08.05.2010 Những em bé nghèo ở Chân Sơn

10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Cập nhật lúc : 10:24 PM, 10/05/2010
Những em bé nghèo ở Chân Sơn

Ngày Chủ nhật 08/5/2010 vừa qua, các thành viên nhóm tình nguyện Chia sẻ tình thương đã đến với những học sinh dân tộc Dao, Tày ở trường tiểu học Chân Sơn (xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).
Là một trong những xã nghèo của huyện Yên Sơn, nhưng Chân Sơn lại không có tên trong danh sách hỗ trợ của chương trình 135. Có lẽ vì thế mà đến giờ, các em học sinh tiểu học trong xã vẫn chưa có nổi một ngôi trường chung, khang trang để học tập. Trường có 310 học sinh, chia làm 5 phân hiệu, có phân hiệu phải đặt nhờ ở Nhà văn hóa, hay trụ sở Ủy ban nhân dân, nhà thờ… khoảng cách xa nhau đến 5km. Ban Giám hiệu cũng không có một nơi ổn định mà phải ngồi nhờ trong Ủy ban Nhân dân xã, trong khi các thày cô giáo thì ở các phân hiệu, điều này gây khó khăn không ít trong việc dạy và học của trường.
Chúng tôi đến phân hiệu 2 của trường – nơi có khoảng sân đất nện gồ ghề được coi là rộng nhất trong các phân hiệu, thường là nơi tập trung của cả trường mỗi khi có sự kiện. Khung cảnh hết sức nghèo nàn. Cơn lốc ngày 21/4/2010 đã cuốn mái trước của 2 trong số 6 phòng học lên những cành cây sau trường. Có 4 phòng học được xây bằng gạch, còn 2 phòng bằng tranh tre, vách đất, cái thì bị xô mái, cái thì tường thủng lỗ chỗ. Trừ các lớp học nhờ ở Uỷ ban nhân dân xã, toàn bộ các phòng học ở 4 địa điểm khác đều không có điện.


Để có được chiếc micro và loa đài phục vụ cho màn giao lưu văn nghệ, trò chơi giữa học sinh và nhóm Chia sẻ tình thương, nhà trường đã phải đi mượn máy phát điện vì ở đây, điện thường xuyên bị cắt từ sớm đến tận 10h đêm. Khi chúng tôi đến, các bé đã chỉnh tề tập trung ở sân trường chờ đoàn tới. Mỗi em tự mình mang theo 1 chiếc ghế để ngồi, em thì có ghế nhựa, em thì mang ghế gỗ gia đình tự đóng, những em không có ghế thì kê dép hoặc ngồi lên ghế băng.
Hơn 300 học sinh là từng đấy hoàn cảnh khác biệt, chỉ giống nhau ở một chữ “nghèo”. Có bé Mạnh, nhà 4 anh chị em, anh cả học đến lớp 5 thì nghỉ, bố mẹ bảo học vậy đủ chữ rồi, ở nhà chăn trâu cắt cỏ, lo cái ăn thôi; dưới là 2 em 3 tuổi và 1 tuổi, hàng ngày ở nhà một mình hoặc theo bố mẹ lên nương, chứ chả biết đi nhà trẻ nhà gì. Hôm nay có “đoàn ở Thủ đô lên thăm” nên em được mặc bộ quần áo tươm tất nhất, nhưng mà chân không dép…; bàn chân trần đen đúa khẳng khiu với móng chân vàng khè cứ di di dưới đất khi chúng tôi hỏi: dép của cháu đâu? Đi học hàng ngày cả đi lẫn về dễ ngót chục cây số, lại đường rừng, đồi dốc, mà cứ chân trần.


