Ăn gì để miệng thơm?

5,642
9
38

metyruoi

Active Member
Làm trắng, sạch răng vô tội vạ từ các sản phẩm hóa học đôi khi khiến hàm răng của bạn hao mòn, ố vàng. Chúng tôi khuyên bạn nên tận dụng bảo vệ răng từ chính những loại cây, quả.

Hương nhu

Xúc miệng bằng nước hương nhu là cách làm quen thuộc của dân gian rất hiệu quả. Lấy mỗi ngày một nắm hương nhu vừa đủ, đun sôi lấy nước. Dùng nước này để súc miệng mỗi ngày sẽ giúp cho miệng khỏi bị hôi, hơi thở thơm tho, và răng chắc khoẻ hơn.

Mía

Ăn mía rất sạch răng. Sau mỗi bữa ăn, nếu bạn chăm chỉ ăn mía, ngoài tác dụng bổ dưỡng, mía còn có thể giúp hàm răng của bạn luôn trắng sạch vì khi nhai, xơ mía (bã mía) chà đi chà lại trên răng, giúp tiết nước bọt, chà sạch mảng bám trên răng. Tuy nhiên, do mía có chất đường nên sau khi ăn mía bạn nên uống 1 cốc nước lọc hoặc nước trà để chống đường tích lại trên miệng dễ gây sâu răng.

Sữa chua

Sữa chua nguyên chất không đường không những rất tốt cho cơ thể, làn da mà ăn sữa chua còn làm giảm lượng chất hydrogen sulphide - nguyên nhân lớn gây ra chứng hôi miệng. Chất axit lactic có trong sữa chua cũng có tác dụng diệt khuẩn, làm giảm mảng bám và bệnh viêm lợi cũng như khí H2S làm cho hơi thở có mùi hôi. Ăn đều đặn sữa chua trong hai tuần, bạn sẽ thấy tình trạng răng miệng của mình được cải thiện đáng kể.

Dứa (thơm)

Trong trái dứa có chứa bromelin, một loại enzyme tiêu hóa có tác dụng làm sạch đường miệng tự nhiên. Vì vậy, sau bữa ăn, trái dứa sẽ là sự lựa chọn thông thái của bạn, giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng, giảm đầy bụng, khó tiêu mà răng miệng lại luôn thơm tho, bóng đẹp.



Dâu tây

Dâu tây được ca tụng như một loại quả quí bổ sung vitamin cho phái đẹp và là một loại kem đánh răng tự nhiên. Bạn thử cắn ngập quả dâu tây và để nguyên trong vòng 5 phút hoặc dùng lát dâu tây chà đi chà lại trên răng, hoặc bạn cũng có thể nghiền dâu tây và hòa chung với kem đánh răng để chải răng. Chất tẩy nhẹ trong dâu tây sẽ làm sạch và tẩy trắng nhẹ nhàng những vết ố trên răng do cà phê, trà để lại khá rõ nét.

Ngoài ra, mỗi khi ăn dâu tây sẽ giúp tăng sự tạo nước miếng, chống khô miệng – nguyên nhân gây hôi miệng và khiến các axit và các mảng bám bị trôi đi.
Dưa vàng

Dưa vàng rất giàu vitamin C mà những thực phẩm giàu vitamin C đều tạo ra môi trường không thích hợp cho vi khuẩn phát triển, phòng bệnh viêm lợi - một nguyên nhân chủ yếu gây ra mùi khó chịu trong hơi thở.

Táo

Trong quả táo có chứa một lượng nhỏ Acid – chất tự nhiên để giúp giữ răng trắng sạch và khỏe mạnh. Ăn một trái táo chính là cách hữu hiệu nhất để làm sạch răng mà vẫn giữ được lớp men sáng bóng.

Các chất có trong táo kích thích lợi hoạt động tốt và tẩy sạch các chất sót lại từ thức ăn. Ăn táo giúp loại bỏ tới 86,7% vi khuẩn có hại trong miệng, đặc biệt có ích đối với những người hay hút thuốc, uống rượu bia.

Trà xanh

Sau mỗi bữa ăn, mọi người vẫn thường muốn uống một chén trà xanh vì có cảm giác miệng sạch hơn. Thực tế, trà xanh chứa chất polyphenol có tác dụng chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các mảng bám trên bề mặt răng, giảm bệnh nướu răng, giảm hôi miệng do tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây mùi hôi, nhiều loại trà còn chứa fluoride giúp bảo vệ lớp men răng diệt khuẩn, chống sâu răng.

Theo: BACSI.com
 
5,642
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Ăn gì để miệng thơm?

Hương nhu là món gì vậy em? ;)
Hì, cây hương nhu này chị:



Ở Việt Nam có 2 loại hương nhu: trắng và tía. Cả 2 loại đều có tác dụng chữa bệnh nhưng hương nhu tía được coi là tốt hơn.

Hương nhu tía còn có tên gọi là é rừng hay é tía. Đây là loại cây nhỏ, cao khoảng 1,5-2 m, thân vuông, thân và cành thường có màu tía, có lông quặp, lá mọc đối có cuống dài thuôn, hình mác hay hình trứng, dài 1-5 cm, mép lá khía răng cưa, hai mặt lá đều có lông. Hoa màu tím mọc thành chùm, xếp từng vòng từ 6-8 chiếc thành chùm. Lá và hoa vò ra có mùi thơm đinh hương.​


Hương nhu thường mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng cũng được trồng làm thuốc ở quanh nhà. Người ta có thể trồng hương nhu bằng hạt hoặc bằng gốc giống vào mùa xuân, hạt hương nhu dùng làm giống được thu hái ở cây có quả từ năm thứ hai trở đi và hạt phải gieo ngay mới mọc. Cây hương nhu ưa ẩm, đất mùn, đất bùn ao và ánh nắng, rất thích hợp ở các bờ mương, bờ ao.​

Dùng hương nhu tía làm thuốc cần thu hái lúc cây đang ra hoa vì lúc này có tác dụng tốt nhất. Hương nhu tía vị cay ấm, dùng toàn cây (trừ rễ), có thể dùng tươi hoặc phơi khô trong râm mát. Sử dụng hương nhu tía để chữa cảm nắng, làm ra mồ hôi, đau bụng đi ngoài, đau đầu, giảm sốt. Mỗi lần dùng 6-12 g, nếu nấu nước xông thì dùng liều gấp 3 lần. Chú ý không sắc lâu quá 15 phút, không dùng kéo dài đối với người suy nhược cơ thể nặng, đã ra mồ hôi nhiều.​

Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng hương nhu tía chữa hôi miệng theo cách sau: lấy 10 g hương nhu sắc với 200 ml nước, dùng để súc miệng và ngậm. Khi bị cảm mạo, lấy hương nhu tán nhỏ, mỗi lần dùng 8 g pha với nước sôi hay dùng rượu hâm nóng mà chiêu thuốc, ra được mồ hôi là khỏi bệnh.​

BS Hạnh Liên, Sức Khỏe & Đời Sống

Vườn quê nhà ai cũng có cây này chị ạ, thơm lắm, nếu bị cảm hoặc đau lưng, đau đầu, người ta nung nóng hòn gạch lên, rải mấy cây ngải cứu, hương nhu, rắc thêm tí muối lên trên hòn gạch để gối đầu, chóng khỏe lắm:).
 
Top