Me Minh "meo"
Active Member
(Theo Babycenter.com)
Ai cũng thích một người năng động, đầy sức sống – bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ. Thế nhưng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan lẫn chủ quan, khiến cho trẻ con ngày nay trở nên ù ì, lười vận động hơn so với trước. Như vậy thật không tốt chút nào, nhất là khi bố mẹ có thể chiến thắng được những nguyên nhân “đáng ghét” đó.
Dưới đây là năm cách bố mẹ có thể làm để giúp con năng động hơn:
Ra ngoài trời!
Khi con đến tuổi đi học, thời gian quấn quít bên gia đình dường như ít lại, mức độ nghe lời của con dường như giảm đi, và nỗ lực khuyến khích con vận động, thể dục thể thao dường như cũng trở nên khó khăn hơn. Ở tuổi này, TV, Internet và các trò chơi điện tử có thể dễ dàng chiếm hết sự quan tâm của bé.
Bố hãy "vác" bé ra ngoài trời cho con có không gian để vận động
Tuy vậy, các chuyên gia khuyên rằng trẻ ở tuổi đi học cần ít nhất 30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày, và một trong những cách tốt nhất để bảo đảm điều đó là cho con ra ngoài trời. Trẻ em có xu hướng chạy, nhảy, nhảy dây, bật, trèo khi ở ngoài trời nhiều hơn khi ở trong nhà. Trẻ em ở lứa tuổi này thậm chí sẽ còn tham gia tích cực và thích thú hơn nữa nếu có bạn cùng tham gia, vì những hoạt động với các bạn đồng trang lứa là rất quan trọng với bé. Vậy nên bố mẹ hãy “khảo sát” và chọn cho con những sân chơi ngoài trời an toàn, đem vài món đồ chơi như bóng, dây nhảy, ván trượt, xe… đồng thời rủ thêm vài bạn của con nữa nhé.
Làm gương tốt!
Làm bố mẹ của một đứa bé đang tuổi đi học, bạn chắc hẳn đã biết những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến những gì con ăn, những điều bạn nói ra sẽ ảnh hưởng đến những điều con nói ra. Với việc vận động cũng vậy: sự cân đối và khỏe mạnh của con trong tương lai, cũng như mức độ năng động của bé phụ thuộc vào việc bạn sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình như thế nào. Vậy nên nếu được, bạn hãy đi bộ đưa bé đến trường, đi mua sắm, đi thư viện hay đến thăm ai đó thay vì một bước lên xe. Ở nhà cũng vậy, thậm chí còn dễ hơn vì bạn có thể tranh thủ bất cứ lúc nào. Bạn có thể dành thời gian tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga hay nhảy múa một chút và khuyến khích con cùng tham gia. Nhờ bạn, con sẽ dần có được một thói quen khỏe mạnh cho tương lai đấy.
Tập cùng nhau!
Hãy dành ra thời gian cố định mỗi ngày để cùng nhau tập thể dục – tương tự như việc bạn đã định ra giờ ăn của gia đình hay giờ đi ngủ vậy – kể cả đi dạo sau bữa ăn tối, để ngắm sao hay bắt đom đóm cũng được tính. Điều quan trọng nhất là bạn có được một kế hoạch phù hợp với mọi người. Vào cuối tuần, hãy chắc chắn cả gia đình sẽ cùng có những hoạt động vận động (như đi bơi ở hồ bơi, đi xe đạp hay chạy bộ ở công viên…) thay vì chỉ thụ động như ngồi xe đi từ đây sang đó.
Bố cùng con đá bóng, thật là vui!
Bạn cũng có thể thu xếp thỉnh thoảng đi xa một chút, ra biển hoặc lên núi chẳng hạn, như vậy vừa có dịp vận động vừa được mở mang tầm mắt đến với những điều lạ lẫm với bé. Bất cứ trò nào có nhiều hoạt động vận động tự do – như chơi đuổi bắt, đá bóng – đều là những cách tuyệt vời để rèn luyện thân thể.