Một em khác, bé Bùi thị Mai, bố mất sớm, mẹ bỏ nhà đi làm ăn xa, vài tháng mới về. Mới 10 tuổi em đã phải sống 1 mình trong căn nhà, tự nấu ăn, tự học, tự chăm sóc bản thân; quần áo không có để mặc, mỗi bạn trong lớp góp nhau 2.000 đồng mua áo cho em, các thầy cô thì góp tiền mua sách, bút. Khi chúng tôi hỏi, ở một mình có sợ không, em trả lời, “con tự nuôi được 2 con gà mẹ, 2 con gà bố và 13 con gà con. Đi học về là con lo cho gà ăn, rồi cho chúng uống nước, tối lùa chúng vào chuồng. Có gà là con có trứng ăn, gà lớn con bán lấy tiền mua gạo. Con không buồn đâu con quen rồi, chỉ mong sao mẹ chóng về với con…” Nghe lời nói chầm chậm, nhìn đôi mắt ngân ngấn đỏ hoe của em mà chúng tôi không cầm được nước mắt.
Các thành viên Chia sẻ tình thương lên thăm và giao lưu, mang theo 310 phần quà. Mỗi phần gồm: cặp sách, áo trắng đồng phục, 20 quyển vở ô ly, 1 hộp màu dạ, 2 bút chì đen, 2 bút chì màu, 5 bút (chữ A xanh cho lớp 1 đến lớp 4, bút bi cho lớp 5), thước kẻ, tẩy, gọt bút chì, mì tôm, và 1 chai dầu gội đầu. Dân bản ở đây rất nghèo, để trẻ con nhiều bé đầu tóc quanh năm cáu bẩn, đầy ghét và chấy. Các cô giáo thường xuyên phải trích tiền lương để mua dầu gội đầu, sau giờ học lại gọi các con ra để rửa ráy, tắm gội cho.

Quà tặng là những món đồ thiết thực​

Ngoài phần quà trên, đoàn còn chuẩn bị bữa trưa cho các bé, mỗi suất gồm 1 bánh mỳ kẹp chả, 2 xúc xích, 1 hộp sữa, 1 gói kẹo và 1 gói bim bim. Thấy có em cứ ôm khư khư suất ăn trên tay, trong khi các bạn ăn uống, hỏi tại sao con không ăn, bé nói là để dành cho đứa em ở nhà. Một thành viên Chia sẻ tình thương chạy đi kiếm thêm 1 hộp sữa, bóc ra và cắm ống hút vào, đưa cho bé, bé ngửa cổ, hút một hơi dài. Nếu không có người bóc hộp sữa đưa cho, thì chưa chắc bé đã uống mà sẽ lại để dành thêm cho em bé ở nhà…
Giao lưu văn nghệ​

Chương trình giao lưu, văn nghệ mà chúng tôi chuẩn bị, gồm các tiết mục hát, múa, đọc thơ và chơi trò chơi đã thật sự mang lại những giây phút náo nhiệt, vui vẻ đối với các em bé người dân tộc thiểu số ở miền sơn cước này. Chân Sơn không có nghề phụ, người dân chỉ trông vào cấy lúa và trồng ngô, mỗi năm 2 vụ, đất cằn, năng suất kém, chỉ đủ ăn tằn tiện. Nghèo khó, xa xôi như vậy nhưng các em bé vẫn siêng năng đến trường, chỉ những ngày lũ về mới nghỉ học. Các thầy cô giáo ở đây, ngoài tiền lương được trả theo thang bảng lương của Nhà nước, không còn khoản thu nhập nào khác. Cuộc sống còn khó khăn vô cùng nhưng nhìn ánh mắt ấm áp tình thương của họ khi nói về nghề nghiệp, về học trò, chúng tôi tin rằng, những thế hệ học sinh được đào tạo bằng sự quyết tâm và lòng yêu nghề của các thầy cô, sẽ vượt lên được cái nghèo cái khó, trở thành những con người hữu ích, xây dựng bản làng mai sau./.
Theo Chiasetinhthuong.org
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
741
0
16
Ðề: 08.05.2010 Những em bé nghèo ở Chân Sơn

