10 bước ngoặt quan trọng trong tuổi thơ bé

10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
[h=1]10 bước ngoặt quan trọng trong tuổi thơ bé (Phần 1)[/h]
(Webtretho) Khi nghe chữ “bước ngoặt quan trọng”, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến những tấm hình thật dễ thương đã lưu lại biết bao nhiêu khoảnh khắc “đầu tiên” trong album ảnh của con: Nụ cười đầu tiên, cái vẫy tay đầu tiên, và rất nhiều cái “đầu tiên” khác nữa.

Đó không chỉ là những ký ức đẹp đẽ thôi đâu, mà còn là biểu hiện của những nỗ lực rất lớn trong suốt quá trình theo dõi con trưởng thành. Những phát triển này làm cho cha mẹ cảm thấy hạnh phúc và vui sướng biết bao, tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều thách thức. Nhưng không hề gì, chúng tôi sẽ giúp bạn một vài đặc điểm tiêu biểu để dễ theo dõi quá trình lớn lên của con.

Thông qua các môn chơi đồng đội bé được giáo dục cách giao tiếp
với bạn bè và tuân thủ theo các luật lệ của trò chơi.

5 đến 6 tuổi
1. Các môn thể thao đồng đội
Con bạn không chỉ được rèn luyện sức khỏe và khả năng phối hợp đồng đội, mà còn học được nhiều điều qua các tương tác trong nhóm. "Thông qua các môn chơi đồng đội bé được giáo dục cách giao tiếp với bạn bè và tuân thủ theo các luật lệ của trò chơi", ông Michael Wasserman, bác sĩ nhi khoa trung tâm Y tế Ochsner, New Orleans, cho biết. Thêm vào đó, bé còn học biết sự kiên nhẫn và nhường nhịn mọi người. Nói cách khác, tham gia một đội bóng đá không phải là gợi ý tồi chút nào!
Bên cạnh đó, nên nhớ rằng các phụ huynh không nên quá hiếu thắng, gây áp lực buộc con mình phải giành chiến thắng. Các môn thi đấu đồng đội là một cơ hội tuyệt vời nhằm truyền tải tinh thần thể thao đến bé, cách phối hợp ăn ý và tính kiên trì khi đương đầu với khó khăn thông qua những buổi luyện tập. Tuy nhiên, thời gian đầu cũng đừng nên trông đợi nhiều vào khả năng làm việc nhóm của trẻ, “Đứa con gái Eva 5 tuổi của tôi đã chơi bóng ném được một năm nay, nhưng bọn trẻ vẫn chưa thật sự hiểu được ý nhau để đưa bóng đi nhanh hơn. Tuy nhiên, việc quan sát chúng dần kết nối với nhau, thật sự rất tuyệt vời", ông Erika Hanson ở Fargo chia sẻ.
2. Tập lái xe đạp
Để giúp trẻ làm quen với cảm giác chạy xe trên mặt đường thì cần sự trợ giúp của bố mẹ. Ngay cả khi bé chạy xe đạp 3 bánh thì vẫn cần sự giám sát chặt chẽ của người lớn, thử tượng tượng xem một đứa trẻ sẽ như thế nào nếu chỉ mỗi bé và chiếc xe đạp chạy trên đường? Tuy nhiên mọi việc sẽ được thay đổi khi bé đã thật sự sẵn sàng. Hầu hết trẻ em đều có thể tự điều khiển được xe sau khi trải qua các buổi tập. "Đó là lúc chúng đã có thể giữ thăng bằng và cơ bắp cũng đủ cứng cáp", tiến sĩ tâm lý Aaron Cooper nói.
Tập cưỡi được xe đạp là một trong những thành công lớn đầu đời của bé.

Bé vừa trải qua cảm xúc vui sướng tột độ vì chạy được xe, nhưng lại ngã nhào liền ngay sau đó. Đừng quá lo lắng, việc bé đột ngột tăng tốc vượt ra khỏi sự kiểm soát của bạn và té ngã cũng bình thường thôi. Thậm chí ngay cả lúc đã tuân thủ đúng theo những quy tắc an toàn rồi nhưng bé vẫn có thể ngã bất cứ lúc nào. “Hãy đi đến thật bình tĩnh, đừng chạy vội lại và tỏ ra hốt hoảng vì như thế chỉ làm bé cảm thấy sợ thêm mà thôi. Cho con biết rằng tai nạn đã xảy ra và bây giờ có thể tiếp tục tập tiếp được rồi!” Nhưng điều quan trọng là gương mặt bạn phải thể hiện sự hãnh diện về con. “Nét mặt phải gửi đến cho con bạn thông điệp rằng chúng rất mạnh mẽ và tuyệt vời!”, Cooper khuyên.

