Từ 1/1/2012 điều chỉnh giờ làm ở Hà Nội

5,622
9
38

metyruoi

Active Member
Công chức TW và Hà Nội làm cùng giờ, nhóm các cơ quan, đơn vị quân đội và nhóm công nhân lao động tại các nhà máy, xí nghiệp theo ca không thay đổi giờ làm…

Ngày 21/11, UBND TP Hà Nội đã có văn bản báo cáo lên Thường trực Thành ủy việc điều chỉnh giờ làm việc, học tập, kinh doanh trên địa bàn TP Hà Nội nhằm giảm ùn tắc giao thông.

Theo ông Nguyễn Văn Khôi (Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội), các bộ, ngành TW (Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải,Văn phòng Chính phủ) đã thống nhất cơ bản về phương án điều chỉnh giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên địa bàn TP Hà Nội như sau:

Nhóm 1: Nhóm sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, học sinh Trung học phổ thông: thời gian bắt đầu học từ 6h30, kết thúc sau 19h00.

Nhóm 2: Học sinh các trường Trung học cơ sở, Tiểu học cơ sở, mẫu giáo, mầm non: thời gian bắt đầu từ 7h30, kết thúc vào 17h30; Cán bộ công chức (cả TW và Hà Nội): bắt đầu làm việc từ 8h, kết thúc vào 17h00.

Nhóm 3: Nhóm các trung tâm thương mại, dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính): bắt đầu từ 9h, kết thúc sau 19h; Nhóm các cơ quan, đơn vị quân đội và nhóm công nhân lao động tại các nhà máy, xí nghiệp theo ca: giữ nguyên không thay đổi.

Cũng theo ông Khôi, tại cuộc làm việc ngày 18/11 do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì với các bộ ngành và UBND TP Hà Nội về vấn trên, sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Phó Thủ tướng đã kết luận:

Thống nhất với đề xuất của Hà Nội về thời gian thực hiện từ ngày 1/1/2012 và thực hiện tại 10 quận nội thành và 2 huyện Thanh Trì, Từ Liêm.

Về thẩm quyền quyết định, Phó Thủ tướng giao Hà Nội tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành; làm việc với Bộ công an, Bộ Giao thông vận tải để thống nhất về phương án điều chỉnh, báo cáo Thủ tướng trước khi quyết định tổ chức thực hiện.

Theo giadinh.net

 
5,622
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Từ 1/1/2012 điều chỉnh giờ làm ở Hà Nội

Ngày 1/2 Hà Nội điều chỉnh giờ học, giờ làm

Ngày 13/1, TTXVN đưa tin, từ ngày 1/2 (mùng 10 tháng Giêng năm Nhâm Thìn) Hà Nội sẽ điều chỉnh giờ học, giờ làm, giờ kinh doanh đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học ở 10 quận nội thành Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên và 2 huyện Từ Liêm và Thanh Trì.


 
10,154
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Từ 1/1/2012 điều chỉnh giờ làm ở Hà Nội

'Tan học sau 7h tối là quá muộn'

Nhiều lãnh đạo trường THPT cho rằng quy định giờ học mới ở thủ đô sẽ làm đảo lộn sinh hoạt của cả thầy và trò, giờ tan học chiều mỗi lớp một khác nên không thể bắt học sinh học xong ở lại trường chờ giờ quy định mới được về.


Theo quy định của UBND TP Hà Nội, từ ngày 1/2, học sinh mầm non, tiểu học, THCS bắt đầu học từ 8h và kết thúc lúc 17h; học sinh, sinh viên trường THPT, TCCN, CĐ, ĐH bắt đầu giờ học sáng trước 7h và kết thúc giờ học chiều sau 19h. Quy định này đang gây băn khoăn cho học sinh và giáo viên.

Hiệu trưởng THPT Đinh Tiên Hoàng Nguyễn Tùng Lâm cho hay, quy định giờ học mới rất khó thực hiện. "Giờ buổi sáng chúng tôi có thể làm theo nhưng giờ kết thúc buổi chiều phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các em học xong không thể nhốt ở trường để chờ đến giờ ra về", thầy Lâm nói.

Vị hiệu trưởng phân tích, học sinh cấp 3 mỗi ngày thường có 5 tiết (riêng lớp 11 có hôm 4 tiết), có lớp học một buổi, có lớp học ca sáng rồi phải học thêm ca chiều 3 tiết. Thời lượng học khác nhau nên giờ tan cũng khác biệt.

Theo thầy Lâm, thời gian kết thúc buổi học chiều sau 19h là quá muộn bởi mùa đông 19h trời đã rất tối và lạnh. Những ngày mùa đông mưa lạnh, học sinh sẽ rất vất vả khi phải đến trường sớm và về nhà muộn. Các em nhà xa đi về vất vả, phụ huynh đón con cũng khó vì giờ tan làm sớm hơn giờ đón con tới hơn một tiếng.

"Các em phải tan muộn, rồi sáng mai lại phải dậy sớm để đi học thì chắc không đủ sức. Quan điểm của tôi là không khống chế giờ tan học buổi chiều vì mỗi ca, mỗi lớp có đặc thù riêng", thầy Lâm cho hay.


Theo quy định điều chỉnh giờ học của Hà Nội, bậc THPT sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ảnh: Hoàng Hà.

