metyruoi
Active Member
(NLĐ) Ông kéo tay tôi đặt chiếc hộp vào đó, giọng mệt nhọc: “Ba xin lỗi...”. Chỉ nói được vậy rồi nước mắt ông chảy dài trên má. Bàn tay đang nắm tay tôi lơi dần...
Nhà chồng tôi ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Tuy không phải thuộc hàng danh gia vọng tộc ở xứ Ba Xuyên nhưng người dân ở đó khi nhắc đến ba má chồng tôi đều kiêng nể. Ông bà có đến mấy chục mẫu ruộng; mấy tiệm tạp hóa ở thị trấn. Con cái, đứa nào dựng vợ gả chồng xong cũng được cắt cho mấy mẫu ruộng và một ngôi nhà ngói khang trang. Hồi ấy, 5 người con trai của ông bà thì đã có 4 người yên bề gia thất. Còn lại một người là chồng tôi, đến năm 27 tuổi vẫn chưa chịu cưới vợ. Anh là con trai út. Khi chúng tôi mới gặp nhau ở trường Đại học Cần Thơ, có lần vui miệng anh kể: “Mấy chị dâu của anh đều do ba má lựa chọn. Chỉ có anh là xé rào”. Anh nói như vậy là vì anh đã quyết liệt từ chối một đám rất giàu mà ba anh chọn lựa ngoài thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa. Chính vì điều này mà anh và ba đã giận nhau cả năm trời.
Anh học trước tôi 3 năm nên khi tôi ra trường thì anh quyết định đưa tôi về thưa chuyện với gia đình hai bên. Cha mẹ tôi rất hài lòng với anh con rể tương lai hiền lành, con nhà “gia giáo”- như lời cha tôi nói. Thế nhưng mọi chuyện lại không suôn sẻ. Sau lần đi “coi mắt” con dâu về, ba anh im lặng, không đá động gì đến chuyện cưới xin. Má anh thấy thằng út sốt ruột nên dù rất sợ chồng, bà cũng phải đánh tiếng: “Ông thấy bên đó ra sao? Được hay không được thì cũng trả lời cho người ta một tiếng...”. Ông lặng yên, liên tục rít thuốc, sau đó lắc đầu nói chắc nịch: “Không được! Cái đám đó thua xa nhà anh Hai Lẫm... Giáo viên mà làm gì? Có cạp chữ ra ăn được đâu? Thôi, không bàn tới nữa!”.
Nhà Hai Lẫm chính là “cái đám rất giàu” mà có lần anh đã kể với tôi. Má anh không dám cãi lời chồng dù rất thương con. Còn anh thì bỏ lên Cần Thơ ở luôn. Hai cha con cứ căng thẳng như thế một thời gian dài. Rồi cha mẹ tôi cũng biết chuyện ba anh chê nhà tôi nghèo. Cha tôi rất buồn nhưng không nói gì dù cũng có nhiều người đánh tiếng làm mai cho tôi với những gánh giàu có trong làng. Cho đến một ngày, má anh đột nhiên xuất hiện. Bà mang trầu rượu sang xin cưới tôi cho thằng út. Thoạt đầu cha mẹ tôi cũng có ý ngại ngần, nhưng khi nghe má anh nói rõ sự tình, ông bà cũng đồng ý. Lúc đó, tôi đứng núp trong buồng, nghe má anh nói rành rọt: “Tôi xin thưa thiệt với anh chị là ông nhà tôi không bằng lòng... Tôi làm chuyện này cũng là qua mặt ổng... Xin anh chị thương mà đừng chấp nhứt làm gì...”.
Khi nói những điều này, giọng má anh nghèn nghẹn. Còn cha mẹ tôi thì cũng lặng đi vì xúc động trước tấm lòng của người mẹ thương con. Cuộc hôn nhân của chúng tôi sau đó cũng diễn ra đúng như phong tục, nghĩa là cũng có lễ ăn hỏi rồi lễ cưới. Má anh lấy cặp bông cưới của bà cho con dâu. Một đôi nhẫn vàng 18K là phần chồng tôi tích cóp được sau mấy năm đi làm công chức. Đám cưới không có rước dâu mà nhà trai đưa rể. Đám cưới cũng không có ông sui trai. Cha tôi dẫu có buồn và khó ăn nói với bà con chòm xóm nhưng cũng an ủi chị sui: “Tôi coi như có thêm một thằng con trai, chị đừng nghĩ ngợi làm gì. Miễn là tụi nó thương nhau...”.
