Me Minh "meo"
Active Member
Bước vào tuổi teen, con bạn có những thay đổi lớn cả về thể chất và tinh thần. Những lời la mắng đã không còn tác dụng, bạn không thể áp đặt quan điểm của mình vào con.
1. Kỳ vọng và thất vọng
Tiến sĩ Richard Lerner, giám đốc Viện Nghiên cứu ứng dụng phát triển thanh niên tại trường đại học Tufts cho biết:
Độ tuổi thanh thiếu niên có những thay đổi với những hành vi không tốt. Nguyên nhân là cha mẹ nhiều khi kì vọng vào con quá cao, mong chúng có thể vượt qua những thử thách để đạt được những thành tích vượt trội trong cuộc sống. Tuy nhiên, kì vọng quá cao khi không đạt được sẽ khiến cả hai cùng thất vọng, gieo rắc tâm lí lo sợ, mất tự tin ở con trẻ.
Lerner khuyên các bậc cha mẹ hãy đơn giản hóa những mong muốn và kì vọng. “Đôi khi chỉ cần trẻ không tham gia vào những hành vi xấu như nghiện hút, quan hệ tình dục bừa bãi, bỏ nhà đi lang thang… thế là ngoan rồi”.
2. Đọc quá nhiều sách về nuôi dạy con và tin tưởng quá nhiều vào chuyên gia
Thay vì tin tưởng vào bản năng và kiến thức làm cha làm mẹ của mình, nhiều người lại tin tưởng quá nhiều vào sách vở và lời khuyên của chuyên gia rồi áp dụng những lời khuyên đó một cách quá chặt chẽ và máy móc.
Nếu những lời khuyên trên sách vở không phù hợp với phong cách sống của gia đình và cá tính riêng của từng đứa trẻ, đừng áp dụng. Chỉ nên coi chúng như tài liệu tham khảo. Hãy dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện với con cái và vợ/chồng mình để xác định đâu là vấn đề cần quan tâm nhất, từ đó đưa ra những cách giáo dục phù hợp.
3. Lo lắng thái quá
Có thể bạn không thích kiểu đầu hay phong cách trang phục mà con gái bạn lựa chọn. Có thể bạn không thích thứ ngôn ngữ mà con bạn đang dùng để nói chuyện… Trước khi can thiệp, hãy nhìn vào bức tranh lớn hơn. Nếu những điều đó không dẫn con bạn vào những hành vi xấu, làm tổn hại những giá trị đạo đức, hãy cho phép con bạn có lựa chọn riêng phù hợp với lứa tuổi của chúng.
Nhiều bậc cha mẹ không chấp nhận con cái phạm phải bất kì sai lầm, tổn thương hay vấp ngã nào. Nhưng như vậy là từ chối ở con quyền học hỏi và rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm. Bảo bọc con quá kĩ sẽ ngăn cản chúng học kĩ năng sống cần thiết để tự mình đứng vững trong cuộc đời đầy khó khăn.
4. Bỏ qua những thay đổi khác lạ
Nếu cha mẹ nghi ngờ con mình sử dụng ma túy, rượu bia, hay các sản phẩm nguy hiểm khác hãy ngăn chặn ngay trước khi nó leo thang thành một vấn đề lớn, Tiến sĩ Amelia M. Arria, giám đốc trung tâm Sức khỏe trẻ vị thành niên, trường đại học Maryland khuyên. Độ tuổi từ 13 - 18 là thời gian nhạy cảm nhất, vì trẻ khó tiếp cận và lắng nghe. Đừng bỏ qua những thay đổi khác lạ ở con bạn như học hành sa sút, hay vắng nhà, tiếp xúc với bạn lạ, bao cao su hay những vỉ thuốc lạ trong cặp…Tất cả những điều đó đều là dấu hiệu tiềm ẩn của sa ngã.
5. Trừng phạt quá nghiêm hoặc quá buông lỏng
Nhiều bậc cha mẹ không kiềm chế nổi khi con mình vi phạm lỗi lầm. Mỗi ngày một hình phạt mới. Nhóm cha mẹ khác lấy việc giảm thiểu tối đa những căng thẳng, xung đột là ưu tiên số một, vì rất có thể những xung đột này có thể đẩy con cái ra xa gia đình. Họ cố gắng trở thành những ông bố bà mẹ bao dung độ lượng trước khi thiết lập các giới hạn và thực thi các quy tắc.
Đối với mẫu cha mẹ đầu tiên họ quan tâm đến sự vâng lời hơn cả. Gia đình của họ vận hành giống như một khoang tàu, con cái được nuôi nấng trong một môi trường chật hẹp, không có cơ hội phát triển kĩ năng giải quyết các vấn đề cũng như năng lực lãnh đạo.
Quá buông lỏng trẻ trong độ teen lại là một liều thuốc làm hại chúng. Teen cần được sống trong một môi trường sống có các quy tắc rõ ràng, bởi đây là lúc chúng bắt đầu khám phá cuộc sống bên ngoài. Đây là thời gian mà cha mẹ cần củng cố các giá trị gia đình một cách vững chắc thông qua lời nói và các hành động nhất quán. Lerner khuyến nghị các bậc cha mẹ hãy “trở thành các bậc phụ huynh quyền lực bằng cách khuyến khích con phát triển các kĩ năng cần thiết để quản lý bản thân theo những cách thích hợp”.
Hãy nhớ rằng ảnh hưởng của cha mẹ với con cái sâu hơn bạn nghĩ rất nhiều. Phần lớn teen nói rằng họ muốn dành nhiều thời gian hơn nữa cho cha mẹ mình. Và rất nhiều teen chọn bạn theo các giá trị mà cha mẹ chúng mong muốn. Bằng cách này hay cách khác, hãy biến gia đình thành bến đỗ bình yên nhất mà con cái có thể trở về sau những va vấp đầu đời.