Đồng quan điểm, Hiệu trưởng THPT Quang Trung Đỗ Đức Hòa cho rằng, rất khó sắp xếp các lớp học tan sau 19h bởi mỗi khối, mỗi khóa có chương trình học khác nhau nên ra về rải rác. Tan học sau 19h khiến học sinh đi về khi trời tối, những em nhà xa sẽ rất nguy hiểm và phụ huynh cũng khó quản lý con cái.

"Chắc sắp tới trường phải lắp thêm bóng đèn ngoài sân để học sinh học giờ thể dục vì tối trời các em vẫn phải học ở trường", vị hiệu trưởng hài hước.

Theo thầy Hòa, thời gian kết thúc buổi học chiều muộn không chỉ ảnh hưởng đến học sinh mà cả giáo viên. Từ khi có thông báo thay đổi giờ học, giáo viên rất lo lắng bởi nhiều thầy cô đến trường lúc 6h45 và ra về lúc 19h, ăn cơm xong cũng đã 21h thì không còn thời gian soạn giáo án và chăm sóc gia đình để sáng hôm sau tiếp tục dậy sớm.

Hơn nữa, việc bắt đầu giờ học chiều muộn cũng làm thời gian nghỉ giữa buổi trưa kéo dài tới 2,5-3 giờ, những học sinh và giáo viên nhà xa rất khó xử lý vì ở lại thì quá mệt còn về nhà thì vội vàng.

"Có lẽ trường phải thuê xe đưa đón các cháu con giáo viên vì mẹ về muộn thì không biết ai đón con. Chúng tôi cũng nghĩ đến phương án ưu tiên giáo viên có con nhỏ, nhưng trường lại rất đông người như vậy nên không biết ưu tiên cho ai", thầy Hòa cho biết thêm.

Còn Hiệu trưởng THPT Trần Nhân Tông Phan Thanh Tùng chia sẻ, để chuẩn bị cho việc điều chỉnh giờ, trường phải rục rịch chuẩn bị thời khóa biểu từ tháng 12 năm ngoái, ưu tiên giáo viên nhà xa ít phải dạy tiết đầu, cuối. Giờ học buổi sáng bắt đầu lúc 6h45 và giờ học chiều từ 13h hiện nay sẽ thay bằng 14h40.

"Việc thay đổi giờ học sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nếp sinh hoạt của học sinh và giáo viên, nhưng chúng tôi cố gắng động viên các em, thầy cô và cả phụ huynh thực hiện để giải tỏa ách tắc giao thông. Sau một thời gian, có bất cập, vướng mắc sẽ báo cáo lên cấp trên", ông Tùng cho hay.

Trao đổi với VnExpress, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho biết, sẽ có khoảng 900 trường với trên nửa triệu học sinh (trong số trên 2.500 trường và gần 1,5 triệu học sinh thành phố) nằm trong diện bị điều chỉnh giờ. Trong đó có hơn 90.000 học sinh THPT và 35.000 em trong số này (gần 40%) học ca chiều. Sở yêu cầu các trường đảm bảo đủ ánh sáng cho học sinh học tập khi trời tối, sân trường bố trí đèn điện cho các em lấy xe ra về.

Khẳng định việc điều chỉnh giờ học sẽ gặp nhiều khó khăn, ông Thống nêu ví dụ: "Học sinh THPT tan sau 19h sẽ phải về nhà ăn cơm rất muộn. Hoặc bậc THCS có thời gian kết thúc ca sáng và bắt đầu ca chiều chỉ 15-20 phút (để ca chiều có thể về lúc 17h) sẽ gây ùn tắc trước cổng trường".

Để giải quyết khó khăn này, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu trong những ngày đầu đổi giờ học, các trường phải tạo điều kiện cho học sinh đến muộn vẫn được vào lớp, hoặc cha mẹ đến đón muộn thì trường cần có biện pháp quản lý học sinh.

Trước thực trạng ùn tắc của thành phố và hàng loạt giải pháp được Hà Nội đưa ra nhằm cải thiện tình hình giao thông, ông Thống cho hay, ngành giáo dục không thể đứng ngoài cuộc. "Cần từng bước khắc phục khó khăn để thực hiện nghiêm túc, rồi trong quá trình đó sẽ xem xét thực tế để điều chỉnh sao cho phù hợp, mang lại hiệu quả", Phó giám đốc Nguyễn Hiệp Thống nhấn mạnh.

Cũng theo ông Thống, sau 2 tuần điều chỉnh giờ học, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ yêu cầu các trường báo cáo vướng mắc để đề xuất hướng xử lý.

