Tại sao mặt Quan Công trong truyện Tam Quốc lại đỏ phừng phừng?

5,622
9
38

metyruoi

Active Member
Quan Vũ (Guan Yu - 關羽) còn được gọi là Quan Công (關公), tự là Vân Trường (雲長), Trường Sinh (長生) là một vị dũng tướng thời Tam Quốc. Theo Wikipedia, Quan Vũ là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.

Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618). Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 40 kg ngày nay). Trong khi dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa thì các nhà sử học cũng phê phán ông về các tính kiêu căng, ngạo mạn.



Có khá nhiều giả thuyết khác nhau về việc tại sao Quan Vũ luôn xuất hiện với khuôn mặt đỏ phừng phừng. Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất đến từ việc khi thần thánh hóa Quan Vũ và đưa vào các vở kinh kịch thì Quan Vũ được xuất hiện với một khuôn mặt màu đỏ để thể hiện cho sức mạnh và sự chính trực của ông. Tuy nhiên theo một số nguồn khác, nước da đỏ rực của Quan Công gắn liền với tích bôi máu gà. Trong một lần bị quan binh truy sát, Quan Vân Trường trốn chạy tới vùng núi non hun hút. Tại đây, một sơn nữ đang ngồi trước cửa nhà thêu thùa bỗng trông thấy người anh hùng gặp nạn, vội bảo ông lên giường giả bệnh. Cô gái giết một con gà trống, bôi tiết khắp mặt Quan Công, rồi cắt tóc mình gắn quanh miệng ông. Quan binh truy sát tới nơi, trông thấy có người nằm trên giường, bèn mở chăn ra xem, chắc mẩm không phải. Vì người mà họ truy bắt có nước da trắng trẻo, khôi ngô chứ không đỏ rực, râu dài lê thê và dáng vẻ phát sốt như vậy. Nghĩ đoạn, quan binh bỏ đi. Nhờ đó mà Quan Công thoát nạn. Từ đấy về sau, làn da của ông cứ mãi ửng lên sắc đỏ lạ kỳ và mái tóc của cô sơn cước nọ cũng trở thành bộ râu quắc thước của ông.

Trong dân gian Trung Quốc cũng lưu truyền một cách giải thích khác cũng liên quan tới việc bị truy sát. Trong lúc chạy trốn, Quan Vân Trường chạy tới bờ sông thì gặp một bà lão. Thấy ông dáng anh hùng, bà cụ bèn cất lời: “Này chàng trai, con hãy tự đánh vào mũi mình”. Nghe vậy, Quan Công bèn dùng nắm đấm đấm mạnh vào mũi, khiến máu me giàn giụa trên mặt, nước da cũng vì thế mà nhuộm tràn sắc đỏ. Tiếp đó, ông nhanh tay cắt tóc dính quanh miệng, biến thành một đại trượng phu râu dài mặt đỏ đầy uy nghiêm, vì thế mà thoát chết. Quan Vân Trường đa tạ bà lão nhanh trí hiến mưu rồi chạy tiếp về hướng Trác Châu. Dân gian còn đồn thổi, vị lão bà ấy không ai khác chính là Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thành.

Cho dù sự thật là như thế nào và cho dù khuôn mặt của Quan Công Quan Vân Trường có mang màu đỏ, trắng hay xám thì sự dũng cảm, trung thành của ông là có thật và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

(st)

 
1,492
1
0

songviet09

New Member
Ðề: Tại sao mặt Quan Công trong truyện Tam Quốc lại đỏ phừng phừng?

Em rất thích nhân vật này :)
 
Top