7 lời nói dối thường gặp của... bố mẹ

10,150
29
48

ALnML

Super Moderator


7 lời nói dối thường gặp của... bố mẹ (Phần đầu)



(Webtretho) Trả lời thật nhé, bạn đã bao giờ nói dối với con yêu? Chắc là có rồi, đúng không? Chúng ta vẫn nghĩ nói dối con trong vài tình huống khó xử dường như là một việc làm hợp lý và vô hại. Nhưng sự thật là làm như thế sẽ không giúp bé hiểu được phải cư xử thế nào mới ngoan.

Chắc bố mẹ nào cũng từng... nói dối con (Ảnh: Inmagine)

Nhiều phụ huynh dùng cách nói dối để đối phó với con cái khi chúng mè nheo đòi hỏi gì đấy. Chị Kat, mẹ của hai cô con gái tâm sự: “Tôi luôn dạy các con rằng nói dối là không tốt. Tuy vậy cũng phải nói rằng tôi cũng đã bảo với các con gái mình, Mirabel, 5 tuổi và Caroline 4 tuổi rằng những con búp bê (“tình cờ” cũng chính là những con mà chúng thích) ở cửa hàng đồ chơi gần nhà không phải để bán. Tôi hay nói, “Chúng sống ở đấy,” đặc biệt khi phải “lạc chân” vào đó để mua một món quà sinh nhật. Như thế dễ hơn, chúng tôi sẽ vào và ra khỏi cửa hàng mà không phải nghe mè nheo”.

Và quả thật trường hợp nói trên không phải là phụ huynh duy nhất nói dối con. Một khảo sát vào năm 2008 ở Anh cho thấy cứ 10 phụ huynh thì có 8 người đã từng bóp méo sự thật với con mình.

Hầu như các vị phụ huynh khác đều cho rằng “một chút” nói dối ấy là vô hại. Rốt cuộc thì chúng giúp giữ được hòa bình (chấm dứt những lời năn nỉ ỉ ôi hay mè nheo làm mình làm mẩy), khiến cuộc sống ít nhiều dễ chịu hơn. Nhưng theo chuyên gia về hành vi của trẻ thì nói dối chẳng giúp gì đươc cho các bé cả. “Cuộc sống đầy những thăng trầm,” tiến sĩ giáo dục Jane Nelsen, tác giả loạt sách Positive Discipline nói, “Nếu ta không cho trẻ cơ hội đối mặt với nỗi thất vọng thì làm sao chúng học được cách vượt qua?”

Chị Kat thừa nhận rằng nếu chị tiếp tục nói dối với các con, dù có vẻ vô hại, thì làm sao trẻ có niềm tin nơi mình được. “Mỗi khi nói dối để tránh một tình huống khó xử là bạn đã bỏ lỡ một cơ hội trò chuyện cởi mở với trẻ,” Tiến sĩ Cara Gardenswartz ở Los Angeles nói, “bạn hãy cho bé cảm nhận rằng dù chuyện gì xảy ra đi nữa bạn sẽ luôn bên chúng.”

Khi đã nhận ra tác hại của việc nói không đúng sự thật với con cái, các vị phụ huynh nên biết rằng vẫn có cách tốt hơn để thay thế cho những lời nói dối vô hại.

Điều thứ 1: “Mc Queen tia chớp / Người nhện / Nàng tiên cá rất thích ăn rau đấy nhé.”


Tiến sĩ Nelsen cho rằng, “Những lời nói dối để ‘dụ dỗ’ trẻ ăn uống thường không hiệu quả, cơ bản vì khẩu vị của bé không dễ gì mà thay đổi được.” Hơn nữa, nếu dùng hình ảnh thần tượng của bé để ép bé thì thật là không hay cho lắm.

Thay vào đó, hãy nói với bé rằng:

“Rau củ rất tốt cho sức khỏe của con, và đó cũng là món nhà mình ăn tối nay.” Bạn chưa thể buộc được con mình ăn thì hãy cứ nấu những món đó thường xuyên, vì sớm muộn gì, bé cũng sẽ quyết định thử vài miếng.


Điều thứ 2: “Mẹ rất tiếc, nhưng xe sẽ không chạy được đâu cho đến khi con đội mũ bảo hiểm/ thắt dây an toàn vào.”



