metyruoi
Active Member
(BĐV) Nhiều bệnh bình thường trở nên nguy hiểm khi nhiệt độ liên tục xuống thấp, thậm chí có những người mất mạng chỉ vì trời rét.
Trời rét đậm liên tiếp trong nhiều ngày qua và chưa có dấu hiệu ngừng, đây là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Dưới đây là những nguy cơ dễ trở thành hiện thực khi rét đậm.
Tím tái vì suy hô hấp
Các bệnh đường hô hấp hay trở nặng nhất khi trời rét. Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, hiện phụ trách phòng khám tai mũi họng Bệnh viện Hồng Hà (Hà Nội), cho biết khi trời rét, mỗi ngày có đến 80 người tới đây khám vì bệnh hô hấp. Cách đây vài hôm có cháu bé hai tuổi được bố mẹ chở từ Sơn Tây xuống khám, đã bị tím tái, khó thở, phải nhập viện ngay vì viêm phổi cấp.
Theo bác sĩ Dinh, khí hậu ở Việt Nam khi trở rét đậm thường có gió nên không khí càng lạnh hơn. Mỗi ngày chúng ta hít vào 9.000 lít không khí, do đó niêm mạc mũi rất dễ bị tổn thương, gây viêm ở mũi, họng, xoang, phổi, phế quản. Dấu hiệu ban đầu hay gặp là sốt, chảy nước mũi. Trẻ em chưa biết tự xì mũi nên nước mũi đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lây lan, gây viêm lan tỏa.
Không chỉ người già, trẻ em, những người trẻ tuổi cũng dễ ốm khi lạnh.
Đột quỵ
Bác sĩ Phạm Trần Linh, Viện Tim mạch Việt Nam, cho biết vào mùa đông lạnh giá, nhiều bệnh lý tim mạch xuất hiện hoặc nặng lên như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim… Khi nhiệt độ hạ thấp, mạch máu co lại, gây tắc nghẽn, tai biến tim mạch xuất hiện. Bệnh nhân tăng huyết áp gặp thời tiết lạnh đột ngột thì huyết áp có thể tăng vọt lên gây đột quỵ do xuất huyết não hoặc nhồi máu não.
Bác sĩ lưu ý bệnh nhân tim mạch phải theo dõi huyết áp thường xuyên. Khi ra ngoài, tốt nhất nên mang theo thuốc trợ tim.
Điếc
Người ta điếc không chỉ vì chấn thương, thủng màng nhĩ hay viêm nhiễm nặng ở tai. Lạnh cũng có thể gây điếc. Theo bác sĩ Ngọc Dinh, nguyên nhân là các mạch máu co lại gây rối loạn sự vận chuyển của các mạch máu nuôi dưỡng vùng tai trong, nơi có ốc tai và các dây thần kinh thính giác. Khi tai trong bị tổn thương, người bệnh sẽ bị điếc hoặc giảm thính lực.
Thông thường, khi điếc do lạnh, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như ù tai, chóng mặt từng cơn và có cảm giác đầy trong tai.
Chen nhau chờ khám ở Bệnh viện Xanh Pôn.
Đau khớp dữ dội
Bác sĩ Bùi Nguyên Kiểm, nguyên trưởng khoa Nội II, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), cho biết thời tiết lạnh khiến bệnh viêm khớp, thoái hoá khớp tiến triển. Nhiệt độ giảm gây co các mạch máu ngoại vi, giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong, đó có da, cơ, khớp, gây các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.
Khi rét đậm, chứng đau vai gáy, đau thắt lưng, thường gặp ở “dân” văn phòng, cũng thường xuất hiện hoặc tái phát. Nguyên nhân là các cơ vùng gáy co lại để giữ nhiệt, duy trì trong thời gian dài khiến các cơ cạnh cột sống bị giữ ở một tư thế quá lâu, gây mệt và đau mỏi cơ.
Đau dạ dày
Người có bệnh dạ dày cũng khốn khổ những hôm giá rét bởi các cơn đau tái phát. Lúc này, sức đề kháng của cơ thể giảm, trong khi vi khuẩn Helicobacter pylori, thủ phạm chính gây viêm dạ dày, lại phát triển mạnh.
Để tránh các chứng bệnh trên, các bác sĩ khuyên nên giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài đường, ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng, vitamin và chất khoáng. Nếu sử dụng máy điều hòa, nên chú ý để nhiệt độ trong phòng không chênh quá 10 độ C so với bên ngoài.