7 đến 8 tuổi


3. Thay răng

Một số trẻ bắt đầu rụng răng sữa khi đến 5 tuổi. "Thời điểm thay răng rất khác nhau giữa các bé, sẽ thật hiếm nếu trong lứa tuổi này mà trẻ vẫn chưa gặp một vấn đề nào về răng miệng ", tiến sĩ Wasserman cho biết. Thứ tự thay răng cũng rất khác nhau, thông thường răng hàm trên sẽ rụng trước rồi đến răng hàm dưới. Nhưng dù thay răng cách nào đi nữa, với hàm răng như thế thì nhiều bé sẽ mặc cảm, ngại cười và rất sợ phải chụp hình.

Tuy nhiên, bé có thể sẽ rất vui khi chiếc răng đầu tiên của mình mất đi, đặc biệt là khi bạn bè của bé đã trải qua việc đó rồi, số còn lại sẽ có một chút lo lắng: "Đứa con trai 8 tuổi của tôi bị rụng rất nhiều răng và cháu cứ lo nghĩ không biết đến bao giờ những chiếc răng thay thế mới mọc lên", Cooper chia sẻ.

Với hàm răng sún, bé sẽ mặc cảm, ngại cười và rất sợ phải chụp hình.

Trấn an con bằng những lời động viên rằng răng mới rồi sẽ mọc lên thôi và cũng đừng ngạc nhiên khi bé bị tật nói ngọng trong một thời gian, "Răng bị mất tạm thời có thể ảnh hưởng đến vị trí lưỡi và cách phát âm", tiến sĩ Wasserman cho biết. Nếu thấy một chiếc răng nào mọc lên không ngay ngắn, bạn có thể đến nha sĩ để chỉnh hình răng cho bé. Cũng có một số trường hợp răng sữa không tự rụng mà bạn phải đưa bé đi nhổ để đảm bảo hàm răng đều cho bé.

4. Làm nhiều việc vặt hơn
Chắc chắn, cho đến lúc này bé đã “giúp đỡ” bạn rất nhiều việc lặt vặt xung quanh nhà. Có lúc chúng giúp bạn vo gạo nấu cơm, dù rằng cơm quá nhão hoặc quá khô, sắp xếp mền gối trên giường và quét nhà.

Một trong những lý do làm cho những đứa trẻ 7, 8 tuổi trở nên thật tuyệt vời là bé muốn chứng minh cho cha mẹ thấy thật sự chúng đã lớn. Bé không chỉ đủ cao lớn để với tới những kệ sách hay ngăn kéo, mà còn có khả năng phân biệt và sắp xếp chúng theo đúng trình tự, vị trí”, tiến sĩ Wasserman nói. "Con gái tôi bảy tuổi của tôi đã tự ngồi thiết kế cho những con búp bê của mình những kệ giày dép riêng biệt", cháu cũng đã biết tự lau dọn nhà cửa, dọn dẹp giường ngủ và chăm sóc những con vật nuôi trong nhà.
Nếu con bạn không chịu cầm chén của mình đến bỏ vào bồn rửa sau khi ăn, hãy nhắc nhở bé làm việc đó. Hãy để bé tự chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình, nhưng bạn có thể hỗ trợ bằng cách xếp nhiều thức ăn vào tủ lạnh để bé có nhiều chọn lựa hơn. Giao cho bé một số công việc nhà, cho bé thời gian để tập làm quen với mỗi nhiệm vụ mới.



Nguồn: Webtretho(lược dịch)/http://www.parenting.com/gallery/Child/11-Big-Kid-Milestones/
 
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: 10 bước ngoặt quan trọng trong tuổi thơ bé

[h=1]10 bước ngoặt quan trọng trong tuổi thơ bé (Phần 2)[/h]
(Webtretho) Cha mẹ cần phát hiện và giúp con phát triển những đam mê vừa chớm nở. Chẳng hạn nếu bé thích bóng đá, hãy đưa bé đến ngay câu lạc bộ dạy đá bóng, còn nếu bé thích diễn xuất hãy cho bé tham gia vào đội kịch nhà văm hóa hay đưa bé đi xem phim, kịch. 9 đến 10 tuổi



5. An ủi con sau một cơn ác mộng

"Amber đã lên 9, và bé vẫn thường chạy đến bên tôi mỗi khi gặp phải ác mộng", bà Sherri, Ashland chia sẻ. Một tháng trôi qua, mọi chuyện vẫn yên ắng kể từ lần gần nhất bé thút thít đi ngủ lúc 2 giờ sáng với hình ảnh quỷ hút máu Dracula vẫn đang lảng vảng trong đầu.
::
Giải thích để bé hiểu rằng đó chỉ là mơ và nó không có thật.

