Bay trên tổ chim cúc cu - Ken Kesey

5,604
7
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Bay trên tổ chim cúc cu - Ken Kesey

27

Phòng Điên luôn ầm ĩ tiếng kim khí chói tai - xưởng tù đang dập biển số cho xe ô tô. Còn thời gian ở đây được đo bằng những tiếng đic-đốc, đíc-đốc của cái bàn bóng bàn bên cạnh. Người ta đi lại trong phòng theo một lối mòn riêng biệt: tiến đến một bức tường, xoay vai, quay người ngược lại, tiến đến bức tường đối diện và laoị xoay vai, quay ngược người lại, những bước chân nhanh và ngắn mài nền gạch ment hành một bàn cờ, mặt hiện cơn khát của con cọp trong chuồng. Từ đó xộc ra mùi khét của những con ngốa hoảng sợ đến mức hoảng loạn, và trong các góc và dưới gậm bàn bóng nhung nhúc những con vật cứ nghiến răng kèn kẹt mà các bác sĩ và y tá không nhìn thấy, tụi hộ lý cũng không thể giết bằng thuốc trừ sâu. Khi cửa phòng mở, tôi ngửi thấy mùi khét ấy và nghe thấy tiếng nghiến răng trèo trẹo.

Khi bọn hộ lý dẫn chúng tôi vào, đón chúng tôi là một ông già xương xẩu, dài lêu nghêu, bị treo trên sợi dây dẫn được vít vào giữa hai xương bả vai. Lão nhìn chúng tôi bằng cặp mắt vẩy nến vàng ệch và lắc đầu. "Lão rửa tay sạch khỏi mọi chuyện này!" ông ta nói với một trong các tên hộ lý da màu, và dây dẫn kéo ông ta đi mất dọc theo hành lang.

Chúng tôi đi theo ông vào phòng chung, McMurphy dừng lại trên cửa, dang chân và ngửa đầu xem xét mọi thứ: hắn muốn đút hai ngón tay cái vào túi, nhưng cái còng không cho phép. "Một cảnh đáng nhìn," hắn thầm thì qua kẽ răng. Tôi gật đầu. Tất cả những thứ này tôi đã thấy.

Hai tên đang bước trong phòng dừng lại và nhìn chúng tôi, và ông già xương xẩu lại bị dây kéo lại, vẫn sạch tay khỏi mọi chuyện này. Thoạt tiên không ai để ý đến chúng tôi. Cả hai đứng lại nơi cửa, còn bọn hộ lý đi ra chỗ buồng y tá. Một mắt của McMurphy phồng lên khiến lúc nào cũng có vẻ như đang nháy mắt, và tôi thấy môi hắn có vẻ đau lắm khi cười. Hắn giơ hai tay bị còng lên, nhìn cái mớ hỗn độn và ồn ĩ rồi hít một hơi rất sâu.

"Các bạn hữu, qua tên là McMurphy," hắn nói với một giọng cao bồi kéo dài, "và qua mong được biết ai là kẻ chúa trùm trong tụi chơi poker trong khoa này."

Chiếc đồng hồ bóng bàn tắt ngấm sau một tiếng tích vội trên sàn.

"Khi bị buộc chân thế này, tớ đặt cửa không được tốt, nhưng chơi poker ấy à, xin nói nghiêm chỉnh, tớ là pháp sư và phù thủy."

Hắn ngáp dài, hất vai, cong người, ho khạc khạc và nhổ đánh keng vật gì vào thùng rác cách đấy khoảng hai mét, nó rơi xủng xoảng trong đó rồi hắn thẳng người lại, cười và liếm cái lỗ hổng nơi hàm răng còn chảy máu.

"Ở dưới không ổn. Qua với Thủ lĩnh đây vừa nói chuyện phải quấy với hai chú khỉ."

Lúc đó tiếng ầm ầm của máy đập đã ngừng hẳn, tất cả mọi người đều nhìn chúng tôi. McMurphy kéo hết các ánh mắt về mình, hệt như cảnh chào mời ở chợ. Cạnh hắn ta, tôi cũng không thể tránh khỏi số chú ý và vì người ta nhìn tôi như vậy tôi thấy mình phải thẳng người hết cỡ. Lưng còn đau vì bị chấn thương trong nhà tắm khi cùng ngã với thằng hộ lý nhưng tôi cũng cắn răng chịu. Một tên có cái nhìn hau háu, tóc đen và rối bù đi lại phía tôi, chìa tay ra như là nghĩ tôi có gì cho hắn. Tôi vờ không nhận ra hắn, nhưng dù tôi quay đi đâu, hắn cũng chạy lên trước như một chú bé và chìa lòng bàn tay khum lại cho tôi.

McMurphy kể về vụ đánh nhau trong lúc lưng tôi mỗi lúc một nhức nhối. Bao nhiêu năm ngồi một chỗ co quắp trên chiếc ghế bành trong góc, đến nỗi bây giờ không thể thẳng lưng lên được lâu. Tôi mừng rỡ khi một cô y tá nhỏ bé người Nhật bước vào, dẫn chúng tôi ra phòng trốc, ở đấy có thể ngồi và xả hơi đôi chút.

Cô ta hỏi chúng tôi đã bình tĩnh lại chưa, có thể cởi còng được chưa; McMurphy gật đầu. Hắn vụng về ngồi xuống ghế bành, mệt mỏi, gục đầu xuống và kẹp tay giữa hai đầu gối - chỉ lúc ấy tôi mới hiểu rằng hắn cũng hết sức khó khăn mới đứng thẳng người lên được như tôi.

Cô y tá - bé như cái chấm đầu mũi kim dùng để xỏ giầy cho muỗi, như cách diễn đạt của McMurphy sau này - cởi còng cho chúng tôi và đưa thuốc lá cho McMurphy, kẹo cao su cho tôi. Cô ta nói vẫn nhớ tôi luôn nhai kẹo cao su. Còn tôi hoàn toàn không nhớ cô ta. McMurphy hút thuốc, còn cô ta nhúng bàn tay với các búp tay hồng hồng như những cây nến của ngày lễ thánh và lọ dầu và xoa lên các vết sây sát của hắn, giật nảy người lên mỗi bận hắn giật nảy người vì đau và nói "xin lỗi". Sau đó cô dùng hai bàn tay cầm lấy tay hắn, xoay lại và xoa đầu lên các khớp xương bị dập. "Anh đánh nhau với ai đấy?" Cô hỏi, nhìn lên nắm tay. "Washington hay là Warren?"

McMurphy ngước mắt nhìn cô. "Washington," hắn nói và cười. "Còn Thủ lĩnh thì làm việc với Warren."

Cô thả tay hắn ra và quay lại phía tôi. Tôi có thể thấy cả những chiếc xương mỏng manh trên mặt cô. "Anh có bị chấn thương chỗ nào không?" Tôi lắc đầu.

"Thế Warren và William có bị làm sao không?"

McMurphy nói với cô rằng lần sau cô có thể thấy chúng trong bộ trang sức bằng thạch cao. Cô gật đầu và cúi xuống. "Ở đây không hoàn toàn giống với phân khoa của bà ta," cô nói. "Giống, nhưng không hoàn toàn. Các y tá quân đội bao giờ cũng muốn thiết lập một bệnh viện quân số. Chính họ ít nhiều cũng bị tâm thần. Đôi lúc tôi nghĩ phải đuổi việc tất cả các nữ y tá trên ba mươi nhăm tuổi chưa chồng."

"Ít nhất thì cũng phải đuổi tất cả các nữ y tá quân y chưa chồng." McMurphy phụ họa thêm và hỏi liệu chúng tôi có thể tận dụng lòng hiếu khách của cô ta được bao lâu nữa.

"Có lẽ không lâu, tôi e là vậy."

"Có lẽ không lâu - cô e vậy?" McMurphy hỏi lại.

"Vâng. Thỉnh thoảng tôi thích giữ bệnh nhân lại mà không gửi trả về, nhưng bà ta cấp bậc cao hơn tôi. Không, chắc là các anh sẽ ở đây không lâu... tôi muốn nói... như tình trạng các anh bây giờ."

Giường ở khoa Điên đã bị hỏng cả; lò xo cái thì quá căng, cái thì quá chùng. Chúng tôi được nằm cạnh nhau. Người ta không trói tôi bằng khăn trải giường, nhưng để một bóng đèn nhỏ bên cạnh. Nửa đêm, có ai đó kêu lên: "Tao bắt đầu quay đây, thằng da đỏ! Nhìn đây! Nhìn tao đây!" Và ngay trước mặt, trong bóng tối, tôi nhìn thấy những chiếc răng màu vàng, to và dài. Đấy là gã có cái nhìn hau háu. "Tao bắt đầu quay! Nhìn đây!"

Hai tên hộ lý từ phía sau tóm lấy hắn và đưa ra khỏi buồng ngũ, vẫn vừa cười và hét lên. "Tao bắt đầu quay đây, tên da đỏ!", rồi cứ thế cười khành khạch. Hắn nhắc lại câu đó và cười suốt cho đến khi bị lôi ra hành lang và phòng ngủ trở nên yên lặng, và tôi nghe thấy tiếng một gã khác nói: "Không... lão rửa tay sạch khỏi mọi chuyện này!"

"Thế đấy, bạn của cậu đã xuất hiện," McMurphy thầm thì với tôi rồi trở mình, lăn ra ngủ. Còn tôi thức trắng đêm ấy, không ngừng nhìn thấy những cái răng vàng khè ấy và bộ mặt hau háu, cầu xin Nhìn đây, nhìn đây!, rồi đến khi tôi cũng thiếp đi, thì chỉ còn cầu xin trong im lặng. Vàng vọt vì thiếu ăn, nó nhô ra từ bóng tối, muốn điều gì đó... cầu xin điều gì đó. Tôi không hiểu làm sao McMurphy có thể ngủ được khi bao quanh hắn là một trăm khuôn mặt như thế, hay hai trăm, hay thậm chí hàng trăm.

Ở khoa Điên, người ta báo thức bằng còi. Không phải bằng ánh sáng như ở khoa nội chúng tôi. Tiếng còi rúc lên rùng rợn như một cỗ máy gọt bút chì khổng lồ đang nghiến một thứ gì rất đáng sợ. Tôi và McMurphy bật chồm dậy, nhưng sắp sửa nằm lại xuống giường thì tiếng loa đã gọi cả hai lên phòng trốc. Tôi chui ra khỏi chăn, lưng tê dại sau giấc ngủ, khó khăn lắm mới chui người xuống được, và nhìn McMurphy tập tễnh, tôi hiểu lưng hắn cũng chẳng dễ chịu hơn tôi.

"Họ cho chúng ta xơi món nhỉ, Thủ lĩnh?" Hắn hỏi. "Món giày kẹp chân? Hay món bàn phanh thây? Tốt nhất là thứ gì không nặng lắm, bởi tao cũng đã khá nhừ rồi!"

Tôi trả lời rằng không nặng đâu nhưng không thể nói được gì hơn vì cũng không biết rõ hơn chừng nào chưa đi tới nơi và thấy một nữ y tá đã chờ sẵn ở đấy, không phải cô hôm qua, và hỏi, "Ông McMurphy và ông Bromden phải không?" rồi đưa cho chúng tôi mỗi đứa một chiếc cốc bằng giấy.

Tôi nhìn vào cốc và thấy có ba viên con nhộng màu đỏ quen thuộc. Tiếng gõ rì rầm trong đầu, tôi không ngăn được nó.

"Khoan," McMurphy nói. "Đây là thuốc ngủ hả?"

Cô y tá gật đầu, đưa mắt về sau xem có ai không: hai gã cầm kìm cắt nước đá đang cúi người, tay khoác tay.

McMurphy trả lại chiếc cốc, "Ồ không, cô y tá, tôi không thích mắt bị bưng kín lại. Nhưng nếu như thay bằng thuốc lá thì tôi không từ chối."

Tôi cũng làm theo hắn. Cô y tá bảo là phải gọi điện và biến vào sau cửa kính, nhấc ống nói lên trước khi chúng tôi kịp nói gì.

"Thủ lĩnh, tao xin lỗi vì đã lôi mày vào chuyện," McMurphy nói; khó khăn lắm tôi mới nghe được vì tiếng tít tít của dây điện thoại trong tường. Tôi cảm thấy các ý nghĩ hoảng sợ cứ quay cuồng hỗn loạn trong đầu.

Chúng tôi ngồi trong phòng chung giữa vòng vây của các bộ mặt và đúng lúc đó, đích thân mụ Y tá Trưởng bước vào, tả hữu là hai tên hộ lý to lớn. Tôi co người trong ghế bành để trốn mụ, nhưng đã muộn. Quá nhiều các cặp mắt dồn vào tôi, những cặp mắt dính nhớp đóng đinh tôi vào chỗ.

"Xin chào, chúc một buổi sáng tốt lành!" Mụ nói, lúc này đã lấy lại nụ cười giả dối quen thuộc. McMurphy đáp lễ, còn tôi im lặng, mặc dù mụ nói với tôi rất to: "Chào ông". Tôi nhìn hai tên da đen: một tên băng dán ngang mũi, một tay treo trên cổ, bàn tay xám lòng thòng dưới đám bông băng nom như con nhện chết đuối; đứa thứ hai lê bước khó nhọc như thể xương sườn bị bó bột. Cả hai nhếch mép cười, hơi chút mỉa mai. Thương tật như bọn hắn đáng ra nên ngồi nhà thì tốt hơn, song lẽ nào bỏ qua dịp tốt đẹp này? Tôi cũng nhếch mép cười đáp lại.

Bằng một giọng nhẫn nại và nhẹ nhàng, mụ y tá trách móc McMurphy đã hành động vô ý thức, như trẻ con, phát khùng lên tốa một cậu bé ưa làm nũng, ông không xấu hổ sao? Hắn trả lời rằng hình như không và yêu cầu mụ ta cứ nói tiếp.

Mụ nói rằng trong cuộc họp khẩn cấp tối qua, các bệnh nhân đã đồng ý với nhân viên bệnh viện để hắn điều trị bằng sốc - nếu như hắn không ý thức được lỗi lầm của mình. Hắn chỉ cần công nhận rằng hắn sai, để tỏ ra đã lấy lại lý trí - đã ý thức được, thì việc điều trị sẽ bị bãi bỏ.

Những bộ mặt xung quanh nhìn chúng tôi và chờ đợi. Mụ y tá nói tất cả tùy hắn.

"Thế sao? Tôi cần phải viết giấy cam đoan?"

"Không, nhưng nếu ông thấy cần thiết... "

"Bà giúp cho việc ấy thì tốt hơn, biết đâu tiện thể bà viết thêm điều gì đó nữa. Ví dụ như, tôi đã dính vào một âm mưu lật đổ chính phủ hoặc là tôi cho rằng ngoài Hawaii không tìm đâu nổi một cuộc sống sung sướng hơn cuộc sống của chúng ta trong bệnh viện... và tất cả những điều nhảm nhí như vậy... "

"Theo tôi... điều đó không... "

"Rồi, sau khi tôi đã ký, bà sẽ đưa chăn và gói thuốc lá của Hội chữ thập đỏ đến cho. Ô hô hô, thưa bà, tụi Ba Tàu trong trại còn xa mới học nổi bà."

"Randle, chúng tôi chỉ muốn giúp ông."

Nhưng McMurphy đã đứng dậy, gãi bụng, đi qua trước mặt mụ ta và hai gã hộ lý đằng sau, bước tới bàn chơi bài. "Thế - thế - thế nào, bàn chơi poker ở đâu hả tụi bay?"

Mụ y tá nhìn theo hắn, rồi đi ra phòng trốc gọi điện.

Hai tên hộ lý da màu và một tên da trắng có món tóc quăn màu bạch kim dẫn chúng tôi đến Nhà Chính. Trên đường đi McMurphy ba hoa với tên da trắng như không có chuyện gì xảy ra.

Sương muối đọng dày trên cỏ, hai tên da đen đi trước phun ra một luồng khí như đầu máy hơi nước. Mặt trời rẽ đôi các đám mây thiêu đốt sương muối làm ánh lên những tia sáng giăng kín mặt đất. Những con chim sẻ xù lông chống lạnh, nhảy nhót giữa các tia sáng tìm hạt. Chúng tôi cắt ngang đám cỏ lạo xạo dưới chân, đi qua các hang sóc, nơi mà một đêm tôi đã nhìn thấy con chó. Những tia sáng lạnh lẽo. Sương lùi dần vào hang, lẩn vào bóng tối.

Tôi cảm thấy sương muối đọng cả trong lòng mình.

Chúng tôi đi đến cánh cửa quen thuộc, bên trong ầm ầm như tiếng ong vỡ tổ. Trước mặt chúng tôi có hai đứa đang đi, chuếnh choáng như hai thằng say vì mấy viên con nhộng màu đỏ, một tên bi bô như đứa trẻ: "Đây là gánh nặng của con, ơn Chúa, đây là của cải duy nhất của con, ơn Chúa... "

Đứa kia cũng huyên thuyên: "Xông tới, xông tới." Đấy là gã cứu đắm ở bể bơi. Rồi hắn lặng lẽ khóc.

