Ngày nay, thăng tiến chỉ đơn giản là được làm việc với một team "pro" hơn, giỏi hơn, có nhiều sự chọn lựa trong công việc hơn, và thời gian làm việc linh động hơn.
Đối với những bạn trẻ mới đi làm chưa được bao lâu, thăng tiến là một điều gì đó quá xa vời và thường vượt ngoài mong đợi của họ. Nhưng quan niệm về thăng tiến ngày nay đã khác.
Nếu như trước đây, thăng tiến là được thăng chức, tăng lương, làm ở văn phòng to hơn, được nhiều đãi ngộ hơn, có nhiều quyền lực hơn và có nhiều nhân viên dưới quyền hơn thì ngày nay, thăng tiến chỉ đơn giản là được làm việc với một team "pro" hơn, giỏi hơn, có nhiều sự chọn lựa trong công việc hơn, và thời gian làm việc linh động hơn. Quan điểm "sống lâu lên lão làng" đã trở nên lỗi thời và mọi người đều có cơ hội thăng tiến như nhau dựa vào năng lực của bản thân.
Nhưng bạn sẽ phải làm sao để được chú ý. Hãy thử với những bước sau đây nhé:
Hãy tự đặt và trả lời các câu hỏi sau:
1. Bạn đang ở đâu và vì sao bạn lại ở đó?
Hãy tự hỏi mình rằng bạn có điểm mạnh gì mà được nhận vào công ty và bạn có thể tiếp tục sử dụng điểm mạnh đó cho việc phát triển nghệ nghiệp của mình như thế nào? Ví dụ bạn rất giỏi ngoại ngữ, vậy những công việc có liên quan đến đối ngoại và dịch thuật là lợi thế của bạn, bạn có thể ứng cử vào chức trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng, trưởng bộ phận đối ngoại, marketing hay là trợ lý cho sếp nước ngoài không thể giao dịch bằng tiếng Việt. Và tiếp đó là bạn hãy tự nhìn nhận lại xem mình có những điểm yếu nào mà bạn cần phải sửa chữa. Những câu hỏi đơn giản này lại chính là chiến lược của bạn. Chúng cho phép bạn kiểm điểm lại điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó bạn biết được điều gì đang có tác dụng và sẽ có tác dụng cho việc thăng tiến của bạn.
2. Bạn muốn ở chức vụ nào và làm sao để đạt được điều đó?
Bạn cần phải có mục tiêu rõ ràng. Chỉ nói tôi muốn thăng tiến là chưa đủ. Bạn phải biết rõ vị trí tiếp theo của mình là vị trí nào. Một chức vụ cao hơn ở một bộ phận hay một chi nhánh khác? Hãy viết chúng ra.
Và rồi bạn sẽ làm gì để đạt được điều đó? Nếu bạn may mắn, bạn có thể thuyết phục người sếp hiện thời của bạn cho bạn thăng tiến. Nhưng ít nhất bạn phải biết mình trông đợi điều gì.
Bạn không thể nói rằng "Thưa sếp, em làm vị trí này lâu quá rồi, em muốn thăng tiến!". Nhưng lại ú ớ không biết mình muốn làm ở vị trí nào tiếp theo và hoạch định làm công việc đó sẽ ra sao. Không một người sếp nào có thể tin tưởng thăng chức cho một nhân viên như vậy.
Thể hiện thái độ làm việc của bản thân
3. Hãy kiêu hãnh, đam mê và tin tưởng vào tất cả những gì bạn làm
Những người dễ được thăng tiến là những người có sự kiêu hãnh trong công việc và họ tự hào về những gì mà họ làm được. Họ bị cuốn theo sự nhiệt tình của bản thân và luôn mong muốn hoàn thành công việc một cách tốt nhất dù công việc đó nhỏ bé đến đâu. Họ tin vào bản thân và họ tin vào những mục tiêu mà công ty hoặc bộ phận mà họ đang làm việc đề ra. Hãy tự hỏi bản thân bạn, bạn có đang làm việc với lòng tự hào, đam mê và niềm tin tưởng? Sẽ không một người sếp nào muốn giữ lại chứ đừng nói thăng chức cho một nhân viên xấu hổ về công việc mình làm, luôn trông uể oải mệt mỏi và hoài nghi tất cả những kế hoạch to tát của công ty. Nên nhớ rằng bạn phải luôn làm người khác thấy phấn chấn và hăng hái tinh thần, đó là điều sếp bạn muốn thấy.