Động viên con!
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những đứa trẻ có bộ mẹ tích cực khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất – chẳng hạn như đưa con đến sân tập bóng hay cổ vũ con – đều dễ gắn bó với những hoạt động này hơn những đứa trẻ mà bố mẹ tỏ ra không mấy quan tâm. Không quan trọng là hoạt động gì – bơi, trượt ván hay bóng rổ – điều quan trọng là bạn đã khuyến khích bé. Và điều quan tâm khi ở lứa tuổi này đó là có được cơ thể khỏe mạnh và phát triển các kỹ năng một cách vui vẻ – chứ không phải là để có được những nhà vô địch Olympic hay để đánh bại người khác. Đừng ép con phải chứng tỏ hay bắt bé phải tham gia một hoạt động mà bé không thích, vì làm như thế có thể gây nên tác dụng ngược, khiến bé đâm ra ghét bỏ thể thao và vận động nói chung.
Dù con bạn chọn một môn thể thao đồng đội và có tổ chức – có thể dạy cho bé kỹ năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm, hay môn thể thao cá nhân – có thể nuôi dưỡng sự tự tin, độc lập, cũng hãy giúp con chọn ra một thói quen rèn luyện mà bé thích. Một chút ganh đua có thể giúp tăng động lực cho con luyện tập, nhưng chỉ một chút thôi nhé, bố mẹ đừng khuyến khích các con ở tuổi này phải cạnh tranh hơn thua với nhau.
Những kỳ nghỉ gia đình vui vẻ cũng có thể giúp con học được nhiều điều
Những kỳ nghỉ của cả gia đình
Hãy lưu ý đến những kế hoạch du lịch có những hoạt động vận động. Đó có thể là một kỳ nghỉ kết hợp leo núi, hoặc bơi và chạy bộ trên bãi biển. Bạn cũng có thể tranh thủ những kỳ nghỉ gia đình này để dạy con những kỹ năng mới, cũng rất thú vị đấy.
Ai cũng thích một người năng động, đầy sức sống – bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ. Thế nhưng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan lẫn chủ quan, khiến cho trẻ con ngày nay trở nên ù ì, lười vận động hơn so với trước. Như vậy thật không tốt chút nào, nhất là khi bố mẹ có thể chiến thắng được những nguyên nhân “đáng ghét” đó.
Dưới đây là năm cách bố mẹ có thể làm để giúp con năng động hơn:
Ra ngoài trời!
Khi con đến tuổi đi học, thời gian quấn quít bên gia đình dường như ít lại, mức độ nghe lời của con dường như giảm đi, và nỗ lực khuyến khích con vận động, thể dục thể thao dường như cũng trở nên khó khăn hơn. Ở tuổi này, TV, Internet và các trò chơi điện tử có thể dễ dàng chiếm hết sự quan tâm của bé.
Bố hãy "vác" bé ra ngoài trời cho con có không gian để vận động
Tuy vậy, các chuyên gia khuyên rằng trẻ ở tuổi đi học cần ít nhất 30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày, và một trong những cách tốt nhất để bảo đảm điều đó là cho con ra ngoài trời. Trẻ em có xu hướng chạy, nhảy, nhảy dây, bật, trèo khi ở ngoài trời nhiều hơn khi ở trong nhà. Trẻ em ở lứa tuổi này thậm chí sẽ còn tham gia tích cực và thích thú hơn nữa nếu có bạn cùng tham gia, vì những hoạt động với các bạn đồng trang lứa là rất quan trọng với bé. Vậy nên bố mẹ hãy “khảo sát” và chọn cho con những sân chơi ngoài trời an toàn, đem vài món đồ chơi như bóng, dây nhảy, ván trượt, xe… đồng thời rủ thêm vài bạn của con nữa nhé.
Làm gương tốt!
