Mẹ Cáo
New Member
Báo hiếu ở tuổi lên năm
SGTT - Thành thục lấy gạo trong thùng mang đi vo, cẩn thận nhúng khăn lau người cho mẹ, rồi tất tả theo dì đi hái thuốc nam về sắc phơi cho mẹ uống… đó là công việc hàng ngày của Mai Xuân Trường, một cậu bé chỉ mới năm tuổi nhưng phải đảm đương vai trò của người đàn ông trụ cột trong gia đình. Trường sẵn sàng làm tất cả, bởi em biết, đó có thể là những điều cuối cùng em làm được cho mẹ…
Năm tuổi, không chỉ tự lo cho bản thân mình mà “người đàn ông” này còn biết chăm sóc mẹ
Sống trong cảnh nghèo khó, cô giáo Võ Thị Mến không dám nghĩ đến chuyện có một gia đình riêng, mãi đến năm 40 tuổi cô mới gá nghĩa với một người đàn ông goá vợ ở tận Quảng Ninh vào Tây Ninh làm thuê kiếm sống. Rồi cô được làm mẹ khi đã ở tuổi 41. Nhưng đứa con trai kháu khỉnh, giống cha như đúc không đủ để giữ chân người đàn ông ấy, không đủ để níu giữ cái hạnh phúc muộn màng. Không có lý do, ông cứ bỏ đi, thi thoảng quay về, rồi lại đi biền biệt, để cái gánh nặng trụ cột gia đình lại cho người phụ nữ hay ốm đau với đứa con chưa kịp nhớ mặt cha. Niềm an ủi lớn nhất cô có được là mỗi ngày bé Trường lớn lên, em càng bụ bẫm và thông minh, ngoan ngoãn đến bất ngờ…
Những tưởng gà mẹ một mình đủ sức nuôi con khôn lớn nhưng rồi giông bão kéo đến: cô Mến biết mình mắc bệnh ung thư. Không muốn con trai rồi đây sẽ bơ vơ trong nghèo khó, cô quyết không chữa trị, cắn răng chịu đựng những cơn đau đến thấu trời. Gia tài chỉ có cái nền nhà nhỏ xíu mà người cha quá cố để lại, cô muốn dành nó cho Trường, để lỡ một mai cô không còn trên đời, thì dù không cha, không tiền bạc, em vẫn còn một mái nhà trú nắng, che mưa... Mãi đến khi không còn chịu đựng nổi những cơn đau, không còn tiền uống thuốc, cô mới gạt nước mắt bán đi nền nhà, dẫn con về tá túc với người chị thứ hai vốn cũng lam lũ khổ cùng trong căn nhà được cất lên tạm bợ. Dạo này cô đau nhiều hơn mà tiền thuốc thang cũng hết, cánh tay trái ngày một sưng to, các vết loét ngày một lan rộng, cô không còn tự chăm sóc bản thân mình được nữa. Cô phải nằm yên trên võng, ép tay mình vào mép võng đến tím cả thịt da, vậy mà cũng không ngăn được những cơn đau từ trong thịt, trong xương…
Không có tiền mua thuốc tây cho mẹ, Trường đi hái thuốc nam về phơi, nấu cho mẹ uống
Như hiểu được những đớn đau của mẹ, như hiểu được rằng mình là trụ cột duy nhất trong nhà nên tự bao giờ bé Trường đã biết lo cho bản thân: tự tắm rửa, tự chơi đùa. Ngày ngày em quẩn quanh bên mẹ, xoa bóp cho mẹ dịu những cơn đau, chẳng bao giờ bỏ đi chơi xa… Biết nhà mình túng bấn, em đi tìm người lớn, hỏi xem thứ lá cây gì có thể giúp mẹ bớt đau nhức. Cứ thế, hễ ai bảo loại lá gì có thể chữa bệnh cho mẹ là bé Trường lại chờ dì đi làm đồng về, nhờ dì dẫn đi hái để phơi nấu cho mẹ uống.
“Có người mẹ nào không đau lòng khi để con mình thiếu thốn hả em? Nhà nghèo đã là một thiệt thòi, không có cha là thêm một mất mát, tổn thương… Cô vẫn nghĩ bằng nghề dạy học của mình, cô sẽ nuôi dạy bé Trường thật ngoan, thật tốt, sẽ bù đắp cho Trường những thiệt thòi đó, vậy mà…” – giọng cô nghẹn lại, sụt sùi như cơn mưa dầm giăng giăng trước ngõ…
Người xưa có câu “Mất cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”. Cha từ lâu xem như không có, dì thì đã 65 tuổi lại gầy gò, nghèo xác nghèo xơ… Một mai, cô sẽ ra đi để không còn phải chịu đựng sự hành hạ của những cơn đau, nhưng đứa con trai hiếu thảo đang tuổi ngây thơ của cô sẽ bơ vơ, thiếu thốn, chẳng biết tựa vào ai. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày bệnh trở nặng, cô chưa mua cho con được một món quà nào, dù nhỏ. Mỗi khi nhìn con mình thèm khát chạy theo những đứa trẻ cùng trang lứa tập đạp xe ngoài ngõ, cô chỉ biết giấu những giọt nước mắt vào tim…
Đường về trường của cô, chỉ cách nhà một đỗi, vậy mà bây giờ, bỗng hoá xa xôi…
SGTT - Thành thục lấy gạo trong thùng mang đi vo, cẩn thận nhúng khăn lau người cho mẹ, rồi tất tả theo dì đi hái thuốc nam về sắc phơi cho mẹ uống… đó là công việc hàng ngày của Mai Xuân Trường, một cậu bé chỉ mới năm tuổi nhưng phải đảm đương vai trò của người đàn ông trụ cột trong gia đình. Trường sẵn sàng làm tất cả, bởi em biết, đó có thể là những điều cuối cùng em làm được cho mẹ…
