metyruoi
Active Member
LTS: Ngày xưa có người nghe tiếng cơm sôi là nhớ nhà. Ngày nay, nỗi nhớ ấy vẫn tồn tại cho dù đã có webcam, điện thoại, email... Bởi khi một người nói nhớ nhà, không phải hắn muốn ám chỉ một cái nhà, một cái bếp, một món ăn, một người mẹ... mà là nhớ tất cả những gì thuộc về nguồn cội, nơi từ đó họ vỗ cánh bay đi. Người phương Tây còn xem nhớ nhà là... bệnh (homesick) nữa kìa. Theo yêu cầu của một số bạn đọc, từ số này trang Gia đình mở thêm chuyên mục Nhớ nhà để giúp giảm phần nào “căn bệnh nan y” này.
Đang nằm võng đu đưa bên gốc bưởi trước sân nhà thì chuông điện thoại reo. Ba bắt máy. Nghe cuộc trò chuyện thì biết thằng em kế gọi về. Nó nói dăm điều bốn chuyện với ba. Rồi nó nói cho gặp má. Có lẽ tôi không chú ý lắm đến cuộc gọi đó nếu như không nghe ba trả lời nó rằng “má bây đứng đây nãy giờ”.
Ảnh: Trần Việt Đức
Ngoái đầu nhìn vào nhà thì thấy má đang đứng kế bên và chỉ chờ có thế, cầm điện thoại để nói chuyện với thằng em. Cái câu đầu tiên mà má nói với nó là “Con khoẻ không con?” Câu hỏi mà má cũng dành cho tôi mỗi khi nói chuyện qua điện thoại…
Khi đưa vợ chồng con cái chúng tôi ra cổng trở về Sài Gòn, má hỏi: “Điện thoại bây giờ tiền cước mắc lắm không bây?” Tôi trả lời theo quán tính, đại loại không đáng bao nhiêu, một phút vài trăm đồng, có khi còn miễn phí vì họ khuyến mãi.
“Ít vậy thì ngày nào cũng gọi cho má nghe. Tao nghe tụi bây nói chuyện, tao an tâm”, má nói vậy…
Má tôi, một bà má quê. Có lần lên thành phố thăm chúng tôi, má không dám ra đường vì sợ cái cảnh xe cộ dập dìu.
Tối má ngủ không cho tôi mở máy lạnh vì sợ trúng gió. Đi xe taxi thì vẫn mang theo nón lá. Tôi vẫn hay trêu rằng chắc má đi máy bay cũng đội nón lá. Đến bây giờ mà má chỉ biết mở tivi, còn muốn xem đĩa thì phải nhờ đến ba; vẫn không biết sử dụng máy giặt hay lò nướng. Má nói má không biết chữ, bấm nút không đúng, nó “nổ” thì sao. Má tôi là vậy, có cái tên cũng viết khi đúng khi sai vì theo lời má, ngày xưa mồ côi, học hành có được bao nhiêu.
Vậy mà má tôi đã nói một câu mà tôi cho rằng cực kỳ uyên bác: “Con lớn rồi, có con cái rồi thì phải hiểu. Ngày nào cũng gọi về, má an tâm, má được nghe bây nói chuyện thì như nhìn thấy tụi bây vậy chứ có gì đâu”.
Trời ạ, vậy mà cái thằng tôi, ăn học đến nơi đến chốn, làm đến “ông này ông kia” – như lời má – đi khắp nơi trên cõi đời này, học đòi theo cách sống hiện đại của Âu Mỹ, mà không nhận ra cái suy nghĩ của bà má quê!
Ngày tôi chân ướt chân ráo lên Sài Gòn học, một mình co ro trong phòng trọ mỗi khi tối về. Lúc ấy, nhớ nhà quá mà không biết làm gì, thế là mò xuống cái bưu cục bên đường, gọi về nhà nói dóc với ba má dăm ba câu. Ngày nào cũng vậy cho đến khi tôi bắt đầu quen với lối sống đô thành, quen với nhiều bạn và bắt đầu vào cuộc mưu sinh.
Những buổi học trên ghế giảng đường, những “bận rộn” của một sinh viên xa nhà với nhóm bạn, những buổi dạy kèm và làm thêm trong nhà hàng… tất cả đã làm tôi quên sự nhớ nhà. Những cuộc gọi cứ thế ít dần đi. Rồi cái ngày ra trường đi làm, điện thoại di động cũng xuất hiện trong túi, gọi lúc nào cũng được nhưng vẫn không có nhiều. Và năm tháng qua, tôi lập gia đình, cưới vợ sinh con… cuộc gọi lại càng ít đi.
Cuộc sống càng ngày càng hiện đại, càng xoá mờ đi cái khoảng cách địa lý bằng điện thoại, bằng email, bằng webcam… thì tại sao con người ta lại cứ bị cuốn theo những thứ hiện đại ấy mà không biết tận dụng nó, biết nuôi dưỡng cảm xúc từ những cái phương tiện tưởng chừng vô tri vô giác ấy?