Tất cả những gì bạn cần làm là những cử chỉ ân cần, sự âu yếm ôm con vào lòng đến cái hôn nhẹ nhàng lên má để dạy bé biết cách tự trấn an mình như thế nào. Những cơn ác mộng có thể vẫn còn, nhưng bé đã có thể tự vấn với chính mình rằng đó chỉ là mơ và nó không có thật. Con vẫn sẽ kể cho bạn nghe những giấc mơ đó nhưng là vào bữa sáng hoặc có khi đến tận tuần sau nữa không chừng.
6. Tự lập kế hoạch mà không cần xin ý kiến cha mẹ
Quinn Daily, 9 tuổi, rất thích mời đứa bạn thân của mình là Matthew đi ăn pizza nhưng mẹ cậu không cho phép. "Một lần nọ, chuông cửa reo, khi mở cửa tôi đã thấy Matthew và mẹ cậu bé đã đứng sẵn ở đó. Tôi không hiểu vì sao tụi nhỏ lại đến đây. Tôi và chị ta nhìn nhau rồi chợt cười phá lên. Thì ra bọn nhỏ đã sắp đặt hết mọi chuyện”, bà Daily sống ở Sarasota chia sẻ một kinh nghiệm vui của chính mình.
Điều gì là nguyên nhân của hành động đó? "Khi được 9, 10 tuổi, bé đã có khả năng tự lập và thiết lập kế hoạch ưa thích cho riêng mình", Cooper giải thích. Những ý định của bé thường không bao giờ cho bố mẹ biết hay có giải thích thật rõ ràng trước khi thực hiện. Hãy khuyến khích bé chia sẻ nhiều hơn về những dự định của mình. Cha mẹ có thể lập một thời gian biểu cho trẻ, chỉ cho con thời gian nào bé được tự do và khuyến khích bé tiết lộ với bạn những gì bé định thực hiện khi đó. Tất nhiên, bạn sẽ có quyền ngăn cấm nếu bé định làm điều nguy hiểm, nhưng trẻ em đánh giá rất cao sự tự do mà cha mẹ dành cho chúng, cũng như rất xem trọng quyền làm chủ (ở một mức độ tương đối) của chính mình.
7. Khám phá niềm đam mê của mình
Mối quan tâm của bé ở lứa tuổi này thường vượt ra khỏi những giới hạn bình thường. "Đó là một dấu hiệu cho thấy bé đã có đủ những kỹ năng cần thiết: Ngôn ngữ, sức mạnh, trí khôn và khả năng tập trung vào công việc mình đang làm. Đó là tất cả những gì bé cần cho một hoạt động yêu thích thật sự", tiến sĩ Wasserman cho biết.
Cha mẹ cần phát hiện và giúp con phát triển những đam mê vừa chớm nở.

Cha mẹ cần phát hiện và giúp con phát triển những đam mê vừa chớm nở. Chẳng hạn nếu bé thích bóng đá, hãy đưa bé đến ngay câu lạc bộ dạy đá bóng, còn nếu bé thích diễn xuất hãy cho bé tham gia vào đội kịch nhà văm hóa hay đưa bé đi xem phim, kịch. Điều quan trọng là cha mẹ hãy ủng hộ bất cứ điều gì bé thích. "Ngay cả khi bé vẽ không đẹp nhưng bé lại thích vẽ, hãy cứ khuyến khích con, điều đó giúp gây dựng cho bé sự tự tin”, tiến sĩ Wasserman hướng dẫn.
11 đến 12 tuổi
8. Thích tự mua sắm những đồ dùng cá nhân

Chỉ mới năm vừa rồi, Andrew Nason, 11 tuổi, còn rất vui khi mẹ chọn quần áo cho mình. "Nhưng bây giờ khi đã học lớp 7, cháu muốn tự mình chọn đồ theo ý thích", bà Anne Acton chia sẻ.
Mong muốn được tự do mua sắm, hoặc chí ít có được tiếng nói trong việc lựa chọn, thường xuất hiện ở lứa tuổi thiếu niên, Cooper nói. "Một phần để lý giải việc đó là các bé muốn tự do thể hiện “cái tôi” của mình. Việc đó cũng thể hiện sự khác biệt tính cách của trẻ so với cha mẹ như thế nào. Trẻ thường sẽ tự bày tỏ cá tính của mình qua những thứ chúng chọn mua, từ quần áo giày dép đến cả những dụng cụ học tập”. Cách xử lý thông minh là cha mẹ nên cho con có cơ hội thể hiện chính mình nhưng cũng đồng thời đặt bé trong một khuôn khổ nhất định rằng đâu là giới hạn được cho phép còn đâu là điều cấm kỵ.
9. Ở nhà một mình