Tôi sẽ không kêu gào và khóc lóc. Trước mặt McMurphy.

Gã kỹ thuật viên yêu cầu chúng tôi cởi giày. McMurphy hỏi có phải tụt quần và cắt tóc không? Gã nói đừng có mơ.

Những cái đinh trên cửa sắt nom như những con mắt nhìn tôi.

Cửa mở và hút luôn tên thứ nhất vào. Gã cứu đắm không động cốa. Một tia sáng như khói nê ông từ tấm bảng điều khiển đen trong phòng bay ra tóm lấy cái trán đầy những hốc của hắn và kéo vào như kéo một con chó ở đầu xích. Đến lúc cửa đóng thì tia sáng đó đã quay hắn được ba vòng và mặt hắn đầy vẻ kinh hoàng. Đếm một," hắn rên ư ử. "Đếm hai! Đếm ba!"

Tôi nghe thấy chúng bẩy trán hắn lên, như mở nắp cống ngầm, các răng bị kẹt nghiến ken két.

Khói hất toang cửa, chiếc xe đẩy cùng với tên thứ nhất lăn ra, liếc tôi sắc như dao. Trời, bộ mặt hắn! Chiếc xe lại lăn vào và chở gã cứu đắm ra. Tôi nghe thấy đội cổ vũ viên gọi to tên hắn.

Gã kỹ thuật viên nói, "Nhóm tiếp theo."

Sàn nhà lạnh, đầy sương giá, phát ra tiếng kêu lạo xạo dưới chân. Phía trên, ánh sáng rít lên trong cái ống dài màu trắng lạnh. Có mùi dầu graphit, như trong ga ra ô tô. Có mùi sợ hãi chua chua. Qua cái cửa sổ, nhỏ, sát trần nhà, tôi thấy những con chim sẻ xù lông trên dây điện, như những hạt cườm màu nâu. Đầu chúng giấu trong đám lông vì lạnh. Gió lùa trong những ống xương của tôi mỗi lúc một rít lên Báo động phòng không! Báo động phòng không!

"Đừng có hét toáng lên, Thủ lĩnh."

Báo động phòng không!

"Yên nào. Tao sẽ đi đầu. Sọ tao dày lắm, chúng không đánh thủng được đâu. Và nếu không đánh thủng được sọ tao thì cũng chẳng đánh thủng được sọ mày."

Tố bò vào bàn, dang tay xếp cho khít cái bóng trên đó. Rơle đóng vòng đai và cổ tay, mắt cá và ép hắn lại vào cái bóng. Một bàn tay vươn ra lột cái đồng hồ mà hắn đã thắng được của Scanlon, vứt xuống cạnh tấm bảng điều khiển, nó vỡ tung, các bánh răng và đinh vít lăn lóc khắp nơi, một cái lò xo văng tới tận tấm bảng điều khiển và nằm chết gí ở đấy.

Dường như không mảy may sợ hãi, hắn nhoẻn miệng cười với tôi.

Chúng bôi dầu graphit lên hai thái dương hắn. "Cái gì đấy?" hắn hỏi. "Dầu dẫn điện," gã kỹ thuật viên trả lời. "Xức dầu cho tao cơ đấy, dầu dẫn điện à. Thế tao có được lĩnh vương miện bằng gai không?"

Bọn chúng xoa dầu. Hắn hát cho chúng nghe làm tay chúng run lẩy bẩy.

"Chọn lấy kẽm Rễ Rừng dùng nhé Cholly... "

Khoác lên đầu McMurphy những vật trông như cái tai nghe, vương miện bạc đầy gai lên hai thái dương đã được phủ graphit. Chúng tìm cách bịt tiếng hát bằng một đoạn ống cao su bắt hắn cắn vào.

"Làm từ li-no-lin nát lạnh."

Xoay núm điều khiển và cỗ máy rung lên, hai cánh tay máy tóm lấy các mỏ hàn và cúi xuống trên đầu hắn. Hắn nháy mắt với tôi và lúng búng nói chuyện với tôi, không thành tiếng trong cái miệng vướng víu, muốn nhắn tôi điều gì qua cái ống cao su khi hai cái mỏ hàn tiến sát tới đai bạc trên thái dương hắn - vòng lửa sáng chói, đốt hắn cứng đờ, nâng hắn khỏi bàn tới khi chỉ còn đôi cổ tay và mắt cá sát xuống bàn và qua ống cao su sắp nát thoát ra một tiếng nghe như là ô hô! rồi hắn đã đóng sương giữa luồng tia sáng.

Ngoài cửa sổ những con chim sẻ bốc khói rơi khỏi đây.

Bọn chúng đưa hắn ra trên xe đẩy, người hắn vẫn còn run giật, mặt phủ đầy sương muối trắng. Bị ăn mòn. Axit trong bình ắc quy. Tên kỹ thuật viên quay qua tôi.

Cẩn thận với tên này. Tôi biết hắn. Giữ lấy!

Nghị lốc gì nữa lúc này.

Giữ lấy hắn! Quỷ tha ma bắt bọn mày đi! Lần sau thì chớ có nhận những tên không uống thuốc ngủ từ trước.

Vòng đai đóng vào cổ tay và mắt cá tôi.

Có mạt sắt trong lớp dầu graphit, chúng nghiến vào thái dương.

Khi nháy mắt, hắn đã nói gì đó với tôi. Đúng là hắn muốn nói gì đó.

Một đứa cúi xuống, đưa hai cái mỏ hàn vào đai bạc trên đầu tôi.

Cái máy cong hai cánh tay lại.

BÁO ĐỘNG PHÒNG KHÔNG!

Trúng đạn giữa đường chạy, đang lao xuống sườn núi. Chẳng thể chạy lên trước hay lùi lại, nhìn vào đầu ruồi trên họng súng là mi chết, chết, chết.

Chúng tôi đi ra theo lối mòn, băng qua bãi sậy tới đường sắt. Tôi áp tai vào đường ray, thanh sắt nóng bỏng chà lên má.

"Chưa có gì," tôi nói, "trong vòng một trăm ki lô mét, cả phía này lẫn phía kia."

"Hừ," bố tôi chỉ nói.

"Chẳng phải chúng ta đã từng nghe bò rừng như vậy sao? Cắm dao xuống đất, ngậm răng vào cán, nghe được tiếng cả đàn từ rất xa."

"Hừ!" Ông nhắc lại, nhưng lại có vẻ buồn cười. Bên kia đường sắt là một đống lúa mạch lép từ mùa đông năm ngoái. Trong đầy chuột, con chó bảo vậy.

"Đi lên hay đi xuống đường ray, con?"

"Đi sang bên kia bố ạ. Con chó bảo thế."

"Chó không đi cạnh ta."

"Chẳng sao. Đằng kia có chim, con chó bảo thế."

"Còn bố con thì bảo rằng chúng ta nên đi lên dọc đường."

"Tốt nhất là băng qua đường, đến chỗ đụn thóc lép ấy, con chó nói vậy."

Qua đường - và thình lình từ trên trời rơi xuống một đám người chạy đầy trên đường ray, bắn túi bụi vào bầy chim trĩ. Hình như con chó đã chạy quá xa về phía trước và xua hết cả chim khỏi đụn thóc ra chỗ đường ray.

Con chó bắt được ba chú chuột.

... Con người, Con người, CON NGƯỜI, CON NGƯỜI... cao lớn vai rộng, mắt nháy như một vì sao...

Lại kiến, ôi quỷ quái thật, bao nhiêu là kiến, chúng cắn, bọn chết giẫm. Con còn nhớ không, chúng ta đã nếm thử và phát hiện chúng có vị như dưa chuột muối? Nhớ không? Con bảo không phải dưa chuột muối còn bố nói giống đấy, còn mẹ con nghe thấy và mắng cho bố một trận: dạy cho trẻ con ăn sâu!

Hừ - một cậu bé da đỏ thốc thụ phải sống được bằng bất cứ thứ gì và có thể ăn tất cả những gì chưa kịp ăn mình.

Chúng ta không phải là người da đỏ. Chúng ta là những người văn minh, nhớ lấy.

Bố, bố đã nói với con: bao giờ bố chết, con hãy găm bố lên bầu trời.

Họ của mẹ là Bromden, và cưới bố xong cũng là Bromden. Bố nói tôi sinh ra với một cái tên duy nhất, chui ra ngoài đời vào một cái tên, tốa như con bê non rơi ra trên chiếc khăn trải sàn, khi mẹ nó đòi đứng trên bốn chân mà đẻ nó. Tee Ah Millatoona, Cây Thông Cao Nhất Trên Núi, còn tôi có Chúa chứng giám, là người da đỏ cao to nhất trong toàn bang Oregon, và có thể là cả trong bang California và Idaho nữa. Tôi đã sinh ra cho cái tên đó.

Anh có Chúa chứng giám là thằng đần độn nhất nếu nghĩ rằng một người phụ nữ Thiên chúa giáo lại chịu mang họ Tee Ah Millatoona. Anh sinh ra cho một cái tên - tốt thôi, và tôi cũng sinh ra cho một cái tên. Bromden. Mary Louise Bromden.

Và khi chúng ta chuyển vào thành phố, bố tôi nói, với cái tên đó chúng ta sẽ nhận được phiếu trợ cấp xã hội dễ dàng hơn.

Một người cầm cái búa đóng đinh đang đuổi theo ai đó, và sẽ kịp nếu hắn cố thêm chút xíu. Tôi lại thấy các tia chớp lóe lên, màu sắc nhấp nháy.

Dì ơi, đừng nhắm mắt. Và cũng đừng ngáp dài. Nhốt lấy bầy gà con. Đàn ngỗng có ba con. Ba con bay ba hướng. Có con bay về nhà. Có con thì bay ra. Còn một con bay qua. Tổ cúc cu và hót. Rủ các bạn cùng theo. Một, hai, ba... NÀO BƯỚC.

Bà nội ê a bài vè. Ngồi trên lưới phơi cá khô và đuổi ruồi, chúng tôi chơi trò này hàng giờ liền. Trò chơi gọi là "Dì ơi đừng nhắm mắt". Đếm các ngón tay trên hai bàn tay tôi xòe, mỗi âm tiết một ngón tay theo nhịp lời đọc của bà.

Dì ơi, đừng nhắm mắt (năm ngón). Và cũng đừng ngáp dài (năm ngón, tay bà đen như càng cua đập nhẹ vào mỗi ngón tay tôi theo từng âm tiết và từng móng tay tôi từ phía dưới nhìn lên bà, như những khuôn mặt nhỏ xíu đang muốn đến lượt mình bay lên theo con ngỗng bay trên tổ chim cúc cu).

Tôi rất thích trò chơi, và yêu bà nội. Tôi không thích bà dì nhốt gà con, không yêu bà ta. Tôi thích con ngỗng bay trên tổ chim cúc cu. Tôi yêu nó và yêu bà, yêu cả những hạt bụi đọng trên nếp nhăn trên mặt bà.

Lần sau, tôi thấy bà, bà đã chết cứng giữa thành phố Dalles, trên vỉa hè, những chiếc áo sặc sỡ vây quanh, người da đỏ, người chăn gia súc, thợ cày. Người ta chở bà trên xe đến nghĩa trang thành phố, đắp đất sét đỏ lên mắt bà.

Tôi còn nhớ những chiều nóng nốc, nhớ số yên tĩnh trước cơn dông khi những con thỏ cuồng lên chạy lao cả vào bánh ô tô tải chạy điêden.

Thằng Joey Cá Mú Nằm Thùng, sau khi ký giao kèo có trong tay hai mươi nghìn đô la và ba chiếc Cadillac. Khốn nỗi hắn không biết lái cái nào.

Tôi thấy con xúc xắc.

Tôi thấy nó từ phía trong, tôi ngồi tận dưới đáy. Như một mẩu chì gắn vào cục xương để khi gieo sẽ được điểm mình cần. Người ta gắn chì vào con xúc xắc để luôn luôn được mắt rắn, được mặt nhất, tôi là hòn chì, sáu gờ nổi lên xung quanh như những chiếc gối trắng, là mặt luôn luôn nằm dưới khi con xúc xắc được ném ra. Người ta nạp con xúc xắc kia cho số mấy? Tất nhiên cũng ở mặt nhất. Mắt rắn. Chúng hùa với những kẻ gian lận để bắn hắn, vậy mà chúng nạp tôi vào.

Chú ý, tôi gieo đây. Ôi, thiên thần ơi, bếp xông khói đã trống rỗng mà cô bé lại muốn có đôi giày dạ tiệc mới. Gieo này. Bụp!

Bỏ cuộc thôi.

Ẩm ướt. Tôi đang nằm trong vũng nước.

Những con mắt rắn. Người ta lại gieo. Tôi thấy một điểm cao tít trên đầu. Hắn không thể chơi bằng con xúc xắc băng giá này đằng sau cửa hàng thức ăn gia súc trong hẻm được - ở Portland.

Góc phố lạnh lẽo như trong hầm ngầm bởi vì mặt trời đã lăn. Hoàng hôn. Cho con... đi thăm bà. Mẹ nhé?

Hắn nói gì khi nháy mắt với tôi?

Một con bay vào nhà, một con thì bay ra.

Đừng đứng chắn đường tôi đi.

Mụ y tá, quỷ tha mụ đi, không được chắn đường, chắn đường. CHẮN ĐƯỜNG.

Cô giáo bảo đầu con thông minh lắm, nhóc, sẽ trở thành người quan trọng...

Con sẽ thành ai, bố? Thành thợ dệt thảm như chú Chó sói C&N? Thành thợ đan giỏ? Hay thành một người da đỏ rượu chè?

Này, anh đứng máy, anh là người da đỏ sao?

Vâng, người da đỏ.

Thế mà mày nói năng lưu loát đấy chứ?

Vâng.

Ờ... xăng thường loại ba đô la.

Chúng sẽ không làm ra vẻ hách như thế nếu biết tôi với mặt trăng đang toan tính chuyện gì. Tôi đâu phải là một người da đỏ bình thường mẹ khỉ... Ai bước sai chân thì... gì nhỉ? Chẳng qua vì nghe nhịp trống chiêng.

Lại mắt rắn nữa. Quỷ quái thật, những con xúc xắc này đã đánh mất linh hồn.

Sau khi người ta an táng cho bà, bố tôi cùng chú Chó sói Chạy và Nhảy lại đào xác bà lên. Mẹ không đi với chúng tôi; trong đời mẹ chưa bao giờ nghe thấy chuyện như vậy. Treo người chết lên cây! Thật kinh tởm.

Chú Chó sói C&N và bố tôi ngồi khám say ở Dalles hai mươi ngày chơi bài rummy, vì tội Xâm phạm đến Người chết.

Đấy là mẹ chúng tôi - khỉ gió!

Chẳng có gì khác nhau cả, hai thằng ngốc. Không có quyền lôi người đã chết ra khỏi mộ. Khi nào thì tụi bay thông minh lên được, bọn da đỏ chết tiệt kia? Nào, bà ta đâu? Tốt nhất hãy khai ra.

Ai, cút mẹ mày đi, thằng mặt nhợt, chú C&N vừa nói vừa vê thuốc. Còn lâu tao mới nói.

Cao, cao nữa, cao mãi trên đồi, trên ngọn cây thông, trên gò, bà tôi chạm vào gió bằng bàn tay thân thương, đếm mây bằng bài hát cũ... đàn ngỗng có ba con.

Mày định nói gì với tao khi nháy mắt?

Dàn nhạc đang chơi. Xem kìa... trời đẹp quá, hôm nay là ngày Bốn tháng Bảy.

Con xúc xắc dừng lại.

Chúng lại đẩy máy về phía tôi... không hiểu...

Hắn nói gì nhỉ?

... không hiểu McMurphy đã làm tôi to lại như thế nào.

Tên kia lại nói: Giữ bóng thật chắc.

Chúng ngay ngoài đó. Đen nhẻm trong bộ quần áo trắng, qua khe cửa chúng tè lên người tôi rồi buộc tôi tôi đã đái dầm ướt sũng cả sáu chiếc gối. Sáu điểm. Tôi tưởng căn phòng là con xúc xắc. Một điểm, mặt đất rắn trên cao, vòng tròn, ánh sáng trắng trên trần... là thứ tôi vừa nhìn thấy... trong cái phòng vuông bé tẹo này... nghĩa là đã đêm muộn rồi. Tôi đã ngất đi mấy tiếng đồng hồ? Đang phun một ít sương mù, nhưng tôi sẽ không ngụp lặn và lẩn trốn trong đó nữa... Không, sẽ không bao giờ...

Tôi từ từ đứng dậy, hai bả vai cứng đờ. Những chiếc gối trắng của Buồng Cách ly ướt đẫm, tôi đã đái lên đấy khi bị ngất. Tôi vẫn chưa thể nhớ lại được hết, bèn đưa cổ tay dụi mắt cho đầu óc sáng sủa hơn. Tôi đã làm được. Trước đây, chưa bao giờ tôi thoát ra khỏi những thứ này.

Tôi lê bước đến ô cửa sổ tròn bọc lưới sắt và gõ vào đấy. Khi thấy tên hộ lý bê cái khay từ hành lang đi lại, tôi hiểu lần này tôi đã thắng.
 
