Báo hiếu nhà chồng bao nhiêu là đủ?

241
0
0

Quỳnh Anh 82

New Member
[h=2]Báo hiếu nhà chồng bao nhiêu là đủ?[/h]
- Lối suy nghĩ con trai và con dâu nghiễm nhiên phải có nhiệm vụ chu cấp tiền cho gia đình chồng liệu có còn phù hợp trong bối cảnh hiện đại với quá nhiều áp lực? Có công bằng không khi "mặc định" con dâu như vậy trong khi "lỏng lẻo" trong việc con rể có chu cấp cho gia đình vợ hay không?
Mời bạn đọc theo dõi và tiếp tục chia sẻ ý kiến.



Quan hệ mẹ chồng - con dâu hài hòa là điều mơ ước của mọi gia đình - Ảnh minh họa: từ Internet
Sống sao cho được!

Tôi thiết nghĩ cuộc sống rất phức tạp, không phải như có bạn nói mình lo cha mẹ thì mai mốt con mình lo lại, đồng ý là vậy nhưng ta phải có điều kiện và giàu có thì không việc gì phải lo.

Tôi lấy chồng 6 năm và có 2 con trai, ba chồng có lương hưu, má chồng có tiền thuê đất, ông bà không phải lo ai vì hai em chồng tôi đều đi làm lương khoảng 9 triệu/tháng và đều có gia đình.

Còn gia đình bên tôi cũng vậy, ba mẹ tôi đều sống nhờ lương hưu, anh chị em bên tôi cũng có gia đình. Cha mẹ tôi cũng nuôi tôi ăn học cho đến ĐH và khi lấy chồng rồi có con, họ không đòi hỏi phải cho bao nhiêu một tháng để sinh sống, thấy tôi vui vẻ hạnh phúc lo chồng con là họ vui rồi. Thậm chí đôi khi tôi không có tiền mẹ tôi còn cho thêm (nói đến đây nước mắt tôi rơi ra vì nghĩ tôi đã lớn rồi có 2 đứa con rồi mà còn phiền đến cha mẹ tôi nữa).

Nhưng bên chồng tôi thì khác, họ bắt chồng tôi một tháng phải chu cấp tiền nuôi ba má chồng, nói thêm là chồng tôi làm lương tháng 6 triệu, tôi 4 triệu có thêm thu nhập từ nhà cho thuê là 6 triệu nữa (nhà hiện giờ chúng tôi ở là do mẹ tôi cho tiền xây 3 tầng, đất thì bên má chồng).

Xây nhà mua đồ dùng trong nhà nên chúng tôi cùng mắc nợ phải trả ngân hàng hàng tháng, tiền thuê người giữ em bé...

Nếu so ra hai bên cha mẹ đều bỏ công sức đều nhau vậy mà bên tôi có đòi hỏi gì. Tôi không đáp ứng được yêu cầu bên chồng thì má chồng tôi nói với hàng xóm là tôi không hiếu thảo và đương nhiên không chỉ có chuyện này không v.v... Nói thêm là mặc dù hàng tháng tôi không đưa tiền họ nhưng tôi thường mua đồ ăn hoặc vải vóc hay ông bà đi chơi tôi có cho tiền (những việc đó tôi chưa thể hiện đối với bên tôi vì tôi muốn chồng tôi vui).

Khi tôi nghe hàng xóm kể những gì má chồng nói về tôi, tôi có gặp bà và nói thẳng. Nhưng đến bây giờ trong lòng tôi và bên chồng vẫn còn khoảng cách... Tôi thiết nghĩ sẽ không bao giờ rút ngắn lại được vì trong lòng họ vẫn phải muốn vợ chồng tôi hàng tháng phải chu cấp cho họ, thực tình mà nói nếu tôi dư giả tôi sẵn sàng chu cấp cho cha mẹ. Nên nếu cha mẹ nào đọc được tâm sự của tôi thì hãy thông cảm cho con cái, đừng nghĩ nước mắt chảy xuống không chảy lên, không phải là con cái tính toán gì, nhưng cuộc sống ngày càng khó khăn cái gì cũng lên nhưng lương thì không lên. Đúng như câu phú quý sinh lễ nghĩa. Đừng làm con cái buồn lòng vợ chồng cãi nhau chỉ vì không chu cấp như cha mẹ mong muốn.