Làm bố mẹ của một đứa bé đang tuổi đi học, bạn chắc hẳn đã biết những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến những gì con ăn, những điều bạn nói ra sẽ ảnh hưởng đến những điều con nói ra. Với việc vận động cũng vậy: sự cân đối và khỏe mạnh của con trong tương lai, cũng như mức độ năng động của bé phụ thuộc vào việc bạn sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình như thế nào. Vậy nên nếu được, bạn hãy đi bộ đưa bé đến trường, đi mua sắm, đi thư viện hay đến thăm ai đó thay vì một bước lên xe. Ở nhà cũng vậy, thậm chí còn dễ hơn vì bạn có thể tranh thủ bất cứ lúc nào. Bạn có thể dành thời gian tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga hay nhảy múa một chút và khuyến khích con cùng tham gia. Nhờ bạn, con sẽ dần có được một thói quen khỏe mạnh cho tương lai đấy.
Tập cùng nhau!
Hãy dành ra thời gian cố định mỗi ngày để cùng nhau tập thể dục – tương tự như việc bạn đã định ra giờ ăn của gia đình hay giờ đi ngủ vậy – kể cả đi dạo sau bữa ăn tối, để ngắm sao hay bắt đom đóm cũng được tính. Điều quan trọng nhất là bạn có được một kế hoạch phù hợp với mọi người. Vào cuối tuần, hãy chắc chắn cả gia đình sẽ cùng có những hoạt động vận động (như đi bơi ở hồ bơi, đi xe đạp hay chạy bộ ở công viên…) thay vì chỉ thụ động như ngồi xe đi từ đây sang đó.
Bố cùng con đá bóng, thật là vui!
Bạn cũng có thể thu xếp thỉnh thoảng đi xa một chút, ra biển hoặc lên núi chẳng hạn, như vậy vừa có dịp vận động vừa được mở mang tầm mắt đến với những điều lạ lẫm với bé. Bất cứ trò nào có nhiều hoạt động vận động tự do – như chơi đuổi bắt, đá bóng – đều là những cách tuyệt vời để rèn luyện thân thể.
Động viên con!
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những đứa trẻ có bộ mẹ tích cực khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất – chẳng hạn như đưa con đến sân tập bóng hay cổ vũ con – đều dễ gắn bó với những hoạt động này hơn những đứa trẻ mà bố mẹ tỏ ra không mấy quan tâm. Không quan trọng là hoạt động gì – bơi, trượt ván hay bóng rổ – điều quan trọng là bạn đã khuyến khích bé. Và điều quan tâm khi ở lứa tuổi này đó là có được cơ thể khỏe mạnh và phát triển các kỹ năng một cách vui vẻ – chứ không phải là để có được những nhà vô địch Olympic hay để đánh bại người khác. Đừng ép con phải chứng tỏ hay bắt bé phải tham gia một hoạt động mà bé không thích, vì làm như thế có thể gây nên tác dụng ngược, khiến bé đâm ra ghét bỏ thể thao và vận động nói chung.
Dù con bạn chọn một môn thể thao đồng đội và có tổ chức – có thể dạy cho bé kỹ năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm, hay môn thể thao cá nhân – có thể nuôi dưỡng sự tự tin, độc lập, cũng hãy giúp con chọn ra một thói quen rèn luyện mà bé thích. Một chút ganh đua có thể giúp tăng động lực cho con luyện tập, nhưng chỉ một chút thôi nhé, bố mẹ đừng khuyến khích các con ở tuổi này phải cạnh tranh hơn thua với nhau.
Những kỳ nghỉ gia đình vui vẻ cũng có thể giúp con học được nhiều điều
Những kỳ nghỉ của cả gia đình
Hãy lưu ý đến những kế hoạch du lịch có những hoạt động vận động. Đó có thể là một kỳ nghỉ kết hợp leo núi, hoặc bơi và chạy bộ trên bãi biển. Bạn cũng có thể tranh thủ những kỳ nghỉ gia đình này để dạy con những kỹ năng mới, cũng rất thú vị đấy.