Đây là một vấn đề khó khăn mà cha mẹ nào cũng phải đối diện. Có lẽ đã nhiều lần bạn giằng mô hình siêu nhân ra khỏi tay con và ép bé phải đi chợ với mình, nhưng sẽ đến lúc cần xem xét: “Bé thật sự đã sẵn sàng để ở nhà một mình chưa?” Rất nhiều trẻ em ở lứa tuổi này đã đủ lớn để nhận ra những trường hợp khẩn cấp và biết cách giải quyết như là kêu gọi sự giúp đỡ hay chạy ra khỏi nhà nếu cần", tiến sĩ Wasserman giải thích. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể giao công việc giữ em lại cho con, hãy mang đứa nhỏ hơn theo mình cho đến lúc bé đủ trưởng thành để bạn tin tưởng.

Tạo cho bé khoảng thời gian lần đầu tiên ở nhà một mình.

Tạo cho bé khoảng thời gian lần đầu tiên ở nhà một mình nhưng ngắn thôi. Bà mẹ Tory Johnson ở New York, chia sẻ kinh nghiệm để con ở nhà một mình: “Bắt đầu bằng cách cho người trông trẻ của con về trước trước 15 phút khi tôi về đến nhà. Vài tháng sau đó, người trông trẻ có thể ra về ngay trước khi tôi còn 1 tiếng mới về đến nhà, khi đó những đứa trẻ có những 1 tiếng để tự do chơi đùa. Nếu chưa yên tâm bạn có thể dán một danh sách những số điện thoại khẩn cấp con có thể gọi khi cần thiết, cũng cần chỉ bảo cặn kẽ cho bé những quy định về an toàn. Có thể bạn sẽ cảm thấy rất lo lắng nhưng cố gắng đừng gọi cho con hơn một lần chỉ để kiểm tra chúng đang làm gì, có một ranh giới rõ ràng giữa quan tâm và kiểm soát, vì vậy hãy cho con thấy là bạn thật sự tin tưởng chúng".

10. Ý thức muốn tự khẳng định chính mình Các em gái trong những bộ phim dành cho tuổi thiếu niên hiện thường được thể hiện rất đỏm dáng trang điểm và chải chuốt rất kỹ. Nhưng chúng không phải là những trường hợp duy nhất. "Bạn biết mình có thể kích thích một chú ngựa bằng cách đưa củ cà rốt trước mũi nó thế nào thì việc đặt chiếc gương trước mặt con trai tôi cũng giống y như vậy", cô MacKey, Agoura Hills mẹ của mộ bé trai vừa cười vừa chia sẻ. Đối với cháu – cũng như rất nhiều thiếu niên khác, đó không chỉ đơn giản là việc phải trông mình gọn gàng và lịch sự mà còn là sự thể hiện bản thân. "Trong vòng chưa đầy một năm, Devin cao thêm hơn 10 cm, chuyển từ một đứa bé béo phệ thành một chàng thiếu niên có cơ bắp, múi bụng cũng bắt đầu xuất hiện. Cháu thường nhìn cơ thể mình trước gương và thích thú vì sự thay đổi đó", MacKey nói.
Devin cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn về cách thức những người khác nhìn nó, cháu dành hẳn những 1 tiếng đồng hồ trước khi đi học để sửa soạn, bảo đảm là mái tóc trông đã ổn, quyết định sẽ mặc gì và bắt mẹ phải ủi thẳng bộ quần áo mới nhất cho mình", cô nói. "Có vẻ như cháu đã rất đắn đo để phối hợp quần áo với nhau, nó muốn bảo đảm mình trông thật phù hợp và lôi cuốn".

Nên tôn trọng nhu cầu mới này của con, nhưng bạn cũng cần khuyên răng trẻ không nên dành quá nhiều thời gian để chăm chút cho ngoại hình. Khích lệ lòng tự tin của con bằng cách khen cháu trông rất ổn và quan trọng hơn hãy nhấn mạnh những việc khác mà có thể làm cho bé trông tuyệt vời hơn nhiều, chẳng hạn như việc chuyên tâm luyện tập karate hay say mê với những bản nhạc cổ điển. Bày tỏ cho con biết bạn vui mừng như thế nào khi thấy chúng lớn lên thật tuyệt vời cả bề trong lẫn bề ngoài!