Mỗi ngày chỉ ba phút thôi, nhiều hơn càng tốt và ít hơn cũng được. Những con số vô hồn, những tiếng chuông lạc lõng ấy sẽ làm cho má thấy con. Như cái ngày xưa má chờ cửa mỗi lần con đi chơi về muộn. Tại sao không?
NAM HƯNG
http://sgtt.vn/Loi-song/153361/Ba-ph...-thay-con.html
Ba phút, để má thấy con
Đang nằm võng đu đưa bên gốc bưởi trước sân nhà thì chuông điện thoại reo. Ba bắt máy. Nghe cuộc trò chuyện thì biết thằng em kế gọi về. Nó nói dăm điều bốn chuyện với ba. Rồi nó nói cho gặp má. Có lẽ tôi không chú ý lắm đến cuộc gọi đó nếu như không nghe ba trả lời nó rằng “má bây đứng đây nãy giờ”.
Ảnh: Trần Việt Đức
Ngoái đầu nhìn vào nhà thì thấy má đang đứng kế bên và chỉ chờ có thế, cầm điện thoại để nói chuyện với thằng em. Cái câu đầu tiên mà má nói với nó là “Con khoẻ không con?” Câu hỏi mà má cũng dành cho tôi mỗi khi nói chuyện qua điện thoại…
Khi đưa vợ chồng con cái chúng tôi ra cổng trở về Sài Gòn, má hỏi: “Điện thoại bây giờ tiền cước mắc lắm không bây?” Tôi trả lời theo quán tính, đại loại không đáng bao nhiêu, một phút vài trăm đồng, có khi còn miễn phí vì họ khuyến mãi.
“Ít vậy thì ngày nào cũng gọi cho má nghe. Tao nghe tụi bây nói chuyện, tao an tâm”, má nói vậy…
Má tôi, một bà má quê. Có lần lên thành phố thăm chúng tôi, má không dám ra đường vì sợ cái cảnh xe cộ dập dìu.
Tối má ngủ không cho tôi mở máy lạnh vì sợ trúng gió. Đi xe taxi thì vẫn mang theo nón lá. Tôi vẫn hay trêu rằng chắc má đi máy bay cũng đội nón lá. Đến bây giờ mà má chỉ biết mở tivi, còn muốn xem đĩa thì phải nhờ đến ba; vẫn không biết sử dụng máy giặt hay lò nướng. Má nói má không biết chữ, bấm nút không đúng, nó “nổ” thì sao. Má tôi là vậy, có cái tên cũng viết khi đúng khi sai vì theo lời má, ngày xưa mồ côi, học hành có được bao nhiêu.
Vậy mà má tôi đã nói một câu mà tôi cho rằng cực kỳ uyên bác: “Con lớn rồi, có con cái rồi thì phải hiểu. Ngày nào cũng gọi về, má an tâm, má được nghe bây nói chuyện thì như nhìn thấy tụi bây vậy chứ có gì đâu”.
Trời ạ, vậy mà cái thằng tôi, ăn học đến nơi đến chốn, làm đến “ông này ông kia” – như lời má – đi khắp nơi trên cõi đời này, học đòi theo cách sống hiện đại của Âu Mỹ, mà không nhận ra cái suy nghĩ của bà má quê!
Ngày tôi chân ướt chân ráo lên Sài Gòn học, một mình co ro trong phòng trọ mỗi khi tối về. Lúc ấy, nhớ nhà quá mà không biết làm gì, thế là mò xuống cái bưu cục bên đường, gọi về nhà nói dóc với ba má dăm ba câu. Ngày nào cũng vậy cho đến khi tôi bắt đầu quen với lối sống đô thành, quen với nhiều bạn và bắt đầu vào cuộc mưu sinh.
Những buổi học trên ghế giảng đường, những “bận rộn” của một sinh viên xa nhà với nhóm bạn, những buổi dạy kèm và làm thêm trong nhà hàng… tất cả đã làm tôi quên sự nhớ nhà. Những cuộc gọi cứ thế ít dần đi. Rồi cái ngày ra trường đi làm, điện thoại di động cũng xuất hiện trong túi, gọi lúc nào cũng được nhưng vẫn không có nhiều. Và năm tháng qua, tôi lập gia đình, cưới vợ sinh con… cuộc gọi lại càng ít đi.
Cuộc sống càng ngày càng hiện đại, càng xoá mờ đi cái khoảng cách địa lý bằng điện thoại, bằng email, bằng webcam… thì tại sao con người ta lại cứ bị cuốn theo những thứ hiện đại ấy mà không biết tận dụng nó, biết nuôi dưỡng cảm xúc từ những cái phương tiện tưởng chừng vô tri vô giác ấy?
Mỗi ngày chỉ ba phút thôi, nhiều hơn càng tốt và ít hơn cũng được. Những con số vô hồn, những tiếng chuông lạc lõng ấy sẽ làm cho má thấy con. Như cái ngày xưa má chờ cửa mỗi lần con đi chơi về muộn. Tại sao không?
NAM HƯNG
http://sgtt.vn/Loi-song/153361/Ba-ph...-thay-con.html