Đám cưới xong nhưng tôi không được về nhà chồng. Biết tôi buồn nên anh đưa tôi đi thăm hết bà con nội ngoại để ra mắt. Điều an ủi lớn nhất đối với tôi lúc đó là tình yêu thương của má và các cậu, dì. Riêng các anh chồng, chị dâu của tôi thì về phe ba chồng tôi hoặc là vì các anh chị sợ ông nên cũng không dám biểu lộ tình cảm. Tôi ghé nhà nào cũng bắt gặp sự hời hợt, lạnh lùng. Nhất là các chị dâu. Các chị cứ mang chuyện tôi có ăn học ra để cạnh khóe. Anh an ủi: “Em đừng để ý làm gì. Mình cứ làm đúng bổn phận của mình thì sau này sẽ không có ai trách móc”. Tôi nghe lời chồng dù rất ấm ức trong lòng. Tôi đâu có thua kém ai, cha mẹ tôi cũng là người có uy tín trong làng, sau lại phải chịu sự rẻ rúng, xem thường như vậy?
Tôi sinh đứa con đầu lòng. Nó giống ông nội như đúc. Ai cũng nói vậy. Nhưng tôi vẫn chưa được phép đặt chân về nhà chồng. Ngày lễ tết, giỗ chạp, chồng tôi một mình dắt con về quê. Tôi đọc thấy nỗi buồn trong mắt anh. Những lần đầu, quà cáp tôi mua về, anh phải nói dối là của người này, người kia gởi biếu. Nhưng khi thằng con tôi đã đủ lớn và nhận biết mọi việc thì nó la lên: “Của mẹ con mua cho ông bà nội đó”. Không ai kịp bụm miệng nó. Mọi người sợ tái mặt. Những cơn giận của ba chồng tôi thì ai cũng phải kiêng dè. Nhưng không ngờ, ông lại làm thinh, vờ như không nghe thấy gì. Rồi ông bắt đầu để ý coi ngó, la rầy thằng cháu nội. Sợ nó leo trèo té ngã, sợ nó ra bờ sông nước lớn sẩy chân, sợ nó vô bếp có ấm nước đang sôi... Thỉnh thoảng nó cãi lời, ông lại mắng: “Con mẹ mày không biết dạy...”.
Tôi sinh đứa con thứ hai được ba năm thì má chồng tôi bệnh nặng rồi qua đời. Hôm đám tang má, tôi về chịu tang nhưng không dám ra mặt. Lúc ba tôi ở nhà trên thì tôi trốn dưới bếp, lúc ông xuống bếp thì tôi ra vườn. Khi mọi người tập trung cúng lạy thì tôi phải núp trong buồng nhìn ra. Lúc hạ huyệt, tôi phải đứng lẫn trong đám đông để ba chồng tôi không thấy. Lần đó, tôi khóc thương má chồng tôi bao nhiêu thì cũng khóc thương mình bấy nhiêu.
Má mất, tôi quyết định rời Cần Thơ lên Sài Gòn. Tôi muốn đi thật xa nơi mà suốt bao nhiêu năm làm dâu, tôi không được thừa nhận. Những ngày đầu thật khó khăn. Bốn miệng ăn nhưng chỉ một mình tôi có việc làm. Chuyện học hành của hai đứa nhỏ càng nan giải. Không có hộ khẩu, tôi phải nhờ người quen chạy vạy để các cháu được học trường công. Tiền nhà, tiền ăn, tiền học cho con... mọi thứ trông cả vào đồng lương giáo viên hợp đồng của tôi. Khó khăn là vậy nhưng khi anh có ý về quê vay mượn tiền của anh chị để mua một căn nhà nho nhỏ thì tôi nhất quyết gạt đi. Tôi không muốn người ta tiếp tục xem thường mình.
