Haidang02
New Member
Đọc lại bài thơ trên tường viện dưỡng lão
(TT&VH) - “Con ơi! Khi con còn thơ dại/Mẹ đã mất rất nhiều thời gian/Mẹ dạy con cầm thìa, dùng đũa ăn cơm/Mẹ dạy con buộc dây giày, chải tóc, lau nước mũi/Những kỷ niệm về những năm tháng mẹ con mình sống bên nhau/Làm mẹ nhớ thương da diết.
Chăm sóc người già tại một Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. (Nguồn: Internet)
Vì thế, khi mẹ chóng quên, mẹ chậm lời/Con hãy cho mẹ chút thời gian, xin con chờ mẹ chút/Cho mẹ suy nghĩ thêm...
Con ơi! Giờ mẹ thường quên cài nút áo, xỏ dây giày/Ăn cơm vãi đầy vạt áo/Chải đầu tay bần bật run/Đừng giục giã mẹ/Xin con nhẫn nại chút và dịu dàng thêm/Mẹ chỉ cần có con ở bên/Mẹ đủ ấm.
Con ơi! Bây giờ mẹ đi chân không vững, nhấc không nổi bước/Mẹ xin con nắm tay mẹ/Dìu mẹ, chậm thôi/Như năm đó/Mẹ dìu con đi những bước đầu đời”. (Thơ viết trên tường viện dưỡng lão)
Tôi thấy mắt mình cay cay khi vô tình đọc được bài thơ này trên mạng. Càng ngậm ngùi nhiều hơn khi nhìn vào cái tựa của nó: Thơ viết trên tường viện dưỡng lão.
Viện dưỡng lão. Cái khái niệm mà ngày xưa, người dân Việt Nam có lẽ sẽ chẳng bao giờ biết đến nếu không xem phim ảnh phương Tây. “Người già thì vào viện dưỡng lão”, cái suy nghĩ ấy ở các nước phương Tây đã có từ khá lâu rồi. Nhưng cho đến tận bây giờ, những cuộc tranh luận về tính nhân đạo, tình cha mẹ - con cái xung quanh việc tồn tại những viện dưỡng lão như thế vẫn còn gay gắt.
Ở Việt Nam, cha ông ta từ xưa đã có những lời răn dạy thế này: “Nước mắt chảy xuôi, có bao giờ chảy ngược.”, hay là “Có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ.”, “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” để nhắc nhở con cháu luôn nhớ tới ơn nghĩa sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ.
Người Việt Nam thờ Tổ tiên, trọng tình hiếu thảo, coi gia đình là cội rễ của xã hội. Vậy nhưng ngày nay, dường như có nhiều người đã quên mất những truyền thống tốt đẹp đó. Có những đứa con mắng chửi, đánh đập cha mẹ già. Có những câu chuyện bi hài khi con trai đâm đơn lên tòa án đòi từ bố mẹ. Có những đứa trẻ chỉ biết oán trách, oán trách và oán trách, mà quên bẵng đi ai là người đã nâng đỡ tuổi thơ chúng, đã nuôi chúng thành người...
Một bộ phim với nội dung thế này: Có những kẻ làm con, sau khi moi tim bố mẹ mình ra ăn, lúc bỏ chạy vấp ngã, làm rơi trái tim xuống đất. Trái tim đầy bùn đất chợt lên tiếng: Con à, con có sao không?
Teppi
http://thethaovanhoa.vn/475N20110324093002625T0/doc-lai-bai-tho-tren-tuong-vien-duong-lao.htm
“Con ơi! Khi con còn thơ dại
Mẹ đã mất rất nhiều thời gian
Mẹ dạy con cầm thìa, dùng đũa ăn cơm
Mẹ dạy con buộc dây giày, chải tóc, lau nước mũi
Những kỷ niệm về những năm tháng mẹ con mình sống bên nhau
Làm mẹ nhớ thương da diết.
Vì thế, khi mẹ chóng quên, mẹ chậm lời
Con hãy cho mẹ chút thời gian, xin con chờ mẹ chút
Cho mẹ suy nghĩ thêm...
Con ơi! Giờ mẹ thường quên cài nút áo, xỏ dây giày
Ăn cơm vãi đầy vạt áo
Chải đầu tay bần bật run
Đừng giục giã mẹ
Xin con nhẫn nại chút và dịu dàng thêm
Mẹ chỉ cần có con ở bên
Mẹ đủ ấm....
