Me Minh "meo"
Active Member
Nếu trẻ luôn dụi mắt hoặc phàn nàn là không nhìn rõ, hay thấy rõ gấp đôi bình thường, bạn nên đưa con đi khám ngay lập tức có thể mắt bé đang bị tổn thương. Trong khi chờ được khám, nên dùng khăn lạnh đắp lên mắt trẻ khoảng 15 phút mỗi giờ.
6 cách chăm sóc và bảo vệ thị lực cho trẻ
1. Cung cấp đầy đủ vitamin A, nhất là từ chuối chín vàng. Cụ thể: 400 mcg/ngày đối với trẻ dưới 3 tuổi, 500 mcg/ngày đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi và 700-800 mcg/ngày đối với trẻ từ 7 đến 10 tuổi.
2. Cho trẻ tham gia các trò chơi hoặc hoạt động có tác dụng kích thích thị lực phát triển và kích thích khả năng phối hợp mắt với các bộ phận khác.
3. Tập cho trẻ thói quen học tập hay chơi ở những nơi có ánh sáng đầy đủ và trong "giới hạn nhìn" an toàn: từ 20 cm đến 30 cm.
4. Cho trẻ mang kính có chất lượng tốt khi ra ngoài nhằm tránh những tác hại của tia hồng ngoại và tử ngoại (nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).
5. Trang bị cho trẻ đầy đủ vật dụng bảo vệ cần thiết khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
6. Thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ.
6 cách phát triển thị lực cho trẻ
Trong giai đoạn từ 5 tháng đến 3 tuổi:
1. Khuyến khích trẻ bò quanh giường hoặc sàn nhà để phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.
2. Nên kết hợp việc nói chuyện hoặc "chọc ghẹo” trẻ trong lúc bạn đi qua đi lại trong phòng nhằm khuyến khích mắt trẻ di chuyển theo hướng đi của bạn.
3. Đưa những đồ chơi lên trước mặt trẻ để chúng tự cầm lấy và tự "khám phá”.
Trong giai đoạn từ 4 tuổi trở lên, tiếp tục phát triển thị lực của trẻ bằng những hoạt động có tác dụng rèn luyện dây thần kinh vận động và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt:
4. Chơi các trò chơi như: xếp hoặc nối các hình khối, lắp hình, xâu hạt thành chuỗi, gắn đồ vật vào bảng...
5. Thường xuyên khuyến khích trẻ vẽ những đồ vật đơn giản xung quanh.
6. Phát triển khả năng quan sát của trẻ bằng cách hướng dẫn chúng chơi trò nặn hình (bằng đất sét) theo một mẫu cho sẵn.
3 điều nên làm khi mắt trẻ bị tổn thương
1. Nếu mắt trẻ bị một loại hóa chất bắn vào mà bạn không biết nó là chất gì, có chứa kiềm hay không, hãy liên tục "rửa" mắt trẻ trong vòng ít nhất 20 phút và lập tức đưa đến trung tâm y tế để chữa trị.
2. Trong khi vui đùa, nếu không may trẻ "thọc” tay hoặc một vật cùn nào đó vào mắt, bạn phải kiểm tra một cách cẩn thận. Nếu thấy có máu hoặc trẻ không thể mở mắt ra, phải lập tức nhờ bác sĩ can thiệp.
3. Nếu mắt trẻ bị đâm bởi một vật sắc bén và vẫn còn "dính" trong mắt, bạn không được dùng tay ấn vào mí mắt để rút vật đó ra. Hãy bình tĩnh giữ yên và đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay lập tức. Để được tư vấn hãy gọi 1900 571 263
(Theo Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần)
6 cách chăm sóc và bảo vệ thị lực cho trẻ
1. Cung cấp đầy đủ vitamin A, nhất là từ chuối chín vàng. Cụ thể: 400 mcg/ngày đối với trẻ dưới 3 tuổi, 500 mcg/ngày đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi và 700-800 mcg/ngày đối với trẻ từ 7 đến 10 tuổi.
2. Cho trẻ tham gia các trò chơi hoặc hoạt động có tác dụng kích thích thị lực phát triển và kích thích khả năng phối hợp mắt với các bộ phận khác.
3. Tập cho trẻ thói quen học tập hay chơi ở những nơi có ánh sáng đầy đủ và trong "giới hạn nhìn" an toàn: từ 20 cm đến 30 cm.
4. Cho trẻ mang kính có chất lượng tốt khi ra ngoài nhằm tránh những tác hại của tia hồng ngoại và tử ngoại (nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).
5. Trang bị cho trẻ đầy đủ vật dụng bảo vệ cần thiết khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
6. Thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ.
6 cách phát triển thị lực cho trẻ
Trong giai đoạn từ 5 tháng đến 3 tuổi:
1. Khuyến khích trẻ bò quanh giường hoặc sàn nhà để phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.
2. Nên kết hợp việc nói chuyện hoặc "chọc ghẹo” trẻ trong lúc bạn đi qua đi lại trong phòng nhằm khuyến khích mắt trẻ di chuyển theo hướng đi của bạn.
3. Đưa những đồ chơi lên trước mặt trẻ để chúng tự cầm lấy và tự "khám phá”.
Trong giai đoạn từ 4 tuổi trở lên, tiếp tục phát triển thị lực của trẻ bằng những hoạt động có tác dụng rèn luyện dây thần kinh vận động và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt:
4. Chơi các trò chơi như: xếp hoặc nối các hình khối, lắp hình, xâu hạt thành chuỗi, gắn đồ vật vào bảng...
5. Thường xuyên khuyến khích trẻ vẽ những đồ vật đơn giản xung quanh.
6. Phát triển khả năng quan sát của trẻ bằng cách hướng dẫn chúng chơi trò nặn hình (bằng đất sét) theo một mẫu cho sẵn.
3 điều nên làm khi mắt trẻ bị tổn thương
1. Nếu mắt trẻ bị một loại hóa chất bắn vào mà bạn không biết nó là chất gì, có chứa kiềm hay không, hãy liên tục "rửa" mắt trẻ trong vòng ít nhất 20 phút và lập tức đưa đến trung tâm y tế để chữa trị.
2. Trong khi vui đùa, nếu không may trẻ "thọc” tay hoặc một vật cùn nào đó vào mắt, bạn phải kiểm tra một cách cẩn thận. Nếu thấy có máu hoặc trẻ không thể mở mắt ra, phải lập tức nhờ bác sĩ can thiệp.
3. Nếu mắt trẻ bị đâm bởi một vật sắc bén và vẫn còn "dính" trong mắt, bạn không được dùng tay ấn vào mí mắt để rút vật đó ra. Hãy bình tĩnh giữ yên và đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay lập tức. Để được tư vấn hãy gọi 1900 571 263
(Theo Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần)