Quỳnh Anh 82
New Member
Có nhiều loại trái cây, khi ăn, chúng ta thường có thói quen gọt vỏ. Tuy nhiên, có nhiều loại trái cây khi ăn chúng ta nên ăn cả vỏ. Đó là loại thức ăn nào? Các mẹ cùng tham khảo bài viết sau nhé!
8 loại quả nên ăn cả vỏ
Ăn vỏ rau quả có thể giúp tăng cường vitamin, chống ung thư và bổ sung năng lượng.
Dưới đây là những tiết lộ về giá trị dinh dưỡng và cách chế biến các loại rau quả nên ăn cả vỏ của BS Marilyn Glenville (Hiệp hội Y học Hoàng gia Anh):
1. Quả kiwi
Lớp vỏ của kiwi giàu chất chống ôxy hóa gấp 3 lần ruột quả. Nó cũng có khả năng kháng khuẩn Staphyloccocus và E-coli thường xuất hiện trong các vụ ngộ độc thực phẩm.
Ăn như thế nào? Nếu lớp vỏ kiwi thường quá chát đối với bạn, một lựa chọn thay thế là quả kiwi “vàng” có vị ngọt hơn, lớp vỏ mỏng và ít lông hơn nhưng có cùng lợi ích.
Hãy dùng cả vỏ nếu làm nước ép kiwi.
2. Dứa
Đừng vội hốt hoảng. Lớp vỏ này là phần lõi dai của quả dứa chứ không phải là lớp vỏ ngoài thô ráp.
Mặc dù rất giàu chất xơ và vitamin C nhưng lợi ích thực sự của dứa là nằm ở enzyme bromelain, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày. Và lõi dứa có chứa lượng bromelain cao gấp 2 lần so với phần xung quanh nó.
Ăn như thế nào? Xắt nhỏ và ép lấy nước hay xay sinh tố cùng với phần thịt quả hoặc dùng lõi này cho vào các món súp hay món hầm để bổ sung thêm chất xơ.
3. Súp lơ xanh
Thông thường chúng ta chỉ ăn những cụm hoa nhỏ ở trên nhưng thực tế, có rất nhiều lý do để ăn cả thân của hoa súp lơ.
Thân súp lơ có ít hương vị hơn phần hoa nhưng chúng lại giàu can-xi và vitamin C hơn. Thân súp lơ cũng rất giàu chất xơ và vì thế bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn.
Ăn như thế nào? Chẻ nhỏ thân ra và rồi xào hay nướng, luộc cùng hoa súp lơ.
4. Chuối
Các nhà nghiên cứu Đài Loan đã phát hiện ra rằng chiết xuất vỏ chuối có thể giúp giảm trầm cảm vì nó rất giàu serotonin, chất hóa học giúp cân bằng cảm xúc.
Lớp vỏ này cũng tốt cho mắt, nó có chứa chất chống ôxy hóa lutein mà có tác dụng bảo vệ các tế bào mắt bệnh đục nhân mắt do tia tử ngoại.
Ăn như thế nào? Nhóm nghiên cứu khuyên nên đun vỏ chuối 10 phút và nước này để lạnh hoặc cho vào máy ép cùng với ruột chuối làm nước ép chuối.
5.Tỏi
Theo một nghiên cứu từ Nhật Bản, vỏ tỏi có lượng chất chống ôxy hóa phenylprôpanid cao gấp 6 lần.
Ăn như thế nào? Để nguyên vỏ cho vào nướng hay xào.
6. Quả họ cam quýt
Vỏ cam và quýt rất giàu chất chống ôxy hóa superflavonoid, có thể giúp giảm mức cholesterol xấu nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng tới mức cholesterol tốt.
Theo một nghiên cứu tại Mỹ, các chất chống ôxy hóa trong vỏ cao gấp 20 lần so với ruột quả. Lớp ruột xốp trắng rất giàu pectin, một chất xơ dinh dưỡng giúp giảm cholesterol và hỗ trợ các khuẩn có lợi ở đường ruột.
Ăn như thế nào? Thêm vỏ quả sắt nhỏ vào các món bánh hay ép cùng với thịt quả khi làm nước sinh tố.
7. Các loại bí
Tất cả các loại bí đều rất giàu kẽm (giúp tăng cường sức khỏe da và móng) và chất chống ôxy hóa beta-caroten (giúp chống bệnh tim và ung thư)
Vỏ quả bí quá cứng để có thể ăn nhưng nếu gọt càng mỏng thì lượng vi chất càng được giữ lại.
Đừng bỏ hạt các loại bí, chúng rất giàu omega-6 và các axit béo thiết yếu mà rất hữu ích cho sức khỏe não bộ.
Ăn như thế nào? Rửa sạch hạt trong nướng ấm và nướng với chút dầu ôliu trong 20 phút. Dùng vỏ mỏng xắt vụn trộn vào sa-lát hay súp.
8. Khoai tây
Hầu hết chúng ta đều biết rằng vỏ khoai tây rất tốt cho sức khỏe nhưng rất ít người biết là tại sao. Đó là vì lớp vỏ này thực sự là ngôi nhà dinh dưỡng với lượng chất xơ, kali, sắt, phốt pho, kẽm và vitamin trong 1 củ khoai tây cỡ vừa cung cấp 1 nửa nhu cầu hằng ngày của cơ thể.
Tương đương về trọng lượng, khoai tây có nhiều vitamin C hơn cam.
