Me Minh "meo"
Active Member
Bé gái bị sán lá gan cắn đứt động mạch
Đau bụng, liên tục nôn ra máu, bé gái 10 tuổi ở Nha Trang (Khánh Hòa) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 phát hiện bị sán lá gan cắn vào động mạch.
Mẹ bé cho biết, con chị bắt đầu đau ở vùng dưới ngực - trên bụng từ cách đây một tháng. Đến cuối tháng 5 thì có những cơn đau dữ dội kèm nôn ra máu.
Các bác sĩ bệnh viện tỉnh Khánh Hòa xác định bệnh nhi bị sán lá gan và cho uống thuốc. Bệnh tình thuyên giảm vài ngày thì bé lại tiếp tục nôn ra máu.
Bệnh nhân sau một tuần điều trị. Ảnh: Thiên Chương.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, các bác sĩ một lần nữa xác định bé bị nhiễm sán lá gan. Chẩn đoán hình ảnh cho thấy, gan bệnh nhi bị tổn thương và gây biến chứng xuất huyết đường mật, viêm đường mật.
Bác sĩ Đào Trung Hiếu, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp kiêm Phó giám đốc bệnh viện cho biết, đây là trường hợp biến chứng do sán lá nhỏ ở gan hiếm gặp. Những ca khác, bệnh nhân thường không có triệu chứng, hoặc sốt nhẹ, táo bón, vàng da, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn.
"Với bệnh nhi này, để khắc phục tình trạng xuất huyết đường mật gây mất máu cấp, chúng tôi đã thắt động mạch gan riêng", bác sĩ Hiếu cho biết.
Gần một tuần sau phẫu thuật, chiều nay bé đã không còn đau bụng và chấm dứt tình trạng nôn ra máu.
Theo bác sĩ Hiếu, sán lá nhỏ ở gan (sán có hình dạng như chiếc lá) có từ phân động vật, thịt động vật. Do đó mọi người không nên ăn thức ăn sống hoặc tái. Với rau sống, nên rửa kỹ bằng các dung dịch chuyên dụng. Việc rửa tay thường xuyên cũng thực sự cần thiết.
Những trường hợp bỗng nhiên biếng ăn kèm chứng vàng da, rối loạn tiêu hóa, phải đến bệnh viện làm xét nghiệm để được điều trị kịp thời.
Thiên Chương
http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/06/be-gai-bi-san-la-gan-can-dut-dong-mach/
Đau bụng, liên tục nôn ra máu, bé gái 10 tuổi ở Nha Trang (Khánh Hòa) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 phát hiện bị sán lá gan cắn vào động mạch.
Mẹ bé cho biết, con chị bắt đầu đau ở vùng dưới ngực - trên bụng từ cách đây một tháng. Đến cuối tháng 5 thì có những cơn đau dữ dội kèm nôn ra máu.
Các bác sĩ bệnh viện tỉnh Khánh Hòa xác định bệnh nhi bị sán lá gan và cho uống thuốc. Bệnh tình thuyên giảm vài ngày thì bé lại tiếp tục nôn ra máu.
Bệnh nhân sau một tuần điều trị. Ảnh: Thiên Chương.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, các bác sĩ một lần nữa xác định bé bị nhiễm sán lá gan. Chẩn đoán hình ảnh cho thấy, gan bệnh nhi bị tổn thương và gây biến chứng xuất huyết đường mật, viêm đường mật.
Bác sĩ Đào Trung Hiếu, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp kiêm Phó giám đốc bệnh viện cho biết, đây là trường hợp biến chứng do sán lá nhỏ ở gan hiếm gặp. Những ca khác, bệnh nhân thường không có triệu chứng, hoặc sốt nhẹ, táo bón, vàng da, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn.
"Với bệnh nhi này, để khắc phục tình trạng xuất huyết đường mật gây mất máu cấp, chúng tôi đã thắt động mạch gan riêng", bác sĩ Hiếu cho biết.
Gần một tuần sau phẫu thuật, chiều nay bé đã không còn đau bụng và chấm dứt tình trạng nôn ra máu.
Theo bác sĩ Hiếu, sán lá nhỏ ở gan (sán có hình dạng như chiếc lá) có từ phân động vật, thịt động vật. Do đó mọi người không nên ăn thức ăn sống hoặc tái. Với rau sống, nên rửa kỹ bằng các dung dịch chuyên dụng. Việc rửa tay thường xuyên cũng thực sự cần thiết.
Những trường hợp bỗng nhiên biếng ăn kèm chứng vàng da, rối loạn tiêu hóa, phải đến bệnh viện làm xét nghiệm để được điều trị kịp thời.
Thiên Chương
http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/06/be-gai-bi-san-la-gan-can-dut-dong-mach/