metyruoi
Active Member
Nếu bé nhà bạn không biết sắp xếp các kế hoạch, thường bốc đồng và cẩu thả, thì những mẹo dưới đây sẽ giúp chúng và cả bạn nữa. Hãy kiên trì nhé!
Sự bừa bãi trong sinh hoạt hằng ngày sẽ dẫn tới sự cẩu thả trong công việc
1. Lập thời gian biểu cho việc học ở nhà
Khoanh vùng thời gian cho mỗi bài tập với thời gian đệm giữa các hoạt động là 15-30 phút. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy mới mẻ và không quá chán ngấy với việc phải lặp đi lặp lại một hoạt động trong một thời gian dài.
Hãy chắc chắn rằng trẻ tập trung vào mục tiêu của chúng.
2. Lập danh sách
Tạo cho trẻ thói quen viết ra những công việc, hoạt động cần thực hiện. Đó có thể là làm bài tập, làm việc nhà hay nhớ lại những việc đã làm hoặc đã thực hiện ở trường.
Mua cho trẻ một cuốn sổ nhỏ đựng vừa túi quần để trẻ có thể luôn mang bên người.
3. Chuẩn bị mọi thứ trước giờ đi ngủ
Lên kế hoạch cho ngày hôm sau và thảo luận về nó cùng với trẻ trước khi trẻ đi ngủ. Giúp trẻ chọn sẵn đồng phục và chuẩn bị sách vở cho vào cặp sách.
Điều này sẽ giúp hạn chế những buổi sáng khủng khiếp do bạn rối bù đầu vì mệt mỏi, vì trễ xe buýt hay vì trẻ quên đi tất.
4. Tạo ra khu vực học tập riêng
Chọn 1 vị trí trong phòng trẻ để làm góc học tập. Ở đó cần có 1 cái bàn với bề mặt phẳng để trẻ có thể viết lách.
Mặc dù góc học tập này có thể ở bất kỳ đâu trong ngôi nhà nhưng không nên đặt nó trong phòng ngủ.
5. Để lại những lời nhắn
Hãy viết những lời nhắn nhủ cho trẻ nếu trẻ đã biết đọc. “Con nhớ mang nước nóng đi uống”, hay “Con giặt đồ trong giỏ nhé”. Đây là những lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với những trẻ có xu hướng bừa bãi và thường xuyên trong tình trạng nhem nhuốc.
6. Phân loại
Giúp trẻ phân loại các công việc, tạp chí… bằng cách cung cấp các hộp file, các móc giấy hay kẹp giấy. Khuyến khích trẻ giữ gìn đồ dùng theo sự phân loại để chúng có thể sử dụng ngay khi cần tới.
7. Cung cấp chỗ cất đồ
Cho trẻ nhiều dụng cụ đựng đồ như giỏ, hộp nhựa, hộp giày để trẻ cất và quản lý đồ vật của chúng,
Các móc nhựa phía sau cửa phòng ngủ sẽ là nơi trẻ treo quần áo, thay vì vứt bừa bãi khắp sàn nhà.
8. Bỏ đi những đồ vật không dùng tới
Trẻ rất thích những đồ vật này trong phòng ngủ vì thế hãy cố gắng để đống lộn xộn này ở trong tình trạng ít phải quản lý nhất. Mỗi tuần cần có 1 buổi dọn dẹp. Thường thì trên bàn hay trên sàn nhà sẽ đầy những mẩu giác nhỏ, giấy kẹo, miếng xếp hình bị vỡ, bút gãy ngòi… Thu dọn tất cả lại cho vào hộp, túi hay gói vào 1 tờ giấy báo và cho ra sọt rác.
9. Cố định giờ ăn
Cố gắng duy trì giờ ăn vào cùng 1 thời điểm mỗi ngày. Điều này sẽ tạo thành nếp và giúp trẻ biết được rằng điều gì sẽ xảy ra vào thời điểm đó trong ngày.
Tương tự là giờ ngủ. Cần cho trẻ đi ngủ vào một giờ cố định mỗi tối.
10. Xây dựng lịch gia đình
Thường xuyên sử dụng lịch này như một cách khuyến khích trẻ áp dụng, một cuốn lịch ghi rõ những ngày quan trọng, sinh nhật hay dịp kỷ niệm. Việc này sẽ không chỉ giúp nhắc nhở mà còn giúp bạn lên kế hoạch kịp thời.
11. Nhắc nhở nhẹ nhàng
Đưa ra mục tiêu và những lời khích lệ khi trẻ nỗ lực để tổ chức lại cuộc sống của mình thông qua việc giúp trẻ lên kế hoạch và đặt các thời khóa biểu, nhắc việc ở những vị trí hợp lý, dễ thấy. Nhắc trẻ nhẹ nhàng khi trẻ quên lịch và không la rầy trẻ. Tuy nhiên, cần tạo cho trẻ áp lực để trẻ tuân thủ những nguyên tắc đã đặt ra.
12. Khuyến khích và thưởng
Cuối cùng, khuyến khích những thói quen tốt bằng cách để trẻ giúp bạn lựa chọn những phần thưởng và luôn thưởng cho mỗi việc tốt trẻ làm được.