Nghe thì có vẻ ổn đấy, nhưng theo Hal Runkel – chuyên gia về hôn nhân gia đình, tác giả cuốn ScreamFree Parenting – thì lời nói này “thể hiện sự trốn tránh trách nhiệm của bạn. Bạn cần cho bé biết nhiệm vụ của bạn là phải đưa ra những quyết định sáng suốt đảm bảo an toàn cho bé.”

Thay vào đó, hãy nói với con rằng:

“Mẹ sẽ không nổ máy xe đâu, cho đến khi con đội mũ bảo hiểm / thắt dây an toàn vào.” Cách nói này giúp trẻ hiểu rằng bố mẹ có trách nhiệm đảm bảo chúng tuân theo những luật định an toàn. Hãy giải thích rằng có luật qui định buộc mọi người trên xe phải đội mũ bảo hiểm / thắt dây an toàn để giúp họ tránh được thương tích. Chuyện gì sẽ xảy đến nếu một vụ tai nạn diễn ra mà bé không đội mũ bảo hiểm / thắt dây an toàn? Chắc hẳn là bé sẽ bị thương rồi và bạn sẽ còn ân hận mãi vì đã tỏ ra không dứt khoát khi bé không chịu nghe lời.

Mỗi khi nói dối để tránh tình huống khó xử là bạn đã bỏ lỡ một cơ hội trò chuyện cởi mở với con đấy (Ảnh: Inmagine)

Điều thứ 3: “Trẻ lên 3 rồi mà còn ngậm núm vú là phạm pháp đấy con à. Giờ con lớn rồi thì phải bỏ núm vú đi thôi.”


Một lần nữa, bạn lại trốn tránh trách nhiệm của một bậc phụ huynh, từ bỏ vai trò người hướng dẫn con mình vượt qua những giai đoạn phát triển phức tạp.

Thay vào đó, hãy nói với bé rằng:

“Mẹ biết con rất thích núm vú nhưng con đã lớn rồi, không nên dùng chúng nữa”. Hãy thể hiện bạn hiểu khó khăn của con và để bé bày tỏ cảm xúc của mình. Đừng nên khiến bé xấu hổ; thay vào đó, hãy từ từ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn với giai đoạn phát triển mới, giải thích vì sao từ bỏ thói quen ngậm núm vú lại là một việc làm tốt. Bạn có thể nói rằng việc đó sẽ giúp răng bé đẹp và đều, giúp bé phát âm rõ ràng hơn và mọi người sẽ dễ hiểu được điều mà bé nói hơn.

(Còn tiếp)


Nguồn: Webtretho (lược dịch) / Parents
 
10,150
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: 7 lời nói dối thường gặp của... bố mẹ



7 lời nói dối thường gặp của... bố mẹ (Phần cuối)



(Webtretho) Trả lời thật nhé, bạn đã bao giờ nói dối với con yêu? Chắc là có rồi đúng không? Chúng ta vẫn nghĩ nói dối con trong vài tình huống khó xử dường như là một việc làm hợp lý và vô hại. Nhưng sự thật là làm như thế sẽ không giúp bé hiểu được phải cư xử thế nào mới ngoan.

http://www.webtretho.com/home/news/view/24107/2010/09/7-loi-noi-doi-thuong-gap-cua-bo-me-phan-dau-.htm

Điều thứ 4: “Sẽ chẳng đau tí nào.”


Chẳng đau tí nào đâu con (Ảnh: Inmagine)

Bạn đưa bé đi tiêm và an ủi con bằng những lời như thế ư? Có lẽ đấy là lời nói dối ngớ ngẩn nhất bởi vì kim tiêm của bác sĩ sẽ ngay lập tức phản lại bạn ngay sau khi bạn dứt lời.

Thay vào đó, hãy nói với bé rằng:

“Con sẽ cảm thấy đau đấy nhưng chỉ một chút thôi.” Đừng xua đuổi nỗi sợ của trẻ mà hãy cho trẻ thời gian chuẩn bị. Bạn có thể nói là, “Nó sẽ đau hơn cái véo tai một tí thôi.”

Điều thứ 5: “Sparky bị ốm nên đã chuyển về quê ở rồi con ạ.”

Mặc dù bạn cố gắng bảo vệ trẻ khỏi nỗi buồn bực, bối rối nhưng nói trẻ nghe sự thật về cái chết là tốt nhất. Hãy nhẹ nhàng giải thích với trẻ vấn đề này.