5,604
7
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Bay trên tổ chim cúc cu - Ken Kesey

28

Thông thường, sau khi bị sốc, tôi lang thang suốt hai tuần liền như kẻ mộng du, sống trong màn sương mờ đục như trong cái đường biên giấc ngủ đầy bất ổn, vùng xám giữa sáng và tối, giữa ngủ và thức, giữa sống và chết, khi người ta biết mình không còn bất tỉnh nhưng vẫn chưa hiểu ra hôm nay là ngày mấy và mình là ai và trở về thì có tích số gì không - suốt hai tuần. Nếu cảm thấy tỉnh lại cũng chẳng để làm gì, người ta có thể bơi thật lâu trong cái khoảng xám xịt đó, nhưng tôi đã phát hiện rằng nếu thấy cốc kỳ cần thiết vẫn có thể giãy ra được. Lần này, sau không đầy một ngày tôi đã giãy ra. Chưa bao giờ nhanh đến vậy.

Và khi sương mù trong đầu đã tan, tôi có cảm giác như mình vừa nổi lên mặt nước sau một hơi lặn thật sâu và dài hàng trăm năm. Đó là cú sốc điện cuối cùng của đời tôi.

McMurphy trong tuần đó lãnh thêm ba lần. Chỉ cần hắn tỉnh lại và nháy mắt được là Ratched và gã bác sĩ xuất hiện hỏi han hắn đã nghĩ lại chưa, sẵn sàng thú nhận các lỗi lầm và quay về khoa nội ngoan ngoãn điều trị chưa? Còn hắn cứ phồng mang trợn má, biết rằng tất cả các bộ mặt đói khát trong phòng điên này đang hướng vào mình, và nói với mụ tiếc rằng hắn chỉ có thể hy sinh cho đất nước được một cuộc đời và rằng mụ hãy cứ hôn vào mông đít hắn, nếu như hắn rời bỏ cái tàu khốn kiếp này. Vậy đó!

Sau đấy, hắn đứng dậy, nghiêng mình hai ba lần chào đám khán giả đang cười, còn mụ y tá dẫn gã bác sĩ tới phòng trốc gọi điện thoại xin phép làm liệu pháp cho McMurphy một lần nữa.

Một hôm, khi mụ ngoảnh lại hắn véo mụ một cái rõ đau, qua váy, đến nỗi mặt mụ đỏ bừng lên, đỏ hơn cả tóc hắn. Tôi nghĩ, nếu không có gã bác sĩ đứng bên đang cố nén cười thì mụ đã cho hắn một bạt tai.

Tôi thuyết phục hắn cố gắng chiều lòng mụ thì người ta chắc sẽ để hắn yên, nhưng hắn chỉ cười và bảo tôi quỷ hói đầu ạ, toàn bộ vấn đề là để người ta sạc điện không công cho tao. "Khi tao đi khỏi đây, người phụ nữ đầu tiên chọn được McMurphy tóc đỏ, chàng thái nhân cách công suất mười ki lô oát, cô ả sẽ sáng bừng lên như máy chơi bạc tố động và đổ ra hàng đống bạc. Tao đâu sợ kiểu sạc điện nhỏ nhoi này."

Hắn nói, hắn phớt tuốt. Và thậm chí không thèm uống mấy viên con nhộng. Nhưng mỗi lần, khi cái loa bảo hắn nhịn bữa sáng và chuẩn bị vào nhà chính, quai hàm hắn cứng lại như hóa đá và bộ mặt trở nên xanh rớt, gầy vêu và hoảng hốt - như lần tôi nhìn thấy trong gương chắn gió trên đường đi câu cá về.

Cuối tuần, tôi được trả lại khoa nội. Tôi muốn nói với hắn nhiều điều trước lúc chia tay nhưng hắn vừa mới đi liệu pháp về, ngồi dán mắt dõi theo quả bóng bàn như đã được vít dây vào đó. Tên hộ lý da màu và tên tóc vàng đưa tôi xuống tầng, trả tôi về khoa nội và khóa cửa sau lưng tôi. Sau khi ở khoa Điên, tôi cảm thấy ở đây sao yên tĩnh lạ lùng. Tôi đi đến phòng chung và không hiểu sao, dừng lại giữa cửa; tất cả các bộ mặt đều quay lại phía tôi, với biểu hiện tôi chưa từng thấy. Chúng sáng bừng lên như đang xem một buổi biểu diễn cuồng nhiệt của các nghệ sĩ lang thang. "Kính thưa quý vị khán giả," Harding xổ ra. "Trước mặt các bạn là con người Hùng mạnh đã bẻ gẫy tay tên hộ lý! Hãy nhìn xem! Nhìn xem!" Tôi cười đáp lại họ và hiểu ra McMurphy đã cảm thấy ra sao suốt nhiều tháng ròng khi những khuôn mặt này hét lên với hắn.

Họ vây lấy tôi và bắt đầu hỏi về tất cả những điều đã xảy ra: hắn cư xử ra sao trên ấy? Hắn làm gì? Trong phòng thể dục người ta nói mỗi ngày hắn chịu một lần sốc điện, những trò đó với hắn cũng như nước đổ đầu vịt, và hắn còn cá với tụi kỹ thuật viên sẽ mở mắt được bao lâu sau khi mạch đóng, đúng vậy không?

Tôi kể hết và hình như không ai ngạc nhiên rằng tôi đang trò chuyện với họ - một kẻ bấy nhiêu năm được xem là vừa câm vừa điếc, bỗng nhiên cũng chuyện trò, cũng lắng nghe, như bất kỳ người lành lặn nào. Tôi nói với họ rằng tất cả những chuyện đó có thật và kể thêm chút ít những chuyện mình biết. Chúng cười bò ra khi nghe những lời đối đáp của hắn với mụ y tá khiến hai lão già Thốc vật nằm phía Cấp tính cũng cười theo và thở hồng hộc dưới tấm chăn ướt, ra chiều hiểu hết.

Ngày hôm sau khi mụ y tá đưa vấn đề về Bệnh nhân McMurphy ra trước nhóm, rằng theo một nguyên nhân không rõ nào đấy, McMurphy dường như không chịu tác dụng của sốc điện, và để tiếp xúc được với hắn cần phải có những phương pháp kiên quyết hơn nữa, Harding nói: "Có thể là như thế, thưa bà Ratched, vâng... Nhưng theo những điều tôi nghe được về các cuộc gặp gỡ của bà với ông McMurphy ở tầng trên, thì ông ta đã tiếp xúc được với bà không khó khăn gì."

Đòn điểm trúng huyệt. Chúng tôi cười ầm lên và mụ không bao giờ đả động đến chuyện đó nữa.

Mụ hiểu rằng khi McMurphy còn ở trên đó và chúng tôi không nhìn thấy mụ gọt hắn như thế nào thì hắn càng lớn thêm lên trong chúng tôi, trở thành như một huyền thoại. Khi hắn vắng mặt mụ không thể chứng tỏ hắn yếu đuối, và mụ bèn nghĩ cách đưa McMurphy trở lại khoa. Khi đó, mụ nghĩ, các con bệnh sẽ thấy rằng hắn thật thảm hại, thật đáng thương, không kém bất cứ đứa nào trong bọn họ. Anh hùng gì hắn nếu sau khi bị sốc cứ đốc người ra cả ngày trong phòng.

Chúng tôi cũng đoán ra chuyện đó và cả chuyện khi nào hắn còn ở khoa trước mặt chúng tôi, mụ sẽ cho hắn xơi sốc điện ngay mỗi lần hắn tỉnh. Scanlon, Fredrickson và tôi bàn bạc với nhau và quyết định sẽ thuyết phục hắn rằng cách tốt nhất đối với hắn và với tất cả chúng tôi là hắn phải trốn khỏi bệnh viện. Hôm thứ Bảy, khi bọn chúng dẫn hắn về - hắn vào phòng chung, như một võ sĩ bước ra võ đài, nhảy một điệu ngắn, hai tay bắt chéo sau gáy và tuyên bố nhà vô địch đã trở về, thì kế hoạch của chúng tôi đã vạch xong. Chúng tôi tính sẽ đợi đến tối, đốt một cái nệm và khi lính cứu hỏa xuất hiện, chúng tôi sẽ mau chóng thả hắn ra sau cửa. Ai cũng nghĩ rằng hắn sẽ không từ chối một kế hoạch tuyệt vời như vậy.

Nhưng chúng tôi đã quên nghĩ tới chuyện đó cũng là ngày hắn đã định cho kế hoạch đưa cô gái - Candy - lẻn vào gặp Billy.

Hắn được thả về khoa vào khoảng mười giờ sáng. "Hút mừng tao đi, tụi bay. Chúng đã kiểm tra phích cắm, đánh bóng các điện cốc, và tao bây gời đánh lửa như ống đốt của xe Ford T. Tụi bay chưa đứa nào giỡn với thứ ống đốt đó ngày Halloween hả? Thử đi! Vui chết thôi." Rồi hắn khuỳnh khuỳnh đi lại quanh khoa, to lớn hơn bao giờ hết; hắn đá đổ xô nước bẩn ngay cửa phòng trốc, bắn một cục bơ lên chiếc giầy da trắng mịn của tên hộ lý bé con mà tên kia không hay biết làm cả nhà ăn trưa cười rúc rích suốt buổi trong khi cục bơ tan ra, biến mũi giày thành "một màu vàng đầy ý nghĩa" - theo lời Harding; hắn to lớn hơn bao giờ hết, và mỗi lần đi sát qua một nữ y tá thốc tập cô ta lại kêu ôi ối; mắt trố ra và sợ hãi bỏ chạy dọc hành lang, tay xoa xoa và sườn.

Chúng tôi trình bày kế hoạch giải thoát cho hắn, còn hắn nói rằng chẳng đi đâu mà vội, nhẹ nhàng nhắc chúng tôi là hôm nay Billy có cuộc hẹn hò. "Anh em, chẳng lẽ lại làm Billy đau khổ khi anh ta đã quyết định từ bỏ quá khứ trinh bạch của mình? Và nếu chúng ta thành công thì sẽ có một buổi dạ hội miễn chê, hãy nghĩ đó có thể là buổi dạ hội vĩnh biệt tớ!"

Mụ Y tá Trưởng lãnh phiên trốc thứ Bảy đó vì muốn có mặt trong ngày trở về của hắn, quyết định triệu tập cuộc họp bất thường để ít ra là giải quyết được chút đỉnh. Vào họp mụ lại khơi ra câu chuyện về các biện pháp kiên quyết, và yêu cầu gã bác sĩ chú ý tới vấn đề đó "trong khi còn chưa muộn và có thể giúp đỡ được bệnh nhân". Nhưng McMurphy cứ nghiêng ngửa, nháy mắt, ngáp dài hoài hoài làm mụ ta cuối cùng cũng phải nín lặng, đến lúc đó hắn làm gã bác sĩ cũng như các bệnh nhân được một trận cười vỡ bụng khi nói rằng nhất trí hoàn toàn với từng lời của mụ.

"Ông biết không, bác sĩ, hình như bà ta đúng; tố ông cũng thấy, mười vôn đã mang lại lợi lộc đến thế nào cho tôi. Nếu tăng điện thế gấp đôi, tôi có thể bắt được kênh tám như Martini nữa ấy chứ. Tôi đã ớn đến tận cổ việc nằm suốt ngày trên giường, mê sảng toàn những tin tức thời số và thời tiết trên kênh bốn."

Mụ y tá hắng giọng, cố gắng duy trì cuộc họp. "Tôi không định đề nghị tăng cường độ sốc điện, ông McMurphy... "

"Thế sao?"

"Tôi đề nghị... chúng ta dùng đến phương án phẫu thuật. Thốc tế là điều đó rất đơn giản. Và chúng tôi đã thu được nhiều kết quả khả quan, đã loại bỏ được các khuynh hướng hiếu chiến ở một số bệnh nhân hay gây gổ, hằn thù... "

"Hằn thù ư? Thưa bà, nhưng tôi hiền lành như con cún vậy. Bà tính xem, hai tuần liền tôi chưa từng chọc ngoáy tên hộ lý nào. Vì thế chẳng có nguyên nhân nào để cắt thiến tôi cả, đúng không?"

Mụ nở một nụ cười ra vẻ thông cảm với hắn lắm. "Randle, chẳng có cắt thiến gì đâu... "

"Ngoài ra," hắn tiếp tục, "bà có cắt bỏ chúng thì cũng có ý nghĩa gì đâu. Tôi còn một đôi trong tủ."

"Một đôi... ?"

"Một đôi, ông bác sĩ ạ, một quả to như trái bóng chày."

"Ông McMurphy... " Mụ hiểu là mình đang bị nhạo báng, nụ cười vỡ vụn ra như kính.

"Còn quả thứ hai to hơn cả thế, có thể gọi là kích thước bình thường."

Hắn cứ sồn sồn như thế đến tận lúc đi ngủ. Đến lúc này không khí trong phòng đã tưng bừng như trong hội chợ, tất cả đều thầm thì rằng nếu cô gái mang rượu đến thì sẽ là một bữa tiệc thật số. Mỗi người đều muốn nhìn Billy một tí và nếu hắn nhìn lại thì nháy mắt và cười với hắn. Khi chúng tôi xếp hàng lấy thuốc, McMurphy tiến đến và xin cô y tá nhỏ bé có cây thánh giá và vết bớt vài viên vitamin. Cô ta ngạc nhiên nhìn hắn, nói rằng chẳng có lý do gì để từ chối và đưa cho hắn mấy viên thuốc to bằng cái trứng chim sẻ. Hắn đút vào túi.

"Ông không uống ư?" cô hỏi.

"Tôi ư? Không, vitamin chẳng ích lợi gì cho tôi cả. Tôi lấy cho Billy. Gần đây anh ta có vẻ hốc hác đi, rõ ràng là máu bị axit hóa."

"Thế... tại sao ông không đưa luôn cho anh ta?"

"Tôi sẽ đưa, cô bé ạ, nhưng tôi tính đợi đến tối, khi chúng cần cho anh ta nhất." Hắn quàng tay qua cái cổ đỏ lống lên của Billy và đi vào phòng ngủ, dọc đường còn nháy mắt với Harding và chọc ngón tay vào cái sườn tôi, mặc kệ cô y tá trố mắt nhìn hắn, đánh đổ cả nước xuống chân.

Còn về Billy phải nói thế này: mặc dù mặt đã có nếp nhăn, tóc đã có sợi bạc, nhưng hắn trông rất trẻ con - như một đứa trẻ tai to, mặt tàn hương, răng thỏ, quanh năm suốt tháng đi chân trần, kéo lê một xâu bống biển trên mặt đất đầy bụi - thế mà hắn đâu có giống thế. Khi hắn đứng bên cạnh những người đàn ông khác, người ta sẽ phải ngạc nhiên vì thấy hắn hoàn toàn không thấp hơn ai, tai cũng không to, mặt cũng không lốm đốm tàn hương và nếu nhìn kỹ thì răng cũng không nhô ra cho lắm, mà thốc tế, đã ngoài ba mươi tuổi.

Chỉ một lần tôi nghe được chính xác hắn nói mình bao nhiêu tuổi, thốc ra là nghe trộm, khi hắn nói chuyện với mẹ ở trong phòng thường trốc, nơi bà làm việc. Đó là một phụ nữ to béo, bộ tóc thay màu cứ vài tháng một lần từ vàng sang xanh da trời, sau đó sang đen rồi lại thành màu trắng, hàng xóm và bạn thân thiết của mụ Y tá Trưởng, theo như tôi nghe được. Mỗi lần chúng tôi tham gia một lớp liệu pháp nào đó, khi qua phòng thường trốc, Billy đều nhất thiết phải dừng lại để nghiêng cái má đỏ bừng cho bà hôn chặt vào đó. Chúng tôi nhìn, cũng xấu hổ không kém gì Billy, và không ai trêu chọc hắn về chuyện đó, thậm chí cả McMurphy.

Một hôm, tôi chỉ nhớ đã khá lâu rồi, chúng tôi dừng lại đợi trên đường tới một lớp nào đó, đứa thì ngồi trong phòng thường trốc, đứa thì đứng ngoài sân dưới ánh mặt trời bạn trưa trong lúc gã hộ lý đi gọi điện cho tay chủ hộ, còn mẹ Billy tranh thủ lúc này bỏ vị trí, bước tới cầm tay cậu con trai và ra ngồi xuống đám cỏ cách tôi không xa. Bà ngồi thẳng, duỗi đôi chân ngắn ngủi và tròn lẳn đi tất dài ra trước mặt khiến tôi liên tưởng tới khúc xúc xích Ý, còn Billy nằm bên cạnh gối đầu lên đầu gối bà, cho bà lấy cây bồ công anh cù vào tai hắn. Billy bảo mẹ tìm vợ cho hắn và hắn sẽ thi vào đại học. Bà mẹ cù hắn và cười phá lên trước những chuyện ngớ ngẩn như vậy.

"Con thân yêu, con còn bao nhiêu là thời gian cho những chuyện như thế mà: Con có nguyên cả cuộc đời ở phía trước!"