Một em khác, bố mất sớm, mẹ bỏ nhà đi làm ăn xa, vài tháng mới về. Mới 10 tuổi em đã phải sống 1 mình trong căn nhà, tự nấu ăn, tự học, tự chăm sóc bản thân; quần áo không có để mặc, mỗi bạn trong lớp góp nhau 2.000 đồng mua áo cho em, các thầy cô thì góp tiền mua sách, bút. Khi chúng tôi hỏi, ở một mình có sợ không, em trả lời, “con tự nuôi được 2 con gà mẹ, 2 con gà bố và 13 con gà con. Đi học về là con lo cho gà ăn, rồi cho chúng uống nước, tối lùa chúng vào chuồng. Có gà là con có trứng ăn, gà lớn con bán lấy tiền mua gạo. Con không buồn đâu con quen rồi, chỉ mong sao mẹ chóng về với con…” Nghe lời nói chầm chậm, nhìn đôi mắt ngân ngấn đỏ hoe của em mà chúng tôi không cầm được nước mắt.
Em này là em nào mà đọc thương quá! Hay cstt mình nhận bảo trợ cho em này đi nhỉ???
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
53
0
0

mecubin

New Member
Ðề: 08.05.2010 Những em bé nghèo ở Chân Sơn

đúng đấy, em thấy bảo trợ cho em bé này là tốt đấy.
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: 08.05.2010 Những em bé nghèo ở Chân Sơn

Đọc đoạn này mà thương quá, ai có tên, lớp của em bé này không?

"...Một em khác, bố mất sớm, mẹ bỏ nhà đi làm ăn xa, vài tháng mới về. Mới 10 tuổi em đã phải sống 1 mình trong căn nhà, tự nấu ăn, tự học, tự chăm sóc bản thân; quần áo không có để mặc, mỗi bạn trong lớp góp nhau 2.000 đồng mua áo cho em, các thầy cô thì góp tiền mua sách, bút. Khi chúng tôi hỏi, ở một mình có sợ không, em trả lời, “con tự nuôi được 2 con gà mẹ, 2 con gà bố và 13 con gà con. Đi học về là con lo cho gà ăn, rồi cho chúng uống nước, tối lùa chúng vào chuồng. Có gà là con có trứng ăn, gà lớn con bán lấy tiền mua gạo. Con không buồn đâu con quen rồi, chỉ mong sao mẹ chóng về với con…” Nghe lời nói chầm chậm, nhìn đôi mắt ngân ngấn đỏ hoe của em mà chúng tôi không cầm được nước mắt..."

:(
Em này là em nào mà đọc thương quá! Hay cstt mình nhận bảo trợ cho em này đi nhỉ???
đúng đấy, em thấy bảo trợ cho em bé này là tốt đấy.
Bé là Bùi Thị Mai, nhà ở xóm Hoa Sơn, học lớp 4A các chị ạ. Bé học cũng khá, mạnh dạn và nói năng lễ phép lắm. Mẹ bị thần kinh (thể nhẹ giống như Lý, mẹ bé Tâm ở Bắc Giang) nên cứ đi miết như thế. Cô giáo kể là, tuần trước cháu nghỉ học 3 hôm liền, cô sốt ruột quá, đến tận nhà tìm, thì thấy con đang loanh quanh bên cái giếng mới đào. 3 ngày liền, 2 mẹ con tự đào giếng, con ở dưới đào đất, mẹ ở trên kéo lên,...cứ thế thay phiên nhau:(. Đào xong cái giếng mẹ cũng đi luôn.

Hiện giờ sắp hết năm học rồi, học phí của cháu cũng được miễn giảm đáng kể. Bởi vậy, việc bảo trợ xin phép các mẹ thư thư một thời gian để tìm phương án tối ưu nhất. Cảm ơn cả nhà ạ@};-:cstt01:!
 
94
0
0

Kinan

New Member
Trả lời: 08.05.2010 Những em bé nghèo ở Chân Sơn

Hic, đọc ở đâu cũng thấy có nhiều việc cần làm quá đi thôi.
 
Top