Ăn như thế nào? Nướng, luộng và hầm và rán nguyên củ hoặc xắt miếng không bỏ vỏ.
Theo Dân Trí
8 loại quả nên ăn cả vỏ
Ăn vỏ rau quả có thể giúp tăng cường vitamin, chống ung thư và bổ sung năng lượng.
Dưới đây là những tiết lộ về giá trị dinh dưỡng và cách chế biến các loại rau quả nên ăn cả vỏ của BS Marilyn Glenville (Hiệp hội Y học Hoàng gia Anh):
1. Quả kiwi
Lớp vỏ của kiwi giàu chất chống ôxy hóa gấp 3 lần ruột quả. Nó cũng có khả năng kháng khuẩn Staphyloccocus và E-coli thường xuất hiện trong các vụ ngộ độc thực phẩm.
Ăn như thế nào? Nếu lớp vỏ kiwi thường quá chát đối với bạn, một lựa chọn thay thế là quả kiwi “vàng” có vị ngọt hơn, lớp vỏ mỏng và ít lông hơn nhưng có cùng lợi ích.
Hãy dùng cả vỏ nếu làm nước ép kiwi.
2. Dứa
Đừng vội hốt hoảng. Lớp vỏ này là phần lõi dai của quả dứa chứ không phải là lớp vỏ ngoài thô ráp.
Mặc dù rất giàu chất xơ và vitamin C nhưng lợi ích thực sự của dứa là nằm ở enzyme bromelain, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày. Và lõi dứa có chứa lượng bromelain cao gấp 2 lần so với phần xung quanh nó.
Ăn như thế nào? Xắt nhỏ và ép lấy nước hay xay sinh tố cùng với phần thịt quả hoặc dùng lõi này cho vào các món súp hay món hầm để bổ sung thêm chất xơ.
3. Súp lơ xanh
Thông thường chúng ta chỉ ăn những cụm hoa nhỏ ở trên nhưng thực tế, có rất nhiều lý do để ăn cả thân của hoa súp lơ.
Thân súp lơ có ít hương vị hơn phần hoa nhưng chúng lại giàu can-xi và vitamin C hơn. Thân súp lơ cũng rất giàu chất xơ và vì thế bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn.
Ăn như thế nào? Chẻ nhỏ thân ra và rồi xào hay nướng, luộc cùng hoa súp lơ.
4. Chuối
Các nhà nghiên cứu Đài Loan đã phát hiện ra rằng chiết xuất vỏ chuối có thể giúp giảm trầm cảm vì nó rất giàu serotonin, chất hóa học giúp cân bằng cảm xúc.
Lớp vỏ này cũng tốt cho mắt, nó có chứa chất chống ôxy hóa lutein mà có tác dụng bảo vệ các tế bào mắt bệnh đục nhân mắt do tia tử ngoại.
Ăn như thế nào? Nhóm nghiên cứu khuyên nên đun vỏ chuối 10 phút và nước này để lạnh hoặc cho vào máy ép cùng với ruột chuối làm nước ép chuối.
5.Tỏi
Theo một nghiên cứu từ Nhật Bản, vỏ tỏi có lượng chất chống ôxy hóa phenylprôpanid cao gấp 6 lần.
Ăn như thế nào? Để nguyên vỏ cho vào nướng hay xào.
6. Quả họ cam quýt
Vỏ cam và quýt rất giàu chất chống ôxy hóa superflavonoid, có thể giúp giảm mức cholesterol xấu nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng tới mức cholesterol tốt.
Theo một nghiên cứu tại Mỹ, các chất chống ôxy hóa trong vỏ cao gấp 20 lần so với ruột quả. Lớp ruột xốp trắng rất giàu pectin, một chất xơ dinh dưỡng giúp giảm cholesterol và hỗ trợ các khuẩn có lợi ở đường ruột.
Ăn như thế nào? Thêm vỏ quả sắt nhỏ vào các món bánh hay ép cùng với thịt quả khi làm nước sinh tố.
7. Các loại bí
Tất cả các loại bí đều rất giàu kẽm (giúp tăng cường sức khỏe da và móng) và chất chống ôxy hóa beta-caroten (giúp chống bệnh tim và ung thư)
Vỏ quả bí quá cứng để có thể ăn nhưng nếu gọt càng mỏng thì lượng vi chất càng được giữ lại.
Đừng bỏ hạt các loại bí, chúng rất giàu omega-6 và các axit béo thiết yếu mà rất hữu ích cho sức khỏe não bộ.
Ăn như thế nào? Rửa sạch hạt trong nướng ấm và nướng với chút dầu ôliu trong 20 phút. Dùng vỏ mỏng xắt vụn trộn vào sa-lát hay súp.
8. Khoai tây
Hầu hết chúng ta đều biết rằng vỏ khoai tây rất tốt cho sức khỏe nhưng rất ít người biết là tại sao. Đó là vì lớp vỏ này thực sự là ngôi nhà dinh dưỡng với lượng chất xơ, kali, sắt, phốt pho, kẽm và vitamin trong 1 củ khoai tây cỡ vừa cung cấp 1 nửa nhu cầu hằng ngày của cơ thể.
Tương đương về trọng lượng, khoai tây có nhiều vitamin C hơn cam.
Ăn như thế nào? Nướng, luộng và hầm và rán nguyên củ hoặc xắt miếng không bỏ vỏ.
Theo Dân Trí