Con ơi! Bây giờ mẹ đi chân không vững, nhấc không nổi bước
Mẹ xin con nắm tay mẹ
Dìu mẹ, chậm thôi
Như năm đó
Mẹ dìu con đi những bước đầu đời”. (Thơ viết trên tường viện dưỡng lão)
(TT&VH) - “Con ơi! Khi con còn thơ dại/Mẹ đã mất rất nhiều thời gian/Mẹ dạy con cầm thìa, dùng đũa ăn cơm/Mẹ dạy con buộc dây giày, chải tóc, lau nước mũi/Những kỷ niệm về những năm tháng mẹ con mình sống bên nhau/Làm mẹ nhớ thương da diết.
Vì thế, khi mẹ chóng quên, mẹ chậm lời/Con hãy cho mẹ chút thời gian, xin con chờ mẹ chút/Cho mẹ suy nghĩ thêm...
Con ơi! Giờ mẹ thường quên cài nút áo, xỏ dây giày/Ăn cơm vãi đầy vạt áo/Chải đầu tay bần bật run/Đừng giục giã mẹ/Xin con nhẫn nại chút và dịu dàng thêm/Mẹ chỉ cần có con ở bên/Mẹ đủ ấm.
Con ơi! Bây giờ mẹ đi chân không vững, nhấc không nổi bước/Mẹ xin con nắm tay mẹ/Dìu mẹ, chậm thôi/Như năm đó/Mẹ dìu con đi những bước đầu đời”. (Thơ viết trên tường viện dưỡng lão)
Tôi thấy mắt mình cay cay khi vô tình đọc được bài thơ này trên mạng. Càng ngậm ngùi nhiều hơn khi nhìn vào cái tựa của nó: Thơ viết trên tường viện dưỡng lão.
Viện dưỡng lão. Cái khái niệm mà ngày xưa, người dân Việt Nam có lẽ sẽ chẳng bao giờ biết đến nếu không xem phim ảnh phương Tây. “Người già thì vào viện dưỡng lão”, cái suy nghĩ ấy ở các nước phương Tây đã có từ khá lâu rồi. Nhưng cho đến tận bây giờ, những cuộc tranh luận về tính nhân đạo, tình cha mẹ - con cái xung quanh việc tồn tại những viện dưỡng lão như thế vẫn còn gay gắt.
Ở Việt Nam, cha ông ta từ xưa đã có những lời răn dạy thế này: “Nước mắt chảy xuôi, có bao giờ chảy ngược.”, hay là “Có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ.”, “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” để nhắc nhở con cháu luôn nhớ tới ơn nghĩa sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ.
Người Việt Nam thờ Tổ tiên, trọng tình hiếu thảo, coi gia đình là cội rễ của xã hội. Vậy nhưng ngày nay, dường như có nhiều người đã quên mất những truyền thống tốt đẹp đó. Có những đứa con mắng chửi, đánh đập cha mẹ già. Có những câu chuyện bi hài khi con trai đâm đơn lên tòa án đòi từ bố mẹ. Có những đứa trẻ chỉ biết oán trách, oán trách và oán trách, mà quên bẵng đi ai là người đã nâng đỡ tuổi thơ chúng, đã nuôi chúng thành người...
Một bộ phim với nội dung thế này: Có những kẻ làm con, sau khi moi tim bố mẹ mình ra ăn, lúc bỏ chạy vấp ngã, làm rơi trái tim xuống đất. Trái tim đầy bùn đất chợt lên tiếng: Con à, con có sao không?
Teppi
http://thethaovanhoa.vn/475N20110324093002625T0/doc-lai-bai-tho-tren-tuong-vien-duong-lao.htm
“Con ơi! Khi con còn thơ dại
Mẹ đã mất rất nhiều thời gian
Mẹ dạy con cầm thìa, dùng đũa ăn cơm
Mẹ dạy con buộc dây giày, chải tóc, lau nước mũi
Những kỷ niệm về những năm tháng mẹ con mình sống bên nhau
Làm mẹ nhớ thương da diết.
Vì thế, khi mẹ chóng quên, mẹ chậm lời
Con hãy cho mẹ chút thời gian, xin con chờ mẹ chút
Cho mẹ suy nghĩ thêm...
Con ơi! Giờ mẹ thường quên cài nút áo, xỏ dây giày
Ăn cơm vãi đầy vạt áo
Chải đầu tay bần bật run
Đừng giục giã mẹ
Xin con nhẫn nại chút và dịu dàng thêm
Mẹ chỉ cần có con ở bên
Mẹ đủ ấm....
Con ơi! Bây giờ mẹ đi chân không vững, nhấc không nổi bước
Mẹ xin con nắm tay mẹ
Dìu mẹ, chậm thôi
Như năm đó
Mẹ dìu con đi những bước đầu đời”. (Thơ viết trên tường viện dưỡng lão)