Haidang02
New Member
(LĐCT) - - Sống ở Hà Nội, “thành phố bụi”, mỗi ngày thiệt 1 tỉ đồng vì bụi, bác có thấy sao không?
- Thấy phụ nữ Hà Nội hở gì thì hở nhưng đều bịt miệng như công nhân ngành môi trường, khai thác mỏ…
- Còn văn học?
- Làm gì có văn học bụi?
- Văn học hay tả cảnh trời xanh ngắt, mây trắng lững lờ trôi, đẹp như bông, như đàn thỏ trắng lang thang gặm cỏ trên trời. Như thế là văn không có bụi.
- Bây giờ văn học vẫn tả như thế.
- Đấy là kiểu viết khuôn sáo, thấy người trước tả thế nào mình cũng tả theo. Nhưng đã từ lâu lắm rồi, từ ngày có phong trào đô thị hoá, Hà Nội được đặt thêm một tên “thành phố bụi”, thực lòng có lúc em muốn ngước nhìn lên trời để tìm một chút “sắc màu văn học” nhưng chỉ thầy bầu trời trắng đục nhờ nhờ. Ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Mỗi lần đi qua Hồ Gươm, nhìn cây bút “Tả Thanh Thiên” thấy đúng là “trời xanh chỉ có trong thơ / bây giờ trời cứ nhờ nhờ khói sương”. Điềm giời báo hiệu một cuộc sống thái quá, nhiều nguy cơ.
- Nhưng vẫn có bác viết văn mây trắng trời xanh.
- Đó là các văn sĩ ngồi tả cảnh trong phòng máy lạnh. Tuy nhiên tháng 6 năm nay bỗng dưng trời xanh ngăn ngắt, lại thấy bông bay, thỏ lạc trên trời. Thế mới lạ!
- Có lẽ tại Uốt Cắp, các bác xả bụi mải mê… cá độ. Cũng có lẽ tại không khí dân chủ, phản biện xua tan cơn sốt đất ảo phía Tây Hà Nội, hoặc cuộc chạy đua Thăng Long nghìn tuổi đã đến hồi chót khiến thành phố bớt sôi sục bụi.
- Tại các “lưỡi” không khí lạnh phía TQ không tràn xuống phía Nam, trời nóng đến mức bụi không bay lên nổi, kèm theo đó các bác ngành điện lại cắt điện trên diện rộng để sửa chữa, nâng cấp nên giảm hẳn “hiệu ứng nhà kính”.
- Đúng là có các vấn đề đó, nhưng tớ nghiệm ra rằng, lúc trời Hà nội lại xanh trong là lúc dân Hà Nội khốn khổ nhất. Bạc mặt vì nắng lửa.
- Còn hơn là mưa, không phải “sau cơn mưa trời lại đẹp”, đó là… văn học. Bây giờ thực tế là “sau cơn mưa đường lại ngập”. Đó là “văn học đương đại” ở thành phố nghìn năm còn một “cụ” rùa.
Lý Sinh Sự
Nguồn ở đây
- Thấy phụ nữ Hà Nội hở gì thì hở nhưng đều bịt miệng như công nhân ngành môi trường, khai thác mỏ…
- Còn văn học?
- Làm gì có văn học bụi?
- Văn học hay tả cảnh trời xanh ngắt, mây trắng lững lờ trôi, đẹp như bông, như đàn thỏ trắng lang thang gặm cỏ trên trời. Như thế là văn không có bụi.
- Bây giờ văn học vẫn tả như thế.
- Đấy là kiểu viết khuôn sáo, thấy người trước tả thế nào mình cũng tả theo. Nhưng đã từ lâu lắm rồi, từ ngày có phong trào đô thị hoá, Hà Nội được đặt thêm một tên “thành phố bụi”, thực lòng có lúc em muốn ngước nhìn lên trời để tìm một chút “sắc màu văn học” nhưng chỉ thầy bầu trời trắng đục nhờ nhờ. Ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Mỗi lần đi qua Hồ Gươm, nhìn cây bút “Tả Thanh Thiên” thấy đúng là “trời xanh chỉ có trong thơ / bây giờ trời cứ nhờ nhờ khói sương”. Điềm giời báo hiệu một cuộc sống thái quá, nhiều nguy cơ.
- Nhưng vẫn có bác viết văn mây trắng trời xanh.
- Đó là các văn sĩ ngồi tả cảnh trong phòng máy lạnh. Tuy nhiên tháng 6 năm nay bỗng dưng trời xanh ngăn ngắt, lại thấy bông bay, thỏ lạc trên trời. Thế mới lạ!
- Có lẽ tại Uốt Cắp, các bác xả bụi mải mê… cá độ. Cũng có lẽ tại không khí dân chủ, phản biện xua tan cơn sốt đất ảo phía Tây Hà Nội, hoặc cuộc chạy đua Thăng Long nghìn tuổi đã đến hồi chót khiến thành phố bớt sôi sục bụi.
- Tại các “lưỡi” không khí lạnh phía TQ không tràn xuống phía Nam, trời nóng đến mức bụi không bay lên nổi, kèm theo đó các bác ngành điện lại cắt điện trên diện rộng để sửa chữa, nâng cấp nên giảm hẳn “hiệu ứng nhà kính”.
- Đúng là có các vấn đề đó, nhưng tớ nghiệm ra rằng, lúc trời Hà nội lại xanh trong là lúc dân Hà Nội khốn khổ nhất. Bạc mặt vì nắng lửa.
- Còn hơn là mưa, không phải “sau cơn mưa trời lại đẹp”, đó là… văn học. Bây giờ thực tế là “sau cơn mưa đường lại ngập”. Đó là “văn học đương đại” ở thành phố nghìn năm còn một “cụ” rùa.
Lý Sinh Sự
Nguồn ở đây