Rồi anh cũng tìm được việc làm, tôi thì được nhận vào làm quản lý cho một trường quốc tế. Cuộc sống cứ sáng dần lên. Chúng tôi mua được nhà, các con ngoan ngoãn... Ngày lễ tết, nghỉ hè, tôi lại cho chúng về thăm hai bên nội ngoại.
Hè năm trước, thằng con lớn của tôi về chơi với nội một tuần lễ trước khi cháu đi du học nước ngoài. Khi trở lên, nó bảo tôi: “Ông nội cứ hỏi thăm mẹ hoài”. Tôi vờ làm mặt tỉnh dù trong lòng rất xúc động: “Nội hỏi gì con?”. “Nội hỏi mẹ khỏe không? Mẹ làm gì? Tiền lương có đủ sống không? Nội còn nói mấy năm nay, chắc mẹ cực lắm. Ông nói ông có lỗi với mẹ...”. Bỗng dưng tôi thấy mắt mình cay cay. Tôi quay đi lau nước mắt, trong khi thằng con vẫn làm như vô tình: “Con thấy ông nội yếu lắm rồi đó mẹ. Ông cứ hay nhắc đến cái chết... Hay là mẹ về thăm ông nội đi mẹ”.
Tôi không trả lời, dù trong lòng cũng nghĩ điều con vừa nói là đúng. Ba chồng tôi là người quyết đoán đến bảo thủ. Ông không dễ gì nhìn nhận sai lầm của mình, không dễ gì xuống nước như vậy... Nếu tôi về mà ông nổi trận lôi đình đuổi đi như những lần trước thì sao?...
Rồi công việc cứ cuốn hút khiến tôi không còn thời gian để bận tâm về điều đó. Cho đến một tối nọ, khi chúng tôi chuẩn bị ngủ thì có điện thoại. Anh chồng tôi thảng thốt cho biết, ba tôi đột ngột trở bệnh nặng, đang trên đường chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy. Hai vợ chồng tôi tức tốc chạy vào bệnh viện. Cả đêm hôm ấy chúng tôi thức trắng. Có lúc tưởng ông không qua khỏi, anh chồng tôi định xin bác sĩ cho về. Nhưng vị bác sĩ trực ca ấy đã nói một câu mà tôi nhớ mãi: “Còn nước còn tát, xin gia đình hãy bình tĩnh”.
Sáng hôm sau ông được chuyển lên Khoa Nội thần kinh. Bác sĩ trưởng khoa nói với chúng tôi: “Ông cụ tuổi cao sức yếu nên cùng lúc nhiều bệnh bộc phát. Đáng lo nhất là bệnh viêm phế quản mãn tính và nhồi máu cơ tim của cụ. Gia đình nên chuẩn bị”. Ông vẫn hôn mê. Ngày hôm đó tôi có dịp ở bên ông suốt cả ngày. Ông nằm đó, mắt nhắm nghiền, hơi thở yếu ớt, có lúc phải nhờ máy trợ thở. Bây giờ nhìn ông chẳng còn chút gì của một thời oanh liệt, hét ra lửa năm xưa. Ông nằm đó, hiền lành như bao người cha khác. Tôi nắm tay ông thầm thì: “Ba có nhận ra con không? Con là vợ anh Phong nè ba. Ba mở mắt ra nhìn tụi con đi...”. Trong tận đáy lòng mình, tôi thấy thương ông. Tôi muốn ông tỉnh dậy, sống thêm với con cháu vài năm, sống trong sự viên mãn của hạnh phúc gia đình bởi giờ đây, tôi biết ông đã nhìn nhận tôi...
Không biết có phải vì tôi cứ gọi như thế mà ông chợt cử động tay chân rồi mở mắt. Tôi luýnh quýnh: “Ba tỉnh rồi, ba tỉnh rồi kìa...”. Đúng là ông tỉnh lại thật. Ông đưa mắt nhìn quanh hồi lâu rồi mấp máy môi. Chỉ có ông anh chồng tôi là hiểu ông muốn nói gì. Anh bảo tôi: “Ba muốn nói chuyện với em đấy”. Tôi nắm lấy tay ông: “Ba còn yếu lắm, để khi nào thiệt khỏe hãy nói nghe ba”. Ông nhắm mắt lại. Tôi thấy nơi khóe mắt ông một giọt nước mắt đùng đục...