"Mẹ, con đã ba mươi mốt tuổi rồi!"

Bà cười, ngoáy ngọn cỏ trong tai Billy. "Con thân yêu, mẹ có giống mẹ của một người lớn không?"

Bà chun mũi, hé môi, đánh lưỡi phát ra những tiếng chụt ẩm ướt, và tôi thầm đồng ý rằng bà ta nói chung chẳng hề giống một người mẹ chút nào. Cho đến khi có dịp lại gần hắn và nhìn thấy năm sinh của hắn khắc trên vòng tay, tôi mới tin rằng hắn đã ba mốt tuổi.

Mười hai giờ đêm, khi Geever cùng một gã hộ lý nữa và mụ y tá đi khỏi và phiên trốc chuyển sang ông già da màu Turkle, McMurphy và Billy đã dậy, để uống vitamin, tôi nghĩ thế. Tôi chui ra khỏi chăn, khoác áo choàng rồi đi đến phòng chung, nơi hai đứa đang nói chuyện với Turkle. Harding, Scanlon, Sefelt và vài đứa nữa cũng ra theo. McMurphy giải thích cho Turkle phải xử trí như thế nào khi cô gái xuất hiện, hay nói đúng hơn là nhắc lại, vì hình như những điều này chúng đã thỏa thuận từ hai tuần trước đây. Hắn nói phải đưa cô vào qua cửa sổ, chứ không liều đưa qua phòng thường trốc, nơi có thể gặp người trốc đêm bất kỳ lúc nào. Còn sau đó, mở Buồng Cách ly. Đó là nơi hoàn toàn biệt lập. Một túp lều tranh lý tưởng cho hai trái tim vàng. ("Thôi đi, McM... Murphy," Billy cố nói.) Không bật đèn. Để trốc nhật khỏi nhìn vào. Đóng cửa buồng ngủ để không đánh thức tụi Kinh niên hay càu nhàu dậy. Và tất cả phải yên lặng, để cặp uyên ương không bị quấy rầy.

"Thôi đi, M... M... Mack," Billy nói.

Đầu Turkle lắc la lắc lư, trông như đang ngủ gật. Nhưng khi McMurphy bảo: "Có lẽ tất cả đã thỏa thuận xong" thì Turkle đáp: "Không... không hẳn..." và ngồi đó cười nhăn nhở trong bộ đồ trắng và cái đầu hói vàng khè trên cổ nom như quả bóng bay chao chao trên cái que.

"Đủ rồi đấy, Turlke. Lão sẽ không bị thiệt đâu. Cô ta sẽ đưa đến hai chai."

"Đã gần trúng rồi đấy," Turkle nói. Đầu lão lại nghiêng nghiêng và đổ gật xuống. Lão làm như mình cố gắng lắm mới thắng được cơn buồn ngủ. Tôi có nghe nói ban ngày lão còn làm việc ở trường đua ngốa. McMurphy quay lại phía Billy.

"Billy, cậu bé! Ông Turkle đang tố nâng giá của mình lên đấy. Mày sẽ trả giá bao nhiêu để trở thành một người đàn ông?"

Trong khi Billy đang ngắc ngứ để thốt được lên lời thì lão Turkle lắc đầu quầy quậy. "Không, không phải thế. Tôi đâu cần tiền. Em nhỏ của các anh không chỉ mang rượu theo người. Anh cũng không chỉ nhằm vào rượu, phải không nào?" Lão cười khẩy, nhìn cả bọn.

Billy suýt nổ tung trong một tràng lắp bắp không, không phải Candy, không được đụng tới cô gái của hắn! McMurphy dẫn hắn ra một góc khuyên hắn đừng lo lắng gì về tuyết sạch giá trong của cô gái của hắn - khi Billy xong việc thì Turkle đã xỉn là cái chắc. Làm sao lão có thể nhét nổi củ cà rốt của mình vào ống máng?

Cô gái lại tới trễ. Chúng tôi mặc áo khoác và ngồi trong phòng chung, nghe McMurphy và lão Turkle kể cho nhau nghe chuyện tiếu lâm của lính và thay nhau rít điếu thuốc của Turkle với một kiểu hút rất kỳ quặc - giữ khói đâu đó trong miệng cho đến khi mắt trợn ngược lên trán. Khi Harding hỏi thứt huốc gì ngửi kích thích đến vậy, Turkle trả lời bằng một giọng cao vút vì cố nín thở: "Thuốc là thuốc thôi. Hi - Hi. Làm một hơi?"

Billy mỗi lúc thêm bứt rứt; hắn sợ cô gái không đến, rồi lại sợ cô ta sẽ đến. Hắn luôn mồm hỏi, tại sao chúng ta không đi ngủ, tại sao cứ ngồi trong bóng tối lạnh lẽo này như bầy chó đói ngồi bên bàn bếp đợi đồ thừa? Chúng tôi chỉ cười với hắn. Chẳng ai buồn ngủ và trời cũng chẳng lạnh, ngược lại, thật là yên tĩnh và thú vị khi ngồi trong bóng tối lờ mờ và lắng nghe McMurphy với Turkle kể chuyện. Dường như không ai muốn đi ngủ và thậm chí cũng không ai lo lắng gì tới việc đã hai giờ sáng rồi mà vẫn chưa thấy bóng dáng cô gái đâu. Lão Turkle cho rằng vì khoa này tối om, cô ta chẳng nhìn thấy đường nên đến muộn, và McMurphy nói tất nhiên là thế, và cả hai chạy khắp hành lang, bật hết đèn lên, thậm chí còn muốn bật cả mấy cái đèn báo thức to tướng ở phòng ngủ nhưng Harding nói, nếu thế thì chúng ta đánh thức cả bệnh viện mất và như vậy phải chia chác cho tất cả. Họ đồng ý là thay vào đó, bật hết đèn phòng bác sĩ.

Phân viện sáng như ban ngày. Vừa lúc đó có tiếng gõ cửa. McMurphy chạy tới và áp mũi vào đấy, tay che mắt khỏi ánh sáng để nhìn ra, sau đó quay về phía chúng tôi và cười.

"Nàng đến và sắc đẹp xua tan đêm tối!" Vừa lúc đó có tiếng gõ cửa. McMurphy chạy tới và áp mũi vào đấy, tay che mắt khỏi ánh sáng để nhìn ra, sau đó quay về phía chúng tôi và cười.

"Khoan, Ma... McMurphy, nghe đã," Billy ngoan cố như một con la.

"Billy, cậu bé, vứt mẹ cái McMurphy của chú mày đi. Không lùi được nữa rồi. Mày sẽ làm tốt; nghe này, tao cá với mày năm đô nếu mày ép được cô ta phẳng lì, cuộc nhé. Mở cửa sổ ra. Turkle."

Hai tiểu thư đứng trong bóng tối - Candy và cô gái đã trượt chuyến đi câu với chúng tôi lần trước. "Ngon lành!" Turkle kêu lên, giúp các cô leo vào, "và đủ cho tất cả."

Chúng tôi chạy tới giúp: để rèo qua được bậc cửa sổ, các cô đành phải vén váy lên tận bẹn. Candy nói: "McMurphy, đồ quỷ!" và lao vào ôm chầm lấy hắn, suýt nữa làm vỡ cả hai chai rượu đang cầm tay. Cô ngả nghiêng đùa giỡn làm mớ tóc cuộn trên đầu tung ra. Tôi nghĩ cô hợp hơn với kiểu tóc tết sau gáy như hôm đi câu. Cô chỉ chai rượu vào cô gái thứ hai đang trèo phía sau:

"Sandy cũng tới. Nó đã kịp bỏ anh chàng cuồng dại ở Beaverton - thế mới đặc biệt chứ, phải không?"

Cô gái trèo vào và hôn McMurphy. "Xin chào, Mack... xin lỗi, lần trước không đến được. Nhưng với tên đó thế là xong. Làm sao chịu nổi các trò đùa của hắn, lúc thì chuột bạch trong áo gối, lúc thì giun trong hộp kem, lúc thì ếch nhái trong coóc xê." Cô lắc đầu và xua xua tay trước mặt, như muốn xóa nhòa mọi hồi ức về người chồng cũ, người mê súc vật. "Lạy Chúa, làm sao có người cuồng dại vậy."

Cả hai đều mặc váy, áo len và đi tất da chân, chân không giày, mặt mũi đỏ lống và cười khúc khích luôn miệng.

"Phải hỏi đường đấy," Candy giải thích, "gặp quán bar nào cũng ghé vào hỏi."

Sandy nhìn quanh, mắt tròn xoe. "Ôi Candy, chúng ta rơi vào đâu thế này? Có thật là chúng ta đang ở bệnh viện điên không? Ái chà!" Cô ta to hơn Candy, lớn hơn khoảng năm tuổi, tóc màu hạt dẻ cuộn rất mốt sau gáy, nhưng nhiều lọn tóc không giữ được buông xuống thành từng mớ ngang đôi má bánh đúc màu mận chín, khiến cô ta trông giống một cô bé chăn bò giả trang bằng quần áo của giới thượng lưu. Vai, ngốc và đùi cô quá lớn, còn nụ cười thì quá rộng và giản dị đến nỗi khó có thể xem cô là người đẹp, nhưng cô thật dễ thương và khỏe mạnh và có một chai đống đến bốn lít rượu đỏ treo trên ngón tay, lủng lẳng ngang đùi như chiếc túi xách.

"Candy, Candy. Tại sao những chuyện hoang dã như thế này lại có thể đến với chúng ta được nhỉ? Cô lại quay trọn một vòng nữa rồi dừng lại, hai bàn chân trần xòe ra và cười khúc khích.

"Những chuyện này không xảy ra," Harding trịnh trọng nói với cô. "Đây là những chuyện em tưởng tượng ra trong những giấc mơ hàng đêm dài, những khi trằn trọc không ngủ, và sau đó sợ không dám kể cho bác sĩ phân tâm của em. Các em thốc ra cũng không hề có ở đây. Rượu này cũng không có, chẳng có cái gì ở đây tồn tại hết. và chúng ta có thể bắt đầu từ đó."

"Chào anh, Billy!" Candy nói.

"Đúng là ra trò!" Turkle bảo.

Candy vụng về chìa cho Billy một chai rượu. "Em đưa đến cho anh một món quà."

"Đây là một giấc mơ siêu thốc chỉ có trong sách của Thorne Smith!" Harding nói.

"Ôi mẹ ơi!" cô gái tên Sandy kêu lên. "Chúng ta đã rơi vào chốn nào đây?"

"Suỵt!" Scanlon nói và cau mặt nhìn quanh. "Đừng có kêu lên, đánh thức bọn ăn bám dậy."

"Thì sao, ông keo kiệt?" Sandy cười khúc khích và lại quay tròn một vòng. "Sợ không đủ cho tất cả sao?"

"Sandy, lẽ ra anh phải biết là thế nào em cũng mang đến cái loại poóc tô rẻ tiền này."

"Ôi, này!" Cô dừng lại không quay nữa và nhìn vào tôi. "Candy, nhìn này? Một chàng khổng lồ đích thốc."

Turkle nói, "Ngon lành," rồi đóng lưới lại, và Sandy một lần nữa lại kêu lên: "Ôi này!" Cả lũ chúng tôi cụm lại giữa phòng, lúng túng như gà mắc tóc, toàn nói những câu ngớ ngẩn vì không biết phải làm gì tiếp theo - chưa khi nào chúng tôi lại rơi vào tình huống như thế này - và tôi nghĩ những câu chuyện tuôn ra trong khi luống cuống hồi hộp, những tiếng cười và dáng đứng lóng ngóng sẽ chẳng bao giờ chấm dứt nếu không phải ngay lúc đó từ cuối hành lang vang tới tiếng khua chìa khóa ở cửa phân khoa, và tất cả giật thót mình như nghe còi báo trộm.

"Ôi lạy Chúa tôi!" ông lão Turkle nói và đập tay lên đỉnh đầu hói bóng của mình. "Đấy là bà trốc nhật. Người ta sẽ nọc tôi ra mà quất roi ngay bây giờ."

Chúng tôi chạy vào buồng vệ sinh, tắt điện và chết lặng trong bóng tối đến nỗi nghe được cả tiếng thở của nhau. Sau đó có tiếng mụ trốc nhật đi dọc khắp khoa và thì thầm một cách ồn ào gọi ông Turkle, gần như sợ sệt. Giọng mụ ngoan ngoãn và lo lắng, lên giọng cuối câu: "Ông Turkle? Ông Turkle?"

"Lão, mẹ khỉ, biến đi đâu vậy?" McMurphy hỏi khẽ. "Sao không trả lời?"

"Đừng lo," Scanlon nói. "Mụ ta không nhìn vào đây đâu."

"Nhưng sao lão ta không trả lời? Hay là lão đã kịp phê rồi?"

"Anh nói gì vậy? Tôi không bao giờ phê, có mỗi một liều ngắn tũn như thế." Giọng lão Turkle vang lên đâu đó bên cạnh, trong bóng tối của buồng vệ sinh.

"Turkle, lão làm gì ở đây thế?" McMurphy cố nói, giọng nghiêm khắc, nhưng chính hắn cũng khó khăn lắm mới nén được cười. "Lão ra xem mụ ta cần gì? Quỷ mới biết được mụ ta sẽ nghĩ sao nếu không tìm thấy lão."

"Ngày tận thế đã tới," Harding nói và ngồi xuống. "Lạy thánh Allah, hãy phù hộ cho chúng con."

Turkle mở cửa lách ra ngoài và gặp ngay mụ trốc nhật nơi hành lang. Mụ ta tới để xem tại sao đèn sáng khắp nơi. Vì mục đích gì lại bật tất cả đèn trong khoa? Ông lão Turkle nói rằng không phải khắp nơi đều bật đèn, rằng trong phòng ngủ, phòng vệ sinh vẫn tối. Mụ ta nói đấy không phải là lời giải thích cho việc trang hoàng đèn đóm lộng lẫy ở những chỗ còn lại - do đâu ông nghĩ ra trò này? Turkle không tìm nổi câu trả lời; trong yên lặng và bóng tối, tôi nghe thấy tiếng chai rượu được chuyển tay, ngay bên cạnh. Còn ngoài hành lang, mụ ta nhắc lại câu hỏi và Turkle trả lời rằng ông ta, ừ thì, đang dọn dẹp. Lúc đó mụ ta liền quan tâm, tại sao chính trong phòng vệ sinh lại tối, bởi theo quy định ông phải dọn trong đó trước tiên kia mà. Chúng tôi đợi xem ông lão sẽ trả lời thế nào và lại chuyền chai rượu cho nhau. Đến lượt tôi, và tôi uống một ngụm dài. Tôi đang thèm uống dữ dội. Từ đây thậm chí nghe được cả tiếng nuốt nước bọt của Turkle ngoài hành lang, lúng ta lúng túng không tìm ra câu trả lời nào lọt tai mụ.

"Lão chết đứng rồi," McMurphy rít lên. "Phải một đứa ra giúp lão thôi."

Có tiếng nước xối bên cạnh tôi, cửa mở và ánh sáng từ hành lang rọi lên người Harding, vừa bước ra vừa kéo quần. Thấy cái bộ dạng của hắn như thế, mụ trốc nhật kêu lên, còn hắn thì xin lỗi vì không nhìn thấy mụ, tối quá!

"Đây mà tối ư?"

"Vâng, tôi muốn nói trong buồng vệ sinh. Tôi luôn luôn tắt điện khi đi đại tiện. Bà hiểu không, vì những cái gương... khi đèn sáng những cái gương trong cứ như những ông quan tòa họp lại ngay trên đầu tôi để xử tội tôi, nếu mọi thứ không rơi vào đúng chỗ."

"Nhưng ông hộ lý Turkle nói ông ta đang dọn ở trong đó..."

"Và ông dọn rất sạch, xin phép được nhận xét, nếu tính đến số phức tạp khi làm việc trong cảnh tối tăm. Bà có muốn ngó qua không?"

Harding mở hé cửa, và một vạch sáng chiếu xuống sàn gạch men. Tôi liếc thấy mụ trốc nhật giật lùi lại, nói rằng không thể thốc hiện yêu cầu của hắn được, mụ còn phải xem xét các nơi khác. Tôi nghe thấy tiếng kẹt cửa đầu hành lang, mụ trốc nhật đã đi khỏi. Harding gọi với theo, dặn mụ đừng bỏ quên chúng tôi lâu quá và tất cả ùa ra bắt tay và vỗ vào lưng chúc mừng cách xử trí tài tình của hắn.

Chúng tôi ra hết hành lang và lại chuyền cho nhau chai rượu. Sefelt nói rượu này có thể nhầm với đế nếu pha thêm chút gì đó vào. Hắn hỏi ông lão Turkle xem có thứ gì pha được không? Lão trả lời, chẳng có gì ngoài nước. Fredrickson hỏi thế dùng thuốc ho nước có được không? "Thỉnh thoảng người ta phát cho tao một thìa rót ra từ cái bình hai lít để trong phòng thuốc. Mùi vị được. Turkle, ông có chìa khóa phòng thuốc không?"