Hoàng Thùy - Tiến Dũng

Nguồn : http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-...i-la-qua-muon/
 
10,154
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Từ 1/1/2012 điều chỉnh giờ làm ở Hà Nội

[h=1]Đổi giờ học làm xáo trộn sinh hoạt gia đình[/h] [h=2]"Có nhiệm vụ đưa đón con đến trường nhưng buổi sáng 7h bố đã phải dạy mà 7h30 con mới vào lớp, chiều 17h con tan thì bố 19h vẫn trên bục giảng", anh Tuấn, giáo viên một trường cấp 3 ở Tây Hồ than thở.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/01/ngay-1-2-ha-noi-dieu-chinh-gio-hoc-gio-lam/[/h] Có một con gái học lớp 10, một con trai học lớp 5, vợ chồng anh Tuấn ( Hà Nội) đang rối bời không biết tính toán làm sao để "khớp" lịch sinh hoạt của cả nhà với nhau, khi Hà Nội bắt đầu thực hiện thay đổi giờ học giờ làm từ ngày mai, 1/2.
Anh Tuấn kể, con gái anh đang học bán trú tại trường Đoàn Thị Điểm. Trước đây, cứ 16h chiều là cháu tan học rồi đi xe bus về tới nhà là khoảng 16h30-17h. Khi đó bố mẹ cũng đón cậu em trai về, rồi cả nhà cùng ăn tối khoảng 18h30 để kịp cho cô chị đi học thêm vào 19h.
"Bây giờ sau 19h con mới tan học thì 20h tối mới về đến nhà, lịch sinh hoạt cả gia đình đảo lộn hết. Hơn nữa, mỗi tuần con phải học thêm 3 buổi thì cũng không thể sắp xếp được, có khi phải chuyển sang lớp nào mở từ 21h tới 23h đêm may ra mới kịp", anh Tuấn thở dài.
Việc điều chỉnh giờ học của trẻ và giờ làm của cha mẹ ảnh hưởng tới nếp sinh hoạt của không ít gia đình. Ảnh minh họa: Minh Thùy.
Bản thân anh Tuấn là giáo viên cấp 3 cũng chưa biết sắp xếp công việc thế nào để hoàn thành nhiệm vụ đưa đón cậu con trai thứ hai đang học lớp 5.
"Nếu mình dạy tiết đầu thì 7h sáng đã phải có mặt ở trường, trong khi 7h rưỡi cô giáo mới nhận con. Đưa con đi sớm quá thì cũng khổ, còn không thì mình muộn dạy. Buổi chiều mới nan giải vì 17h lớp con tan trong khi có hôm bố phải dạy tiết cuối tới 19h tối", anh Tuấn kể.
Tuyến đường đi làm của vợ anh lại ngược hướng với đường tới trường của con nên chị không thể làm thay nhiệm vụ của chồng.
"Mình cũng đang tính đến phương án nhờ người đưa đón con, nhưng như thế thì vừa không yên tâm, vừa tốn kém", anh Tuấn bày tỏ.
Từ ngày 1/2, Hà Nội sẽ điều chỉnh giờ học, giờ làm, giờ kinh doanh đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học ở 10 quận và hai huyện là Từ Liêm và Thanh Trì. Theo đó, các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông bắt đầu học từ trước 7h, kết thúc sau 19h. Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở học từ 8h và kết thúc vào 17h, tiếp nhận học sinh từ 7h30 và quản lý học sinh đến 17h30 hàng ngày.
Thay đổi này tác động mạnh nhất đến học sinh, sinh viên, thầy cô giáo và kéo theo nhiều thay đổi đối với không ít gia đình.
Tâm sự trên một diễn đàn mạng, chị Nhung, giáo viên một trường tiểu học ở Cầu Giấy cho biết, vì nhà cách trường gần 10 km nên trước đây, dù lớp tan từ 16h30 nhưng phải đợi học trò về hết nên 17h chị mới bắt đầu về và gần 18h mới tới nhà. Bây giờ, nếu 17h mới tan trường thì 18h30-19h chị mới có mặt ở nhà, chưa kể mỗi tháng phải họp hội đồng ở trường ít nhất một tiếng sau khi hết giờ.
"Như thế thì thời gian nào để lo cho con cái, làm việc nhà, soạn giáo án, tắm rửa đây. Phen này có khi tôi nghe lời chồng chuyển nghề quá", chị Nhung thổ lộ.
Hai anh em Minh Vũ, Minh Văn (Cổ Nhuế, Hà Nội) cũng đang đau đầu khi biết lịch học mới. Vốn ở ngoại tỉnh, anh học năm thứ 3 Đại học Ngoại Thương, em vừa vào năm nhất Đại học Mỏ nên đ tiết kiệm, hai anh em thuê nhà khu Cổ Nhuế cho rẻ. Thường ngày, Vũ phải dậy sớm bắt hai tuyến xe bus tới trường trước 7h30. Nhưng từ học kỳ này, nhà trường thay đổi lịch, giờ học bắt đầu từ 6h30, chàng sinh viên lại phải dậy sớm hơn nữa.
"Trời lạnh mà phải đợi xe sớm quá thì cực lắm, trong khi bọn em lại hay phải thức khuya. Em đang tính có lẽ hai anh em không thể ở được với nhau nữa mà em phải tìm thuê nhà gần trường cho kịp đi học thôi", Vũ nói.
Bên cạnh nhiều gia đình tỏ ra lo lắng trước những xáo trộn có thể xảy ra khi giờ học giờ làm thay đổi, có không ít người thấy vui mừng vì những ảnh hưởng tích cực của việc này.
Chị Liên Chi (làm việc tại một trung tâm tâm thương mại tại Đống Đa, Hà Nội) mừng ra mặt khi biết từ mai mình sẽ làm việc từ 9h sáng tới 18h chiều, thay vì từ 8h tới 17h như trước.
"Trước đây mình đi làm hết gần một tiếng thì giờ chỉ mất chưa đầy 30 phút vì đường lúc đó sẽ vắng hơn. Và vì đi nhanh hơn, nên cũng sẽ tiết kiệm được cả tiền xăng. Buổi sáng mình cũng có thể ngủ thêm một chút, ở nhà chăm con nhiều hơn", chị Chi bày tỏ.
Chị Chi có con nhỏ hơn một tuổi đang nhờ người giúp việc chăm. Bình thường, dù 8h mới làm việc nhưng chị phải ra khỏi nhà từ 7h - khi cậu con trai còn chưa ngủ dậy - mới kịp tới nơi vì quãng đường từ nhà tới cơ quan luôn tắc nghẽn.
"Đi làm muộn một chút nhưng mình thấy thảnh thơi hơn bao nhiêu. Chỉ lo sau này con lớn hơn, không thuê giúp việc nữa thì không tiện đưa đón con đi học lắm. Lúc đấy lại phải nghĩ kế khác vậy", chị Chi bày tỏ.
Đưa con đi học sáng nay, chị Bình (tổ 19 Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) cũng thấy mừng khi đọc bảng thông báo từ ngày mai, thay vì trả trẻ lúc 16h-16h45 chiều như trước thì các cháu sẽ về trong khoảng 16h-17h30.
"Chồng thì 18h chiều mới tan, mình làm nhà nước 16h30 được về, nhưng cơ quan ở xa, đi đúng tầm đông, ít nhất cũng 17h mới về tới nơi, nên toàn phải cuống cuồng mới kịp mà khi ấy cũng chỉ còn mình con trong lớp", chị Bình kể.
Chị Bình cho biết, vì khó khăn về giờ giấc đưa đón bé, bản thân chị nhiều khi phải trốn về trước giờ, hoặc không dám nhận làm thêm việc. Thời gian trước, vợ chồng chị còn bàn nhau có lẽ phải chuyển con sang trường tư hoặc một trường công khác có lớp trả muộn để công việc thuận tiện hơn. "Nhưng giờ thì bớt được một mối lo rồi", chị Bình nói.
Vương Linh
http://vnexpress.net/gl/doi-song/gia-dinh/2012/01/doi-gio-hoc-lam-xao-tron-sinh-hoat-gia-dinh/
 