Nguồn: Webtretho(lược dịch)/http://www.parenting.com/gallery/Child/11-Big-Kid-Milestones/
 
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: 10 bước ngoặt quan trọng trong tuổi thơ bé

[h=1]Những "bước ngoặt" của trẻ 5-8 tuổi[/h] (Webtretho) Trong số những “mốc phát triển” của con, có những điều thần diệu giúp cho cuộc đời làm cha mẹ của bạn dễ dàng hơn nhiều, nhưng cùng với đó cũng có những thử thách làm bạn đau hết cả đầu. Nhưng dù gì đi nữa, công việc của bạn vẫn là giúp chúng trôi qua một cách có ích nhất, vui vẻ nhất cho cả con và bạn. Khi nghe đến “mốc phát triển”, hẳn bạn sẽ nhớ ngay đến những điều như tiếng khóc đầu tiên của con, nụ cười đầu tiên của con, bước đi đầu tiên của con, từ đầu tiên con nói được… Sau đó thì có lẽ ít khi bạn nghĩ đến, nhưng thật ra con vẫn đang còn nhiều thành tựu, nhiều “mốc” quan trọng lắm. Hãy cùng Webtretho chuẩn bị sẵn sàng nhé! [h=2]5-6[/h] [h=2]Thay răng[/h] Nhiều đứa trẻ bắt đầu thay răng khi mới lên 5; tuy nhiên không nhất thiết như vậy, mỗi nhà mỗi khác, mỗi người mỗi khác, có những đứa trẻ phải đến 7-8 tuổi mới thay răng sữa. Thứ tự răng thay cũng khác nhau, nhưng thông thường những chiếc răng cửa hàm trên sẽ rụng trước, sau đó đến răng cửa hàm dưới. Trong tầm tuổi này thể nào con cũng có những bức ảnh răng sún đáng yêu.
Ô kìa bé sún! (Ảnh: Inmagine)

Con bạn có thể sẽ hí hửng khi rụng chiếc răng đầu tiên, đặc biệt nếu bạn của bé đã bắt đầu thay răng trước. Nhưng bên cạnh đó cũng có những đứa trẻ sẽ có chút khó chịu khi thấy một phần thân thiết của mình “lên đường” như thế. Một số khác còn có thể bối rối và lo lắng, bạn có thể sẽ thường phải nghe bé hỏi những câu như “Vì sao mãi mà răng mới không mọc lên hả mẹ?” Khi này, bạn hãy trấn an con rằng răng mới sẽ mọc lên thôi, và đừng ngạc nhiên nếu con nói ngọng một chút: Việc mất răng này có thể tạm thời tác động đến vị trí lưỡi và cách phát âm của bé. Nếu răng mới mọc lên có dấu hiệu rõ ràng bị xiên xẹo không ngay hàng thẳng lối, hãy đưa bé đến nha sĩ để có cách khắc phục kịp thời. Thêm nữa, một vài cái răng sữa sẽ không tự rụng ra mà bạn cũng sẽ phải đưa con đến nha sĩ để nhổ. (Hãy trấn an con đừng lo lắng nhé.) [h=2]
Chơi trò chơi/ các môn thể thao tập thể
[/h] Con của bạn không chỉ đã khỏe hơn, mạnh hơn, khả năng phối hợp tốt hơn, mà bé cũng đã trở nên khéo léo hơn khi tương tác nhóm. Theo bác sĩ nhi khoa Michael Wasserman tại New Orleans, “Bây giờ hầu như con bạn đã có thể giao tiếp tốt và làm theo hướng dẫn.” Thêm vào đó, bé đã luyện được một chút kiên nhẫn và có thể chơi thay phiên (thường là thế). Nói cách khác, bé đã sẵn sàng cho các môn chơi tập thể! Miễn là chính bản thân bố mẹ khi ngồi bên ngoài cổ vũ không hành xử “như học sinh lớp 1″ và gây áp lực để con phải thắng, thì các trò chơi tập thể là một cách rất tốt để bé học được tinh thần thể thao, hợp tác và kiên nhẫn. Ban đầu bạn đừng trông đợi quá nhiều, vì thường thì trẻ nhỏ chưa thật sự hiểu được chúng phải hợp tác với nhau để được việc hơn; tuy vậy, thấy con mình tham gia trò chơi với bạn bè ở một mức độ mới, có tổ chức hơn cũng là điều thật tuyệt, đúng không nào? [h=2]
7-8
[/h] [h=2]Đi xe đạp[/h] Đầu tiên, phạm vi di chuyển của con chỉ có thể từ tay mẹ sang tay bố, rồi con chập chững biết đi, rồi ngay cả khi có chiếc xe ba bánh thì… con có thể đi đến tận đâu với chiếc xe bé xíu ấy? Nhưng tất cả thay đổi một khi bé đã sẵn sàng chuyển sang giai đoạn xe đạp 2 bánh. Hầu hết trẻ nhỏ có thể xử lý được loại xe này (ban đầu có thể cần cả bánh phụ) sau khi vào cấp 1, khi đó các con đã có đủ sức mạnh, khả năng giữ thăng bằng và kiểm soát cơ bắp cần thiết. Ban đầu con có thể rất hứng thú với một tốc độ mới. Trong khi đó, bạn, lại có được những kinh nghiệm độc đáo – vừa phấn khích vừa “kinh hãi”. Hãy đối mặt với nó: Thật đáng lo khi thấy con phóng vụt đi nhanh hơn tốc độ bạn có thể chạy đuổi theo, nhưng đừng tỏ ra quá sợ hãi mà ngay lập tức ngăn cấm con. Hãy thể hiện mình là một người mẹ tự hào, khen con (những điều có thể khen) rồi sau đó phân tích cho con hiểu việc gì nên làm, việc gì không. Và hãy cố chấp nhận một điều rằng ngay cả khi có tuân theo hết các quy tắc an toàn thì con bạn vẫn có thể ngã kềnh ra như thường. Hãy bước tới thật bình tĩnh thay vì chạy xô tới, hay kích động và quá lo lắng vì như thế sẽ làm bé sợ. Hãy cho bé thấy rằng bạn nhận biết được tai nạn đã xảy ra, bạn có mặt để quan tâm đến bé, giúp đỡ bé nhưng cũng để khích lệ bé giải quyết tình huống trong khả năng của mình. [h=2]
Giúp việc vặt trong nhà
[/h] Chắc chắn cho đến giờ bé con đã là phụ tá đắc lực cho bạn rồi đúng không? Bé đã lăng xăng “dọn” giường, “quét” nhà, “nấu” cơm…? Nhưng giờ đây, chỉ có một lý do để khoảng 7-8 tuổi lại tuyệt đến vậy: cuối cùng, con cũng có thể thực sự làm một số việc vặt. Không chỉ con đã đủ lớn để với lên kệ hay ngăn kéo, mà chúng cũng đã có khả năng để phân loại vì đã có khả năng phân biệt tốt. Bé đã có thể tự phân loại, sắp xếp đám đồ chơi hay đồ dùng học tập của mình, bé cũng đã có thể dọn giường, quét nhà, cho chó mèo ăn chẳng hạn.
Thật tuyệt vời khi có con làm phụ tá! (Ảnh: Inmagine)