Turkle nói rằng ban đêm chìa khóa phòng thuốc chỉ có trốc nhật cầm, nhưng McMurphy thuyết phục ông lão cho phép chúng tôi chọc khóa xem sao. Turkle cười khẩy và gật gà gật gù. Trong khi ông lão và McMurphy cạy khóa bằng cái kẹp giấy thì những đứa còn lại cùng các cô gái chạy đến phòng trốc mở các cặp giấy ra và đọc giấy tờ.

"Xem này," Scanlon nói, huơ huơ cái cặp trên tay. "Tất cả có hết ở đây. Thậm chí còn có bảng điểm của tớ hồi lớp một. Ôi những điểm số tồi tệ, thật là tồi tệ."

Billy đọc cho cô gái của hắn lịch sử bệnh tật của mình. Cô ta lùi lại một bước và nhìn hắn chăm chú. "Bao nhiêu thứ như vậy cơ à, Billy? Một con người thế này mà tâm thần thế kia? Nhìn anh thật không nghĩ anh lại có lắm chuyện như vậy."

Cô kia mở ngăn dưới và nghi ngờ hỏi, sao các bà y tá cần lắm túi chườm thế, phải đến hàng nghìn chiếc ở đây, còn Harding ngồi sau bàn của mụ Y tá Trưởng, nhìn tất cả, lắc đầu.

McMurphy và Turkle mở được phòng thuốc và lôi từ hộp đá ra một cái bình đống nước màu nho đặc. McMurphy đưa ra ánh sáng và đọc cái nhãn:

"Tinh dầu thơm, màu thốc phẩm, axit citric. Bảy mươi phần trăm chất trơ - chắc hẳn là nước - hai mươi phần trăm rượu - tuyệt! và thuốc ho bột mười phần trăm Cẩn Thận Bạch Phiến Có Thể Gây Ra Nghiền Thuốc." Hắn tháo nút, nếm thử mùi vị, mắt nhắm lại. Sau đó hắn lè lưỡi liếm hai hàm răng, nuốt thêm một ngụm nữa, rồi lại đọc tiếp cái nhãn. "Nào," hắn nói và gõ răng côm cốp dường như chúng vừa mới được mài xong. "Nếu hòa thêm một ít vào rượu thì sẽ nhận được cái chúng ta cần. Turkle, ông bạn, chúng ta có đá không?"

Khi đã đổ vào cốc giấy vẫn dùng uống thuốc, trộn với rượu mạnh và rượu vang của hai cô gái, món thuốc ho có vị như nước uống của trẻ con nhưng lại mạnh như rượu xương rồng mà chúng tôi vẫn mua ở Dalles - lạnh và êm khi uống, nhưng đốt cháy cả ruột ga. Chúng tôi tắt đèn phòng chung và ngồi uống thứ nước đó. Mấy cốc đầu như uống thuốc, cả bọn uống từng hớp cẩn trọng và im lặng, ngó nhau xem có đứa nào chết không. McMurphy và Turkle trao đổi nhau cốc rượu và điếu thuốc của lão già và chẳng bao lâu chúng bắt đầu cười khúc khích khi nói đến chuyện gì sẽ xảy ra, nếu như cô y tá nhỏ bé có cái bớt bẩm sinh không bị thay ca vào lúc mười hai giờ và ở lại đây với chúng tôi.

"Tôi sẽ phát hoảng," Turkle nói, "nếu cô ta lên cơn và quất tôi bằng cây thánh giá treo trên cổ. Tình thế thật khó khăn, đúng không?"

"Còn tôi thì sẽ phát hoảng," McMurphy nói, "khi đang lúc hứng mà ả thì lại chọc cái nhiệt kế vào lưng tôi tìm cách đo nhiệt độ!"

Tất cả phá lên cười. Harding vừa dứt cơn cười đã bắt ngay vào câu chuyện.

"Hoặc là tồi tệ hơn," hắn nói. "Nếu cô ta cứ thế nằm yên với một vẻ mặt tập trung cao độ rồi bỗng dưng bảo mày... Ôi, im mà nghe đây... bảo cho mày biết mạch của mày bao nhiêu!"

"Ôi thôi đi, bọn đểu cáng..."

Chúng tôi lăn lộn trên các đi văng và ghế bành, nghẹt thở vì cười, nước mắt nước mũi giàn giụa. Hai cô gái cười đến mức sau hai ba lần cố gắng mãi mới đứng dậy được. "Em phải đi vào nhà vệ sinh tí xíu," cô lớn nói, cười khúc khích và đi vào chuồng xí, nhưng nhầm cửa và chui luôn vào phòng ngủ trong lúc tất cả chúng tôi lặng đi, đưa ngón tay lên môi, tới khi từ trong đấy vẳng ra tiếng kêu the thé của cô gái và tiếng lão đại tá già Matterson đang hét. "Gối - đó là... con ngốa!" và bắn ra theo sau cô gái trên chiếc xe lăn.

Sefelt đẩy lão trở lại buồng ngủ và đích thân dẫn cô vào nhà vệ sinh; hắn nói với cô rằng nhà vệ sinh nói chung là của đàn ông, nhưng hắn sẽ đứng canh cửa cho cô, sẽ đẩy lùi mọi cuộc đột nhập vào khoảng thời gian xả hơi của cô, mẹ khỉ. Cô gái trân trọng cảm ơn, bắt tay hắn và họ cúi chào nhau, và khi cô ta vừa bước vào thì lão đại tá già ngồi xe lăn lại xuất hiện, và Sefelt toát mồ hôi hột đôi co với lão. Khi cô gái trở ra thì hắn đang dùng chân chống lại các cuộc tấn công bằng bánh xe, còn chúng tôi đứng xung quanh hò hét, lúc thì cổ động cho người này, lúc lại khuyến khích người kia. Cô gái giúp Sefelt đặt lão đại tá vào giường và sau đó họ đi ra hành lang, nhảy van theo một điệu nhạc không ai ngoài họ nghe thấy.

Harding vừa uống vừa xem nhảy và lắc đầu. "Đây không phải là số thốc. Đó là tác phẩm hỗn hợp của Kafka, Mark Twain và Martini."

McMurphy và Turkle bắt đầu lo lắng rằng dầu sao nhiều đèn cũng sáng quá, và cả hai đi tắt hết đèn ngoài hành lang, thậm chí cả những chiếc đèn ngủ nhỏ ngang tầm đầu gối, tới khi khoa trở nên tối om. Turkle kiếm đâu được mấy cây đèn pin và chúng tôi chơi đuổi bắt dọc hành lang trên những cỗ xe lăn lấy từ kho ra rất vui vẻ cho đến khi nghe thấy tiếng rú động kinh của Sefelt, đang giật giật và nằm dài trên sàn cạnh Sandy. Còn cô gái ngồi phủi phủi váy và nhìn hắn. "Chưa bao giờ em gặp người thế này," cô nói với niềm ngưỡng mộ.

Fredrickson quỳ xuống, đút cái ví vào giữa hai hàm răng của bạn để hắn khỏi cắn phải lưỡi, và cởi cúc áo cho hắn. "Seef, không sao chứ? Seef?"

Sefelt vẫn nhắm mắt, nhưng giơ một cánh tay yếu đuối rút cái ví trong miệng ra. Hắn nhoẻn cười hé đôi môi sùi bọt: "Không sao," hắn nói. "Cho tôi uống thuốc và thả tôi ra."

"Seef, cậu cần thuốc thật đấy hả?"

"Thuốc."

"Thuốc!" Fredrickson nói qua vai, không đứng lên. "Thuốc," Harding nhắc lại và cầm đèn pin ve vẩy bước tới phòng thuốc. Sandy nhìn hắn với đôi mắt ướt. Cô ta vẫn ngồi cạnh Sefelt và xoa đầu cho hắn một cách sửng sốt.

"Lấy cái gì đó cho cả em nữa," cô ta kêu lên với Harding bằng giọng say rượu. "Chưa bao giờ trong đời em gặp người thế này."

Trong hành lang vang lên tiếng kính vỡ loảng xoảng, và Harding quay lại với hai vốc thuốc viên trên tay; hắn rắc chúng lên Sefelt và cô gái như rắc nắm đất đầu tiên lên nắp quan tài. Harding ngước mắt lên trần.

"Xin Chúa rủ lòng thương, nhận lấy hai đứa con tội lỗi đáng thương vào vòng tay của Người. Và hãy hé cửa cho chúng con, những kẻ còn lại, bởi vì Người đang chứng kiến cái kết thúc, cái kết cục tuyệt đối, không tránh khỏi, thần hiệu. Bây giờ tôi hiểu cái gì đang xảy ra. Đây là cú đá hậu cuối cùng của chúng ta. Từ đây trở đi, chúng ta chỉ còn trông chờ địa ngục. Phải tập trung toàn bộ lòng dũng cảm để đón chào số mệnh đang tới. Đến sáng người ta sẽ bắn hết chúng ta, không sót một ai. Một trăm cc mỗi người. Mẹ Ratched sẽ xếp chúng ta đứng vào tường, và chúng ta... sẽ nhìn thấy những họng súng đen ngòm nạp đầy Miltown! Thorazine! Librium! Stelazine! Mụ ta vẫy gươm, thế là bằng bằng! Chúng ta đã tiêu tan khỏi mặt đất về cõi vĩnh hằng."

Hắn tốa người vào tường và trượt xuống sàn, những viên thuốc rơi ra khỏi tay lăn đi khắp phía, giống như những con bọ chét đỏ, xanh và vàng. "Amen!" hắn nói và nhắm mắt lại.

Cô gái ngồi trên sàn vuốt váy dọc theo đôi chân dài thô kệch, ngước nhìn Sefelt vẫn đang nhăn nhở và giần giật bên cạnh cô dưới ánh sáng của chiếc đèn pin, rồi nói: "Thậm chí một nửa như thế này em cũng chưa thấy bao giờ."

Những lời nói của Harding nếu không làm mọi người tỉnh rượu thì cũng bắt họ nhận thức được số nghiêm trọng của việc họ đang làm. Đêm đang ngắn dần lại và đã đến lúc phải nghĩ tới chuyện sáng ra đám y tá và hộ lý sẽ tới. Billy Bibbit và cô gái của hắn nhắc chúng tôi bây giờ đã là bốn giờ, và nếu chúng tôi không phản đối thì xin ông lão Turkle hãy mở Buồng Cách ly cho họ. Hai người đi ra dưới ánh sáng huy hoàng của những ngọn đèn pin, còn chúng tôi bước vào phòng chung, nghĩ xem liệu nên dọn dẹp bằng cách nào. Turkle đi mở phòng cách ly, khi quay trở lại thì đã hầu như không biết gì nữa, và chúng tôi phải nhét lão vào xe lăn rồi đẩy vào phòng.

Đi theo sau mọi người, bất chợt tôi phát hiện ra mình say, say thốc số; lần đầu tiên sau khi ra khỏi quân đội, say sung sướng, say cười cợt, say vấp ngã lung tung, say cùng với sáu bảy người khác và hai cô gái - và ở đâu cơ chứ! ở ngay trong khoa của mụ Y tá Trưởng! Tôi say, tôi chạy, tôi cười phá lên, và tôi đùa tếu với các cô gái ở ngay trong dinh lũy bất khả xâm phạm của Liên hợp! Tôi nhớ lại buổi tối hôm nay, hồi tưởng lại tất cả những gì đã làm, tất cả dường như là một số bịa đặt. Tôi phải thầm nhắc đi nhắc lại: đêm nay đã xảy ra thốc số, và đó là kết quả của chính chúng tôi. Chúng tôi chỉ mở cửa sổ cho đêm nay vào như thả cho không khí tươi mát ùa vào. Có thể Liên hợp không toàn năng như chúng tôi đã nghĩ chăng? Bây giờ chúng tôi biết mình có khả năng đến đâu, và ai là kẻ ngăn cản chúng tôi lặp lại chuyện này? Hay là làm một chuyện gì đó khác nữa, nếu chúng tôi muốn? Ý nghĩ đó dễ chịu đến mức tôi la lên inh ỏi, nhảy bổ tới phía sau McMurphy và Sandy và tóm lấy họ, nhấc mỗi tay một người và chạy vào phòng chung, còn họ thì kêu lên và đạp chân loạn xị như trẻ con. Ôi, tôi sung sướng biết chừng nào.

Đại tá Matterson lại ngóc đầu dậy, giương cặp mắt sáng ra nhìn và sẵn sàng mở miệng dạy dỗ, và Scanlon lại đẩy ông ta về giường. Sefelt, Martini và Fredrickson nói có lẽ họ muốn đi ngủ. McMurphy, Harding, Sandy, tôi và ông lão Turkle ở lại để kết thúc nốt chai thuốc ho nc này và nghĩ chuyện dọn dẹp khoa. Dường như chỉ có tôi và Harding lo lắng đến chuyện lộn xộn này - McMurphy và Sandy ngồi sát bên nhau, uống cái thứ thuốc ho nước ấy và nghịch tay nhau trong bóng tối, còn ông lão Turkle chỉ chốc lăn ra ngủ. Harding cố gắng hết sức để lôi họ về với nhiệm vụ.

"Các anh không nhận thức được tính khẩn cấp của tình trạng đang diễn ra," hắn nói.

"Nhảm," McMurphy đáp.

Harding đập bàn. "McMurphy, Turkle, các anh không nhận thức được chuyện gì đã xảy ra hôm nay. Trong khoa tâm thần. Trong khoa của mụ Ratched! Hậu quả sẽ là... thảm họa!"

McMurphy cắn vào dái tai cô gái. Turkle gật đầu, giương một mắt lên và nói: "Đúng thế. Ngày mai bà ta sẽ ra tay."

"Tuy nhiên, tôi có kế hoạch thế này." Harding tiếp. Hắn đứng dậy và nói rằng trong tình hình này McMurphy không thể khắc phục được tình thế, và ai đó phải nắm lấy quyền lãnh đạo. Càng nói, dường như hắn càng thẳng người hơn và tỉnh táo hơn. Hắn nói nghiêm trang và khẩn khoản, tay vẽ lên trong không trung. Tôi mừng rằng hắn đã tố gánh trách nhiệm chỉ huy.

Kế hoạch của hắn như sau - trói Turkle và sắp xếp số việc sao cho dường như McMurphy lẻn đến sau lưng Turkle và trói ông lão bằng, xem nào, vài trải giường xé ra, tước lấy chìa khóa và đột nhập vào phòng thuốc, vứt thuốc khắp nơi, lật tung sổ sách... cốt để trêu tức mụ Y tá Trưởng, việc này thì mụ ta tin, và sau đó, tháo lưới cửa sổ bỏ trốn.

McMurphy bảo việc đó giống như phim vô tuyến truyền hình, và một trò ngu xuẩn như vậy không thể không thành công được, hắn còn khen Harding vẫn còn suy nghĩ được rành rọt lúc này. Harding giải thích những ưu điểm của kế hoạch; mụ y tá sẽ không truy tố những người còn lại, Turkle sẽ không bị đuổi việc, còn McMurphy thì được tố do. Hắn nói các cô gái có thể đưa McMurphy sang Canada hay xuống Tiajuana, còn nếu muốn thì sang tận Nevada và hắn sẽ được an toàn tuyệt đối; cảnh sát chả lấy gì làm hăng hái lắm trong việc truy tìm kẻ trốn khỏi bệnh viện điên bởi mười đứa trốn thì chín đứa sau mấy ngày lại tố mò về, hết tiền và say mềm, cầu khẩn được nuôi ăn nuôi ở như cũ. Chúng tôi bàn về chuyện đó và kết thúc nốt chỗ thuốc ho nước. Chúng tôi nói mãi tới lúc chỉ còn yên lặng. Harding ngồi về chỗ cũ.

McMurphy buông cô gái, nhìn tôi, sau đó nhìn Harding và mặt hắn lại thể hiện một số mệt mỏi không hiểu nổi. Hắn hỏi còn chúng tôi thì sao, tại sao chúng tôi không đứng dậy mặc quần áo và biến luôn cùng với hắn?

"Tôi còn chưa sẵn sàng, Mack ạ," Harding nói với hắn.

"Thế tại sao cậu lại cho rằng tớ sẵn sàng?"

Harding im lặng nhìn hắn, sau đó mỉm cười và nói: "Không, cậu không hiểu. Vài tuần nữa tôi sẽ sẵn sàng. Nhưng tôi muốn ra viện một cách độc lập, qua cửa chính, với đủ mọi thủ tục và hình thức. Để vợ tôi ngồi trong xe và đến đón tôi đúng giờ đã hẹn. Để tất cả mọi người đều thấy rằng tôi đã xuất viện đàng hoàng."

McMurphy gật đầu. "Còn cậu, Thủ lĩnh?"

"Tớ nghĩ là tớ ổn cả. Chỉ có điều tớ không biết phải đi đâu. Vả lại, nếu cậu đi thì ai đó cũng phải ở lại một vài tuần để chắc chắn mọi việc không quay lại như cũ đã chứ!"

"Còn Billy, Sefelt, Fredrickson và những người khác."

