Việt Nam trong những bức ảnh đoạt giải ảnh Báo chí Thế giới

5,604
7
38

metyruoi

Active Member
(Dân trí) – Trong lịch sử 56 lần trao giải World Press Photo of the Year (Ảnh Báo chí Thế giới của năm), đất nước, con người Việt Nam đã trở thành chủ đề sáng tác cho 6 bức ảnh được trao giải thưởng danh giá này.

Giải Ảnh Báo chí Thế giới - World Press Photo được coi là giải ảnh báo chí danh giá nhất hiện nay. Đây cũng là sân chơi lớn nhất, giải quốc tế duy nhất trên thế giới thu hút được sự tham gia của các nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới đến từ các hãng thông tấn nổi tiếng.

Mỗi năm có hàng chục ngàn tấm ảnh gửi về dự thi, chúng đến từ khắp nơi trên thế giới và hội đồng trao giải World Press Photo sẽ chọn ra một tấm duy nhất để vinh danh "Ảnh Báo chí của Năm" (Press Photos of the Year). Tiêu chí được đặt lên hàng đầu ở hạng mục này là tính thông tin thời sự của tấm ảnh và sự dấn thân của các nhiếp ảnh gia. Họ đã không nề hà gian khổ, nguy hiểm, thậm chí hy sinh xương máu, tính mạng để có thể ghi lại những tấm ảnh quý giá đó.

Ngoài giải "Ảnh Báo chí của Năm" - giải cao quý nhất, World Press Photo còn trao giải ở nhiều hạng mục khác như: ảnh tiêu điểm, ảnh tổng quan, ảnh nhân vật sự kiện, ảnh thể thao, ảnh vấn đề thời sự, ảnh đời thường, ảnh chân dung, ảnh nghệ thuật - giải trí, ảnh thiên nhiên.

Việt Nam trong những tấm ảnh đoạt giải World Press Photo of the Year:



1963: Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chính quyền Nguỵ ở Sài Gòn khủng bố những Phật tử tại miền Nam Việt Nam.





1965: Một người mẹ đang cùng các con bơi qua sông để thoát khỏi cuộc ném bom của những máy bay Mỹ.




1966: Thi thể của người lính bị kéo lê sau chiếc xe bọc thép của lính Mỹ - Nguỵ trên đường tới một hố chôn tập thể.




1967: Một lính Mỹ đang điều khiển họng súng của chiếc xe tăng M48 thuộc trung đoàn 7 trong chiến dịch Iron Triangle (Tam giác thép) tại Việt Nam.




1968: Cảnh sát trưởng miền Nam Việt Nam Nguyễn Ngọc Loan bắn chết một lính Việt Cộng ngay trên đường phố.




1972: Bức ảnh “Em bé napalm” Phan Thị Kim Phúc chạy trên đường cùng những em bé khác sau khi bị bỏng nặng bởi quả bom napalm do máy bay Mỹ ném xuống khu dân cư.


Điểm lại những ảnh đoạt giải World Press Photo of the Year từ năm 1990-2011:




2011: Người phụ nữ ôm đứa cháu trai bị thương trong một cuộc biểu tình tại thủ đô Sanaa, Yemen.




2010: Bibi Aisha, cô gái 18 tuổi ở tỉnh Oruzgan, Afghanistan bị đuổi về nhà cha mẹ đẻ sau khi bị nhà chồng hành hạ tàn nhẫn.




2009: Người phụ nữ ở Tehran, Iran đứng trên mái nhà, la hét phản đối kết quả bầu cử tại đất nước này.




2008: Một nhân viên cảnh sát có vũ trang tiến vào khám xét một ngôi nhà đã bị bỏ hoang ở Cleveland, bang Ohio, Mỹ để tiến hành tịch thu tài sản, nhà đất theo giấy tờ thế chấp. Bức ảnh được chụp trong thời kỳ kinh tế Mỹ suy thoái nặng nề.




2007: Một lính Mỹ nghỉ trên boongke tại thung lũng Korengal, Afghanistan.




