10 cách nuôi dạy tính cách của trẻ.

10,224
30
48

ALnML

Super Moderator

Theo Dr. Kevin Ryan- Parenting guides.com

Đây là một trong những vấn đề quan trọng trong cuộc sống chúng ta- nuôi dạy con thành những đứa trẻ ngoan- những trẻ có tính cách – cần phải có thời gian và sự quan tâm. Trong khi có rất nhiều trẻ “hành xử theo bản năng” thì vấn đề muốn trở thành cha mẹ tốt lại thành ra phức tạp hơn nhiều. Sau đây là 10 cách cha mẹ có thể giúp con em mình xây dựng tính cách rõ ràng:

1. Đặt việc nuôi dạy con lên trên hết. Trong thế giới với cuộc sống có quá nhiều nhu cầu thì vấn đề này không hề đơn giản. Các bậc cha mẹ tốt cần lên kế hoạch cẩn thận chi tiết và giành thời gian để chăm sóc nuôi dạy con vì chính họ là người có mục đích phát triển những tính cách của trẻ trên hết.

2. Tính xem bạn đã giành bao nhiêu giờ và mấy ngày một tuần cho con. Hãy nghĩ về lượng thời gian bạn đã giành cho con., xem xem bạn đã cho con hòa nhập với cuộc sống của bạn thế nào và chính bạn đã thực sự gắn kết với cuộc sống của con chưa.

3. Hãy là tấm gương sáng. Đối diện với thực tế là: Con người học thông qua hình mẫu là chính. Trên thực tế bạn không thể tránh khỏi việc là tấm gương cho chính con mình, cho dù tốt hay xấu. Do vậy hãy là tấm gương sáng vì đây là việc quan trọng nhất. Con bạn sẽ soi mình vào bạn và lớn lên.

4. Giành một tai và một mắt vào những gì con mình đang chú ý Con trẻ giống như miếng mút vậy. Phần lớn những gì chúng nắm bắt được đều liên quan đến những giá trị đạo đức và tính cách. Sách vở, các bài hát, TV, internet và phim ảnh hàng ngày vẫn đưa thông điệp- đạo đức hay phi đạo đức – tới trẻ. Cha mẹ cần kiểm soát được những dòng ý tưởng và hình ảnh đó vì rất có thể chúng sẽ ảnh hưởng tới con em mình theo chiều hướng không tốt.

5. Sử dụng ngôn ngữ tính cách
. Trẻ nhỏ không thể phát triển theo chiều hướng đạo đức trừ khi những người quanh chúng đều sử dụng những từ ngữ rõ ràng, mạch lạc để diễn tả cái đúng cái sai.

6. Phạt trẻ với trái tim yêu thương. Ngày nay, hình phạt có sức làm tổn thương rất lớn. Nguyên nhân là do cha mẹ đầy tội lỗi và con cái được nuông chiều thái quá, ngoài vòng kiểm soát của cha mẹ. Con trẻ cần có giới hạn. Chúng sẽ lờ những giới hạn đó trong những dịp có thể. Những hình phạt thích hợp là một trong các cách cần được áp dụng. Con trẻ cần phải hiểu hình phạt đó là gì và vì sao chúng lại bị phạt như vậy, cha mẹ phạt vậy vì yêu thương con chứ không phải vì ghét bỏ.

7. Học cách lắng nghe con trẻ. Rất dễ để chúng ta đùa chơi nói chuyện với trẻ. Một trong những điều quan trọng mà chúng ta có thể làm cho chúng là để chúng thấy chúng thật quan trọng và giành thời gian lắng nghe chúng nói.

8. Để tâm nhiều đến cuộc sống trường lớp của con. Trường học là nơi chính trong cuộc sống con trẻ. Sự trải nghiệm của trẻ giống như chiếc túi to chứa hỗn hợp những niềm vui và nỗi buồn. Cách chúng giải quyết với cái túi đó thế nào sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng . Giúp con mình trở thành những học sinh ngoan cũng là cách cha mẹ giúp con hình thành tính cách mạnh mẽ.

9. Quá quan tâm đến công việc quên mất bữa ăn gia đình. Một trong xu hướng nguy hiểm nhất ở Mỹ hiện nay đó là thời gian giành cho bữa ăn gia đình đang chết dần chết mòn. Bàn ăn không chỉ là một nơi sinh hoạt ăn uống mà còn là nơi dạy dỗ và trải nghiệm những giá trị gia đình qua bữa ăn. Thái độ và quy tắc cũng được thể hiện một cách tinh tế qua bàn ăn. Thời gian ăn uống cho gia đình giúp các thành viên nói chuyện gặp gỡ, giao tiếp, trao đổi với nhau đồng thời cũng giúp con trẻ có nếp nghĩ về bữa ăn nhiều hơn trong cuộc sống sau này.

10. Không coi nhẹ việc giáo dục tính cách chỉ là lời nói suông. Chúng ta học được những điều tốt qua thực tiễn. Cha mẹ nên giúp con trẻ bằng cách khuyến khích và khen ngợi những hành động đẹp, đạo đức qua việc tự rèn luyện bản thân, những thói quen làm việc tốt, cư xử nhã nhặn lễ độ với những người khác và việc hoà đồng cũng rất quan trọng. Nét sau cùng trong việc phát triển tính cách của trẻ chính là hành vi cư xử. Các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình trở thành những kiến trúc sư cho việc sáng tạo ra tính cách của chúng trong khi họ lại chấp nhận trách nhiệm trở thành kiến trúc sư của môi trường – tâm lý và đạo đức. Chúng ta cần tạo ra môi trường con trẻ có thể phát triển những thói quen về tính trung thực, sự nhã nhặn, sự rộng lượng và tính công bằng. Với đa số các bậc cha mẹ, họ đều đã và đang tôi luyện bản thân qua cuộc sống lăn lộn thường ngày thậm chí phải đổ mồ hôi sôi nước mắt do vậy hãy cho con em mình cơ hội để chúng cũng trở thành những cha mẹ tốt.

Bài dịch từ nguồn: Raising Children Network
Người dịch: nick Chuongaz
 
Top