lan-cho-doi/5126766.epi
 
792
0
0

J.C

New Member
Ðề: Ô Quan Chưởng đang bị 'xi măng hóa'

Bực mình ghê mà ko làm gì được! Hồi 2001 e đang học cấp 3 Phan Đình Phùng thường đi học ngang qua thành Cửa Bắc một hôm thấy thành được trái xi măng mới y như cái Ô Quan Chưởng này này, lại còn trát kín cả hai cái lỗ bị đạn bắn cơ ạ, nhìn rõ tức mắt. Sau đấy thì lại khoét xi măng ở hai cái lỗ bị đạn bắn ra (chắc dân kêu quá). Giờ gần 10 năm rồi nó mới rêu phong một tí chứ thực chất vẫn toàn là xi măng!
 
Top