Me Minh "meo"
Active Member
1. Không để đầu trần
Đầu là vùng cơ thể dễ bị lộ ra ngoài, dễ bị nhiễm lạnh nhất. Đầu bị nhiễm lạnh sẽ dễ bị cảm lạnh. Tốt nhất bạn nên đội mũ che kín tai để giữ ấm cho đầu.
Ngoài ra, trên đầu còn có 8 huyệt rất quan trọng. Việc thường xuyên mát xa da đầu cũng sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giữ cho đầu luôn ấm trong ngày đông.
2. Không để chân bị lạnh
Đôi chân bị nhiễm lạnh sẽ khiến bạn bị các chứng đau lưng, cảm lạnh…Giữ ấm đôi chân ngày giá rét cũng rất quan trọng. Bạn nên chọn giày to hơn một cỡ, và đi tất dày. Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên kiên trì ngâm chân trong nước nóng, đi bộ khoảng nửa giờ đồng hồ, và mát xa lòng bàn chân mỗi sáng tối.
3. Quần áo không quá chật
Quần áo quá dày, quá chật không chỉ khiến cơ thể vận động khó khăn, mà còn ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu. Thông thường, người có tuổi nên nên mặc quần áo ấm bằng chất nhẹ, tạo cảm giác thoải mái; thanh niên không nên mặc quá dày; trẻ nhỏ do khả năng điều hoà nhiệt độ cơ thể thấp, cần đặc biệt chú ý giữ ấm, nhưng cũng không nên mặc quần áo quá dày dễ bị ra mồ hôi.
4. Không dùng khăn quàng cổ thay khẩu trang
Nhưng nhiều người chúng ta khi dùng khăn quàng cổ có thói quen quấn luôn khăn quanh cổ và miệng. Cách làm này không có lợi cho sức khoẻ. Bởi không phải ngày nào bạn cũng có thể giặt khăn quàng thường xuyên. Khi quấn khăn quanh miệng, bạn sẽ dễ hít phải các phân tử sợi làm nên khăn, bụi, và các vi khuẩn bám trên bề mặt khăn, gây ra các bệnh về đường hô hấp.
5. Nhiệt độ trong phòng không quá cao
Mùa đông thời tiết khô hanh, nhiệt độ trong phòng và bên ngoài chênh lệch lớn. Khi đi ra đi vào cơ thể dễ bị nhiễm lạnh. Nhiệt độ trong phòng ngày giá rét nên mát một chút, tốt nhất nên duy trì ở mức 18-20 độ. Nếu bạn muốn tăng nhiệt độ lên cao hơn, nên đặt một chậu nước trong phòng.
6. Cửa sổ, cửa ra vào không đóng quá chặt
Ngày đông giá rét, trong phòng càng nên thoáng khí để đảm bảo không khí được lưu thông, cung cấp đầy đủ oxy. Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên mở cửa sổ 2-4 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.
Đầu là vùng cơ thể dễ bị lộ ra ngoài, dễ bị nhiễm lạnh nhất. Đầu bị nhiễm lạnh sẽ dễ bị cảm lạnh. Tốt nhất bạn nên đội mũ che kín tai để giữ ấm cho đầu.
Ngoài ra, trên đầu còn có 8 huyệt rất quan trọng. Việc thường xuyên mát xa da đầu cũng sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giữ cho đầu luôn ấm trong ngày đông.
2. Không để chân bị lạnh
Đôi chân bị nhiễm lạnh sẽ khiến bạn bị các chứng đau lưng, cảm lạnh…Giữ ấm đôi chân ngày giá rét cũng rất quan trọng. Bạn nên chọn giày to hơn một cỡ, và đi tất dày. Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên kiên trì ngâm chân trong nước nóng, đi bộ khoảng nửa giờ đồng hồ, và mát xa lòng bàn chân mỗi sáng tối.
3. Quần áo không quá chật
Quần áo quá dày, quá chật không chỉ khiến cơ thể vận động khó khăn, mà còn ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu. Thông thường, người có tuổi nên nên mặc quần áo ấm bằng chất nhẹ, tạo cảm giác thoải mái; thanh niên không nên mặc quá dày; trẻ nhỏ do khả năng điều hoà nhiệt độ cơ thể thấp, cần đặc biệt chú ý giữ ấm, nhưng cũng không nên mặc quần áo quá dày dễ bị ra mồ hôi.
4. Không dùng khăn quàng cổ thay khẩu trang
Nhưng nhiều người chúng ta khi dùng khăn quàng cổ có thói quen quấn luôn khăn quanh cổ và miệng. Cách làm này không có lợi cho sức khoẻ. Bởi không phải ngày nào bạn cũng có thể giặt khăn quàng thường xuyên. Khi quấn khăn quanh miệng, bạn sẽ dễ hít phải các phân tử sợi làm nên khăn, bụi, và các vi khuẩn bám trên bề mặt khăn, gây ra các bệnh về đường hô hấp.
5. Nhiệt độ trong phòng không quá cao
Mùa đông thời tiết khô hanh, nhiệt độ trong phòng và bên ngoài chênh lệch lớn. Khi đi ra đi vào cơ thể dễ bị nhiễm lạnh. Nhiệt độ trong phòng ngày giá rét nên mát một chút, tốt nhất nên duy trì ở mức 18-20 độ. Nếu bạn muốn tăng nhiệt độ lên cao hơn, nên đặt một chậu nước trong phòng.
6. Cửa sổ, cửa ra vào không đóng quá chặt
Ngày đông giá rét, trong phòng càng nên thoáng khí để đảm bảo không khí được lưu thông, cung cấp đầy đủ oxy. Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên mở cửa sổ 2-4 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.