Nếu con không tỏ vẻ tự giác thực hiện, bạn có thể “huých” bé một cái, nhưng trước đó hãy chuẩn bị cho bé cái nền để bé có thể thực hiện thành công; chẳng hạn như cho con chuẩn bị bữa sáng cho chính mình, nhưng trước đó thì chuẩn bị trước các nguyên liệu đơn giản trong tủ lạnh hay ở kệ nơi con dễ lấy. Dần dần thêm những việc vặt mới vào danh sách của con để con có thời gian để làm quen và làm tốt. Bằng sự kiên nhẫn của mình, bạn sẽ bớt được vai osin trong nhà và khỏe hơn nhiều đấy. (Còn tiếp)
Nguồn: Webtretho (lược dịch) / Theo Parenting
 
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: 10 bước ngoặt quan trọng trong tuổi thơ bé

Những "bước ngoặt" của trẻ 9-10 tuổi

(Webtretho) Trong số những “mốc phát triển” của con, có những điều thần diệu giúp cho cuộc đời làm cha mẹ của bạn dễ dàng hơn nhiều, nhưng cùng với đó cũng có những thử thách làm bạn đau hết cả đầu. Nhưng dù gì đi nữa, công việc của bạn vẫn là giúp chúng trôi qua một cách có ích nhất, vui vẻ nhất cho cả con và bạn.
http://www.webtretho.com/home/news/view/39417/2011/01/nhung-buoc-ngoat-cua-tre-5-8-tuoi.htm
Khi lên 9 lên 10, thường con đã trở thành đàn anh, đàn chị (ở nhà và ở trường); và đi cùng với việc “lên chức” đó là những suy nghĩ chủ quan của bố mẹ, rằng đã thành anh thành chị rồi thì phải thế nọ thế kia. Nhưng, nếu nghĩ lại thì con vẫn đang còn bé lắm, con mới bắt đầu phát triển những kỹ năng của mình thôi mà. Vậy thật ra ở lứa tuổi này bố mẹ nên mong chờ những bước phát triển nào ở con, để từ đó có cách ứng xử và đặt kỳ vọng cho phù hợp, để con cũng khỏi phụng phịu rằng “lúc thì bảo mình còn bé, lúc thì cứ mắng
‘lớn rồi mà sao lại…’”

Từ giờ trở đi, con đã biết tự trấn an mình (Ảnh: Inmagine)

TRẺ TỪ 9-10 TUỔI:

