ALnML
Super Moderator
[h=1]8 bước xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giáo viên[/h] (Webtretho) Có một sự thật là hầu như mọi đứa trẻ đều trải qua thời gian mỗi ngày với giáo viên nhiều hơn với bố mẹ mình. Sau một ngày học tập tại trường, con bạn sẽ chỉ có một vài giờ dành cho bữa tối, làm bài tập, tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình… rồi mọi người lại đi ngủ.
Trung bình, mỗi đứa trẻ sẽ có khoảng 6 giờ mỗi ngày để tiếp xúc với giáo viên ở trường – họ chính là những người có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sự phát triển về nhân cách, trí tuệ của con bạn. Vậy nên, nếu phụ huynh và giáo viên thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp và lành mạnh thì việc giáo dục bé sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa gia đình và nhà trường sẽ giúp cả hai phía cùng thực hiện tốt vai trò của mình và giúp bé phát triển hoàn thiện hơn về trí tuệ và nhân cách.
Bên cạnh đó, mọi đứa trẻ đều không thể tránh khỏi những thời điểm khó khăn trong cuộc sống hay trong học tập. Mối liên kết chặt chẽ giữa phụ huynh và giáo viên chính là cách tốt nhất giúp con bạn vượt qua giai đoạn này.
Sự phối hợp tốt giữa giáo viên và phụ huynh sẽ có ảnh hưởng rất tích cực tới sự phát triển của con bạn (Ảnh: Inmagine)
Sau đây là 8 bí quyết giúp các phụ huynh xây dựng nên mối quan hệ tích cực và hiệu quả với giáo viên của con em mình: [h=2]1. Chủ động làm quen với giáo viên[/h] Đừng đợi đến khi con bạn đi học một thời gian rồi mới làm quen với giáo viên mà hãy bắt đầu việc này ngay từ đầu năm học, khi biết giáo viên chủ nhiệm của con bạn là ai. Hãy tìm cách gặp gỡ, chào hỏi và giới thiệu về bản thân cũng như về con, sau đó xin thông tin liện lạc – có thể là qua điện thoại hoặc email – để không làm mất nhiều thời gian của họ. Bạn không cần phải nói quá nhiều hay cố tỏ ra thân thiết, chỉ cần cho giáo viên biết bạn là ai và cho họ thấy rằng bạn rất quan tâm đến việc giáo dục con mình. [h=2]2. Giới thiệu con bạn với giáo viên[/h] Mỗi năm học, mỗi giáo viên tiểu học sẽ chịu trách nhiệm từ 20 đến 40 học sinh, vì vậy bạn cần cung cấp một vài thông tin về con mình để giáo viên thuận lợi hơn trong việc theo sát, giáo dục bé. Hãy viết email cho giáo viên nói về những đặc điểm riêng, thế mạnh và điểm yếu của con bạn, trình bày những nguyện vọng bạn mong đợi ở con em mình và cả những thách thức mà bé có thể sẽ gặp phải trong học tập. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cung cấp địa chỉ, thông tin liên lạc của bạn để giáo viên có thể liên hệ khi cần thiết. [h=2]3. Quan tâm đến môi trường học, lớp học của con[/h] Giáo viên sẽ có ấn tượng tốt với những phụ huynh không chỉ quan tâm đến việc học của con mình mà còn biết quan tâm đến tình hình chung của cả lớp. Bạn nên hoà đồng với những phụ huynh khác và có thể ghé thăm môi trường học tập của con để có những ý kiến đóng góp tích cực cho nhà trường. Tất cả những cuộc gặp gỡ lành mạnh giữa giáo viên và phụ huynh đều là chiếc cầu nối hỗ trợ hiệu quả cho việc giáo dục con trẻ. [h=2]4. Tham gia những cuộc họp phụ huynh một cách nghiêm túc[/h] Hãy tôn trọng giáo viên của con bằng cách tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh, đến đúng giờ và giữ thái độ lịch sự, thiện chí trong suốt cuộc họp. Đồng thời, để có cuộc họp hiệu quả, bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo như đối với bất kỳ buổi họp quan trọng nào khác. Trước buổi họp, bạn nên lên danh sách những vấn đề, ý kiến, thắc mắc cần trình bày hoặc cần được giải đáp, đừng đợi đến cuối giờ rồi mới lúng túng hỏi về thể hiện của con ở trường. Sự tích cực và thiện chí của bạn sẽ được giáo