Hai hôm sau, trông ông đã khỏe hơn nhiều. Ông có thể nói từng tiếng một, có thể cử động hai tay lên xuống để ra hiệu... Chúng tôi mừng khấp khởi. Ai cũng nghĩ rằng, vậy là ông đã vượt qua... Đến trưa ngày thứ ba, tôi vừa lau mình cho ông xong thì ông vẫy anh chồng tôi lại gần. Ông bảo anh ghé sát xuống và nói điều gì đó... Ông anh chồng tôi có vẻ do dự, nhưng sau đó lại mang cái túi xách- vật bất ly thân của ông suốt mấy chục năm qua đến bên giường bệnh. Anh lấy đưa cho ông một cái gói nhỏ. Ông tự tay mở ra. Sau lớp giấy báo là một chiếc hộp màu đỏ, loại hộp các tiệm vàng vẫn dùng để đựng nữ trang. Ông kéo tay tôi đặt chiếc hộp vào đó, giọng mệt nhọc: “Ba xin lỗi...”.
Chỉ nói được vậy rồi nước mắt ông chảy dài trên má. Bàn tay đang nắm tay tôi lơi dần. Chúng tôi hốt hoảng gọi bác sĩ. Nhưng mọi cố gắng đã không có kết quả. Tôi ôm lấy ông vật vã. Chưa bao giờ tôi cảm nhận sự mất mát của tình thân rõ ràng như thế. 18 năm lấy chồng, tôi mong chờ ngày này biết bao nhiêu. Nhưng lúc ông nhìn nhận tôi cũng là lúc thời gian chẳng còn đủ để sửa chữa những điều mà cả tôi và ông đều cố chấp...
Chiếc hộp ông trao cho tôi phút cuối cùng chính là những món nữ trang mà ba má chồng tôi chuẩn bị để cưới vợ cho 5 thằng con trai khi chúng mới chào đời...
Nhà chồng tôi ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Tuy không phải thuộc hàng danh gia vọng tộc ở xứ Ba Xuyên nhưng người dân ở đó khi nhắc đến ba má chồng tôi đều kiêng nể. Ông bà có đến mấy chục mẫu ruộng; mấy tiệm tạp hóa ở thị trấn. Con cái, đứa nào dựng vợ gả chồng xong cũng được cắt cho mấy mẫu ruộng và một ngôi nhà ngói khang trang. Hồi ấy, 5 người con trai của ông bà thì đã có 4 người yên bề gia thất. Còn lại một người là chồng tôi, đến năm 27 tuổi vẫn chưa chịu cưới vợ. Anh là con trai út. Khi chúng tôi mới gặp nhau ở trường Đại học Cần Thơ, có lần vui miệng anh kể: “Mấy chị dâu của anh đều do ba má lựa chọn. Chỉ có anh là xé rào”. Anh nói như vậy là vì anh đã quyết liệt từ chối một đám rất giàu mà ba anh chọn lựa ngoài thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa. Chính vì điều này mà anh và ba đã giận nhau cả năm trời.
Anh học trước tôi 3 năm nên khi tôi ra trường thì anh quyết định đưa tôi về thưa chuyện với gia đình hai bên. Cha mẹ tôi rất hài lòng với anh con rể tương lai hiền lành, con nhà “gia giáo”- như lời cha tôi nói. Thế nhưng mọi chuyện lại không suôn sẻ. Sau lần đi “coi mắt” con dâu về, ba anh im lặng, không đá động gì đến chuyện cưới xin. Má anh thấy thằng út sốt ruột nên dù rất sợ chồng, bà cũng phải đánh tiếng: “Ông thấy bên đó ra sao? Được hay không được thì cũng trả lời cho người ta một tiếng...”. Ông lặng yên, liên tục rít thuốc, sau đó lắc đầu nói chắc nịch: “Không được! Cái đám đó thua xa nhà anh Hai Lẫm... Giáo viên mà làm gì? Có cạp chữ ra ăn được đâu? Thôi, không bàn tới nữa!”.