10,154
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Từ 1/1/2012 điều chỉnh giờ làm ở Hà Nội

[h=1]Đổi giờ học, 'phút 89' vẫn lơ mơ[/h]
- Hiệu phó Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm) cho rằng: “Mọi người sẽ phải hy sinh nhiều với lịch học mới”. Từ ngày 1/2, Hà Nội sẽ tiến hành đổi lịch học ở 12 quận huyện. Thế nhưng sát ngày thực hiện (30/1), nhiều phụ huynh và giáo viên vẫn ngạc nhiên với thay đổi sát sàn sạt này.
Hà Nội đổi giờ học từ tháng 2




Một tiết học của học sinh Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm). Ảnh: Văn Chung

Theo kế hoạch thực hiện, từ ngày 1/2 Hà Nội sẽ tiến hành đổi lịch học tập và làm việc với đối tượng áp dụng điều chỉnh là cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý giáo dục và cán bộ giáo viên, học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT; các trường Trung cấp Chuyên nghiệp (TCCN) và CĐ trên địa bàn 10 quận nội thành và 2 huyện Thanh Trì, Từ Liêm.
Thời gian thay đổi cụ thể: Đối với cán bộ công chức công tác ở Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT thời gian bắt đầu làm việc buổi sáng từ 8h và kết thúc giờ làm việc buổi chiều là 17h. Đối với cán bộ, giáo viên làm việc trong các trường học thì thời gian làm việc hàng ngày thực hiện theo giờ học tập của học sinh và phân công của lãnh đạo đơn vị.
Học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, THCS: Thời gian bắt đầu lớp học buổi sáng từ 8h và kết thúc lớp học chiều vào 17h. Các trường chủ động bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên để tiếp nhận học sinh từ 7h30 sáng và quản lý học sinh đến 17h30 hàng ngày.
Học sinh sinh viên các trường THPT, TCCN và CĐ: Thời gian bắt đầu học buổi sáng từ trước 7h hàng ngày; kết thúc giờ học buổi chiều sau 19h hàng ngày.