Trời rét đậm liên tiếp trong nhiều ngày qua và chưa có dấu hiệu ngừng, đây là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Dưới đây là những nguy cơ dễ trở thành hiện thực khi rét đậm.
Tím tái vì suy hô hấp
Các bệnh đường hô hấp hay trở nặng nhất khi trời rét. Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, hiện phụ trách phòng khám tai mũi họng Bệnh viện Hồng Hà (Hà Nội), cho biết khi trời rét, mỗi ngày có đến 80 người tới đây khám vì bệnh hô hấp. Cách đây vài hôm có cháu bé hai tuổi được bố mẹ chở từ Sơn Tây xuống khám, đã bị tím tái, khó thở, phải nhập viện ngay vì viêm phổi cấp.
Theo bác sĩ Dinh, khí hậu ở Việt Nam khi trở rét đậm thường có gió nên không khí càng lạnh hơn. Mỗi ngày chúng ta hít vào 9.000 lít không khí, do đó niêm mạc mũi rất dễ bị tổn thương, gây viêm ở mũi, họng, xoang, phổi, phế quản. Dấu hiệu ban đầu hay gặp là sốt, chảy nước mũi. Trẻ em chưa biết tự xì mũi nên nước mũi đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lây lan, gây viêm lan tỏa.
Không chỉ người già, trẻ em, những người trẻ tuổi cũng dễ ốm khi lạnh.
Đột quỵ
Bác sĩ Phạm Trần Linh, Viện Tim mạch Việt Nam, cho biết vào mùa đông lạnh giá, nhiều bệnh lý tim mạch xuất hiện hoặc nặng lên như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim… Khi nhiệt độ hạ thấp, mạch máu co lại, gây tắc nghẽn, tai biến tim mạch xuất hiện. Bệnh nhân tăng huyết áp gặp thời tiết lạnh đột ngột thì huyết áp có thể tăng vọt lên gây đột quỵ do xuất huyết não hoặc nhồi máu não.
Bác sĩ lưu ý bệnh nhân tim mạch phải theo dõi huyết áp thường xuyên. Khi ra ngoài, tốt nhất nên mang theo thuốc trợ tim.
Điếc
Người ta điếc không chỉ vì chấn thương, thủng màng nhĩ hay viêm nhiễm nặng ở tai. Lạnh cũng có thể gây điếc. Theo bác sĩ Ngọc Dinh, nguyên nhân là các mạch máu co lại gây rối loạn sự vận chuyển của các mạch máu nuôi dưỡng vùng tai trong, nơi có ốc tai và các dây thần kinh thính giác. Khi tai trong bị tổn thương, người bệnh sẽ bị điếc hoặc giảm thính lực.
Thông thường, khi điếc do lạnh, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như ù tai, chóng mặt từng cơn và có cảm giác đầy trong tai.
Chen nhau chờ khám ở Bệnh viện Xanh Pôn.
Đau khớp dữ dội
Bác sĩ Bùi Nguyên Kiểm, nguyên trưởng khoa Nội II, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), cho biết thời tiết lạnh khiến bệnh viêm khớp, thoái hoá khớp tiến triển. Nhiệt độ giảm gây co các mạch máu ngoại vi, giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong, đó có da, cơ, khớp, gây các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.
Khi rét đậm, chứng đau vai gáy, đau thắt lưng, thường gặp ở “dân” văn phòng, cũng thường xuất hiện hoặc tái phát. Nguyên nhân là các cơ vùng gáy co lại để giữ nhiệt, duy trì trong thời gian dài khiến các cơ cạnh cột sống bị giữ ở một tư thế quá lâu, gây mệt và đau mỏi cơ.
Đau dạ dày
Người có bệnh dạ dày cũng khốn khổ những hôm giá rét bởi các cơn đau tái phát. Lúc này, sức đề kháng của cơ thể giảm, trong khi vi khuẩn Helicobacter pylori, thủ phạm chính gây viêm dạ dày, lại phát triển mạnh.
Để tránh các chứng bệnh trên, các bác sĩ khuyên nên giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài đường, ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng, vitamin và chất khoáng. Nếu sử dụng máy điều hòa, nên chú ý để nhiệt độ trong phòng không chênh quá 10 độ C so với bên ngoài.