viên và nhà trường đánh giá cao. [h=2]5. Tôn trọng giáo viên và lắng nghe từ hai phía[/h] Hãy tôn trọng giáo viên và nghĩ tốt về họ. Bạn đừng nên hoàn toàn nghe theo những ý kiến từ bên ngoài (chẳng hạn như từ vài phụ huynh khác hay ý kiến chủ quan của con bạn) – đặc biệt là những điều tiêu cực về giáo viên. Mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau, và nếu lớp học của con bạn thay giáo viên mới thì hầu hết bọn trẻ đều cần thời gian để thích nghi với một phong cách mới. Ngoài ra, bạn cũng nên hiểu rằng không có giáo viên nào là hoàn hảo cả, họ sẽ có những lúc khiến con bạn và bạn không hài lòng nhưng đừng làm mọi việc trở nên căng thẳng. Hãy có thái độ hợp tác tích cực. Sự hỗ trợ nhiệt tình của phụ huynh sẽ tạo điều kiện rất lớn cho giáo viên hoàn thành tốt vai trò của mình, và đó cũng là cách giúp con bạn thể hiện tốt hơn ở trường. [h=2]6. Giữ liên lạc thường xuyên với giáo viên[/h]
Hãy giữ liên lạc, giúp đỡ giáo viên chính là bạn đang giúp đỡ con trong học tập (Ảnh: Inmagine)
Gửi email là cách tốt nhất để bạn duy trì liên lạc với giáo viên. Hàng tuần hoặc hàng tháng, bạn nên thông báo với giáo viên những gì con bạn học được ở trường và gửi đến họ lời cảm ơn chân thành về những tiến bộ mà bé đã đạt được. Ngoài ra, bạn cũng nên kể về những thay đổi tích cực hay những bài học thú vị mà con bạn học được ở trường. Cũng hãy sớm trình bày nếu con bạn gặp phải bất cứ khó khăn gì trong học tập hoặc bé đang bị ảnh hưởng tâm lý từ những chuyện xảy ra trong gia đình. Dù đó là những chuyện buồn như mất mát người thân, vấn đề về sức khỏe cho đến những chuyện vui của gia đình như có em bé, chuyển nhà… bạn cũng nên chia sẻ với giáo viên về ảnh hưởng của những việc này đối với con để họ có thể phối hợp hỗ trợ con bạn tốt hơn. Đây là điều cần thiết vì những thay đổi thường có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ nhỏ và việc học của chúng. [h=2]7. Hỗ trợ các hoạt động ở trường lớp[/h] Tùy theo điều kiện, bạn có thể giúp đỡ về vật chất hoặc đóng góp sức lực vào các chương trình, hoạt động của trường lớp. Đây không chỉ là cách để con bạn có điều kiện học tập tốt hơn mà còn thực sự là một việc làm ý nghĩa của những người làm cha mẹ đối với trường học và những người bạn xung quanh con em mình. Sự giúp đỡ về mặt vật chất chỉ là một phần, nếu có điều kiện, bạn nên tham gia vào các hoạt động tình nguyện ở trường, kể cả những chương trình ngoại khóa, văn nghệ giành cho phụ huynh để làm phong phú thêm môi trường học của bọn trẻ. Những gì bạn làm không chỉ được nhà trường đánh giá cao mà còn là tấm gương sáng và nguồn động viên cho con trong học tập. Đồng thời, bạn cũng nên ghi nhớ: hãy hỏi hoặc đề nghị một cách lịch sự trước khi bạn muốn tham gia vào hoạt động hoặc ủng hộ bất cứ thứ gì cho nhà trường vì mỗi trường đều có những nguyên tắc và quy định riêng trong việc này. [h=2]8. Khi vấn đề thực sự xảy ra[/h] Nếu giáo viên của con bạn không phải là một giáo viên tốt về phương pháp giảng dạy cũng như cách đối xử với học trò thì bạn cũng hẵy sẵn sàng đối phó. Khi con phàn nàn về sự nghiêm khắc quá mức, sự thiên vị hay những điều không tốt khác từ giáo viên thì bạn hãy dành thời gian tìm hiểu và xác minh lại vấn đề; sau đó, gửi một e-mail lịch sự trình bày quan điểm của bạn. Nếu mọi chuyện thực sự nghiêm trọng và ảnh hưởng đến việc học của bọn trẻ, bạn không nên đơn thương độc mã mà hãy liên kết với các phụ huynh khác và đứng trên lập trường của những người làm cha mẹ để giải quyết vấn đề. Nên nhớ, trong việc này, bạn cần có thái độ thận trọng, bình tĩnh và dù có thế nào đi chăng nữa cũng không được phàn nàn hay chê bai giáo viên trước mặt con mình.
