Những lưu ý khi sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai

104
0
0

vuthihuong1988

New Member
Khi bú sữa mẹ, bé trở thành người dùng thuốc bị động và cũng chịu những tác động dược lý của thuốc giống như mẹ, thậm chí còn nhiều hơn mẹ vì khả năng thanh thải thuốc còn rất kém. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc đều gây hại cho trẻ.

Khi đang cho con bú, nếu chẳng may bị bệnh, hoặc đã có những bệnh mãn tính, người mẹ bắt buộc phải dùng thuốc thì dù muốn hay không, chất lượng của sữa cũng bị ảnh hưởng. Khi bú sữa mẹ, bé trở thành người dùng thuốc bị động và cũng chịu những tác động dược lý của thuốc giống như mẹ, thậm chí còn nhiều hơn mẹ vì khả năng thanh thải thuốc còn rất kém, chỉ bằng khoảng 10% so với người lớn lúc bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc đều gây hại cho trẻ mà có một số thuốc an toàn, vì thế, phụ nữ đang cho con bú cần có hướng dẫn của thầy thuốc trước khi dùng bất cứ thuốc nào.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc

Lượng thuốc em bé nhận qua sữa mẹ phụ thuộc vào liều lượng, số lần dùng thuốc của mẹ, thời gian từ khi dùng thuốc đến khi cho bé bú, thời gian bú và lượng sữa mẹ mà bé bú trong ngày. Khi chỉ định thuốc cho phụ nữ đang cho con bú, thầy thuốc luôn cân nhắc giữa lợi ích của việc điều trị và tác hại của thuốc với cả hai mẹ con, dựa trên nguyên tắc: thuốc nào dùng được cho trẻ sơ sinh thì mới được dùng cho người mẹ đang cho con bú.

Các dạng thuốc có tác dụng tại chỗ như kem bôi, thuốc xịt ít gây tác hại cho bé hơn những loại thuốc uống hay tiêm.
Tác động của thuốc mà người mẹ đã dùng đối với trẻ phụ thuộc rất nhiều vào lượng thuốc mà bé tiếp nhận qua sữa, do vậy, để hạn chế tối đa việc bé phải nhận một lượng thuốc không dành cho mình trong khi người mẹ điều trị và vẫn duy trì được việc nuôi con bằng sữa của mình, phụ nữ khi đang cho con bú cần lưu ý một số điều:

- Chỉ dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ hay dược sĩ với liều thấp nhất đạt tác dụng trị liệu.

- Trong thời gian mẹ uống thuốc, cần theo dõi những biểu hiện của bé như dễ bị kích thích, ngầy ngật, quấy khóc, tiêu chảy hay bỏ bú,… nếu có, mẹ cần ngưng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Với những thuốc chưa xác định được sự an toàn với trẻ nhưng mẹ bắt buộc phải dùng thì nên cho bé bú sữa ngoài, vắt bỏ sữa mẹ vào đúng thời gian của những cữ bú để duy trì nguồn sữa và sẽ tiếp tục cho bé bú trở lại sau khi thuốc bị đào thải hết.

- Nên cho bé bú trước khi dùng thuốc, như vậy bạn sẽ giảm thiểu tối đa lượng thuốc có trong sữa. Nếu cần điều trị và phải tạm thời không cho bú, bạn nên hút sữa ra ngoài để không bị tắc và mất sữa. Hãy uống nhiều nước như trà sữa, nước hoa quả vừa khoẻ người và giúp tiết nhiều sữa.


Tận dụng các loại thảo dược dân gian

Bạn có thể tận dụng các loại thuốc dân gian sẵn có, các loại thảo dược để trị bệnh.

- Cảm cúm: Bạn nên uống nhiều nước hoa quả, như cam, chanh, bưởi để tăng cường viatamin C – nâng đỡ sức đề kháng cho cơ thể. Những bát cháo tía tô cũng giúp bạn giải cảm nhanh, dung dịch sát khuẩn như natri clorid 0,9% cũng là sự lựa chọn an toàn cho bạn. Tất nhiên nếu bạn ốm nặng quá chắc chắn sẽ không thể “thoát” việc uống thuốc, tuy nhiên những “liệu pháp” trên sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị vi rút tấn công.

- Ho và sổ mũi: Bạn cần xông hơi với thảo dược (lá cây hồ tiêu và mạch nha hoặc chanh và xả). Bạn cũng nên uống các loại xi rô long đờm. Nhưng cần thận trọng: thành phần một số loài cây cỏ cũng có thể gây dị ứng cho bé.

Nếu thấy bé có hiện tượng này, bạn nên dừng ngay loại thuốc đó.

- Sốt: Bạn cần uống paracetamol dạng hòa tan. Thuốc này thải qua đường nước tiểu và không có hại cho bé. Viên đạn hạ sốt đặt hậu môn cũng có tác dụng tốt bởi thuốc thấm vào máu nhanh và không vào sữa...
Click me: http://mangthai.vn/so-sinh-va-nhu-n...i-su-dung-thuoc-trong-thoi-ki-cho-con-bu-i589
 
Top