Sống trong cảnh nghèo khó, cô giáo Võ Thị Mến không dám nghĩ đến chuyện có một gia đình riêng, mãi đến năm 40 tuổi cô mới gá nghĩa với một người đàn ông goá vợ ở tận Quảng Ninh vào Tây Ninh làm thuê kiếm sống. Rồi cô được làm mẹ khi đã ở tuổi 41. Nhưng đứa con trai kháu khỉnh, giống cha như đúc không đủ để giữ chân người đàn ông ấy, không đủ để níu giữ cái hạnh phúc muộn màng. Không có lý do, ông cứ bỏ đi, thi thoảng quay về, rồi lại đi biền biệt, để cái gánh nặng trụ cột gia đình lại cho người phụ nữ hay ốm đau với đứa con chưa kịp nhớ mặt cha. Niềm an ủi lớn nhất cô có được là mỗi ngày bé Trường lớn lên, em càng bụ bẫm và thông minh, ngoan ngoãn đến bất ngờ…
Những tưởng gà mẹ một mình đủ sức nuôi con khôn lớn nhưng rồi giông bão kéo đến: cô Mến biết mình mắc bệnh ung thư. Không muốn con trai rồi đây sẽ bơ vơ trong nghèo khó, cô quyết không chữa trị, cắn răng chịu đựng những cơn đau đến thấu trời. Gia tài chỉ có cái nền nhà nhỏ xíu mà người cha quá cố để lại, cô muốn dành nó cho Trường, để lỡ một mai cô không còn trên đời, thì dù không cha, không tiền bạc, em vẫn còn một mái nhà trú nắng, che mưa... Mãi đến khi không còn chịu đựng nổi những cơn đau, không còn tiền uống thuốc, cô mới gạt nước mắt bán đi nền nhà, dẫn con về tá túc với người chị thứ hai vốn cũng lam lũ khổ cùng trong căn nhà được cất lên tạm bợ. Dạo này cô đau nhiều hơn mà tiền thuốc thang cũng hết, cánh tay trái ngày một sưng to, các vết loét ngày một lan rộng, cô không còn tự chăm sóc bản thân mình được nữa. Cô phải nằm yên trên võng, ép tay mình vào mép võng đến tím cả thịt da, vậy mà cũng không ngăn được những cơn đau từ trong thịt, trong xương…
Như hiểu được những đớn đau của mẹ, như hiểu được rằng mình là trụ cột duy nhất trong nhà nên tự bao giờ bé Trường đã biết lo cho bản thân: tự tắm rửa, tự chơi đùa. Ngày ngày em quẩn quanh bên mẹ, xoa bóp cho mẹ dịu những cơn đau, chẳng bao giờ bỏ đi chơi xa… Biết nhà mình túng bấn, em đi tìm người lớn, hỏi xem thứ lá cây gì có thể giúp mẹ bớt đau nhức. Cứ thế, hễ ai bảo loại lá gì có thể chữa bệnh cho mẹ là bé Trường lại chờ dì đi làm đồng về, nhờ dì dẫn đi hái để phơi nấu cho mẹ uống.
“Có người mẹ nào không đau lòng khi để con mình thiếu thốn hả em? Nhà nghèo đã là một thiệt thòi, không có cha là thêm một mất mát, tổn thương… Cô vẫn nghĩ bằng nghề dạy học của mình, cô sẽ nuôi dạy bé Trường thật ngoan, thật tốt, sẽ bù đắp cho Trường những thiệt thòi đó, vậy mà…” – giọng cô nghẹn lại, sụt sùi như cơn mưa dầm giăng giăng trước ngõ…
Người xưa có câu “Mất cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”. Cha từ lâu xem như không có, dì thì đã 65 tuổi lại gầy gò, nghèo xác nghèo xơ… Một mai, cô sẽ ra đi để không còn phải chịu đựng sự hành hạ của những cơn đau, nhưng đứa con trai hiếu thảo đang tuổi ngây thơ của cô sẽ bơ vơ, thiếu thốn, chẳng biết tựa vào ai. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày bệnh trở nặng, cô chưa mua cho con được một món quà nào, dù nhỏ. Mỗi khi nhìn con mình thèm khát chạy theo những đứa trẻ cùng trang lứa tập đạp xe ngoài ngõ, cô chỉ biết giấu những giọt nước mắt vào tim…
Đường về trường của cô, chỉ cách nhà một đỗi, vậy mà bây giờ, bỗng hoá xa xôi…
bài và ảnh Bích Uyên
21 giờ 40 phút, thứ ba 15.9 trên kênh HTV9: Trong mùa Vu lan báo hiếu này, chúng tôi xin gởi đến quý khán giả, quý bạn đọc một câu chuyện được kể lại bằng hình ảnh hết sức xúc động về tình mẫu tử mà chú bé Mai Xuân Trường dành cho mẹ mình – cô giáo Võ Thị Mến, giáo viên trường THCS Nguyễn Tri Phương, thị xã Tây Ninh. Bạn đọc cũng có thể xem lại phim này tại website: sgtt.com.vn/media, sau ngày 15.9. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý bạn đọc dành cho hai mẹ con bé Mai Xuân Trường và cô Võ Thị Mến để cô Mến có điều kiện chữa trị bệnh tốt hơn, có thêm thời gian ở lại bên đứa con trai hiếu thảo của mình. Mọi đóng góp xin gởi về địa chỉ: báo Sài Gòn Tiếp Thị, 25 Ngô Thời Nhiệm, P.6, Q.3, TP.HCM, ĐT: 08.39307825, email: tiepsucnguoithay@sgtt.com.vn.