4. Luôn trau dồi kỹ năng/tri thức, có phương hướng và dám nghĩ dám làm
Bạn phải luôn có kỹ năng và kiến thức cần thiết cho chức vụ mà bạn đang hướng tới. Có phương hướng cũng là điều cần thiết để dẫn dắt cho sự nhiệt tình của bạn. Nếu không có những thứ đó, mọi nỗ lực của bạn cũng đều vô ích vì "nhiệt tình không đúng hoàn cảnh cũng có thể gây ra thảm họa". Tuy nhiên, không có hành động cụ thể để hoàn thành công việc thì mọi thứ chỉ là lý thuyết. Nếu bạn chỉ ngồi vạch ra kế hoạch, phương hướng mà không dám bắt tay vào thực hiện nó thì chỉ vô ích. Nhưng nếu bạn bắt tay vào thực hiện kế hoạch thì những điều bạn làm dù thành công hay thất bại cũng đều sẽ được ghi nhận.
5. Xem thử thách là cơ hội
Nếu bạn muốn được thăng tiến, hãy coi thử thách là cơ hội để tỏa sáng. Đừng than phiền vì công việc của mình khó khăn và vất vả hơn những người khác. Tin đi, không ai muốn biết công việc của bạn khó khăn thế nào đâu, vì đối với mỗi người, công việc của mình mới là khó khăn nhất. Nếu cứ luôn miệng than vãn, bạn sẽ làm cho người khác đánh giá thấp vào năng lực của mình. Cứ cố gắng làm tốt công việc được giao và hãy nghĩ rằng công việc của mình khó khăn hơn người khác là vì mình giỏi hơn họ. Sếp bạn sẽ tự biết công việc ai nặng nề hơn và ai là người có năng lực hơn.
Hành động
6. Xác định rõ vai trò của bạn
Hãy hiểu vai trò của mình và làm tốt chúng. Bạn chỉ là một người bổ dung hay bạn là trưởng nhóm? Biết chính xác những gì bạn cần phải làm để có thể đạt được những kết quả tốt nhất. Biết rõ vị trí của mình để hòa nhập tốt nhất với nhóm của mình. Không ai có thể thành công mà không có sự giúp đỡ của người khác. Khi nhóm của bạn thành công, bạn cũng được đánh giá cao theo. Ví dụ nhóm bạn năm nào cũng là nhóm xuất sắc, bạn sẽ là thành viên của nhóm xuất sắc nhất, mọi người sẽ mặc nhiên công nhận là bạn giỏi, cho dù họ chưa từng làm việc với bạn. Điều này cũng tương tự như bạn học trong một lớp chuyên ở trường phổ thông vậy.
7. Cố gắng hết sức mình Ngay bây giờ
Đây là điều quan trọng nhất. Hãy làm hết sức mình ngay từ giờ với những nhiệm vụ và dự án mà bạn đang làm hiện thời. Đừng ngủ quên trong chiến thắng hay sống trong ảo tưởng. Sẽ không ai nhớ đến trước đây bạn đã từng làm tốt như thế nào đặc biệt là sếp bạn. Cũng đừng mơ mộng quá nhiều về những dự án trong tương lai, bởi vì chúng ta chưa xảy ra. Hãy tập trung và làm tốt những nhiệm vụ của bạn trong Hiện tại. Đó mới chính là những gì người khác đang đánh giá ở bạn. Không nên nghĩ là công việc này không xứng với tôi nên tôi không muốn làm, khi nào có công việc tốt hơn, tôi sẽ cố gắng hết mình. Nhưng sếp bạn sẽ nghĩ "Công việc chỉ có thế mà còn làm không xong, làm sao đảm đương nổi những trách nhiệm nặng nề khác?".
