Me Minh "meo"
Active Member
(VOV) - Để có một xã hội thực sự tốt đẹp thì danh dự, lòng tự trọng cần phải luôn được đặt ở vị trí cao nhất trong thang giá trị làm người (http://vov.vn/Home/Ban-ve-van-hoa-tu-chuc/20119/186193.vov)
Gần đây, văn hóa từ chức được nhiều người bàn đến, mới nhất là việc nộp đơn xin từ chức sau khi để cho kế toán dưới quyền ôm 42 tỷ đồng công quỹ bỏ trốn. Từ sự việc này, nhiều người so sánh với những thông tin tương tự ở nước ngoài, và có những nhìn nhận, đánh giá khác nhau.
Thông tin xung quanh vụ việc thất thoát ở Cục Điện ảnh không phải là mới. Đây cũng không phải là vụ thụt két lớn nhất từ trước đến nay. Nhưng nhiều người quan tâm đến vụ việc nay vì điện ảnh vốn luôn là tâm điểm văn hoá - xã hội. Điện ảnh là nghệ thuật thứ 7, ra đời sau và hội tụ tinh hoa trong cách thức biểu hiện văn hoá của các loại hình nghệ thuật có trước đó. Những người làm nghệ thuật luôn phải đắm mình vào cuộc sống để tìm tòi, tôn vinh cái đẹp, đấu tranh chống lại cái xấu và cái ác, trong đó có nạn tiêu cực, tham nhũng.
Ông Lại Văn Sinh- Cục trưởng Cục Điện ảnh VN (trái) và ông Lê Ngọc Minh - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh
Trước sức ép từ dư luận về việc để thất thoát 42 tỷ đồng, Cục trưởng, Cục phó Cục Điện ảnh đã gửi đơn từ chức. Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch đã thành lập đoàn thanh tra và tuần sau sẽ có báo cáo, kết luận. Trách nhiệm của các cá nhân liên quan rồi sẽ được pháp luật phân minh. Tuy nhiên từ đây, dư luận lại so sánh, luận bàn nhiều, với nhiều ý kiến đa chiều về văn hoá từ chức.
Nói về văn hóa từ chức tức là nói về văn hoá chính trị. Khi thấy mình có thiếu sót, khuyết điểm, hay nói cách khác là không còn xứng đáng đảm nhận được nhiệm vụ thì nên từ chức. Hành động đó được đánh giá cao vì nó thể hiện tự trọng cá nhân, sự tự ý thức về trách nhiệm cá nhân của những người xin từ chức. Để có một xã hội thực sự tốt đẹp thì danh dự, lòng tự trọng cần phải luôn được đặt ở vị trí cao nhất trong thang giá trị làm người. Bởi vậy, những hành động ấy rất đáng được tôn trọng.
Cuộc sống không hoàn toàn giống như phim ảnh. Từ chức, hay làm đơn xin thôi đảm nhận nhiệm vụ cũng có nhiều lý do khác nhau. Có người không còn lựa chọn nào khác. Có người coi đó là cách để giữ thể diện. Cũng không ít người cho rằng đã hết thời nên không thể bấu víu… Tóm lại là dù với lý do nào, văn hoá từ chức cũng biểu hiện sự tất yếu của cuộc sống.
Ông Lại Văn Sinh- Cục trưởng Cục Điện ảnh và Phó Cục trưởng đã nộp đơn từ chức vì để thất thoát 42 tỉ đồng
Sẽ không cùng hiểu giống nhau về điều này nếu chỉ luận bàn dựa trên sự so sánh. Nào là trong thế giới văn minh, việc từ chức là quá bình thường. Nào là từ chức chẳng qua cũng để trốn trách nhiệm, để thoát tội, để hạ cánh cho an toàn… Đó là những cách luận bàn chủ quan, phiến diện.
Nhiều người cho rằng, chức vụ đi liền với quyền lợi, trong khi lẽ ra phải thấy chức vụ đi liền với trách nhiệm, với tinh thần, thái độ cống hiến, hy sinh. Vậy nên, không ít người coi đó là việc của tổ chức, còn bản thân chỉ cố gắng làm không sai, không hỏng, chỉ chờ đợi tổ chức phân công việc gì thì làm, không giao việc thì không làm. Bởi thế, khi nào tổ chức bảo “nghỉ” thì “nghỉ”, không nhiều người có đủ tự trọng và can đảm để xin từ chức khi tự thấy mình không còn xứng đáng nữa.
Những cách nghĩ đó đi ngược lại tư duy phát triển và văn hóa chính trị hiện đại.