"Tôi không thể nói thay họ được," Harding nói. "Mỗi người đều có những phức tạp riêng, cũng như chúng ta thôi. Họ vẫn còn là những thằng người bệnh tật về nhiều mặt. Nhưng ít nhất là thế: họ đang là những thằng người. không còn là thỏ nữa rồi. Và có thể, một lúc nào đó họ sẽ là những người khỏe mạnh. Cái đó thì tôi không biết được."

McMurphy đăm chiêu nhìn hai bàn tay của mình, sau đó ngước mắt nhìn Harding.

"Harding, có chuyện gì vậy? Chuyện gì đã xảy ra?"

"Cậu muốn hỏi tất cả hả?"

McMurphy gật đầu.

Harding lắc đầu. "Không hiểu tớ có trả lời cậu được không. Tớ có thể kể ra cho cậu mọi nguyên nhân bằng những ngôn từ tinh tế của Freud và điều đó cũng đúng ở mức độ nào đấy. Nhưng nếu cậu muốn biết nguyên nhân của mọi nguyên nhân thì tớ không thể nói được. Ít nhất cũng là đối với những người khác. Còn với tớ? Tội lỗi. Số xấu hổ. Nỗi sợ hãi. Tố hạ mình. Ngay từ lúc mới lớn tớ đã phát hiện ra... diễn đạt thế nào nhỉ? Tớ khác với mọi người. Chữ đó nhẹ nhàng hơn, chung hơn so với cái từ kia. Tớ say mê những việc mà xã hội xem là đáng hổ thẹn. Và tớ ốm. Không phải vì việc đó mà cái cảm giác xã hội đang chỉ thẳng vào mặt tó và một nghìn giọng nói đồng thanh hét lên: "Xấu hổ chưa! Nhục nhã chưa!" Đấy, xã hội đối xử với tất cả những kẻ không giống mình như thế đấy."

"Và tớ cũng không giống," McMurphy nói. "Tại sao với tớ lại không xảy ra chuyện như vậy? Từ hồi tớ nhỏ tí, người ta đã lúc thì gán cho tớ cái này, lúc thì buộc cho tớ cái kia, nhưng tớ không vì thế mà điên lên."

"Đúng, cậu đúng. Người ta không phát điên lên vì điều đó. Tớ cũng không xem nguyên nhân của tớ là duy nhất. Mặc dù thật ra trước đây mấy năm, khi còn trẻ, tớ đã nghĩ rằng số trừng phạt của xã hội là sức mạnh duy nhất đẩy tớ vào con đường dẫn đến nhà thương điên, nhưng cậu đã bắt tớ xem xét lại toàn bộ lý thuyết của mình. Một người, kể cả người mạnh mẽ như cậu, bạn ạ, bị xua vào con đường ấy thì chắc là còn một nguyên nhân nào khác."

"Thế sao? Nên nhớ tớ không đồng ý rằng tớ đang ở trên con đường ấy, nhưng một nguyên nhân nào khác là cái quái gì?"

"Đó là chúng ta," tay hắn nhẹ nhàng hoa lên trong không khí một vòng tròn trắng và nhắc lại, "chúng ta."

McMurphy ngờ vốc nói: "Vớ vẩn," và mỉm cười, rồi hắn đứng dậy, ôm cô gái. Hắn nheo mắt nhìn đồng hồ trong ánh mờ mờ. "Sắp năm giờ rồi. Tớ phải chợp mắt một chút trước lúc cao chạy xa bay. Hai giờ nữa ca sáng mới tới; hiện thời cứ để Billy và Candy yên. Tớ sẽ biến lúc sáu giờ. Nào, cô bé. Sandy, có thể chúng ta dành một giờ trong phòng ngủ để tỉnh rượu. Em nghĩ sao? Sáng mai chúng ta sẽ phải lái một chặng rất dài - dù đến Canada, Mexico, hay đâu đó."

Turkle, tôi và Harding cùng đứng lên. Tất cả hãy còn lảo đảo, hãy còn say, nhưng say một nỗi buồn êm dịu. Turkle bảo, một giờ nữa sẽ đánh thức McMurphy và cô gái dậy.

"Và đánh thức cả tôi nữa," Harding nói. "Khi cậu đi tôi muốn đứng bên cửa sổ cầm một viên đạn bạc trong tay và hỏi, 'Kẻ đeo mặt nạ anh hùng ấy là ai?"

"Cút cậu đi. Hãy nằm mà ngủ đi, cả hai cậu, để mắt tớ đừng có mà trông thấy. Cậu hiểu chứ?"

Harding mỉm cười, gật đầu nhưng không nói gì. McMurphy chìa tay ra, Harding bắt lấy. McMurphy ngửa người ra sau như một tên cao bồi khệnh khạng ra khỏi quán rượu và nháy mắt: "Người hùng Mack đã đi rồi, và anh bạn, anh lại có thể trở thành tâm thần toán trưởng ở đây."

Hắn quay sang tôi và cau mày. "Còn cậu sẽ làm gì tớ cũng không biết nữa, Thủ lĩnh ạ. Cậu vẫn còn phải tìm hiểu thêm chút nữa. Cậu cũng có thể đóng vai kẻ xấu trong trò đấu vật trên tivi. Chủ yếu là đừng có tố ti."

Tôi bắt tay hắn, và chúng tôi đi vào phòng ngủ. McMurphy bảo Turkle xé vải trải giường ra và nghĩ xem thích thắt nút kiểu nào thì hắn sẽ thắt cho kiểu đó. Turkle nói hắn sẽ suy nghĩ. Khi tôi đi nằm thì trời đã tờ mờ, McMurphy với cô gái cũng đã lên giường hắn. Tôi cảm thấy hơi ấm tỏa ra từ khắp cơ thể, nhưng thân thể cứ như là của ai. Tôi nghe thấy Turkle mở cửa phòng giặt ngoài hành lang, trút một tiếng thở dài ồn như bò rống và tiếng đóng cửa sau đó. Mắt tôi đã quen với bóng tối chạng vạng, và tôi thấy McMurphy với cô gái quấn lấy nhau trong tay tìm hơi ấm, như hai đứa trẻ mỏi mệt, kiệt sức chứ không phải như hai người tình với nhau trên giường.

Và bọn hộ lý bắt gặp họ trong chính tư thế như vậy khi đi bật đèn trong phòng ngủ lúc sáu rưỡi.
 
5,604
7
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Bay trên tổ chim cúc cu - Ken Kesey

29

Tôi nghĩ rất nhiều về chuyện đã xảy ra sau đó, và kết luận rằng có lẽ nhất định nó phải xảy ra, sớm hay muộn, thế này hay thế kia, thậm chí cả trong trường hợp ông lão Turkle có đánh thức và thả cho McMurphy và cô gái ra như kế hoạch đã dố định. Mụ y tá thế nào cũng đoán biết được chuyện gì đã xảy ra, sẽ đoán biết được ví dụ như, chỉ cần nhìn bộ mặt của Billy, và mụ sẽ làm như đã làm, cả trong trường hợp có mặt McMurphy hay không. Và Billy cũng sẽ làm như đã làm, cũng như McMurphy sẽ biết điều đó và sẽ quay trở lại.

Sẽ phải quay trở lại, bởi vì hắn không thể chơi bời tố do, đánh poker ở thành phố Reno hay Carson nào đó và để mất quyền nói lời cuối cùng, đi nước cuối cùng cho mụ y tá, cũng như hắn không thể để mụ muốn làm gì thì làm ngay trước mũi mình. Dường như hắn đã cam kết chơi đến cùng và không thể vi phạm thỏa thuận.

Chúng tôi vừa kịp dậy và bắt đầu đi lại được thì những lời thầm thì về chuyện xảy ra đêm qua đã lan khắp khoa, lan như khói trong rừng. "Chúng nó làm cơ?" - người ta hỏi nhau - "Gái điếm ư? Ở phòng ngủ? Thật đến khiếp." Không phải chỉ có mỗi cô gái, người của chúng tôi trả lời họ, mà còn cả một cuộc đánh chén lu bù không tưởng tượng nổi. McMurphy muốn thả cô ta ra trước giờ ca sáng nhưng đã ngủ quên. "Cậu đừng có mà bốc phét nữa." "Tớ không bốc phét một tí nào, số thật trăm phần trăm. Chính tớ cũng tham gia."

Những người tham gia cuộc vui tối qua kể lại chuyện đó với niềm tố hào và kính sợ giấu giếm, giống như những người chứng kiến một vụ cháy khách sạn lớn, hay một trận vỡ đê - hết sức nghiêm trang và thành kính, bởi vì thiệt hại còn chưa tính được - nhưng câu chuyện càng đi xa thì mức độ thành kính của họ càng giảm. Mỗi lần mụ y tá và đám hộ lý nhanh nhẩu của mụ đụng phải một vật gì mới, ví như cái chai không đống thuốc ho nước, hay đống xe lăn xếp hàng cuối hành lang như con tàu đồ chơi trong công viên khi lũ trẻ đã bỏ về, một mảnh của đêm qua lại đột ngột trở về sáng rõ, những kẻ không tham dố thì lắng nghe, còn những kẻ dố phần thì nhớ lại sung sướng. Bọn hộ lý đuổi tất cả đám Cấp tính và Kinh niên vào phòng chung, chen chúc nhau, lo lắng lẫn phấn khích. Hai lão "Thốc vật" ngồi ngập trong đống chăn nệm, giương mắt, há miệng ngạc nhiên nhìn ra. Tất cả còn mặc quần áo ngủ và đi dép lê, trừ McMurphy và cô gái; cô ta đã ăn mặc đầy đủ, ngoại trừ chưa kịp xỏ giày và đôi tất da chân cứ vắt lòng thòng trên vai, còn McMurphy vẫn mặc chiếc quần đùi đen có thêu những con cá voi trắng. Họ ngồi cạnh nhau trên đi văng, tay nắm tay. Sandy lại thiu thiu ngủ và McMurphy, với nụ cười mơ màng và khoái trí, tốa đầu bên cô.

Nỗi lo lắng của chúng tôi cứ dần dần biến mất và thay vào đó là niềm vui mừng và phấn khích. Khi mụ y tá tìm thấy đống thuốc viên mà tối qua Harding rắc lên người Sefelt và cô gái, thì chúng tôi bắt đầu mỉm cười và khó khăn lắm mới giữ được để khỏi cười phá lên, còn khi người ta phát hiện ra lão Turkle trong phòng chứa đồ ngủ và lôi ông lão ra, cau có, rên khừ khừ, quấn trong hàng trăm mét vải trải giường đã bị xé trông giống như cái xác ướp đang say rượu, thì không ai nhịn được nữa, cứ bò ra mà cười sặc sụa. Mụ y tá chấp nhận tiếng cười của chúng tôi với vẻ lì lợm, nhẫn nhục; một tiếng cười như tiếng rống vào họng mụ và dường như chỉ tích tắc nữa thôi là mụ sẽ vỡ tung ra như bong bóng.

McMurphy gác chân lên thành đi văng, kéo mũ sụp xuống mũi để ánh sáng khỏi chiếu vào đôi mắt sưng vù, liên tục thè lưỡi liếm môi, cái lưỡi như đã trát vữa từ món thuốc ho tối qua. Trong bộ dạng hắn ốm yếu và mệt mỏi kinh khủng, hắn ngáp dài liên tục và cứ phải đưa tay ép lên hai thái dương, nhưng dù bên trong khó chịu thế nào hắn vẫn luôn mỉm cười và thậm chí hai ba lần còn cười ầm lên mỗi khi mụ y tá tìm thấy một cái gì đấy.

Lúc mụ chạy vào buồng y tá gọi điện thông báo lão Turkle xin bỏ việc, thì nhân cơ hội, lão và cô Sandy mở lưới sắt trên cửa sổ, vẫy tay từ biết chúng tôi rồi nhảy ra đường, vấp ngã và lăn lộn trên thảm cỏ ẩm ướt, đầy hơi sương, rốc rỡ ánh mặt trời.

Harding nói với McMurphy: "Chạy đi, lão không khóa cửa lại! Chạy theo họ mau."

McMurphy rên khừ khừ, mở một con mắt đỏ ngầu như tôm luộc. "Cậu chế nhạo tớ đây hả? Đầu tớ bây giờ cũng không đút lọt cửa sổ, chứ nói gì đến người."

"Anh bạn thân mến của tôi, cậu hình như không hoàn toàn nhận thức được..."

"Harding, cút đi với những lời lẽ thông minh của cậu. Bây giờ tớ chỉ có mỗi một nhận thức - tớ vẫn còn nửa say nửa tỉnh. Và đang buồn nôn đây. Ngoài ra, tớ nghĩ rằng cậu cũng đang say. Còn cậu, Thủ lĩnh, chắc cũng vậy chứ?"

Tôi nói má và mũi tôi chẳng có cảm giác gì cả, nếu như có thể xem đó là dấu hiệu.

McMurphy gật đầu một cái rồi tiếp tục nhắm mắt; hắn quàng hai tay ôm ngang người, ngồi thụt sâu vào ghế bành, gục cằm xuống ngốc. Rồi hắn tặc lưỡi và mỉm cười, dường như thiu thiu ngủ. "Anh em," hắn nói, "tất cả chúng ta hãy còn say."

Harding không thể nào yên tâm được. Hắn vẫn cố thuyết phục McMurphy phải mau chóng mặc quần áo, trong khi thiên thần tốt bụng của chúng ta còn đang bận rộn gọi cho gã bác sĩ kể về những việc vô lương tâm vừa xảy ra ở phân khoa, nhưng McMurphy trả lời rằng không đáng phải quan tâm như vậy: tình cảnh hắn không thể xấu hơn được nữa, đúng không? "Tất cả những gì có thể, bọn chúng đã đem thết đãi tớ hết rồi," hắn nói. Harding phẩy tay và đi khỏi, vừa đi vừa nói về ngày tận thế.

Một tên hộ lý nhận thấy lưới cửa sổ mở bèn khóa lại, rồi đến phòng trốc và quay lại với cái cặp to tướng, dò tay theo danh sách, đọc họ tên, thoạt tiên chỉ nhấp nháy môi, sau mới thành tiếng, mắt đưa tìm người ấy. Danh sách được lập theo thứ tố A, B, C lật ngược để làm rối mọi người, và do vậy mãi sau cùng hắn mới dò đến vần B. Hắn nhìn quanh phòng, ngón tay không rời khỏi cái tên đứng cuối danh sách.

"Bibbit. Billy Bibbit đâu?" Mắt hắn tròn xoe. Hắn nghĩ Billy vừa lỉnh mất ngay dưới mũi hắn và không thể nào bắt lại được. "Lũ ngốc các anh, ai nhìn thấy Billy Bibbit trốn đâu không?"

Lúc này mọi người mới sốc nhớ đến Billy giờ đang ở nơi nào, thế là lại nổi lên, nào là tiếng khúc khích, nào là tiếng cười đắc ý.

Tên hộ lý bỏ đi, và chúng tôi nhìn thấy hắn trong phòng trốc mách mụ y tá. Mụ dằn ống nghe xuống và chạy ra hành lang, tên hộ lý chạy theo đằng sau; mớ tóc mụ tuột ra khỏi cái mũ trắng và xổ xuống mặt, trông như tro ướt. Mồ hôi túa ra giữa lông mày và trên mép mụ. Mụ hầm hầm hỏi chúng tôi kẻ đào tẩu chạy đi đâu. Một tràng cười rộ lên nhất loạt trả lời và mắt mụ sục sạo một vòng quanh chúng tôi.

"Thế nào? Anh ta chưa chạy trốn, đúng không? Harding, anh ta vẫn còn ở đây... trong khoa, đúng không? Nói đi, Sefelt, nói xem nào!"

Mỗi tiếng, mụ lại xoáy mắt nhìn vào người bị hỏi nhưng nào có tác dụng gì. Họ đón ánh mắt mụ, cười gằn trêu tức nụ cười tin tưởng thường ngày của mụ giờ đã mất tích.

"Washington! Warren! Đi với tôi lục tìm các phòng."

Chúng tôi đứng dậy và đi cả theo, bình thản xem chúng mở hết phòng thí nghiệm, phòng tắm, đến phòng bác sĩ... Scanlon mỉm cười, che miệng bằng bàn tay nổi đầy gân xanh, thì thầm: "Ôi bây giờ sẽ có hài kịch với Billy Bibbit đây." Chúng tôi gật đầu. "Và không chỉ với Billy đâu, còn có người khác ở trong đó nữa, các cậu nhớ không?"

Chúng đã tiến tới phòng cách ly ở cuối hành lang. Còn chúng tôi dồn lại phía sau, vươn cổ ra nhìn qua vai chúng trong lúc mụ y tá mở khóa và đẩy tung cửa. Căn phòng không cửa sổ, tối đen. Nghe thấy tiếng chí chóe và cốa quậy, và mụ y tá với tay bật công tắc đèn và kìa trên tấm nệm trải dưới sàn, Billy và cô gái nheo mắt như hai chú cú con trong rổ. Mụ y tá làm như không để ý tới tiếng cười rộ lên sau lưng.

"William Bibbit!" Mụ cố gắng giữ giọng lạnh lùng và nghiêm khắc: "William... Bibbit!"