BO ANH THY.

Đẻ con gái tặng "đứt" cho nhà chồng

Là vợ là chồng thì cũng đồng thời là con cái, phải biết lo cho cả hai bên gia đình nội - ngoại, không vì lí lẽ là dâu thì phải lo hết bên chồng, còn gia đình mình vì vứt ra đường ai lo? Gia đình bên ngoại cũng nuôi mình ăn học hết cả tấm lòng mà!

Còn nếu cứ theo nếp nghĩ: con trai nhờ cậy, con gái chả được gì thì là trọng nam, khinh nữ, là tiếp tay cho việc mất cân bằng giới tính!

Những người yêu cầu con dâu chu cấp tiền bạc liệu có quan tâm đến việc tài chính gia đình con dâu có ổn không? Có biết chúng cũng chật vật để duy trì cuộc sống, không dám đẻ con vì đẻ rồi lấy nước lã cho con uống sao? Nếu tài chính dư dả mà không chu cấp gia đình chồng thì đúng là bất hiếu, ích kỷ, nhưng đằng này...

VUONG THUC NHI

Đừng nghĩ con trai là máy in tiền

Các bố mẹ chồng hãy nghĩ cho con cái mình. Khi đã có gia đình tức là gánh nặng cho người đàn ông rất lớn. Phụ nữ chúng tôi không cần đến số lương của chồng nhưng con chúng tôi - tức cháu nội - cần được chăm lo, nuôi dưỡng. Tại sao mọi người có thể thỏa thích tiêu tiền rồi dựa hẳn vào một người?

Là con thì phải báo hiếu cha mẹ nhưng ở một mức độ cho phép. Còn những mẹ chồng cứ nghĩ con trai mình là máy in tiền, nếu không tiêu tiền của nó thì con dâu sẽ tiêu hết. Nếu các mẹ chồng nghĩ là con thì phải mang tiền về báo hiếu cha mẹ, vậy nếu đổi lại con dâu đem tiền về giúp đỡ gia đình cô ấy thì sao? Có lẽ các mẹ chồng sẽ ầm ỉ lên mắng con trai là "đem tiền về nuôi bên vợ".

MAI NGOC PHUONG

Chỉ con trai mình mới là con?

Tôi đồng ý việc lo lắng chu toàn cho gia đình mình xong thí mới tính chuyện hôn nhân. Tuy nhiên, sẽ chẳng bao giờ "xong" cả. Vì vậy, chỉ có thể lo tương đối thôi.

Các bậc cha mẹ chồng cũng nên hiểu, con gái người ta cũng tốn công nuôi nấng hơn 20 năm. Không lẽ chỉ con trai mình mới là con?

MỘT BẠN ĐỌC

Bố mẹ chồng, bố mẹ đẻ
Vẫn biết là bố mẹ sinh con ra, nuôi con để về già nhờ cậy như câu "trẻ cậy cha, già cậy con". Nhưng con dâu cũng phải được bố mẹ vợ nuôi nấng mới trưởng thành như thế.

Những ai có con trai nên được quyền nhờ cậy, thế những bậc sinh thành ra con dâu (họ chỉ có mình cô ấy hoặc nhà không có con trai) thì họ không được quyền nhờ cậy ư? Cô con dâu chẳng có anh em bà con gì à?

Nếu bên nhà cô con dâu cũng yêu cầu điều tương tự như gia đình bên chồng thì sao, chữ hiếu gánh cả đôi bên mà thu nhập thì có hạn, đòi hỏi là vô biên. Chả nhẽ ở thời buổi này mà cứ con gái lấy chồng là phải lo hết nhà chồng, còn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành thì vứt ra ngoài đường cho thiên hạ lo sao?