Từ chức là thái độ trung thực với chính mình, là biểu hiện của sự dũng cảm, của lòng tự trọng. Mong rằng, từ chức sớm trở thành cách ứng xử bình thường trong hoạt động công vụ ở nước ta./.
Gần đây, văn hóa từ chức được nhiều người bàn đến, mới nhất là việc nộp đơn xin từ chức sau khi để cho kế toán dưới quyền ôm 42 tỷ đồng công quỹ bỏ trốn. Từ sự việc này, nhiều người so sánh với những thông tin tương tự ở nước ngoài, và có những nhìn nhận, đánh giá khác nhau.
Thông tin xung quanh vụ việc thất thoát ở Cục Điện ảnh không phải là mới. Đây cũng không phải là vụ thụt két lớn nhất từ trước đến nay. Nhưng nhiều người quan tâm đến vụ việc nay vì điện ảnh vốn luôn là tâm điểm văn hoá - xã hội. Điện ảnh là nghệ thuật thứ 7, ra đời sau và hội tụ tinh hoa trong cách thức biểu hiện văn hoá của các loại hình nghệ thuật có trước đó. Những người làm nghệ thuật luôn phải đắm mình vào cuộc sống để tìm tòi, tôn vinh cái đẹp, đấu tranh chống lại cái xấu và cái ác, trong đó có nạn tiêu cực, tham nhũng.
Ông Lại Văn Sinh- Cục trưởng Cục Điện ảnh VN (trái) và ông Lê Ngọc Minh - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh
Trước sức ép từ dư luận về việc để thất thoát 42 tỷ đồng, Cục trưởng, Cục phó Cục Điện ảnh đã gửi đơn từ chức. Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch đã thành lập đoàn thanh tra và tuần sau sẽ có báo cáo, kết luận. Trách nhiệm của các cá nhân liên quan rồi sẽ được pháp luật phân minh. Tuy nhiên từ đây, dư luận lại so sánh, luận bàn nhiều, với nhiều ý kiến đa chiều về văn hoá từ chức.
Nói về văn hóa từ chức tức là nói về văn hoá chính trị. Khi thấy mình có thiếu sót, khuyết điểm, hay nói cách khác là không còn xứng đáng đảm nhận được nhiệm vụ thì nên từ chức. Hành động đó được đánh giá cao vì nó thể hiện tự trọng cá nhân, sự tự ý thức về trách nhiệm cá nhân của những người xin từ chức. Để có một xã hội thực sự tốt đẹp thì danh dự, lòng tự trọng cần phải luôn được đặt ở vị trí cao nhất trong thang giá trị làm người. Bởi vậy, những hành động ấy rất đáng được tôn trọng.
Cuộc sống không hoàn toàn giống như phim ảnh. Từ chức, hay làm đơn xin thôi đảm nhận nhiệm vụ cũng có nhiều lý do khác nhau. Có người không còn lựa chọn nào khác. Có người coi đó là cách để giữ thể diện. Cũng không ít người cho rằng đã hết thời nên không thể bấu víu… Tóm lại là dù với lý do nào, văn hoá từ chức cũng biểu hiện sự tất yếu của cuộc sống.
Ông Lại Văn Sinh- Cục trưởng Cục Điện ảnh và Phó Cục trưởng đã nộp đơn từ chức vì để thất thoát 42 tỉ đồng
Sẽ không cùng hiểu giống nhau về điều này nếu chỉ luận bàn dựa trên sự so sánh. Nào là trong thế giới văn minh, việc từ chức là quá bình thường. Nào là từ chức chẳng qua cũng để trốn trách nhiệm, để thoát tội, để hạ cánh cho an toàn… Đó là những cách luận bàn chủ quan, phiến diện.
Nhiều người cho rằng, chức vụ đi liền với quyền lợi, trong khi lẽ ra phải thấy chức vụ đi liền với trách nhiệm, với tinh thần, thái độ cống hiến, hy sinh. Vậy nên, không ít người coi đó là việc của tổ chức, còn bản thân chỉ cố gắng làm không sai, không hỏng, chỉ chờ đợi tổ chức phân công việc gì thì làm, không giao việc thì không làm. Bởi thế, khi nào tổ chức bảo “nghỉ” thì “nghỉ”, không nhiều người có đủ tự trọng và can đảm để xin từ chức khi tự thấy mình không còn xứng đáng nữa.
Những cách nghĩ đó đi ngược lại tư duy phát triển và văn hóa chính trị hiện đại.
Từ chức là thái độ trung thực với chính mình, là biểu hiện của sự dũng cảm, của lòng tự trọng. Mong rằng, từ chức sớm trở thành cách ứng xử bình thường trong hoạt động công vụ ở nước ta./.