Biết tự dỗ mình sau khi gặp ác mộng Bạn có giống phụ huynh sau đây: “Con tôi 9 tuổi rồi mà vẫn cứ phải đánh thức tôi hoặc bố cháu dậy mỗi khi gặp ác mộng”. Nếu có, bạn có giống cô ấy ở một điểm nữa là chẳng bao lâu sau, có khi chỉ 1 tháng thôi, bạn bỗng nhận ra là chẳng thấy con chạy sang giường bố mẹ vào lúc nửa đêm để khóc mếu về hình ảnh bà phù thủy đi bắt trẻ con nữa? Xin chúc mừng! Vậy là bạn đã làm tốt công việc của mình rồi đấy. Tất cả những sự dỗ dành, vỗ về mà bạn đã làm cho con trong suốt thời gian qua – từ việc bế bồng khi con khóc dạ đề cho đến cái thơm chút chít an ủi khi con té ngã ở sân chơi – đã dạy cho con bạn cách tự dỗ dành mình. Có thể con vẫn sẽ gặp ác mộng, nhưng bé đã có thể tự trấn an rằng điều đó không có thật. Bé có thể vẫn sẽ phải kể cho bố mẹ nghe, nhưng đã có thể để dành lại cho đến bữa sáng hôm sau, hay thậm chí là đến tận tuần sau nữa. Lên kế hoạch

Trẻ lên 9 lên 10 đã có khả năng lập kế hoạch và muốn được độc lập hơn. Nhưng không may là năng lực lập kế hoạch này chưa đủ để con có thể 1 mình tổ chức được mà không cần bạn dọn đường (và cả dọn dẹp chiến trường sau đó nữa). Đừng lạnh lùng dẹp tan kế hoạch hay mong muốn “viển vông” của con; thay vào đó, bạn hãy ngồi xuống, cùng con xem lịch để xem rằng thời điểm nào thì hợp lý và bảo con nói cho bạn nghe xem bé đã lên kế hoạch những gì. Bạn có quyền phủ quyết, tất nhiên, nhưng với những việc nho nhỏ, nếu bạn cho con quyền tự do quyết định thì bé sẽ rất vui (như mời bạn nào đến cùng chơi chẳng hạn). Khám phá niềm đam mê

Bạn còn nhớ cái hồi mà con cứ rên rỉ, “Con buồn chán quá,” và bạn thì ước gì con có một sở thích nào đó? Giờ thì bạn thỏa nguyện rồi nhé, vì giờ bé đã đến tuổi thần kỳ, những niềm đam mê đã bắt đầu lộ diện và cùng lúc, bé đã có trong tay những công cụ đang dần phát triển – khả năng ngôn ngữ, sức mạnh, khả năng tư duy và tập trung – tất cả những điều cơ bản cần thiết để chuyển suy nghĩ thành hành động.

Hãy khích lệ con theo đuổi những sở thích riêng (Ảnh: Inmagine)

Bố mẹ hãy giúp phát triển những mối quan tâm vừa chớm nở. Nếu con thích đá bóng chẳng hạn, hãy đưa bé đến nhà thiếu nhi hay trung tâm thể thao ở địa phương để tập luyện và gặp gỡ những cầu thủ thật sự; nếu con thích đóng kịch, bé có thể sẽ thích được ngồi ở hàng ghế đầu tiên trước sân khấu… Điều quan trọng là bạn nhận ra và khích lệ, ngay cả khi thấy rằng con không phải một nghệ sĩ thiên tài – điều đó sẽ giúp con xây dựng giá trị bản thân về nhận thức về chính mình. (Còn tiếp)
Nguồn: Webtretho (lược dịch)
 
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: 10 bước ngoặt quan trọng trong tuổi thơ bé

[h=1]Những "bước ngoặt" của trẻ 11-12 tuổi[/h] (Webtretho) Trong số những “mốc phát triển” của con, có những điều thần diệu giúp cho cuộc đời làm cha mẹ của bạn dễ dàng hơn nhiều, nhưng cùng với đó cũng có những thử thách làm bạn đau hết cả đầu. Nhưng dù gì đi nữa, công việc của bạn vẫn là giúp chúng trôi qua một cách có ích nhất, vui vẻ nhất cho cả con và bạn.

Chuẩn bị bước vào cái tuổi mà người ta vẫn gọi là “dở dở ương ương”, con có thể khiến bố mẹ nhàn hẳn và tự hào vì sự ra dáng của mình, nhưng cũng có thể nhiều lần châm ngòi chiến tranh giữa các thế hệ do sự bướng bỉnh của mình. Người lớn không chấp trẻ con, nhất là khi sự ương bướng ấy hầu như chỉ do những thay đổi tâm sinh lý của con mà thôi. Vậy chúng ta có thể chủ động chuẩn bị những gì để ngăn chặn chiến tranh leo thang?
[h=2]11-12[/h] [h=2]Muốn tự quyết định, tự lựa chọn[/h]
Con bắt đầu muốn chứng tỏ mình, muốn tự quyết định... (Ảnh: Inmagine)