Nếu thu nhập chỉ có thể vừa đủ sống mà cứ phải gửi tiền về nhà chồng theo yêu cầu thì phải làm sao? Thiết nghĩ nếu cả hai vợ chồng họ cũng có tiền thì chuyện báo hiếu là đương nhiên. Các bố mẹ chồng cũng nên xem lại cái mục tiêu đằng sau cái gọi là đỡ đần cha mẹ với các em ở quê.

NGA

Sao con rể không chu cấp gia đình vợ?

Tôi đã lập gia đình, cũng đang sống ở nhà chồng. Vấn đề tiền bạc luôn ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Vợ chồng chúng tôi thỉnh thoảng cũng gây nhau vì chuyện tiền nong cho gia đình chồng.

Ngẫm lại nhiều lúc cũng thấy chán, cưới chồng để làm gì? Có hạnh phúc không khi phải lo những chuyện của người khác, trong khi chuyện của mình thì chưa xong.

Không phải là mình không có hiếu nhưng chỉ có giới hạn nào thôi, gia đình bên chồng đừng đòi hỏi quá đáng như thế.

Tiền thì lúc nào cũng đòi nhưng nếu gia đình có bất kỳ quyết định quan trọng nào thì mình bị xem là người ngoài. Thật quá đáng!

Các anh chồng lúc nào cũng bắt vợ phải hiếu thảo chu cấp cho gia đình chồng, thế các anh có bao giờ nói là phải chu cấp cho gia đình vợ của mình không? Gia đình vợ cũng là người sinh ra và dưỡng dục người anh yêu và sống suốt đời đó chứ?

QUYNH ANH

Đừng để mang tiếng "ăn cả phần con cháu"

Tôi hiện đã lên chức ông. Đời con người ta đã được các cụ đúc kết từ xưa: "Vay của bố mẹ, trả cho con cái". Còn có câu chuyện về một người được hỏi là số tiền anh kiếm được hàng ngày chi tiêu như thế nào thì người đó trả lời: tôi chia ra làm 3 phần: một phần trả nợ (báo hiếu bố mẹ), một phần cho tôi và một phần cho vay (nuôi con).

Phải công bằng với cả bố mẹ chồng, bố mẹ vợ. Chẳng bố mẹ nào "đòi nợ" con cái cả chỉ tự con cái "trả" theo khả năng của mình thôi, còn cái chính là phải trả tất cả những gì mình đã vay của thế hệ trước cho thế hệ tương lai, trong đó có cả những gì đã "vay" bằng tinh thần, thái độ, cách cư xử với thế hệ trước.

Mỗi thế hệ cần phải tự có cách ứng xử riêng phù hợp với từng hoàn cảnh. thế hệ trước đừng để mang tiếng là ăn cả phần của con cháu.

Đừng yêu cầu con cháu cung cấp tài chính quá khả năng của nó. Thế hệ sau đừng mang tiếng là bất hiếu, quên cả ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, đừng sống đầy đủ sung túc khi mẹ cha thiếu thốn.

TRẦN THANH BÌNH

Có đi phải có lại

Dù không phải thiệt thòi về mặt tiền bạc thì những cô con dâu cũng phải thiệt thòi về mặt tình cảm. Khi lấy chồng, ai cũng phải hi sinh. Người thì bỏ tiền bạc ra cho nhà chồng, người thì phải hầu hạ bố mẹ chồng thậm chí cả anh chị em chồng, người thì dành toàn bộ thời gian cho nhà chồng.

Dẫu biết người Á đông lấy chữ hiếu làm đầu, nhưng thời buổi này ai cũng muốn có sự công bằng. Tại sao hiếm có những ông chồng Việt Nam hầu hạ, chăm sóc bố mẹ vợ, dành thời gian và thậm chí tiền bạc cho nhà vợ vậy mà các gia đình có con trai và đàn ông Việt lại cứ luôn mặc định rằng phụ nữ có trách nhiệm ấy?

Có đi thì phải có lại, phụ nữ Việt Nam sẽ không kêu ca nhiều đến thế nếu họ và gia đình họ cũng được đối xử tương đương như những gì họ đã dành cho nhà chồng.

ĐỒNG CẢM

http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/4524...ieu-la-du.html
 
Top