Nhà Hai Lẫm chính là “cái đám rất giàu” mà có lần anh đã kể với tôi. Má anh không dám cãi lời chồng dù rất thương con. Còn anh thì bỏ lên Cần Thơ ở luôn. Hai cha con cứ căng thẳng như thế một thời gian dài. Rồi cha mẹ tôi cũng biết chuyện ba anh chê nhà tôi nghèo. Cha tôi rất buồn nhưng không nói gì dù cũng có nhiều người đánh tiếng làm mai cho tôi với những gánh giàu có trong làng. Cho đến một ngày, má anh đột nhiên xuất hiện. Bà mang trầu rượu sang xin cưới tôi cho thằng út. Thoạt đầu cha mẹ tôi cũng có ý ngại ngần, nhưng khi nghe má anh nói rõ sự tình, ông bà cũng đồng ý. Lúc đó, tôi đứng núp trong buồng, nghe má anh nói rành rọt: “Tôi xin thưa thiệt với anh chị là ông nhà tôi không bằng lòng... Tôi làm chuyện này cũng là qua mặt ổng... Xin anh chị thương mà đừng chấp nhứt làm gì...”.
Khi nói những điều này, giọng má anh nghèn nghẹn. Còn cha mẹ tôi thì cũng lặng đi vì xúc động trước tấm lòng của người mẹ thương con. Cuộc hôn nhân của chúng tôi sau đó cũng diễn ra đúng như phong tục, nghĩa là cũng có lễ ăn hỏi rồi lễ cưới. Má anh lấy cặp bông cưới của bà cho con dâu. Một đôi nhẫn vàng 18K là phần chồng tôi tích cóp được sau mấy năm đi làm công chức. Đám cưới không có rước dâu mà nhà trai đưa rể. Đám cưới cũng không có ông sui trai. Cha tôi dẫu có buồn và khó ăn nói với bà con chòm xóm nhưng cũng an ủi chị sui: “Tôi coi như có thêm một thằng con trai, chị đừng nghĩ ngợi làm gì. Miễn là tụi nó thương nhau...”.
Đám cưới xong nhưng tôi không được về nhà chồng. Biết tôi buồn nên anh đưa tôi đi thăm hết bà con nội ngoại để ra mắt. Điều an ủi lớn nhất đối với tôi lúc đó là tình yêu thương của má và các cậu, dì. Riêng các anh chồng, chị dâu của tôi thì về phe ba chồng tôi hoặc là vì các anh chị sợ ông nên cũng không dám biểu lộ tình cảm. Tôi ghé nhà nào cũng bắt gặp sự hời hợt, lạnh lùng. Nhất là các chị dâu. Các chị cứ mang chuyện tôi có ăn học ra để cạnh khóe. Anh an ủi: “Em đừng để ý làm gì. Mình cứ làm đúng bổn phận của mình thì sau này sẽ không có ai trách móc”. Tôi nghe lời chồng dù rất ấm ức trong lòng. Tôi đâu có thua kém ai, cha mẹ tôi cũng là người có uy tín trong làng, sau lại phải chịu sự rẻ rúng, xem thường như vậy?
Tôi sinh đứa con đầu lòng. Nó giống ông nội như đúc. Ai cũng nói vậy. Nhưng tôi vẫn chưa được phép đặt chân về nhà chồng. Ngày lễ tết, giỗ chạp, chồng tôi một mình dắt con về quê. Tôi đọc thấy nỗi buồn trong mắt anh. Những lần đầu, quà cáp tôi mua về, anh phải nói dối là của người này, người kia gởi biếu. Nhưng khi thằng con tôi đã đủ lớn và nhận biết mọi việc thì nó la lên: “Của mẹ con mua cho ông bà nội đó”. Không ai kịp bụm miệng nó. Mọi người sợ tái mặt. Những cơn giận của ba chồng tôi thì ai cũng phải kiêng dè. Nhưng không ngờ, ông lại làm thinh, vờ như không nghe thấy gì. Rồi ông bắt đầu để ý coi ngó, la rầy thằng cháu nội. Sợ nó leo trèo té ngã, sợ nó ra bờ sông nước lớn sẩy chân, sợ nó vô bếp có ấm nước đang sôi... Thỉnh thoảng nó cãi lời, ông lại mắng: “Con mẹ mày không biết dạy...”.