Mới năm trước đây thôi, bố mẹ cho mặc gì thì con mặc nấy. Nhưng giờ bé đã muốn tự chọn quần áo theo phong cách riêng, và bố mẹ bắt đầu phải thỏa hiệp. Mong muốn được đi cửa hàng, tự chọn quần áo và đồ đạc cho mình thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng tuổi “teen teen”. Cùng với đó, con tự quyết định việc sẽ khoe những món đồ đó với ai, và chứng tỏ mình như thế nào qua quần áo cũng như âm nhạc và nhiều thứ khác nữa. Đó là một phần của sự tự khẳng định mình, trở nên độc lập với bố mẹ. Khi này, tốt nhất là bạn nên theo sự dẫn dắt của con, tất nhiên là trong chừng mực nhất định và có lý do. Bố mẹ hãy đưa ra những quy định chung, điều gì chấp nhận được và điều gì không, dạy con những điều cơ bản về ứng xử phù hợp với hoàn cảnh… và sau đó để con có cơ hội thể hiện “quyền ưu tiên” của mình [h=2]
Ở nhà một mình
[/h] Bạn cần ra ngoài mua vài thứ, nhưng trước khi bạn kéo con khỏi việc mà bé đang làm/ chơi/ xem… để “bắt” con đến siêu thị cùng mình, hãy nghĩ lại xem: có thể con bạn đã đủ lớn để ở nhà một mình được rồi đấy. Đến khoảng tuổi này, trẻ đã đủ lớn để nhận biết được các trường hợp khẩn cấp và có thể xử lý bằng cách nhờ giúp đỡ hoặc chạy nhanh ra khỏi nhà nếu cần thiết. (Vậy không có nghĩa bé đã có thể trông thêm cả em nhỏ.) Nếu cảm thấy con đã sẵn sàng, bạn hãy tập cho con những kinh nghiệm nho nhỏ, ngăn ngắn và thú vị rồi dần dần tăng thêm thời gian. Đầu tiên, bạn cần dạy con những quy tắc an toàn và làm một danh sách những số điện thoại khẩn cấp để ở nơi dễ thấy. Bạn có thể cảm thấy lo lắng khi không ai ở nhà cùng con nhưng đừng gọi cho con quá nhiều lần để kiểm tra tình hình, bạn cần cho con cảm giác bạn tin tưởng ở bé. [h=2]
Rất quan tâm đến vẻ ngoài
[/h] Bạn đã từng xem series phim truyền hình dành cho thiếu nhi Hannah Montana? Bạn có nhận thấy những cô bé cậu bé tuổi nhỡ nhỡ mê mẩn thời trang thế nào? Đó tuy là câu chuyện có chút cường điệu ở một xã hội khác (Mỹ), nhưng được xây dựng trên tâm lý có thật của những đứa trẻ ở tuổi dậy thì, cả gái và trai, trên khắp thế giới. Và với chúng, đó không chỉ là chuyện hình thức. Đó là khi chỉ 1-2 năm trôi qua, cơ thể của bé đã phát triển và bắt đầu có những dấu hiệu của một người trưởng thành. Bé quan tâm tới vẻ ngoài bởi bé thích thú với “bộ dạng” mới của mình, nhưng cũng bởi vì bé chưa quen được với nó. Bé cũng quan tâm nhiều đến việc vẻ bề ngoài của mình ra sao trong mắt người khác. Vậy nên bạn đừng ngạc nhiên khi cậu con trai nhỏ của mình có thể dậy sớm cả tiếng trước giờ đi học chỉ để đảm bảo tóc tai mình đã bảnh bao, và săm soi từng nếp từng vết trên quần áo. Điều này dường như là sự kết hợp của nhiều yếu tố – bé muốn giống, muốn hòa nhập với các bạn cùng lứa và cũng muốn mình nổi bật.
... và bắt đầu trở thành anh chàng bảnh chọe (Ảnh: Inmagine)

Hãy tôn trọng nhu cầu làm đẹp của con và tha cho bé những bài thuyết trình dài tràng giang đại hải về việc dành quá nhiều thời gian để quan tâm đến vẻ bề ngoài (đó là sự phát triển tự nhiên, và chẳng phải khi bằng tuổi con bạn cũng như thế hay sao). Thay vào đó, hãy khích lệ sự tự tin ở con, và quan trọng hơn thế nữa là nhấn mạnh những điều khác giỏi giang của bé, như cách bé chăm chỉ tập thể thao hay học nhạc chẳng hạn. Hãy cho con biết bạn hạnh phúc như thế nào khi con lớn lên thành một người đẹp đẽ – cả bên trong lẫn bên ngoài.
Nguồn: Webtretho (lược dịch) / Theo Parenting
 
Top