Loay hoay
Kế hoạch là vậy nhưng đến sát ngày thực hiện (30/1), khi được hỏi một số phụ huynh và giáo viên vẫn ngạc nhiên chưa thấy có thông báo.
Một giáo viên Trường Mầm non Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) cho biết, hiện chị vẫn chưa nhận được kế hoạch cụ thể của trường. Trong khi đó, Hiệu phó Trường THCS Đại Kim (quận Hoàng Mai) Phạm Thị Thanh Hà thông tin trường vẫn đang họp trên quận về kế hoạch cụ thể.
Một phụ huynh khác có con đang học tại Trường THCS Quỳnh Mai (quận Hai Bà Trưng) cũng cho hay, chị chưa nhận được thông báo của nhà trường về việc lịch học của con thay đổi.
Là trường thực hành của ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tất nhiên cũng nằm trong diện thay đổi lịch học.
Theo cô Thu Anh, Hiệu phó nhà trường: “Giờ học, sinh hoạt của trường phải theo ĐH Sư phạm Hà Nội để tránh những xáo trộn. Hiện trường chưa thay đổi theo lịch này....”.
Việc thay đổi theo lịch học mới như lời vị lãnh đạo nhà trường nói đùa: “Chẳng khác nào đẩy trường vào ma trận vì trường vừa phải làm theo Sở lại không thể làm ảnh hưởng đến ĐH Sư phạm Hà Nội”.
Một khó khăn được Hiệu phó nhà trường chia sẻ: “Do là trường thực hành của ĐH Sư phạm Hà Nội, học sinh không theo tuyến, nhiều em ở rất xa trường nên nếu điều chỉnh giờ học sớm và kết thúc muộn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chuyện đi lại của cả cô, trò, phụ huynh”.
Nằm ở huyện ngoại thành nhưng như Hiệu trưởng Trường THPT Đại Mỗ Dương Đức Hải cho biết: “Trường cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Thứ nhất là các cháu và gia đình phải dậy sớm, mà thời tiết hiện nay rét mướt quá. Chiều các cháu lại về muộn. Ở đây, tầm 17h đã mịt mù, ít đèn điện. Cô trò đi lại đều không an toàn”.
Bất cập
Theo ông Dương Đức Hải: “Trường tôi đa phần là giáo viên còn trẻ, nhiều người có con nhỏ. Sẽ rất khó khăn cho các thầy cô khi phải thức dậy sớm đưa con tới trường rồi mới quay về dạy. Ai ở xa sẽ càng thêm khó”.
Hiệu phó Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm) Bùi Thị Minh Nga không giấu được nỗi niềm khi được hỏi về những xáo trộn khi lịch học mới được áp dụng. Bà nói “19h học sinh cấp III mới tan trong khi đó các khối khác dưới tối đa là 17h30. Trường tôi có nhiều giáo viên có con học ở cả hai thời điểm này. Thậm chí chuyện cả vợ chồng đều dạy ở cùng trường không phải ít."
"Thêm nữa, chuyện thu xếp giờ đưa đón thật không đơn giản" - lời bà Nga. Việc con tan muộn không chỉ ảnh hưởng đến thời gian đưa đón của cha mẹ mà nếu để các cháu tự đi cũng rất lo vì trời tối, giao thông không thuận tiện.
Một số giáo viên phân trần, triển khai lịch mới thì khoảng 7h30 mới về đến nhà. Sau khi lo việc nhà xong thì hơn 21h mới có thể thảnh thơi rồi lại lao vào soạn bài giảng cho ngày hôm sau. Sáng sớm phải thức dậy từ 5h lo hết cho chồng con, gia đình mới mong kịp giờ dạy. Ngày nào cũng duy trì nhịp sinh hoạt như thế quả thật cam go”.
Nói thêm về công tác chuyên môn, theo bà Nga: "Nếu ca sáng kết thúc lúc 11h30, ca chiều bắt đầu từ 14h30 vậy thời gian gần 3 tiếng này giáo viên đi về hay ở lại trường đều không ổn. Riêng với trường Trần Phú, thứ tư hàng tuần trường thường cho học sinh vào sớm để dành thời gian sinh hoạt hội đồng. Nay lịch thay đổi, trường chưa biết sắp xếp như thế nào để có thời gian họp”.
Là huyện ngoại thành nên theo bà Lê Thị Thu Hương, Phó phòng GD-ĐT huyện Từ Liêm các trường và phụ huynh sẽ ít gặp khó khăn với khu vực trung tâm của Hà Nội. Tuy nhiên, cũng để tạo điều kiện cho phụ huynh chúng tôi vẫn chỉ đạo các giáo viên thực hiện việc đến sớm đón học sinh từ 7h, thay vì từ 7h30. Giáo viên sẽ phải vất vả hơn một chút”.
Còn với Hiệu trưởng Trường THPT Đại Mỗ (huyện Từ Liêm): “Hà Nội nên tập trung vào một số khu vực trung tâm, giao thông khó khăn. Trường chúng tôi, có lẽ nên để thời gian cũ sẽ hợp lý hơn. Tuy nhiên, quy định đã ban hành, sau một tháng trường mới được tập hợp ý kiến và gửi lên trên”.
Hiệu phó Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm cho rằng, “mọi người sẽ phải hy sinh rất nhiều vì lịch học mới này”.

  • Văn Chung
 
10,154
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Từ 1/1/2012 điều chỉnh giờ làm ở Hà Nội

Thứ Tư, 08/02/2012 --- cập nhật 08:50 GMT+7


Cảnh ùn tắc tái diễn nặng nề vài ngày gần đây cho thấy, chủ trương đổi giờ học, giờ làm của Hà Nội đã không đạt được mục tiêu ban đầu.
Ùn tắc không đổi
Vài ngày đầu khi áp dụng đổi giờ, giao thông Hà Nội có cảnh sáng thông thoáng, chiều ùn ứ. Nhưng cảnh khá dễ thở này do sinh viên và một lượng lớn lao động nhập cư chưa lên hết sau tết.
Tuy nhiên, ngày 6.2, Hà Nội quay lại cảnh ùn tắc như trước đây. Theo khảo sát, 5 giờ chiều ngày 6.2, khi học sinh THPT và sinh viên đang trong trường, thì hàng loạt tuyến đường rơi vào cảnh ùn tắc nặng nề. Cụ thể, đường Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn ùn tắc kéo dài, ngã tư Thái Hà - Chùa Bộc - Tây Sơn ô tô xếp hàng hai, hàng ba, trong khi người đi xe máy phải lao cả lên vỉa hè để thoát thân. Nhiều điểm đen khác như La Thành, Trường Chinh, Xuân Thủy - Cầu Giấy cũng ùn tắc kéo dài. Trong khi đó, báo cáo nhanh 5 ngày thực hiện đổi giờ, Sở GTVT Hà Nội vẫn khẳng định, mật độ giao thông giờ cao điểm đã giảm đáng kể tại một số tuyến đường như Trường Chinh, Chùa Bộc, Tây Sơn, Phạm Ngọc Thạch, Đại La, Trương Định, Nguyễn Trãi, Nguyễn Lương Bằng, Xuân Thủy - Cầu Giấy... (?).