Nếu trẻ nỗ lực để mọi thứ ngăn nắp gọn gàng thì cần cho chúng biết rằng bạn ghi nhận sự cố gắng đó bằng giải thưởng và sự động viên để trẻ tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới.
Sự bừa bãi trong sinh hoạt hằng ngày sẽ dẫn tới sự cẩu thả trong công việc
1. Lập thời gian biểu cho việc học ở nhà
Khoanh vùng thời gian cho mỗi bài tập với thời gian đệm giữa các hoạt động là 15-30 phút. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy mới mẻ và không quá chán ngấy với việc phải lặp đi lặp lại một hoạt động trong một thời gian dài.
Hãy chắc chắn rằng trẻ tập trung vào mục tiêu của chúng.
2. Lập danh sách
Tạo cho trẻ thói quen viết ra những công việc, hoạt động cần thực hiện. Đó có thể là làm bài tập, làm việc nhà hay nhớ lại những việc đã làm hoặc đã thực hiện ở trường.
Mua cho trẻ một cuốn sổ nhỏ đựng vừa túi quần để trẻ có thể luôn mang bên người.
3. Chuẩn bị mọi thứ trước giờ đi ngủ
Lên kế hoạch cho ngày hôm sau và thảo luận về nó cùng với trẻ trước khi trẻ đi ngủ. Giúp trẻ chọn sẵn đồng phục và chuẩn bị sách vở cho vào cặp sách.
Điều này sẽ giúp hạn chế những buổi sáng khủng khiếp do bạn rối bù đầu vì mệt mỏi, vì trễ xe buýt hay vì trẻ quên đi tất.
4. Tạo ra khu vực học tập riêng
Chọn 1 vị trí trong phòng trẻ để làm góc học tập. Ở đó cần có 1 cái bàn với bề mặt phẳng để trẻ có thể viết lách.
Mặc dù góc học tập này có thể ở bất kỳ đâu trong ngôi nhà nhưng không nên đặt nó trong phòng ngủ.
5. Để lại những lời nhắn
Hãy viết những lời nhắn nhủ cho trẻ nếu trẻ đã biết đọc. “Con nhớ mang nước nóng đi uống”, hay “Con giặt đồ trong giỏ nhé”. Đây là những lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với những trẻ có xu hướng bừa bãi và thường xuyên trong tình trạng nhem nhuốc.
6. Phân loại
Giúp trẻ phân loại các công việc, tạp chí… bằng cách cung cấp các hộp file, các móc giấy hay kẹp giấy. Khuyến khích trẻ giữ gìn đồ dùng theo sự phân loại để chúng có thể sử dụng ngay khi cần tới.
7. Cung cấp chỗ cất đồ
Cho trẻ nhiều dụng cụ đựng đồ như giỏ, hộp nhựa, hộp giày để trẻ cất và quản lý đồ vật của chúng,
Các móc nhựa phía sau cửa phòng ngủ sẽ là nơi trẻ treo quần áo, thay vì vứt bừa bãi khắp sàn nhà.
8. Bỏ đi những đồ vật không dùng tới
Trẻ rất thích những đồ vật này trong phòng ngủ vì thế hãy cố gắng để đống lộn xộn này ở trong tình trạng ít phải quản lý nhất. Mỗi tuần cần có 1 buổi dọn dẹp. Thường thì trên bàn hay trên sàn nhà sẽ đầy những mẩu giác nhỏ, giấy kẹo, miếng xếp hình bị vỡ, bút gãy ngòi… Thu dọn tất cả lại cho vào hộp, túi hay gói vào 1 tờ giấy báo và cho ra sọt rác.
9. Cố định giờ ăn
Cố gắng duy trì giờ ăn vào cùng 1 thời điểm mỗi ngày. Điều này sẽ tạo thành nếp và giúp trẻ biết được rằng điều gì sẽ xảy ra vào thời điểm đó trong ngày.
Tương tự là giờ ngủ. Cần cho trẻ đi ngủ vào một giờ cố định mỗi tối.
10. Xây dựng lịch gia đình
Thường xuyên sử dụng lịch này như một cách khuyến khích trẻ áp dụng, một cuốn lịch ghi rõ những ngày quan trọng, sinh nhật hay dịp kỷ niệm. Việc này sẽ không chỉ giúp nhắc nhở mà còn giúp bạn lên kế hoạch kịp thời.
11. Nhắc nhở nhẹ nhàng
Đưa ra mục tiêu và những lời khích lệ khi trẻ nỗ lực để tổ chức lại cuộc sống của mình thông qua việc giúp trẻ lên kế hoạch và đặt các thời khóa biểu, nhắc việc ở những vị trí hợp lý, dễ thấy. Nhắc trẻ nhẹ nhàng khi trẻ quên lịch và không la rầy trẻ. Tuy nhiên, cần tạo cho trẻ áp lực để trẻ tuân thủ những nguyên tắc đã đặt ra.
12. Khuyến khích và thưởng
Cuối cùng, khuyến khích những thói quen tốt bằng cách để trẻ giúp bạn lựa chọn những phần thưởng và luôn thưởng cho mỗi việc tốt trẻ làm được.
Nếu trẻ nỗ lực để mọi thứ ngăn nắp gọn gàng thì cần cho chúng biết rằng bạn ghi nhận sự cố gắng đó bằng giải thưởng và sự động viên để trẻ tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới.
Theo PAB