Lan Tường
Theo MD
1. Kỳ vọng và thất vọng
Tiến sĩ Richard Lerner, giám đốc Viện Nghiên cứu ứng dụng phát triển thanh niên tại trường đại học Tufts cho biết:
Độ tuổi thanh thiếu niên có những thay đổi với những hành vi không tốt. Nguyên nhân là cha mẹ nhiều khi kì vọng vào con quá cao, mong chúng có thể vượt qua những thử thách để đạt được những thành tích vượt trội trong cuộc sống. Tuy nhiên, kì vọng quá cao khi không đạt được sẽ khiến cả hai cùng thất vọng, gieo rắc tâm lí lo sợ, mất tự tin ở con trẻ.
Lerner khuyên các bậc cha mẹ hãy đơn giản hóa những mong muốn và kì vọng. “Đôi khi chỉ cần trẻ không tham gia vào những hành vi xấu như nghiện hút, quan hệ tình dục bừa bãi, bỏ nhà đi lang thang… thế là ngoan rồi”.
2. Đọc quá nhiều sách về nuôi dạy con và tin tưởng quá nhiều vào chuyên gia
Thay vì tin tưởng vào bản năng và kiến thức làm cha làm mẹ của mình, nhiều người lại tin tưởng quá nhiều vào sách vở và lời khuyên của chuyên gia rồi áp dụng những lời khuyên đó một cách quá chặt chẽ và máy móc.
Nếu những lời khuyên trên sách vở không phù hợp với phong cách sống của gia đình và cá tính riêng của từng đứa trẻ, đừng áp dụng. Chỉ nên coi chúng như tài liệu tham khảo. Hãy dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện với con cái và vợ/chồng mình để xác định đâu là vấn đề cần quan tâm nhất, từ đó đưa ra những cách giáo dục phù hợp.
3. Lo lắng thái quá
Có thể bạn không thích kiểu đầu hay phong cách trang phục mà con gái bạn lựa chọn. Có thể bạn không thích thứ ngôn ngữ mà con bạn đang dùng để nói chuyện… Trước khi can thiệp, hãy nhìn vào bức tranh lớn hơn. Nếu những điều đó không dẫn con bạn vào những hành vi xấu, làm tổn hại những giá trị đạo đức, hãy cho phép con bạn có lựa chọn riêng phù hợp với lứa tuổi của chúng.
Nhiều bậc cha mẹ không chấp nhận con cái phạm phải bất kì sai lầm, tổn thương hay vấp ngã nào. Nhưng như vậy là từ chối ở con quyền học hỏi và rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm. Bảo bọc con quá kĩ sẽ ngăn cản chúng học kĩ năng sống cần thiết để tự mình đứng vững trong cuộc đời đầy khó khăn.
4. Bỏ qua những thay đổi khác lạ
Nếu cha mẹ nghi ngờ con mình sử dụng ma túy, rượu bia, hay các sản phẩm nguy hiểm khác hãy ngăn chặn ngay trước khi nó leo thang thành một vấn đề lớn, Tiến sĩ Amelia M. Arria, giám đốc trung tâm Sức khỏe trẻ vị thành niên, trường đại học Maryland khuyên. Độ tuổi từ 13 - 18 là thời gian nhạy cảm nhất, vì trẻ khó tiếp cận và lắng nghe. Đừng bỏ qua những thay đổi khác lạ ở con bạn như học hành sa sút, hay vắng nhà, tiếp xúc với bạn lạ, bao cao su hay những vỉ thuốc lạ trong cặp…Tất cả những điều đó đều là dấu hiệu tiềm ẩn của sa ngã.
5. Trừng phạt quá nghiêm hoặc quá buông lỏng
Nhiều bậc cha mẹ không kiềm chế nổi khi con mình vi phạm lỗi lầm. Mỗi ngày một hình phạt mới. Nhóm cha mẹ khác lấy việc giảm thiểu tối đa những căng thẳng, xung đột là ưu tiên số một, vì rất có thể những xung đột này có thể đẩy con cái ra xa gia đình. Họ cố gắng trở thành những ông bố bà mẹ bao dung độ lượng trước khi thiết lập các giới hạn và thực thi các quy tắc.
Đối với mẫu cha mẹ đầu tiên họ quan tâm đến sự vâng lời hơn cả. Gia đình của họ vận hành giống như một khoang tàu, con cái được nuôi nấng trong một môi trường chật hẹp, không có cơ hội phát triển kĩ năng giải quyết các vấn đề cũng như năng lực lãnh đạo.
Quá buông lỏng trẻ trong độ teen lại là một liều thuốc làm hại chúng. Teen cần được sống trong một môi trường sống có các quy tắc rõ ràng, bởi đây là lúc chúng bắt đầu khám phá cuộc sống bên ngoài. Đây là thời gian mà cha mẹ cần củng cố các giá trị gia đình một cách vững chắc thông qua lời nói và các hành động nhất quán. Lerner khuyến nghị các bậc cha mẹ hãy “trở thành các bậc phụ huynh quyền lực bằng cách khuyến khích con phát triển các kĩ năng cần thiết để quản lý bản thân theo những cách thích hợp”.
Hãy nhớ rằng ảnh hưởng của cha mẹ với con cái sâu hơn bạn nghĩ rất nhiều. Phần lớn teen nói rằng họ muốn dành nhiều thời gian hơn nữa cho cha mẹ mình. Và rất nhiều teen chọn bạn theo các giá trị mà cha mẹ chúng mong muốn. Bằng cách này hay cách khác, hãy biến gia đình thành bến đỗ bình yên nhất mà con cái có thể trở về sau những va vấp đầu đời.
Lan Tường
Theo MD