8. Làm nhiều hơn cần thiết
Bạn nên xung phong lãnh nhiều trách nhiệm hơn và đưa ra nhiều sáng kiến giúp công việc đạt kết quả tốt hơn nữa, mặc dù không ai yêu cầu bạn làm điều đó cả. Cũng có nghĩa là bạn không nên ngồi chờ việc. Các sếp thích những nhân viên giúp họ giải quyết vấn đề. Thậm chí khi vấn đề đó không phải là của bạn, nhưng nếu bạn thấy mình có khả năng, hãy xung phong giúp đỡ. Sếp bạn thích những nhân viên có thể giúp đỡ được những nhân viên khác giải quyết khó khăn. Vì thuê được một người nhân viên như vậy giống như thuê được cả một nhóm. Giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn cũng chính là bạn đang giúp mình tiến lên.
9. Hãy làm việc như mình ở vị trí cao hơn
Nếu bạn làm việc đúng với vị trí của mình, thì bạn sẽ xứng đáng với nó mãi mãi. Nếu bạn muốn được làm ở vị trí cao hơn, hãy làm việc như chính bạn đang ở vị trí đó vậy. Nếu bạn là nhân viên cao cấp, hãy làm những việc của một trợ lý dự án. Điều này sẽ giúp bạn chứng tỏ rằng bạn có khả năng đảm đương những nhiệm vụ khó khăn hơn nếu bạn được thăng chức.
Công việc sẽ thường xuyên thay đổi cho phù hợp với người đang làm chúng và chính họ là người góp phần tạo ra diện mạo của công việc. Hãy mạnh dạn tiến cử mình. Nghiên cứu thật kỹ nhu cầu và chiến lược của công ty. Nếu bạn có năng lực ở một lĩnh vực đặc biệt nào đó, hãy mạnh dạn thử sức ở những vị trí có liên quan. Chắc chắn cơ hội thăng tiến sẽ nằm trong tay bạn.
Đối với những bạn trẻ mới đi làm chưa được bao lâu, thăng tiến là một điều gì đó quá xa vời và thường vượt ngoài mong đợi của họ. Nhưng quan niệm về thăng tiến ngày nay đã khác.
Nếu như trước đây, thăng tiến là được thăng chức, tăng lương, làm ở văn phòng to hơn, được nhiều đãi ngộ hơn, có nhiều quyền lực hơn và có nhiều nhân viên dưới quyền hơn thì ngày nay, thăng tiến chỉ đơn giản là được làm việc với một team "pro" hơn, giỏi hơn, có nhiều sự chọn lựa trong công việc hơn, và thời gian làm việc linh động hơn. Quan điểm "sống lâu lên lão làng" đã trở nên lỗi thời và mọi người đều có cơ hội thăng tiến như nhau dựa vào năng lực của bản thân.
Nhưng bạn sẽ phải làm sao để được chú ý. Hãy thử với những bước sau đây nhé:
Hãy tự đặt và trả lời các câu hỏi sau:
1. Bạn đang ở đâu và vì sao bạn lại ở đó?
Hãy tự hỏi mình rằng bạn có điểm mạnh gì mà được nhận vào công ty và bạn có thể tiếp tục sử dụng điểm mạnh đó cho việc phát triển nghệ nghiệp của mình như thế nào? Ví dụ bạn rất giỏi ngoại ngữ, vậy những công việc có liên quan đến đối ngoại và dịch thuật là lợi thế của bạn, bạn có thể ứng cử vào chức trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng, trưởng bộ phận đối ngoại, marketing hay là trợ lý cho sếp nước ngoài không thể giao dịch bằng tiếng Việt. Và tiếp đó là bạn hãy tự nhìn nhận lại xem mình có những điểm yếu nào mà bạn cần phải sửa chữa. Những câu hỏi đơn giản này lại chính là chiến lược của bạn. Chúng cho phép bạn kiểm điểm lại điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó bạn biết được điều gì đang có tác dụng và sẽ có tác dụng cho việc thăng tiến của bạn.