Sau đổi giờ, đường Hà Nội vẫn tắc. Ảnh chụp chiều ngày 7.2 - Ảnh: Ngọc Thắng

Sáng 7.2, nhiều điểm trên địa bàn Hà Nội như Giảng Võ, Đê La Thành, Khâm Thiên, Nguyễn Lương Bằng, Thái Hà, Nguyễn Thái Học, Kim Mã... lưu lượng phương tiện giao thông ùn ứ và tắc nghẽn. 8 giờ 15, đường Nguyễn Thái Học - Kim Mã - ngã tư Cửa Nam, phương tiện giao thông vẫn đông đúc và nhích từng bước một.
Mục tiêu lệch giờ để giảm ùn tắc là tốt, nhưng hiệu quả thấp, nên điều chỉnh lại, đặc biệt giờ tan học 19 giờ hiện nay. Nếu Hà Nội cầu thị điều chỉnh sớm ngày nào các em học sinh và phụ huynh đỡ vất vả ngày đó
TS Nguyễn Xuân Thủy
Đáng chú ý, theo Phòng CSGT Hà Nội, đã phát sinh thêm nhiều điểm ùn tắc mới như Phan Đình Phùng, Lý Thái Tổ, Thụy Khuê, Phương Mai... do phụ huynh học sinh tập trung đón con vào lúc 5 giờ chiều.
Nên tạm dừng áp dụng

Trước hàng loạt bức xúc của đại diện các trường và một số cơ quan chức năng tại cuộc họp bàn về đổi giờ học, giờ làm ngày 6.2, Thành ủy Hà Nội đã đi đến kết luận, sẽ tính toán điều chỉnh lại giờ tan học buổi chiều từ 19 giờ lên 18 giờ.
TS Nguyễn Xuân Thủy, một người gắn bó hơn 30 năm với ngành giao thông cho rằng, tác động của việc đổi giờ với ùn tắc không đáng bao nhiêu. Theo TS Thủy, học sinh - sinh viên không phải đối tượng tham gia giao thông chủ yếu (người đi lại chính trên đường là người vãng lai, buôn bán nhỏ lẻ, giới công chức), nên việc đổi giờ hướng vào đối tượng này không mang lại nhiều hiệu quả, lại ảnh hưởng, xáo trộn đến sinh hoạt. “Mục tiêu lệch giờ để giảm ùn tắc là tốt, nhưng hiệu quả thấp, nên điều chỉnh lại, đặc biệt giờ tan học 19 giờ hiện nay. Nếu Hà Nội cầu thị điều chỉnh sớm ngày nào các em học sinh và phụ huynh đỡ vất vả ngày đó”, ông Thủy nhìn nhận.
Theo TS Khuất Việt Hùng, Viện Quy hoạch và quản lý GTVT (Trường đại học GTVT Hà Nội), phương án đổi giờ học, giờ làm chỉ nên thực hiện nếu có nghiên cứu xây dựng mô hình giao thông, trên cơ sở kết quả khảo sát về sơ đồ hoạt động và chuỗi chuyến đi của các nhóm dân cư trong thành phố. Đặc biệt là các nhóm dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp của quyết định đổi giờ, để đảm bảo có thể tính toán được mức độ tăng, giảm nhu cầu đi lại trên các trục đường trong các giờ cao điểm. Nhưng Hà Nội chưa làm khảo sát này đã tiến hành điều chỉnh.
“Chính sách đúng nhưng thực hiện không đúng thì vẫn thất bại như thường. Theo tôi, nên mạnh dạn ngừng áp dụng việc đổi giờ để nghiên cứu lại cho cẩn thận”, ông Hùng nhận định.

Ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh
BS Nguyễn Minh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư cho rằng, thay đổi giờ học với học sinh, nhất là học sinh THPT đang gây một xáo trộn rất lớn và ảnh hưởng trước hết là sức khỏe của các cháu.

Các cháu dậy sớm hơn; tan học về nhà muộn hơn kéo theo việc ăn uống, học bài phải thức khuya hơn, rồi ngày mai lại dậy sớm hơn cho kịp giờ học. Trong khi đây là lứa tuổi chuẩn bị thi vào đại học, lượng bài học tăng thêm và việc đi học thêm chắc chắn là hầu hết với các cháu.

Do những thay đổi này, việc chờ đợi đưa đón con sẽ kéo dài hơn. Có thể việc thông thoáng hơn không còn ùn tắc trên đường vào một số giờ cao điểm nhưng thời gian thực tế phải lưu thông đi lại trên đường thì có lẽ lại tăng lên do việc chờ đợi, đưa đón con.