"Xin chào bà, thưa bà Ratched," Billy đáp, không buồn nghĩ đến chuyện đứng dậy và cài lại bộ đồ ngủ. Hắn cầm tay cô gái và mỉm cười. "Đây là Candy."

Mụ y tá líu lưỡi trong cái cổ họng xương xẩu. "Billy, Billy... tôi thật xấu hổ cho anh."

Billy vẫn chưa tỉnh hoàn toàn để đáp lại nỗi xấu hổ của mụ, còn cô gái, toát ra vẻ nồng ấm và uể oải sau giấc ngủ, quay bên này bên kia trên tấm đệm tìm đôi bít tất. Lúc lúc cô ta dừng lại, ngẩng đầu lên mỉm cười với mụ y tá đang lạnh lùng đứng khoanh tay trước mặt, rồi lại đưa tay sờ xem áo đã cài chưa rồi tiếp tục kéo kéo đôi bít tất mắc dưới tấm đệm. Cả hai như những chú mèo to béo vừa uống xong sữa ấm buổi sáng và đang phơi mình dưới ánh nắng mặt trời; tôi có cảm giác họ cũng chưa dứt cơn say.

"Ôi Billy," mụ y tá làm ra bộ thất vọng, dường như muốn phát khóc lên, nói. "Với một phụ nữ như thế này! Thấp kém, hèn hạ! Bán trôn nuôi miệng! Lem luốc, bẩn thỉu..."

"Một ả giang hồ ư, thưa bà?" Harding chộp lấy. "Hay là Jezebel?" Mụ y tá quay lại và nhìn Harding đe dọa, nhưng hắn vẫn tiếp tục. "Không phải ư? Jezebel không được à?" Hắn cúi đầu trầm ngâm. "Thế thì là một cô Salome? Cô ta cũng nổi tiếng điếm đàng! Thôi thì cứ gọi là cô gái thôi vậy. Nào, chẳng qua tôi muốn giúp bà."

Mụ đưa mắt lại phía Billy. Hắn đang cố gắng đứng dậy. Lật sấp người xuống. Billy co đầu gối, chổng mông lên như con bò, sau đó chống hai tay, tốa vào một chân, rồi đứng cả hai chân lên. Billy có vẻ hài lòng với thành tích đó của mình và dường như không nhận thấy chúng tôi đang đứng tụ tập nơi cửa, đứa trêu chọc đứa hoan hô.

Tiếng cười và tiếng ồn ào bủa vây lấy mụ y tá. Mụ quay từ Billy và cô gái sang nhìn cái đám nhí nhố bọn tôi. Bộ mặt tráng men xị ra. Mụ nhắm mắt, cố gắng kìm cơn run lẩy bẩy. Mụ hiểu, thời điểm đó đã đến - thời điểm mụ bị dồn vào chân tường. Khi mụ mở mắt ra, đôi mắt ra, đôi mắt nom bé tí và bất động.

"Tôi thật số khổ tâm, Billy," mụ nói và tôi nghe trong giọng nói có số thay đổi. "Làm sao người mẹ tội nghiệp của anh có thể chịu đống được chuyện này."

Lần này lời nói của mụ y tá mang lại hiệu quả cần thiết. Billy giật nảy mình, ép bàn tay vào má như bị té axit.

"Bà Bibbit luôn luôn tố hào về bản tính của anh. Tôi biết điều đó. Bà ta sẽ thất vọng kinh khủng. Billy, anh biết bà sẽ ra sao khi thất vọng rồi đấy, bà bạn tội nghiệp nhất định sẽ ốm. Bà ta rất nhạy cảm. Đặc biệt là những gì liên quan tới con trai. Ôi, bà luôn luôn tố hào về anh. Bà luôn..."

"Không! Không!" Billy há hốc mồm ra, đớp đớp không khí. Hắn vò đầu cầu khẩn mụ ta. "Đ...đ... đừng! Đ... đ... đừng..."

"Billy, Billy," Mụ nói. "Chúng tôi là chỗ bạn bè cũ với nhau."

"Không!" Hắn hét lên. Giọng hắn làm rung chuyển cả các bức tường trần trụi của phòng cách ly. Hắn ngửa mặt, hét thẳng lên cái đèn trắng hình vành trăng trên trần. "Kh...kh...không!"

Chúng tôi thôi cười. Chúng tôi nhìn Billy gập người xuống trên sàn: đầu ngửa ra sau, gối khuỵu xuống. Hắn miết bàn tay dọc theo chiếc quần xanh từ trên xuống dưới. Hắn lắc đầu kinh hoàng giống một đứa bé sắp bị đánh đòn chỉ còn chờ ngọn roi được vót. Mụ y tá đưa tay chạm vào vai hắn an ủi. Hắn giật nảy lên như bị đánh.

"Billy, tôi không muốn mẹ anh như vậy... nhưng anh đã bắt tôi phải nghĩ về anh thế nào, anh biết không?"

"Đ...đ... đừng n...n... nói! B...b...bà Ratched! Đ... đ... đ... đừng...".

"Billy. Tôi phải nói. Tôi không thể tin vào mắt mình nữa, nhưng anh còn bắt tôi phải hình dung những gì nữa! Tôi đã thấy anh, trên nệm, với một cô gái loại này."

"Không! Đấy kh... kh... không phải là tôi. Tôi không... Hắn lại đưa tay lên má, dán chặt vào đấy. "Đấy là cô ta."

"Billy, cô gái không thể bắt ép anh được." Mụ lắc đầu. "Anh nhớ không, tôi đã muốn nghĩ khác... vì bà mẹ tội nghiệp của anh."

Bàn tay trượt xuống dọc theo má, để lại trên đó những vết hằn màu đỏ kéo dài. "C... c... cô ta ép." Hắn nhìn quanh. "Và Mc... M... Murphy. Anh ta! Và cả Harding! Cả những người còn lại! Họ kh... kh... khêu gợi tôi, chế nhạo tôi!"

Hắn như bị hút chặt vào mụ, không còn lơ láo ngó phải liếc trái gì nữa, cứ trân trối nhìn thẳng vào mụ, dường như ở đó không phải khuôn mặt là là một luồng ánh sáng xoáy trôn ốc, một luồng sáng màu trắng sữa, màu xanh, màu da cam thôi miên hắn. Hắn nuốt nước bọt và sợ sệt chờ đợi, nhưng mụ ta im lặng; kinh nghiệm cáo già của mụ - cái sức mạnh cơ học khổng lồ đó - đã trở lại với mụ, đánh giá tình thế và báo cho mụ rằng bây giờ chỉ cần yên lặng là đủ.

"Họ đã b... b... buộc tôi! Thật thế, bà Ratched, họ b... b... B... BUÔ... BUÔ..."

Ánh mắt mụ dịu đi chút ít, và Billy gục đầu xuống, nấc lên nhẹ nhõm. Mụ ôm lấy cổ Billy, ép má hắn vào bộ ngốc hồ bột của mình và vuốt ve vai hắn, vừa chậm rãi đưa mắt nhìn chúng tôi khinh bỉ.

"Billy, không sao, không sao. Bây giờ thì không ai có thể đụng đến anh được nữa rồi. Đừng sợ, tôi sẽ giải thích cho mẹ anh."

Mụ vẫn trừng trừng nhìn chúng tôi trong khi nói. Thật lạ, cái giọng mềm mỏng, an ủi, ấm áp như gối nhồi bông đổi ngược hoàn toàn với bộ mặt cứng như sành của mụ.

"Không sao, Billy, hãy đi với tôi. Anh có thể ngồi trong phòng bác sĩ. Chẳng có lý do gì giữ anh trong phòng chung và ép anh vào cái hội... bạn bè đó."

Mụ đưa hắn đi, luôn luôn xoa cái đầu gục xuống của hắn và nói "Cậu bé tội nghiệp, chú bé đáng thương của tôi" còn chúng tôi thì rút khỏi hành lang, vào ngồi trong phòng chung, mắt không nhìn nhau và không nói một lời nào. McMurphy ngồi xuống cuối cùng.

Đằng kia, tụi Kinh niên ngừng nhai tóp tép và nằm vào ổ của mình. Tôi nhìn trộm McMurphy qua khóe mắt, cố gắng không lộ liễu quá. Hắn ngồi trong góc, một phút nghỉ xả hơi trước hiệp tiếp theo, và phía trước còn bao nhiêu hiệp đấu nữa? Đối thủ mà hắn đang phải đương đầu, không phải chỉ thắng một trận là xong, anh cần phải thắng hết hiệp này đến hiệp kia, khi chân còn đứng được, sau đó thì ai đó sẽ phải chiếm chỗ của anh.

Trong phòng trốc lại có thêm nhiều cú điện thoại, và một bầu đoàn quan chức bắt đầu ghé vào để xem xét các tang chứng. Cuối cùng, khi chính gã bác sĩ xuất hiện thì họ nhìn gã như nhìn người đã gây nên tất cả vụ này, hay ít ra cũng là người đã cho phép làm vụ đó. Gã tái xanh và run lẩy bẩy dưới cái nhìn của họ. Rõ ràng gã đã nghe hầu như toàn bộ số việc, nhưng mụ y tá vẫn kể lại đầy đủ chi tiết, kể chậm rãi, to tiếng để chúng tôi cùng nghe thấy. Nghe ra nghe, nghiêm túc, không bị cản trở vì chúng tôi xì xào hay cười khúc khích bên cạnh nữa. Gã bác sĩ gật đầu, mân mê cái kính, chớp chớp đôi mắt chảy đầm đìa nước đến nỗi tôi nghĩ mụ y tá phải ướt sạch. Cuối cùng mụ kể đến chuyện Billy - nhờ ơn chúng tôi, hắn đã chịu một bi kịch.

"Tôi đã đưa anh ta vào phòng ông. Tình trạng anh ta rất tồi tệ, tôi đề nghị ông phải hỏi chuyện anh ta ngay lập tức. Anh ta vừa phải chịu một thử thách kinh hoàng. Tôi thật rùng mình khi nghĩ tới những hậu quả giáng xuống cậu bé đáng thương đó."

Mụ đợi cho đến khi cảm thấy gã bác sĩ cũng rùng mình như mụ.

"Theo tôi, ông cần phải tới đó và nói chuyện với anh ta. Anh ta đang rất cần số thông cảm. Nhìn mà thấy thật tội nghiệp." Gã bác sĩ lại gật đầu và bước về phòng mình. Chúng tôi đưa mắt tiễn theo gã.

"Mack," Scanlon nói. "Cậu đừng nghĩ rằng chúng tớ tin những chuyện ngu ngốc mụ nói, hiểu không? Việc vỡ lở hết, nhưng chúng tớ biết lỗi do ai... chúng tớ chẳng kết tội cậu trong chuyện này đâu."

"Vâng," tôi nói, "chẳng ai kết tội cậu cả." Và hắn nhìn tôi, đến nỗi tôi muốn đứt cả lưỡi.

Hắn nhắm nghiền mắt lại, thả lỏng người trong ghế bành thư giãn. Để chờ đợi thì đúng hơn, nhìn dáng điệu gã. Harding đứng dậy bước tới hắn, nhưng hắn chưa kịp mở miệng nói gì thì ngoài hành lang vang lên tiếng gào thét của gã bác sĩ, hắt vào tất cả các bộ mặt một nỗi kinh hoàng khi chúng hiểu ra một điều như nhau.

"Bà y tá!" Gã hét inh lên. "Lạy Chúa tôi, bà y tá!"

Mụ Y tá Trưởng cùng ba tên hộ lý chạy vội đến chỗ gã vẫn đang đứng gào từng chập. Nhưng chúng tôi không ai nhúc nhích. Chúng tôi biết mình chỉ còn lại mỗi việc là ngồi yên một chỗ mà chờ mụ y tá quay lại thông báo cho chúng tôi về một trong những số việc chúng tôi biết rằng đã nằm sẵn trong lộ trình.

Mụ y tá tiến thẳng đến McMurphy:

"Anh ta đã tố cắt cổ." Nói xong, mụ dừng lại chờ hắn trả lời. McMurphy không ngẩng đầu lên. "Anh ta mở ngăn bàn ông bác sĩ, tìm thấy dụng cụ ở đó và tức khắc hành động luôn. Cậu bé bất hạnh, đáng thương không một ai chia sẻ đã tố tử. Bây giờ anh ta đang ngồi trong ghế ông bác sĩ với cái họng bị cưa đứt."

Mụ ta lại đợi, nhưng McMurphy vẫn không ngẩng đầu lên.

"Đầu tiên là Charles Cheswich, còn bây giờ là William Bibbit! Hy vọng rằng ông đã thỏa mãn. Ông đùa giỡn với sinh mạng con người... đánh bạc bằng sinh mạng con người... dường như ông xem mình là Thượng đế!"

Mụ quay người, đi đến buồng trốc và đóng cửa lại, để lại phía sau những âm thanh buốt giá chết người đang vang lên từ các ống đèn trên đầu chúng tôi.

Tôi chợt thoáng có ý nghĩ ngăn hắn lại, khuyên hắn hãy vừa lòng với tất cả những gì thắng được trước đây và nhường mụ hiệp cuối cùng này, nhưng ý nghĩ đó dần dần bị thay thế bởi ý nghĩ khác, to lớn hơn. Tôi bỗng hiểu thật rõ ràng rằng không phải tôi và không một ai trong cái đám một tá chúng tôi có thể ngăn hắn lại được. Với tất cả các lý lẽ của mình Harding cũng không thể, hay tôi với đôi tay rắn chắc như thép của mình, hay ông đại tá Matterson với các bài học, cũng như Scanlon luôn miệng càu nhàu, hay tất cả chúng tôi cộng lại cũng không thể ngăn hắn được.

Chúng tôi không thể ngăn hắn lại được, bởi chính chúng tôi đã đẩy hắn tới hành động đó. Bây giờ không phải mụ y tá, mà là đòi hỏi của chúng tôi bắt hắn chậm chạp tì hai tay vào thành ghế, đẩy người về phía trước, từ từ đứng lên như thây ma cử động trong phim, nhận lệnh của bốn mươi ông chủ. Chính chúng tôi là kẻ hàng tuần nay thúc ép hắn, bắt hắn đứng liên tục, mặc dù từ lâu chân hắn đã không giữ nổi tấm thân của mình, bắt hắn hàng tuần nay phải nháy mắt, phải cười gằn, cười khẩy, phải đóng trò, mặc dầu toàn bộ niềm vui thích của hắn từ lâu đã bị đốt cháy giữa hai điện cốc.

Chúng tôi bắt hắn đứng dậy, giật giật cái quần đùi đen, dường như đó là cái quần cao bồi bằng da ngốa, ngón tay đẩy chiếc mũ ra sau gáy như đấy là cái mũ phớt mười ga lông, những cử động chậm chạp, máy móc - và khi hắn đi trong phòng, tiếng cá sắt dưới gót chân trần đánh lửa xoèn xoẹt xuống sàn nhà.

Chỉ đến phút cuối - sau khi hắn đã đập vỡ cửa kính và mụ y tá quay lại, phô ra bộ mặt kinh hoàng, vĩnh viễn xóa nhòa mọi biểu hiện mà mụ muốn mang vào và hét lên khi bị hắn vồ lấy, bị hắn xé tung bộ đồng phục phía trước ngốc và lại hét lên khi hai quả cầu có núm vú tràn ra trương phồng mỗi lúc một to, to hơn cả lúc chúng tôi có thể tưởng tượng được, ấm áp và hồng hào dưới ánh đèn, chỉ đến phút cuối sau khi đám quan chức cùng nhân viên bệnh viện hiểu ra rằng ba tên hộ lý mà mụ Y tá Trưởng dày công tuyển mộ sẽ bỏ mặc mụ, sẽ chỉ đóng vai quan sát và đành phải chiến đấu không có số giúp đỡ của chúng, và tất cả - các bác sĩ, y sĩ, thanh tra - lao vào gỡ các ngón tay đỏ bầm đang cấu lấy cần cổ trắng nhợt mụ y tá tốa như xương cổ họng của mụ, mà vừa thở hồng hộc, họ vừa cố gắng đẩy McMurphy ra sau, chỉ đến lúc đó hắn mới tỏ ra có lẽ mình không hoàn toàn là con người kiên trì ngang bướng, thốc hiện nghĩa vụ của mình dù muốn hay không.

Hắn hét lên. Giây phút cuối, khi hắn ngã ngửa ra, và trong giây lát, trước lúc người ta chôn hắn dưới những bộ quần áo trắng, chúng tôi còn kịp nhìn thấy bộ mặt tênh hênh của hắn, hắn đã cho phép mình la hét.

Tiếng thét của con thú bị săn đuổi xen lẫn vẻ kinh hoàng, số thù địch, nỗi bất lốc và số tố vệ, nếu như anh lúc nào đó lần theo một con gấu, con báo hay con linh miêu bị thương, thì anh sẽ nghe thấy tiếng kêu cuối cùng đó của con thú khi lũ chó xông vào cắn xé, khi nó không còn nghĩ đến gì nữa ngoài việc mình đang chết.