2. Bạn muốn ở chức vụ nào và làm sao để đạt được điều đó?
Bạn cần phải có mục tiêu rõ ràng. Chỉ nói tôi muốn thăng tiến là chưa đủ. Bạn phải biết rõ vị trí tiếp theo của mình là vị trí nào. Một chức vụ cao hơn ở một bộ phận hay một chi nhánh khác? Hãy viết chúng ra.
Và rồi bạn sẽ làm gì để đạt được điều đó? Nếu bạn may mắn, bạn có thể thuyết phục người sếp hiện thời của bạn cho bạn thăng tiến. Nhưng ít nhất bạn phải biết mình trông đợi điều gì.
Bạn không thể nói rằng "Thưa sếp, em làm vị trí này lâu quá rồi, em muốn thăng tiến!". Nhưng lại ú ớ không biết mình muốn làm ở vị trí nào tiếp theo và hoạch định làm công việc đó sẽ ra sao. Không một người sếp nào có thể tin tưởng thăng chức cho một nhân viên như vậy.
Thể hiện thái độ làm việc của bản thân
3. Hãy kiêu hãnh, đam mê và tin tưởng vào tất cả những gì bạn làm
Những người dễ được thăng tiến là những người có sự kiêu hãnh trong công việc và họ tự hào về những gì mà họ làm được. Họ bị cuốn theo sự nhiệt tình của bản thân và luôn mong muốn hoàn thành công việc một cách tốt nhất dù công việc đó nhỏ bé đến đâu. Họ tin vào bản thân và họ tin vào những mục tiêu mà công ty hoặc bộ phận mà họ đang làm việc đề ra. Hãy tự hỏi bản thân bạn, bạn có đang làm việc với lòng tự hào, đam mê và niềm tin tưởng? Sẽ không một người sếp nào muốn giữ lại chứ đừng nói thăng chức cho một nhân viên xấu hổ về công việc mình làm, luôn trông uể oải mệt mỏi và hoài nghi tất cả những kế hoạch to tát của công ty. Nên nhớ rằng bạn phải luôn làm người khác thấy phấn chấn và hăng hái tinh thần, đó là điều sếp bạn muốn thấy.
4. Luôn trau dồi kỹ năng/tri thức, có phương hướng và dám nghĩ dám làm
Bạn phải luôn có kỹ năng và kiến thức cần thiết cho chức vụ mà bạn đang hướng tới. Có phương hướng cũng là điều cần thiết để dẫn dắt cho sự nhiệt tình của bạn. Nếu không có những thứ đó, mọi nỗ lực của bạn cũng đều vô ích vì "nhiệt tình không đúng hoàn cảnh cũng có thể gây ra thảm họa". Tuy nhiên, không có hành động cụ thể để hoàn thành công việc thì mọi thứ chỉ là lý thuyết. Nếu bạn chỉ ngồi vạch ra kế hoạch, phương hướng mà không dám bắt tay vào thực hiện nó thì chỉ vô ích. Nhưng nếu bạn bắt tay vào thực hiện kế hoạch thì những điều bạn làm dù thành công hay thất bại cũng đều sẽ được ghi nhận.
5. Xem thử thách là cơ hội
Nếu bạn muốn được thăng tiến, hãy coi thử thách là cơ hội để tỏa sáng. Đừng than phiền vì công việc của mình khó khăn và vất vả hơn những người khác. Tin đi, không ai muốn biết công việc của bạn khó khăn thế nào đâu, vì đối với mỗi người, công việc của mình mới là khó khăn nhất. Nếu cứ luôn miệng than vãn, bạn sẽ làm cho người khác đánh giá thấp vào năng lực của mình. Cứ cố gắng làm tốt công việc được giao và hãy nghĩ rằng công việc của mình khó khăn hơn người khác là vì mình giỏi hơn họ. Sếp bạn sẽ tự biết công việc ai nặng nề hơn và ai là người có năng lực hơn.