Theo tôi, nếu điều chỉnh thì nên với các sinh viên vì các em học, sinh hoạt ký túc xá gần trường và được sử dụng phương tiện giao thông cá nhân bên cạnh phương tiện công cộng, không phải phụ thuộc nhiều cha mẹ đưa đón.

Liên Châu (ghi)
Giáo viên ngao ngán

Cô Nguyễn Như Hương, giáo viên dạy văn Trường THPT Phạm Hồng Thái, Q.Ba Đình cho hay: Trường tôi có tới 3/4 là giáo viên trẻ, có con nhỏ đang học mẫu giáo, phổ thông; một số người cả hai vợ chồng đều là giáo viên, người thì chồng hoặc vợ làm việc xa nhà... nên việc đổi giờ học từ 7 giờ sáng đến 19 giờ khiến những giáo viên này vô cùng khó khăn. Thuê người đưa đón con thì không phải ai cũng có điều kiện và tìm được người đáng tin cậy để gửi gắm.

Theo một giáo viên Trường tiểu học Quang Trung, Q.Đống Đa: Bây giờ "nhờ" có giải pháp thay đổi giờ học mà mỗi ngày chúng tôi tăng thêm ít nhất 1 tiếng, trong khi đó lương không tăng. Đặc thù của tiểu học là chỉ có một giáo viên/lớp nên sau khi kết thúc cả ngày dạy học đã mệt nhoài nhưng chúng tôi phải có trách nhiệm “giữ” trẻ ở lớp thêm 30 phút nữa. Được một lúc thì học sinh kêu đói, kêu mệt... Mà không mệt sao được khi lớp học 51m[SUP]2[/SUP] mà gần 50 cô trò ngồi, trời rét phải đóng cửa, thiếu không khí, còn cho chạy ra ngoài thì không kiểm soát được các cháu có an toàn không, cháu nào đã có bố mẹ đón về rồi...
M.Hà - T.Nguyễn



Theo Thanh Niên Online

Hà Nội nên tạm dừng đổi giờ
 
5,622
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Từ 1/1/2012 điều chỉnh giờ làm ở Hà Nội

Hà Nội đổi lại giờ học từ ngày 13/2

Các trường THPT kết thúc ca học chiều sau 18h, khối mầm non, tiểu học, mẫu giáo, THCS thực hiện điều chỉnh giờ linh hoạt, nhằm giảm mật độ giao thông giờ cao điểm.

UBND TP Hà Nội hôm nay đã có công điện khẩn gửi các sở, ngành, quận, huyện thông báo về quyết định điều chỉnh giờ học của học sinh trên địa bàn. Theo đó, sau một tuần thực hiện đổi giờ, UBND đã nhận được nhiều phản hồi của Sở GD&ĐT, người dân về giờ kết thúc ca chiều của khối THPT vào 19h là quá muộn.
UBND thành phố quyết định điều chỉnh thời gian kết thúc xuống 18h theo kiến nghị của Sở GD&ĐT, tức là vẫn muộn hơn so với thời điểm trước ngày 1/2 nửa tiếng. Từ ngày 13/2, các trường sẽ thực hiện giờ học theo điều chỉnh này.


Học sinh lót dạ vì tan học quá muộn. Ảnh: Hoàng Hà.

UBND thành phố cũng nhắc nhở Sở GD&ĐT cần hướng dẫn cụ thể các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT điều chỉnh giờ học tập theo quy định một cách linh hoạt với mục tiêu giãn mật độ giao thông trong giờ cao điểm.

Từ ngày 1/2, Hà Nội bắt đầu đổi giờ học, giờ làm ở 12 quận huyện. Các trường đại học, cao đẳng, THCN, dạy nghề, THPT học từ trước 7h, kết thúc sau 19h. Trường mầm non, tiểu học, THCS học từ 8h và kết thúc vào 17h. Các cơ quan, tổ chức của trung ương, thành phố, quận huyện, xã phường bắt đầu làm việc vào 8h và kết thúc vào 17h...

Ngay sau khi áp dụng, người dân và học sinh phản ứng vì giờ tan học của học sinh THPT quá muộn (sau 19h); thời gian giao giữa hai ca sáng và chiều của học sinh THCS quá ngắn, chỉ 30 phút. Các trường học gặp khó vì không thể bố trí giáo viên dạy muộn, tăng chi phí thắp sáng...

Chiều 6/2, sau khi nghe ý kiến các sở ngành về phương án đổi giờ học, giờ làm, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị đã yêu cầu UBND thành phố nghiên cứu điều chỉnh giờ tan học của học sinh THPT là 18h thay vì 19h như hiện nay. Ngành giáo dục cần hướng dẫn các trường không để tái diễn hiện tượng học xong 15-16h nhưng học sinh và phụ huynh phải đợi đến 17h mới được về, thậm chí một số trường THPT học xong vẫn nhốt học sinh đến 19h mới cho về.

Theo vnexpress
 
10,154
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Từ 1/1/2012 điều chỉnh giờ làm ở Hà Nội

[h=1]Hà Nội đổi lại giờ học, Bộ GTVT không ý kiến![/h] (Đời sống) - Xoay quanh câu chuyện đổi giờ học, giờ làm đã được thực hiện hơn 3 tuần để giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội nhưng theo đánh giá thì hầu như không có sự thay đổi gì! Hà Nội lại điều chỉnh về gần như cũ và mọi chuyện đang tốt lên trông thấy. Phunutoday đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội - người phát ngôn chính thức của UBND TP Hà Nội về vấn đề này.