Tôi sinh đứa con thứ hai được ba năm thì má chồng tôi bệnh nặng rồi qua đời. Hôm đám tang má, tôi về chịu tang nhưng không dám ra mặt. Lúc ba tôi ở nhà trên thì tôi trốn dưới bếp, lúc ông xuống bếp thì tôi ra vườn. Khi mọi người tập trung cúng lạy thì tôi phải núp trong buồng nhìn ra. Lúc hạ huyệt, tôi phải đứng lẫn trong đám đông để ba chồng tôi không thấy. Lần đó, tôi khóc thương má chồng tôi bao nhiêu thì cũng khóc thương mình bấy nhiêu.
Má mất, tôi quyết định rời Cần Thơ lên Sài Gòn. Tôi muốn đi thật xa nơi mà suốt bao nhiêu năm làm dâu, tôi không được thừa nhận. Những ngày đầu thật khó khăn. Bốn miệng ăn nhưng chỉ một mình tôi có việc làm. Chuyện học hành của hai đứa nhỏ càng nan giải. Không có hộ khẩu, tôi phải nhờ người quen chạy vạy để các cháu được học trường công. Tiền nhà, tiền ăn, tiền học cho con... mọi thứ trông cả vào đồng lương giáo viên hợp đồng của tôi. Khó khăn là vậy nhưng khi anh có ý về quê vay mượn tiền của anh chị để mua một căn nhà nho nhỏ thì tôi nhất quyết gạt đi. Tôi không muốn người ta tiếp tục xem thường mình.
Rồi anh cũng tìm được việc làm, tôi thì được nhận vào làm quản lý cho một trường quốc tế. Cuộc sống cứ sáng dần lên. Chúng tôi mua được nhà, các con ngoan ngoãn... Ngày lễ tết, nghỉ hè, tôi lại cho chúng về thăm hai bên nội ngoại.
Hè năm trước, thằng con lớn của tôi về chơi với nội một tuần lễ trước khi cháu đi du học nước ngoài. Khi trở lên, nó bảo tôi: “Ông nội cứ hỏi thăm mẹ hoài”. Tôi vờ làm mặt tỉnh dù trong lòng rất xúc động: “Nội hỏi gì con?”. “Nội hỏi mẹ khỏe không? Mẹ làm gì? Tiền lương có đủ sống không? Nội còn nói mấy năm nay, chắc mẹ cực lắm. Ông nói ông có lỗi với mẹ...”. Bỗng dưng tôi thấy mắt mình cay cay. Tôi quay đi lau nước mắt, trong khi thằng con vẫn làm như vô tình: “Con thấy ông nội yếu lắm rồi đó mẹ. Ông cứ hay nhắc đến cái chết... Hay là mẹ về thăm ông nội đi mẹ”.
Tôi không trả lời, dù trong lòng cũng nghĩ điều con vừa nói là đúng. Ba chồng tôi là người quyết đoán đến bảo thủ. Ông không dễ gì nhìn nhận sai lầm của mình, không dễ gì xuống nước như vậy... Nếu tôi về mà ông nổi trận lôi đình đuổi đi như những lần trước thì sao?...
Rồi công việc cứ cuốn hút khiến tôi không còn thời gian để bận tâm về điều đó. Cho đến một tối nọ, khi chúng tôi chuẩn bị ngủ thì có điện thoại. Anh chồng tôi thảng thốt cho biết, ba tôi đột ngột trở bệnh nặng, đang trên đường chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy. Hai vợ chồng tôi tức tốc chạy vào bệnh viện. Cả đêm hôm ấy chúng tôi thức trắng. Có lúc tưởng ông không qua khỏi, anh chồng tôi định xin bác sĩ cho về. Nhưng vị bác sĩ trực ca ấy đã nói một câu mà tôi nhớ mãi: “Còn nước còn tát, xin gia đình hãy bình tĩnh”.
