metyruoi
Active Member
Sốt thế nào mới gọi là sốt?
Nhiều bà mẹ băn khoăn không biết bao nhiêu độ thì được gọi là “con bị sốt”. Với các bé nhỏ, thân nhiệt thường cao hơn người lớn. Nên người con có hâm hấp hơn 37độ, các mẹ cũng đừng lo lắng quá!
Khi nào bé thực sự sốt từ 38,5 độ trở lên là bé ốm thật rồi. Mẹ cần tìm nhiều cách để hạ sốt cho bé như đặt thuốc tọa dược, cho uống thuốc hạ sốt, trườm khăn... Tuy nhiên, khi người con có biểu hiện nóng hâm hấp, khó chịu, mẹ tìm cách cho con uống nhiều nước, uống nước oresol để chống mất nước.
Ho liên tục
Các bé thường hay bị sụt sịt mũi, ho và có đờm, kể cả mùa đông cũng như mùa hè! Nếu tự nhiên bé ho liên tục 20 – 30 phút, mẹ cần đưa bé đi khám. Trường hợp bé ho nhiều khó thở, người co lại thì đó là biểu hiện của hệ thống hô hấp bị ảnh hưởng nặng nề.
Nếu bé bị ho liên tục, khó thở, có thể là do bé bị hen và cần đưa đi bác sỹ để khám. Nếu bé chỉ bị hen do nhiễm virus thì bệnh chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn. Trước hợp bé đã được các bác sỹ chẩn bệnh hen, mẹ nên cho con dùng htuocos hít và thuốc xịt tại nhà.
Bé bị nôn/trớ kéo dài
Khi bé bị nôn trớ kéo dài, thậm chí không có chất nôn ra, chỉ nôn khan, mẹ nên canh chừng con cực kỳ cẩn thận. Có thể bé đã bị ngộ độc thức ăn hoặc bị lồng ruột. Trong trường hợp này, mẹ cần phải cho bé đi khám bác sỹ.
Khi bé bị nôn ra đờm dãi có màu xanh vày, có thể bé đã mắc bệnh hẹp môn vị, một bệnh hiếm gặp và thường phải qua phẫu thuật. Mẹ hãy nhờ bác sỹ tư vấn và khám cẩn thận trước khi quyết định chữa trị cho con.
Đau bụng trên 2 giờ
Khi bé hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng đột nhiên đau bụng liên tục và kéo dài trên 2 giờ, mẹ hãy nghĩ đến trường hợp con bị viêm ruột thừa. Đây là căn bệnh mà các mô trên bụng bị viêm nhiễm rất nhanh và chỉ hơi chạm vào bé cũng bị đau.
Mẹ lưu ý, triệu chứng mắc bệnh ruột thừa là thường bị đau xung quanh rốn, sau đó tập trung ở vùng dưới rốn bên phải. Khi bé bị mắc bệnh này, cần được mổ sớm, tránh để các khối viêm nhiễm lan ra toàn ổ bụng.
Với những bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ hầu như chưa có kinh nghiệm chuẩn đoán con bị làm sao và nên chữa trị, theo dõi cho con như thế nào khi con bị ốm. Cách tốt nhất với các bố mẹ là phải thường xuyên theo dõi khi con có triệu chứng lạ, kịp thời phát hiện bất thường của trẻ nhỏ và đưa con đi khám bác sỹ.
Nhiều bà mẹ băn khoăn không biết bao nhiêu độ thì được gọi là “con bị sốt”. Với các bé nhỏ, thân nhiệt thường cao hơn người lớn. Nên người con có hâm hấp hơn 37độ, các mẹ cũng đừng lo lắng quá!
Khi nào bé thực sự sốt từ 38,5 độ trở lên là bé ốm thật rồi. Mẹ cần tìm nhiều cách để hạ sốt cho bé như đặt thuốc tọa dược, cho uống thuốc hạ sốt, trườm khăn... Tuy nhiên, khi người con có biểu hiện nóng hâm hấp, khó chịu, mẹ tìm cách cho con uống nhiều nước, uống nước oresol để chống mất nước.
Tuy nhiên, nếu sau khi con đi tiêm phòng về sốt cao trong vòng 36 giờ, mẹ cũng không cần lo lắng. Sốt ở trẻ nhỏ nhiều khi không có triệu chứng, nguyên nhân vì sao sốt. Câu trả lời chung là do hệ miễn dịch của bé còn quá non nớt. Bé sốt để tự bảo vệ cơ thể mình. Khi có nhiều biểu hiện lạ, mẹ cần đưa con đi khám và điều trị thích hợp, kịp thời.
Ho liên tục
Các bé thường hay bị sụt sịt mũi, ho và có đờm, kể cả mùa đông cũng như mùa hè! Nếu tự nhiên bé ho liên tục 20 – 30 phút, mẹ cần đưa bé đi khám. Trường hợp bé ho nhiều khó thở, người co lại thì đó là biểu hiện của hệ thống hô hấp bị ảnh hưởng nặng nề.
Nếu bé bị ho liên tục, khó thở, có thể là do bé bị hen và cần đưa đi bác sỹ để khám. Nếu bé chỉ bị hen do nhiễm virus thì bệnh chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn. Trước hợp bé đã được các bác sỹ chẩn bệnh hen, mẹ nên cho con dùng htuocos hít và thuốc xịt tại nhà.
Bé bị nôn/trớ kéo dài
Khi bé bị nôn trớ kéo dài, thậm chí không có chất nôn ra, chỉ nôn khan, mẹ nên canh chừng con cực kỳ cẩn thận. Có thể bé đã bị ngộ độc thức ăn hoặc bị lồng ruột. Trong trường hợp này, mẹ cần phải cho bé đi khám bác sỹ.
Khi bé bị nôn ra đờm dãi có màu xanh vày, có thể bé đã mắc bệnh hẹp môn vị, một bệnh hiếm gặp và thường phải qua phẫu thuật. Mẹ hãy nhờ bác sỹ tư vấn và khám cẩn thận trước khi quyết định chữa trị cho con.
Đau bụng trên 2 giờ
Khi bé hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng đột nhiên đau bụng liên tục và kéo dài trên 2 giờ, mẹ hãy nghĩ đến trường hợp con bị viêm ruột thừa. Đây là căn bệnh mà các mô trên bụng bị viêm nhiễm rất nhanh và chỉ hơi chạm vào bé cũng bị đau.
Mẹ lưu ý, triệu chứng mắc bệnh ruột thừa là thường bị đau xung quanh rốn, sau đó tập trung ở vùng dưới rốn bên phải. Khi bé bị mắc bệnh này, cần được mổ sớm, tránh để các khối viêm nhiễm lan ra toàn ổ bụng.
Với những bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ hầu như chưa có kinh nghiệm chuẩn đoán con bị làm sao và nên chữa trị, theo dõi cho con như thế nào khi con bị ốm. Cách tốt nhất với các bố mẹ là phải thường xuyên theo dõi khi con có triệu chứng lạ, kịp thời phát hiện bất thường của trẻ nhỏ và đưa con đi khám bác sỹ.
Theo Afamily