PV: - Thưa ông, Hà Nội đã đồng ý thay đổi giờ học theo Bộ GTVT để giải quyết quốc nạn ùn tắc giao thông, nhưng chỉ sau 3 tuần thực hiện, Hà Nội đã phải gửi công văn hỏa tốc đổi lại giờ học về gần như cũ. Vì sao có sự điều chỉnh này?
Ông Nguyễn Thịnh Thành
Ông Nguyễn Thịnh Thành:- Chúng tôi dựa trên cơ sở từ nhiều kênh thông tin. Sở giao thông đã tham mưu cho Thường trực thành ủy, báo cáo Thủ tướng và quyết định đưa ra điều chỉnh như vậy.

Điều chỉnh giờ được tiếp thu từ nhiều kênh thông tin. Phụ huynh có kiến nghị và bản thân ngành giao thông cũng cần phải có sự điều chỉnh nhất định.

Chúng tôi điều chỉnh lại để các cháu được an toàn và học hiệu quả hơn. Trước đây, ngành giáo dục thống nhất về đổi giờ nhưng khi vận hành vào thực tiễn thì nảy sinh vấn đề. Các kênh thông tin từ báo chí đến nhân dân đều có ý kiến thì thành phố mới báo cáo với Thủ tướng và quyết định đổi lại. Thực tế, điều chỉnh như vậy rất tốt, dư luận rất hoan nghênh.

PV: - Sau khi có sự điều chỉnh này, Hà Nội đánh giá về hiệu quả chống ùn tắc giao thông và dư luận của người dân như thế nào?

Ông Nguyễn Thịnh Thành:- Sau khi điều chỉnh cũng thấy tốt hơn. Các cháu được về sớm hơn tạo điều kiện cho nhà trường về công tác quản lý cũng như thuận lợi hơn cho các cháu học sinh.

PV: - Chủ trương và biện pháp thực hiện là của Bộ GTVT, nhưng thực hiện lại là Hà Nội, vậy ý kiến trước khi thực hiện cũng như sau đó điều chỉnh lại theo công văn hỏa tốc của Hà Nội có vấp phải sự phản ứng của Bộ GTVT?

Ông Nguyễn Thịnh Thành:- Không. Bộ GTVT không hề có ý kiến gì. Tất cả những ý kiến này đều báo cáo với Thủ tướng. Khi mà Thủ tướng chấp thuận thì thành phố mới làm, và các bộ cũng đồng ý.
Sau hơn 3 tuần thực hiện đổi giờ học giờ làm thì hiệu quả của nạn ùn tắc giao thông ở Hà Nội gần như bằng 0
PV: - Bộ GTVT phàn nàn rằng họ cần có thời gian để đánh giá hiệu quả trên thực tế, ít nhất là 1 tháng, nhưng chỉ sau 3 tuần Hà Nội đã gửi công văn hỏa tốc điều chỉnh lại, vậy Hà Nội có "ngại" rằng Bộ GTVT sẽ đổ lỗi về sự thất bại của chủ trương này cho Hà Nội? Ông Nguyễn Thịnh Thành:- Không có chuyện đó. Hiện nay đã có quyết định trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, nhân dân và kể cả phụ huynh học sinh.

Hiệu quả hay không thì cái đó phải hỏi Bộ GTVT. Quyết định điều chỉnh này là do một tập thể lớn quyết định chứ không phải một cá nhân đưa ra. Chúng tôi không ngại gì cả. Đang có hiệu quả từng bước thì làm gì có thất bại?

PV: - Có ý kiến cho rằng hiệu quả của ùn tắc giao thông gần như bằng 0 mà lại còn gây tác dụng ngược lại đối với gia đình và xã hội. Ông nhận xét thế nào về ý kiến trên và nếu đúng thì ta có nên trở lại với lịch cũ không?

Ông Nguyễn Thịnh Thành:- Không có chuyện đó. Hiện nay chính gia đình và xã hội đang yêu cầu điều chỉnh việc đó. Đúng là phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên thì TP mới làm việc đó chứ? Nếu không thì đã không làm.

Các gia đình học sinh đều có ý kiến đồng loạt vì giờ đó các cháu về muộn quá, tối đi đường sợ rằng không an toàn rồi đói. Ngoài ra có nhiều ý kiến khác cũng đồng thuận.

Kết quả đã có báo cáo thông qua cuộc họp của Phó thủ tướng và đã được thông tin trên các phương tiện đại chúng.

Để có được kết quả, không chỉ một tháng thực hiện mà việc đó phải dài lâu, thậm chí hàng năm nhưng mà những cái bất hợp lý thì phải điều chỉnh.
Để giảm ùn tắc giao thông thủ đô, từ tháng 2, UBND TP Hà Nội quyết định điều chỉnh giờ học, giờ làm ở 9 quận nội đô. Tuy nhiên, việc điều chỉnh đã gặp thất bại khi gần nửa tháng sau thành phố lại phải lùi giờ học về gần với thời gian trước đây.

 
Top