2006: 15/8/2008 - ngày diễn ra thoả thuận ngừng bắn giữa quân đội Israel và Hezbollah. Những thanh niên trẻ tuổi người Lebanon vui vẻ lái xe qua khu vực vừa bị huỷ hoại bởi xung đột quân sự. Bức ảnh thể hiện những thái cực trái ngược trong cuộc sống của người dân trong vùng chiến sự.




2005: Những ngón tay của em bé 1 tuổi suy dinh dưỡng Alassa Galisou trên môi bà mẹ Fatou Ousseini tại một trung tâm cứu trợ lương thực khẩn cấp ở Nigeria.




2004: Người phụ nữ ở bang Tamil Nadu, Ấn Độ khóc than trước xác người thân bị chết trong trận sóng thần.




2003: Một người đàn ông Iraq vỗ về đứa con trai trong một trại giam tù nhân chiến tranh ở An Najaf.




2002: Quân đội và người dân ở tỉnh Quazvin, Iran đang đào huyệt chôn thi thể của những người xấu số thiệt mạng trong trận động đất ngày 23/6/2002. Một cậu bé ngồi ôm chiếc quần của người cha đã chết bên hố đất nơi người ta sắp an táng cha cậu.




2001: Người ta đang liệm cho một em bé Afghanistan tị nạn trên đất Pakistan. Em đã chết vì mất nước và kiệt sức.




2000: Một gia đình người Mexico di cư tới bang Texas, Mỹ. Người mẹ đang làm những món đồ chơi truyền thống của người Mexico để đem ra chợ bán – đó là nguồn thu nhập duy nhất của cả gia đình.




1999: Một người đàn ông Kosovo trên đường phố thị trấn Kukes, Albania. Đây là một trong những nơi tập trung khá đông người tị nạn gốc Albani sơ tán khỏi khu vực bạo lực ở Kosovo.




1998: Trong lễ tang của người chồng, người vợ này đang được họ hàng, người thân an ủi. Chồng của người góa phụ trẻ này vốn là một tay súng trong lực lượng quân giải phóng Kosovo đã bị bắn chết khi đang đi làm nhiệm vụ tuần tra.




1997: Một người phụ nữ kêu gào vật vã bên ngoài bệnh viện Zmirli, nơi những người bị thương và thiệt mạng trong cuộc thảm sát tại làng Bentalha, Angeria được chuyển đến.




1996: Trong bức ảnh là những nạn nhân của các vụ nổ mìn xảy ra tại thành phố Kuito, Angola. Những trẻ em này bị tàn tật do những quả mìn còn sót lại từ cuộc nội chiến.




1995: Một cậu bé nhìn qua tấm kính hậu của chiếc xe bus chật kín người tị nạn sơ tán khỏi ngôi làng Shali, Checknya – nơi đang diễn ra cuộc xung đột giữa những tay súng Chechnya và binh lính Nga.




1994: Một thanh niên của bộ tộc Hutu bị rạch mặt như một hình thức trừng phạt của lực lượng quân sự Hutu “Interahamwe”. Anh ta bị nghi ngờ đang ủng hộ cho những cuộc nổi dậy của người Tutsi.




1993: Những đứa trẻ Palestine giương cao khẩu súng đồ chơi một cách đầy thách thức.




1992: Một bà mẹ người Somali bọc xác con trong vải liệm để mang đi chôn.




1991: Trung sĩ Mỹ 23 tuổi Ken Kozakiewicz khóc trước cái chết của đồng đội Andy Alaniz. Chiếc túi bên cạnh đang đựng thi hài của Andy, anh thiệt mạng trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Vùng Vịnh.




1990: Gia đình của người thanh niên 27 tuổi Elshani Nashim đang khóc bên linh cữu của anh. Nashim chết trong một cuộc biểu tình phản đối quyết định của chính quyền Nam Tư tuyên bố hủy bỏ quyền tự trị của Kosovo.


Hồ Bích Ngọc
Tổng hợp

http://dantri.com.vn/c730/s730-645314/viet-nam-trong-nhung-buc-anh-dat-giai-anh-bao-chi-the-gioi.htm



 
Top