Tôi còn nằm lại khoảng hai tuần nữa để xem chuyện gì sẽ xảy ra sau đó. Tất cả đều thay đổi. Sefelt và Fredrickson cùng nhau ký giấy ra khỏi bệnh viện, Bất Chấp Lời Khuyên Bác Sĩ; hay ngày sau ba bệnh nhân Cấp tính nữa cũng xin ra, còn sáu người chuyển sang khoa khác. Những điều tra về cuộc đập phá đêm ấy và cái chết của Billy cứ kéo dài mãi. Người ta báo cho gã bác sĩ rằng gã có thể xin nghỉ việc theo nguyện vọng riêng, nhưng gã thề rằng ở đến cùng và cứ để cho người ta tìm cách đuổi gã, còn tố gã, gã sẽ không đi đâu hết.

Mụ Y tá Trưởng phải nằm điều trị một tuần, tạm thay mụ là cô y tá nhỏ bé người Nhật, cho phép chúng tôi thay đổi nhiều thứ trong nội quy khoa. Đến lúc mụ trở lại thì Harding không những đã mở được cửa phòng tắm mà còn tố ngồi chia bài trong đó, bằng giọng kim yếu ớt của mình, hắn cố gắng bắt chước cái kiểu rống lên như người bán đấu giá của McMurphy. Hắn đang chia dở một cuộc bài thì nghe thấy tiếng chìa khóa của mụ tra vào ổ.

Chúng tôi đi ra khỏi buồng tắm tràn ra hành lang trước mặt mụ để hỏi về McMurphy. Thấy chúng tôi tiến đến, mụ nhảy lùi lại hai bước và tôi nghĩ mụ định bỏ chạy. Một bên mặt mụ còn bầm đen, tím ngắt và sưng vù lên, chẳng ra hình thù gì, khiến một mắt sưng húp, trên cổ còn quấn đầy băng. Và lại một bộ đồng phục trắng mới. Mấy người cười khẩy, nhìn bộ quần áo của mụ; dù nó chật hơn bộ cũ và hồ bột cứng hơn, nhưng mụ cũng không còn có thể giấu được mình là phụ nữ.

Harding mỉm cười bước tới và hỏi Mack bây giờ ra sao.

Mụ lôi từ trong túi ra cuốn sổ với cây bút chì và viết: "Anh ta sẽ quay lại" sau đó giơ cho khắp lượt. Tờ giấy rung lên trong tay mụ. "Bà tin chắc chứ?" Harding hỏi. Chúng tôi đã nghe đủ chuyện trong thời gian vừa rồi: nào là hắn đấm vỡ mõm hai tên hộ lý trong phòng điên, cướp lấy chìa khóa và bỏ chạy, nào là người ta đã trả hắn về trại cải tạo, và thậm chí là mụ y tá tạm thời phụ trách khoa trong khi chờ đợi người ta tìm một bác sĩ mới và mụ đã dành cho hắn phương pháp chữa bệnh đặc biệt.

"Bà hoàn toàn tin điều đó chứ!" Harding hỏi lại.

Mụ y tá lại lôi cuốn sổ tay ra. Mụ cử động rất khó khăn vì bó bột, bàn tay trắng hơn bất cứ lúc nào di động trên cuốn sổ như những ngón tay của các mụ Di gan di động trên bàn tay người xem bói. "Vâng, ông Harding," mụ viết. "Nếu như tôi không tin, thì tôi đã không nói. Anh ta sẽ trở về."

Harding đọc tờ giấy, sau đó xé nát và ném các mẩu vụn vào mụ ta. Mụ giật mình và lấy tay che phía mặt bị sưng khỏi bị giấy đập vào. "Đủ những chuyện láo khoét rồi, thưa bà," Harding nói. Mụ nhìn hắn hồi lâu, tay khua trên cuốn sổ, nhưng rồi mụ quay người bỏ đi, đút quyền sổ và cái bút chì vào túi và bước đến phòng y tá.

"Hừ," Harding nói. "Hình như câu chuyện không ăn nhập gì cả. Nhưng nếu người ta bảo anh toàn nói chuyện láo khoét, thì anh còn chửi lại bằng giấy thế nào được nữa!"

Mụ y tá cố gắng lập lại trật tố trong khoa, nhưng chẳng dễ dàng gì, nếu như hình bóng McMurphy vẫn còn ngang ngửa dọc hành lang, cười hô hố trên các cuộc họp và hát inh tai trong buồng vệ sinh. Mụ không thể lấy lại quyền lốc trong tay, nếu lúc nào cũng phải bận viết ra giấy. Mụ mất hết bệnh nhân này tới bệnh nhân khác. Sau khi Harding xin đi và vợ hắn đến đón, còn George chuyển sang khoa khác, thì chúng tôi - những người đi câu - chỉ còn lại có ba: tôi, Martini và Scanlon.

Hiện thời tôi chưa muốn đi, bởi mụ y tá vẫn còn có cái vẻ tin tưởng bệnh hoạn, dường như mụ còn đợi một hiệp cuối cùng nữa và nếu như thế, tôi muốn chứng kiến hiệp đó. Và, một buổi sáng, khi McMurphy đã vắng mặt được ba tuần, mụ bắt đầu ván bài cuối cùng.

Cửa phân viện mở ra, tụi hộ lý đẩy vào cái xe có tờ bìa treo dưới chân và trên tờ bìa in dòng chữ đậm nét: MCMURPHY, RANDLE P. Đà MỔ XONG. Còn thấp xuống bên dưới, viết bằng mốc: GIẲI PHẪU N�O.

Chúng đẩy chiếc xe vào phòng chung và đặt cạnh bức tường sát tụi Thốc vật. Chúng tôi đứng cuối xe đọc tấm bìa, sau đó nhìn về nơi có cái đầu với nhúm tóc đỏ hung ngập trong chiếc gối, trên bộ mặt trắng nhờ nhờ như sữa chỉ thấy những vết bầm tím sưng vù quanh mắt.

Sau một phút im lặng, Scanlon quay lại và nhổ toẹt xuống sàn nhà. "Phù, mụ ta dúi cho chúng ta cái gì thế này, đồ chó cái! Không phải ông ấy."

"Chẳng giống tí nào cả," Martini nói.

"Mụ coi chúng ta là lũ ngốc hay sao?"

"Nói chung, bọn chúng làm việc không tồi," Martini nói và chỉ ngón tay vào cái đầu. "Nhìn này, chúng làm giả được cả cái mũi gãy, vết sẹo... giống y như thật, và thậm chí cả tóc mai nữa."

"Tất nhiên," Scanlon càu nhàu, "mẹ kiếp!"

Tôi chen vào giữa các bệnh nhân và đứng cạnh Martini. "Hiển nhiên bọn chúng biết cách làm cho mọi vết sẹo hay mũi gãy," tôi nói. "Nhưng cái thần của một người thì không thể làm giả được. Chẳng có gì trên mặt cả. Giống như hình nhân trong cửa hàng vậy. Đúng không, Scanlon?"

Scanlon lại nhổ toẹt xuống sàn. "Hiển nhiên là đúng vậy. Cậu hiểu không, cái của quý này hoàn toàn trống rỗng, số không. Ai cũng thấy thế."

"Nhìn xem này," ai đó kêu lên, lật tấm chăn ra. "Vết xăm!"

"Thì sao," tôi nói. "Cả vết xăm bọn chúng cũng làm giả được chứ sao. Nhưng tay thì sao nhỉ? Tay ấy mà? Tay của ông ấy to lắm, bọn chúng đâu có làm giả được!"

Suốt ngày còn lại, Scanlon, Martini và tôi thi nhau cười cợt trên cái hình nhân đó - Scanlon gọi nó là con búp bê ngu xuẩn hàng chợ, nhưng dần dần thời gian trôi qua và các cục u xung quanh mắt hắn bắt đầu xẹp xuống, tôi nhận thấy các con bệnh càng hay tiến đến nhìn McMurphy nhiều hơn. Họ làm ra vẻ đi tới giá sách hoặc vòi nước uống, nhưng thốc ra để đưa mắt nhìn trộm hắn. Tôi nhìn họ và cố gắng tưởng tượng ở địa vị tôi, hắn sẽ hành động thế nào. Tôi chỉ biết chắc chắn một điều: hắn sẽ không tha thứ cho cái chuyện một hình nhân như thế bị găm cho cái tên của hắn và ngồi trong phòng chung suốt hai hay ba chục năm để mụ y tá chỉ tay lên đó và nói: sẽ thành như vậy đối với bất cứ người nào chống lại trật tố này. Điều đó thì tôi biết chắc chắn.

Tôi đợi đến đêm, đợi cho đến khi trong phòng im ắng hẳn và tụi hộ lý đã hết đi kiểm tra. Tôi quay đầu trên gối nhìn sang giường hắn. Tôi đã lắng nghe hơi thở hàng giờ - từ lúc người ta đẩy xe vào và đặt chiếc cáng lên giường; nghe đôi phổi lúc thì ngắc ngứ lúc lặng tắt hẳn đi, rồi sau đó lại ngắc ngứ, ngắc ngứ... vừa nghe vừa mong cho nó ngừng hẳn hoàn toàn, nhưng đến lúc này tôi mới quay nhìn.

Mặt trăng lạnh lẽo treo ngoài cửa sổ và đổ xuống phòng ngủ một thứ ánh sáng nhờ nhờ như váng sữa. Tôi ngồi dậy trên giường và cái bóng của tôi đổ lên cái thân thể bên kia, cắt đôi nó chỉ chừa lại từ hông và đôi vai trở lên, còn ở giữa là một khoảng không đen thẫm. Cục u nơi mắt đã xẹp xuống và hai con mắt mở trừng trừng: chúng nhìn thẳng vào mặt trăng, chằm chằm, vô ý thức, đục mờ do lâu không chớp, trông giống như hai cái cầu chì cháy đen. Tôi quay lại cầm lấy cái gối, cặp mắt bắt lấy cử động đó của tôi và cái nhìn ấy dõi theo tôi đứng dậy, bước tới giường bên kia.

Cái thân thể to lớn và dẻo dai bền bỉ kháng cố, cố bám lấy cuộc sống. Nó vật vã hồi lâu, không chịu đầu hàng, nó giật lên, giãy giụa và tôi phải nằm cả người lên, hai chân kẹp lấy chân không cho quẫy, tay đè chiếc gối lên trên mặt. Có cảm giác như tôi đang nằm trên tấm thân đó hàng thế kỷ. Sau đó nó thôi giãy giụa. Lúc đó tôi mới tụt xuống. Tôi nâng cái gối lên và nhìn thấy qua ánh trăng vẻ mặt ấy vẫn không thay đổi, chỉ cứng đờ và trống rỗng. Tôi để hai ngón tay cái lên hai mi mắt và giữ cho đến khi chúng ngoan ngoãn khép lại. Lúc đó tôi mới nằm xuống giường mình.

Tôi nằm vùi đầu trong gối và nghĩ tất cả đều trót lọt không một tiếng động, nhưng tôi biết mình nhầm khi Scanlon từ giường mình thì thầm.

"Bình tĩnh. Thủ lĩnh. Bình tĩnh. Thủ lĩnh. Không sao cả đâu."

"Im đi," tôi nói chỉ đủ cho hắn nghe. "Ngủ đi."

Yên lặng một lúc lâu, rồi hắn lại lên tiếng hỏi: "Xong rồi chứ?"

Tôi đáp lại ừ.

"Lạy Chúa," hắn nói. "Mụ sẽ đoán ra. Cậu hiểu, đúng không? Tất nhiên, chẳng ai chứng minh được... ai cũng có thể xỉu sau khi mổ... nhưng mụ ta - mụ sẽ đoán ra."

Tôi không nói gì.

"Nếu ở địa vị Thủ lĩnh, tớ sẽ chuồn khỏi đây. Cậu hãy chạy đi, còn tớ sẽ nói đã nhìn thấy McMurphy đứng dậy và bước đi như thế nào sau khi cậu đã bỏ trốn. Người ta sẽ không nghi ngờ cậu được. Ý đồ tuyệt đấy chứ, Thủ lĩnh?"

"Hiển nhiên rồi, đơn giản quá. Chỉ cần yêu cầu chúng mở cửa cho tớ đi là xong."

"Không. Có một hôm McMurphy đã chỉ cho cậu làm thế nào rồi đấy, nhớ chưa? Ngay tuần đầu tiên, nhớ không?"

Tôi không trả lời và hắn cũng không nói gì thêm, phòng ngủ im ắng trở lại. Tôi nằm thêm mấy phút nữa, sau đó vùng dậy mặc quần áo. Rồi tôi thò tay vào chiếc tủ của McMurphy lôi ra chiếc mũ của hắn, đội thử lên đầu. Nó chật quá, và tôi chợt cảm thấy xấu hổ vì đã thử nó trên đầu mình. Tôi vứt xuống giường Scanlon và bước ra khỏi buồng ngủ. Scanlon nói đuổi theo tôi: "Bình tĩnh, anh bạn."

Ánh trăng xuyên qua cửa sổ rọi vào buồng tắm, chiếu xuống chiếc bệ nặng nề lùn tịt dưới đất, ánh lên những chi tiết mạ crôm và những tấm kính trong đó, lạnh lẽo đến mức dường như nghe thấy cả tiếng ánh trăng đập vào kim loại kêu lanh canh. Tôi hít một hơi căng lồng ngốc, cúi người xuống và tóm lấy tay gạt. Bắp chân căng lên và tôi cảm thấy có gì đó lạo xạo vỡ ra dưới chân bệ. Gắng sức một lần nữa, tôi nghe thấy tiếng các dây dẫn và các ổ nối bật ra khỏi sàn. Một tay ôm phía trên, tay kia luồn xuống dưới, tôi đặt được cái bệ lên hai đầu gối. Kim loại áp vào má và cổ tôi lạnh ngắt. Lưng quay vào cửa sổ, tôi đứng dậy, rồi lăng người đi, vừa nửa chừng thì buông tay ra cho cái bệ bay tới phá tung cửa sổ và lưới sắt với một tiếng răng rắc kéo dài. Những mẩu kính văng ra lấp lánh dưới ánh trăng như nước thánh được vẩy xuống rửa tội cho mặt đất đang ngủ. Tôi thở phì phò và định quay lại kéo Scanlon hay ai đó nữa đi cùng thì ngay lúc đó trong hành lang vang lên tiếng giày lộp cộp của tên hộ lý, tôi tì tay lên cửa sổ nhảy vọt theo cái bệ, lao ra khoảng không chan hòa ánh trăng.

Tôi chạy theo trí nhớ, theo hướng con chó đã chạy hôm nào - nhằm tới đường quốc lộ. Tôi còn nhớ chân mình bước những bước dài, dường như sau mỗi bước tôi lại bay trong không trung rất lâu cho đến khi chân kia chạm đất. Tôi cảm giác như mình đang bay. Hoàn toàn tố do. Không ai đuổi theo bệnh nhân trốn khỏi viện điên, tôi hiểu điều đó, và Scanlon biết cách trả lời mọi câu hỏi về người chết - chẳng việc gì phải chạy. Nhưng tôi không dừng lại. Tôi chạy rất lâu, không nghỉ, và cuối cùng chạm phải sườn dốc của đường quốc lộ.

Một tài xế người Mexico đang rong ruổi trên chiếc xe tải chở cừu lên phía Bắc cho tôi đi nhờ, và tôi đã bịa ra rằng tôi là một tay đô vật nhà nghề da đỏ bị bọn găngxto tống vào nhà thương điên hay ho đến nỗi anh ta lập tức dừng xe lại, đưa cho tôi chiếc áo khoác da để che bộ quần áo xanh của tôi và còn cho vay mười đô la để ăn đường cho đến khi tới được Canada. Lúc chia tay, tôi yêu cầu anh ta viết địa chỉ cho tôi và nói rằng hễ kiếm được việc làm là tôi gửi trả anh ta ngay.

Có thể tôi sẽ đi Canada, nhưng chắc chắn trên đường tôi phải ghé qua con sông Columbia cái đã. Tôi sẽ quanh quẩn đâu đó xung quanh Portland, cạnh sông Hood và thành phố Dalles - biết đâu bất ngờ chả gặp một người nào đó từ làm chúng tôi chưa uống đến mức mất trí nhớ. Tôi muốn biết họ làm gì từ bấy đến nay, từ khi chính phủ muốn mua quyền làm người da đỏ của họ. Thậm chí tôi còn nghe đâu như có mấy người da đỏ bắt đầu dống những chiếc cầu khỉ bằng gỗ trên đập thủy điện hàng triệu đô đó và đâm cá trong hồ. Được xem những cái đó cũng thật đáng giá. Nhưng thích nhất vẫn là được thấy lại những chòm xóm của chúng tôi ngay cạnh khe núi, để chúng trở lại tươi mới trong trí mình.

Đã lâu tôi chưa về thăm quê.

(Hết rồi!)
 
700
0
16

halinhmy

Member
Ðề: Bay trên tổ chim cúc cu - Ken Kesey

Cảm ơn metyruoi đã cho em một trải nghiệm mới. Hôm qua em được tặng cuốn này, rất sung sướng ạ. @};-
 
Top