Sáng hôm sau ông được chuyển lên Khoa Nội thần kinh. Bác sĩ trưởng khoa nói với chúng tôi: “Ông cụ tuổi cao sức yếu nên cùng lúc nhiều bệnh bộc phát. Đáng lo nhất là bệnh viêm phế quản mãn tính và nhồi máu cơ tim của cụ. Gia đình nên chuẩn bị”. Ông vẫn hôn mê. Ngày hôm đó tôi có dịp ở bên ông suốt cả ngày. Ông nằm đó, mắt nhắm nghiền, hơi thở yếu ớt, có lúc phải nhờ máy trợ thở. Bây giờ nhìn ông chẳng còn chút gì của một thời oanh liệt, hét ra lửa năm xưa. Ông nằm đó, hiền lành như bao người cha khác. Tôi nắm tay ông thầm thì: “Ba có nhận ra con không? Con là vợ anh Phong nè ba. Ba mở mắt ra nhìn tụi con đi...”. Trong tận đáy lòng mình, tôi thấy thương ông. Tôi muốn ông tỉnh dậy, sống thêm với con cháu vài năm, sống trong sự viên mãn của hạnh phúc gia đình bởi giờ đây, tôi biết ông đã nhìn nhận tôi...
Không biết có phải vì tôi cứ gọi như thế mà ông chợt cử động tay chân rồi mở mắt. Tôi luýnh quýnh: “Ba tỉnh rồi, ba tỉnh rồi kìa...”. Đúng là ông tỉnh lại thật. Ông đưa mắt nhìn quanh hồi lâu rồi mấp máy môi. Chỉ có ông anh chồng tôi là hiểu ông muốn nói gì. Anh bảo tôi: “Ba muốn nói chuyện với em đấy”. Tôi nắm lấy tay ông: “Ba còn yếu lắm, để khi nào thiệt khỏe hãy nói nghe ba”. Ông nhắm mắt lại. Tôi thấy nơi khóe mắt ông một giọt nước mắt đùng đục...
Hai hôm sau, trông ông đã khỏe hơn nhiều. Ông có thể nói từng tiếng một, có thể cử động hai tay lên xuống để ra hiệu... Chúng tôi mừng khấp khởi. Ai cũng nghĩ rằng, vậy là ông đã vượt qua... Đến trưa ngày thứ ba, tôi vừa lau mình cho ông xong thì ông vẫy anh chồng tôi lại gần. Ông bảo anh ghé sát xuống và nói điều gì đó... Ông anh chồng tôi có vẻ do dự, nhưng sau đó lại mang cái túi xách- vật bất ly thân của ông suốt mấy chục năm qua đến bên giường bệnh. Anh lấy đưa cho ông một cái gói nhỏ. Ông tự tay mở ra. Sau lớp giấy báo là một chiếc hộp màu đỏ, loại hộp các tiệm vàng vẫn dùng để đựng nữ trang. Ông kéo tay tôi đặt chiếc hộp vào đó, giọng mệt nhọc: “Ba xin lỗi...”.
Chỉ nói được vậy rồi nước mắt ông chảy dài trên má. Bàn tay đang nắm tay tôi lơi dần. Chúng tôi hốt hoảng gọi bác sĩ. Nhưng mọi cố gắng đã không có kết quả. Tôi ôm lấy ông vật vã. Chưa bao giờ tôi cảm nhận sự mất mát của tình thân rõ ràng như thế. 18 năm lấy chồng, tôi mong chờ ngày này biết bao nhiêu. Nhưng lúc ông nhìn nhận tôi cũng là lúc thời gian chẳng còn đủ để sửa chữa những điều mà cả tôi và ông đều cố chấp...
Chiếc hộp ông trao cho tôi phút cuối cùng chính là những món nữ trang mà ba má chồng tôi chuẩn bị để cưới vợ cho 5 thằng con trai khi chúng mới chào đời...