Hành động
6. Xác định rõ vai trò của bạn
Hãy hiểu vai trò của mình và làm tốt chúng. Bạn chỉ là một người bổ dung hay bạn là trưởng nhóm? Biết chính xác những gì bạn cần phải làm để có thể đạt được những kết quả tốt nhất. Biết rõ vị trí của mình để hòa nhập tốt nhất với nhóm của mình. Không ai có thể thành công mà không có sự giúp đỡ của người khác. Khi nhóm của bạn thành công, bạn cũng được đánh giá cao theo. Ví dụ nhóm bạn năm nào cũng là nhóm xuất sắc, bạn sẽ là thành viên của nhóm xuất sắc nhất, mọi người sẽ mặc nhiên công nhận là bạn giỏi, cho dù họ chưa từng làm việc với bạn. Điều này cũng tương tự như bạn học trong một lớp chuyên ở trường phổ thông vậy.
7. Cố gắng hết sức mình Ngay bây giờ
Đây là điều quan trọng nhất. Hãy làm hết sức mình ngay từ giờ với những nhiệm vụ và dự án mà bạn đang làm hiện thời. Đừng ngủ quên trong chiến thắng hay sống trong ảo tưởng. Sẽ không ai nhớ đến trước đây bạn đã từng làm tốt như thế nào đặc biệt là sếp bạn. Cũng đừng mơ mộng quá nhiều về những dự án trong tương lai, bởi vì chúng ta chưa xảy ra. Hãy tập trung và làm tốt những nhiệm vụ của bạn trong Hiện tại. Đó mới chính là những gì người khác đang đánh giá ở bạn. Không nên nghĩ là công việc này không xứng với tôi nên tôi không muốn làm, khi nào có công việc tốt hơn, tôi sẽ cố gắng hết mình. Nhưng sếp bạn sẽ nghĩ "Công việc chỉ có thế mà còn làm không xong, làm sao đảm đương nổi những trách nhiệm nặng nề khác?".
8. Làm nhiều hơn cần thiết
Bạn nên xung phong lãnh nhiều trách nhiệm hơn và đưa ra nhiều sáng kiến giúp công việc đạt kết quả tốt hơn nữa, mặc dù không ai yêu cầu bạn làm điều đó cả. Cũng có nghĩa là bạn không nên ngồi chờ việc. Các sếp thích những nhân viên giúp họ giải quyết vấn đề. Thậm chí khi vấn đề đó không phải là của bạn, nhưng nếu bạn thấy mình có khả năng, hãy xung phong giúp đỡ. Sếp bạn thích những nhân viên có thể giúp đỡ được những nhân viên khác giải quyết khó khăn. Vì thuê được một người nhân viên như vậy giống như thuê được cả một nhóm. Giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn cũng chính là bạn đang giúp mình tiến lên.
9. Hãy làm việc như mình ở vị trí cao hơn
Nếu bạn làm việc đúng với vị trí của mình, thì bạn sẽ xứng đáng với nó mãi mãi. Nếu bạn muốn được làm ở vị trí cao hơn, hãy làm việc như chính bạn đang ở vị trí đó vậy. Nếu bạn là nhân viên cao cấp, hãy làm những việc của một trợ lý dự án. Điều này sẽ giúp bạn chứng tỏ rằng bạn có khả năng đảm đương những nhiệm vụ khó khăn hơn nếu bạn được thăng chức.
Công việc sẽ thường xuyên thay đổi cho phù hợp với người đang làm chúng và chính họ là người góp phần tạo ra diện mạo của công việc. Hãy mạnh dạn tiến cử mình. Nghiên cứu thật kỹ nhu cầu và chiến lược của công ty. Nếu bạn có năng lực ở một lĩnh vực đặc biệt nào đó, hãy mạnh dạn thử sức ở những vị trí có liên quan. Chắc chắn cơ hội thăng tiến sẽ nằm trong tay bạn.
Theo DNSGCT