Thay vào đó, hãy nói với bé rằng:

“Khi thú vật bệnh hay già đi thì chúng sẽ chết và Sparky cũng không ngoại lệ.” Ngoài ra, hãy linh động để giải thích theo hướng phát triển cảm xúc cũng như câu chuyện của con, tùy theo tính cách và độ tuổi để bé dễ tiếp nhận hơn. Tiến sĩ Gardenwartz cho rằng, “Bạn không cần phải cung cấp thông tin vượt quá nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ không thắc mắc gì có nghĩa là bé chưa sẵn sàng hoặc đơn giản là trẻ không tò mò. Còn khi trẻ hỏi, hãy luôn trong tư thế chuẩn bị trò chuyện cởi mở cùng trẻ.


Điều thứ 6: “Năm nay, ông già Noel sẽ không đến nếu con không (không ăn rau / không ngủ sớm / không đánh răng…)”



Lại nữa, phải là bạn chứ không phải ông già Noel dạy trẻ phải hành động như thế nào cho thật ngoan.

Thay vào đó, hãy nói với bé rằng:

Tiến sĩ Nelsen khuyên bạn hãy để bé cùng tham gia trong việc đề ra các quy tắc trong nhà, đặt những câu hỏi để trẻ cùng hợp tác thực hiện. “Theo quy định của mình thì sau khi chơi xong thì con sẽ làm gì với đồ chơi của mình nhỉ? Con có muốn mẹ tính xem phải mất bao lâu để con hoàn tất việc đó không? Mẹ mong chờ đến giờ mẹ con mình đọc sách ngay sau khi con dọn đồ chơi gọn gàng.”


Điều thứ 7: “Bố và mẹ đang chơi cùng nhau.”



Hai vợ chồng bạn đang thật sự cãi nhau. Thỉnh thoảng để trẻ thấy cũng không sao, miễn sao là tranh luận đàng hoàng và bình đẳng cùng nhau. Tiến sĩ Nelsen cho rằng, “Để trẻ có ấn tượng rằng bố mẹ không bao giờ cãi nhau thật là điều ngớ ngẩn.”

Thay vào đó, hãy nói với bé rằng:

“Bố và mẹ đang giận nhau nhưng mọi chuyện sẽ ổn con à. Vì bố mẹ rất yêu nhau nên sẽ có cách giải quyết chuyện này.” Nhắc bé nhớ lần mà bé giận người bạn mà giờ vẫn là bạn thân của bé. Sau đó giải thích thêm là bố mẹ có nhiều ý kiến khác nhau nên cần phải tranh luận cho đến khi thống nhất được với nhau. Hãy nhớ rằng tranh luận đàng hoàng nghĩa là không to tiếng, không chửi rủa hay đóng sầm cửa lại.


Nhưng vậy thì những lời nói dối vô hại đều không tốt cả sao?



Chúng ta mong muốn trẻ trung thực, nhưng cũng tốt bụng, lễ phép và thận trọng. Vậy điều gì xảy ra nếu sự thật làm ai đó đau lòng? Rốt cuộc thì chúng cũng đã từng chứng kiến bạn buông ra những lời nói dối ”vô hại”. Ví dụ như khi đến trễ bạn giải thích là do “Kẹt xe”, hay từ chối dự sinh nhật muộn vì “bé bị sốt”.

Dạy con trung thực, nhưng cũng cần dạy con biết yêu thương và quan tâm đến người khác (Ảnh: Inmagine)

Vâng, đó chính là vấn đề. Trẻ quan sát và học hỏi hỏi từ bạn nhiều thứ. Vì vậy bạn phải chấn chỉnh lại bản thân mình. Quan trọng nhất là chỉ nói dối trong những trường hợp bất khả kháng. Một lời nói đưa ra ít thông tin hơn không phải là nói dối. Ví dụ, nếu dì Betty tặng bé một chiếc áo choàng màu xanh lá cây mà bạn biết là bé sẽ không thích mặc kiểu áo đó, thì đừng khuyến khích bé viết thư cảm ơn và nói rằng bé rất thích. Thay vào đó, hay nghĩ xem làm thế nào để nói sự thật như là “Con thích màu xanh lá cây” hay “Cảm ơn dì đã nhớ sinh nhật con.” Lần tới, khi một người bạn rủ gia đình bạn dự một bữa tiệc nướng ngoài trời mà không ai muốn đi cả, hãy để trẻ nghe cách bạn đối đáp, “Cảm ơn lời mời của bạn, nhưng mà cả nhà mình định cuối tuần này sẽ ra ngoài xem phim và nhâm nhi bắp rang cùng nhau rồi.”


Nguồn: Webtretho (lược dịch) / Parents
 
Top