i
Trung bình, mỗi đứa trẻ sẽ có khoảng 6 giờ mỗi ngày để tiếp xúc với giáo viên ở trường – họ chính là những người có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sự phát triển về nhân cách, trí tuệ của con bạn. Vậy nên, nếu phụ huynh và giáo viên thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp và lành mạnh thì việc giáo dục bé sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa gia đình và nhà trường sẽ giúp cả hai phía cùng thực hiện tốt vai trò của mình và giúp bé phát triển hoàn thiện hơn về trí tuệ và nhân cách.
Bên cạnh đó, mọi đứa trẻ đều không thể tránh khỏi những thời điểm khó khăn trong cuộc sống hay trong học tập. Mối liên kết chặt chẽ giữa phụ huynh và giáo viên chính là cách tốt nhất giúp con bạn vượt qua giai đoạn này.
Sau đây là 8 bí quyết giúp các phụ huynh xây dựng nên mối quan hệ tích cực và hiệu quả với giáo viên của con em mình: [h=2]1. Chủ động làm quen với giáo viên[/h] Đừng đợi đến khi con bạn đi học một thời gian rồi mới làm quen với giáo viên mà hãy bắt đầu việc này ngay từ đầu năm học, khi biết giáo viên chủ nhiệm của con bạn là ai. Hãy tìm cách gặp gỡ, chào hỏi và giới thiệu về bản thân cũng như về con, sau đó xin thông tin liện lạc – có thể là qua điện thoại hoặc email – để không làm mất nhiều thời gian của họ. Bạn không cần phải nói quá nhiều hay cố tỏ ra thân thiết, chỉ cần cho giáo viên biết bạn là ai và cho họ thấy rằng bạn rất quan tâm đến việc giáo dục con mình. [h=2]2. Giới thiệu con bạn với giáo viên[/h] Mỗi năm học, mỗi giáo viên tiểu học sẽ chịu trách nhiệm từ 20 đến 40 học sinh, vì vậy bạn cần cung cấp một vài thông tin về con mình để giáo viên thuận lợi hơn trong việc theo sát, giáo dục bé. Hãy viết email cho giáo viên nói về những đặc điểm riêng, thế mạnh và điểm yếu của con bạn, trình bày những nguyện vọng bạn mong đợi ở con em mình và cả những thách thức mà bé có thể sẽ gặp phải trong học tập. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cung cấp địa chỉ, thông tin liên lạc của bạn để giáo viên có thể liên hệ khi cần thiết. [h=2]3. Quan tâm đến môi trường học, lớp học của con[/h] Giáo viên sẽ có ấn tượng tốt với những phụ huynh không chỉ quan tâm đến việc học của con mình mà còn biết quan tâm đến tình hình chung của cả lớp. Bạn nên hoà đồng với những phụ huynh khác và có thể ghé thăm môi trường học tập của con để có những ý kiến đóng góp tích cực cho nhà trường. Tất cả những cuộc gặp gỡ lành mạnh giữa giáo viên và phụ huynh đều là chiếc cầu nối hỗ trợ hiệu quả cho việc giáo dục con trẻ. [h=2]4. Tham gia những cuộc họp phụ huynh một cách nghiêm túc[/h] Hãy tôn trọng giáo viên của con bằng cách tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh, đến đúng giờ và giữ thái độ lịch sự, thiện chí trong suốt cuộc họp. Đồng thời, để có cuộc họp hiệu quả, bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo như đối với bất kỳ buổi họp quan trọng nào khác. Trước buổi họp, bạn nên lên danh sách những vấn đề, ý kiến, thắc mắc cần trình bày hoặc cần được giải đáp, đừng đợi đến cuối giờ rồi mới lúng túng hỏi về thể hiện của con ở trường. Sự tích cực và thiện chí của bạn sẽ được giáo viên và nhà trường đánh giá cao. [h=2]5. Tôn trọng giáo viên và lắng nghe từ hai phía[/h] Hãy tôn trọng giáo viên và nghĩ tốt về họ. Bạn đừng nên hoàn toàn nghe theo những ý kiến từ bên ngoài (chẳng hạn như từ vài phụ huynh khác hay ý kiến chủ quan của con bạn) – đặc biệt là những điều tiêu cực về giáo viên. Mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau, và nếu lớp học của con bạn thay giáo viên mới thì hầu hết bọn trẻ đều cần thời gian để thích nghi với một phong cách mới. Ngoài ra, bạn cũng nên hiểu rằng không có giáo viên nào là hoàn hảo cả, họ sẽ có những lúc khiến con bạn và bạn không hài lòng nhưng đừng làm mọi việc trở nên căng thẳng. Hãy có thái độ hợp tác tích cực. Sự hỗ trợ nhiệt tình của phụ huynh sẽ tạo điều kiện rất lớn cho giáo viên hoàn thành tốt vai trò của mình, và đó cũng là cách giúp con bạn thể hiện tốt hơn ở trường. [h=2]6. Giữ liên lạc thường xuyên với giáo viên[/h]
Gửi email là cách tốt nhất để bạn duy trì liên lạc với giáo viên. Hàng tuần hoặc hàng tháng, bạn nên thông báo với giáo viên những gì con bạn học được ở trường và gửi đến họ lời cảm ơn chân thành về những tiến bộ mà bé đã đạt được. Ngoài ra, bạn cũng nên kể về những thay đổi tích cực hay những bài học thú vị mà con bạn học được ở trường. Cũng hãy sớm trình bày nếu con bạn gặp phải bất cứ khó khăn gì trong học tập hoặc bé đang bị ảnh hưởng tâm lý từ những chuyện xảy ra trong gia đình. Dù đó là những chuyện buồn như mất mát người thân, vấn đề về sức khỏe cho đến những chuyện vui của gia đình như có em bé, chuyển nhà… bạn cũng nên chia sẻ với giáo viên về ảnh hưởng của những việc này đối với con để họ có thể phối hợp hỗ trợ con bạn tốt hơn. Đây là điều cần thiết vì những thay đổi thường có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ nhỏ và việc học của chúng. [h=2]7. Hỗ trợ các hoạt động ở trường lớp[/h] Tùy theo điều kiện, bạn có thể giúp đỡ về vật chất hoặc đóng góp sức lực vào các chương trình, hoạt động của trường lớp. Đây không chỉ là cách để con bạn có điều kiện học tập tốt hơn mà còn thực sự là một việc làm ý nghĩa của những người làm cha mẹ đối với trường học và những người bạn xung quanh con em mình. Sự giúp đỡ về mặt vật chất chỉ là một phần, nếu có điều kiện, bạn nên tham gia vào các hoạt động tình nguyện ở trường, kể cả những chương trình ngoại khóa, văn nghệ giành cho phụ huynh để làm phong phú thêm môi trường học của bọn trẻ. Những gì bạn làm không chỉ được nhà trường đánh giá cao mà còn là tấm gương sáng và nguồn động viên cho con trong học tập. Đồng thời, bạn cũng nên ghi nhớ: hãy hỏi hoặc đề nghị một cách lịch sự trước khi bạn muốn tham gia vào hoạt động hoặc ủng hộ bất cứ thứ gì cho nhà trường vì mỗi trường đều có những nguyên tắc và quy định riêng trong việc này. [h=2]8. Khi vấn đề thực sự xảy ra[/h] Nếu giáo viên của con bạn không phải là một giáo viên tốt về phương pháp giảng dạy cũng như cách đối xử với học trò thì bạn cũng hẵy sẵn sàng đối phó. Khi con phàn nàn về sự nghiêm khắc quá mức, sự thiên vị hay những điều không tốt khác từ giáo viên thì bạn hãy dành thời gian tìm hiểu và xác minh lại vấn đề; sau đó, gửi một e-mail lịch sự trình bày quan điểm của bạn. Nếu mọi chuyện thực sự nghiêm trọng và ảnh hưởng đến việc học của bọn trẻ, bạn không nên đơn thương độc mã mà hãy liên kết với các phụ huynh khác và đứng trên lập trường của những người làm cha mẹ để giải quyết vấn đề. Nên nhớ, trong việc này, bạn cần có thái độ thận trọng, bình tĩnh và dù có thế nào đi chăng nữa cũng không được phàn nàn hay chê bai giáo viên trước mặt con mình.
Bài viết hữu ích?
5
0
i
Nguồn: Webtretho (lược dịch) / http://psychcentral.com/lib/2009/8-tips-for-building-healthy-parentteacher-relationships/