Camellia
New Member
Phú Thọ:
Cả trường thiếu ăn, cả bản thiếu đói
(Dân trí) - Từ hơn một tháng nay, các thầy cô giáo trường THCS Đồng Sơn (Tân Sơn, Phú Thọ) phải chạy vạy, xoay xở khắp nơi để duy trì bữa ăn cho 62 học sinh bán trú người dân tộc Dao bị thiếu đói…
1000 đồng/bữa ăn
Từ hơn một tháng nay, hàng chục học sinh vùng miền núi trường THCS Đồng Sơn đã không còn khái niệm “ăn sáng”, hầu hết các em phải nhịn ăn sáng để vào lớp học.
Nhà trường đã vận động các thầy cô ứng trước lương hàng tháng để giúp đỡ các em qua ngày. Với đồng lương quá ít ỏi, thêm vào khó khăn trong sinh hoạt gia đình, nhiều thầy cô tại trường THCS Đồng Sơn đã không còn tiền nên phải chạy vạy đi mua nợ gạo tại các đại lý gạo xã khác mang về “cứu đói” cho học sinh.
Hầu hết các học sinh tại trường THCS Đồng Sơn khi hỏi đều cho biết: “Lâu lắm rồi chúng em chưa biết đến thức ăn là gì. Mỗi bữa ăn ngoài cơm chỉ có 2 món thức ăn trong số các món là Tóp mỡ, Cá mắm, đậu trắng và một ít rau”.
Thầy Lương chia sẻ thêm: “Hơn 1 tháng nay, tính ra mỗi bữa ăn của một học sinh là 1.000 đồng/1 bữa ăn”.
Cả bản… thiếu đói
Không chỉ 62 học sinh trường THCS Đồng Sơn phải chịu cảnh thiếu đói mà cả hai bản Xóm Mới và Bến Thân "quê hương" của các học sinh này cũng rơi vào tình trạng bị thiếu đói do mất mùa vì “địch chuột”. Đặc biệt là bản Bến Thân, hầu hết các gia đình tại bản này đều đang phải chịu chung cảnh thiếu đói đang đe dọa người dân nơi đây từng ngày.
Nhiều người phải vào rừng ở đến hơn 3 ngày mới đào được khoảng 10 kg củ Mài mà mỗi 1kg chỉ bán được khoảng 5.500 đồng. Nhưng do nhiều người đi tìm đào củ Mài nên “tài nguyên” này cũng dần cạn kiệt. Ông Triệu Văn Quyết, 85 tuổi thôn Bến Thân lý giải về tình trạng thiếu đói: “Vài tháng trở lại đây, có loại “chuột khuy” chủ yếu tìm thức ăn ở hoa và hạt nứa. Thế nhưng khi hết hạt nứa, lũ “địch chuột” đã quay sang tấn công nương rẫy của bà con khiến nhiều nương lúa mới trổ đòng đã mất trắng”.
Đứng trước nguy cơ bị đói ăn của bà con thôn bản, trưởng thôn Bến Thân Lý Văn Seng cho biết, ông đã phải đến tận UBND xã để xin trợ cấp cho hơn 40 hộ dân trong thôn có được gạo, cái ăn để duy trì đời sống cho 1/3 hộ dân bị rơi vào tình trạng thiếu đói khẩn cấp.
Quốc Đô
Cả trường thiếu ăn, cả bản thiếu đói
(Dân trí) - Từ hơn một tháng nay, các thầy cô giáo trường THCS Đồng Sơn (Tân Sơn, Phú Thọ) phải chạy vạy, xoay xở khắp nơi để duy trì bữa ăn cho 62 học sinh bán trú người dân tộc Dao bị thiếu đói…
1000 đồng/bữa ăn
Từ hơn một tháng nay, hàng chục học sinh vùng miền núi trường THCS Đồng Sơn đã không còn khái niệm “ăn sáng”, hầu hết các em phải nhịn ăn sáng để vào lớp học.
Túi đậu trắng này là "suất ăn" thường xuyên của hơn 60 học sinh của trường (Ảnh: Xuân Trường)
Thầy giáo Lê Mã Lương - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhà trường cùng các giáo viên đang nhường cơm sẻ áo với 62 học sinh để giúp các em duy trì cuộc sống qua “cơn đói” đang đe dọa từng ngày”. Thầy Lương cho biết, hơn một năm trở lại đây, hàng tháng mỗi gia đình học sinh đóng góp cho nhà trường 13 kg gạo và gần 100 ngàn đồng để các em sống nội trú tại trường. Tuy nhiên, từ nhiều tháng nay, phụ huynh của 62 học sinh đã yêu cầu nhà trường giúp đỡ các em học sinh bữa ăn để các em có thể tiếp tục ở lại trường đi học vì gia đình học sinh đang gặp khó khăn do mất mùa.Nhà trường đã vận động các thầy cô ứng trước lương hàng tháng để giúp đỡ các em qua ngày. Với đồng lương quá ít ỏi, thêm vào khó khăn trong sinh hoạt gia đình, nhiều thầy cô tại trường THCS Đồng Sơn đã không còn tiền nên phải chạy vạy đi mua nợ gạo tại các đại lý gạo xã khác mang về “cứu đói” cho học sinh.
Hầu hết các học sinh tại trường THCS Đồng Sơn khi hỏi đều cho biết: “Lâu lắm rồi chúng em chưa biết đến thức ăn là gì. Mỗi bữa ăn ngoài cơm chỉ có 2 món thức ăn trong số các món là Tóp mỡ, Cá mắm, đậu trắng và một ít rau”.
Thầy Lương chia sẻ thêm: “Hơn 1 tháng nay, tính ra mỗi bữa ăn của một học sinh là 1.000 đồng/1 bữa ăn”.
Cả bản… thiếu đói
Không chỉ 62 học sinh trường THCS Đồng Sơn phải chịu cảnh thiếu đói mà cả hai bản Xóm Mới và Bến Thân "quê hương" của các học sinh này cũng rơi vào tình trạng bị thiếu đói do mất mùa vì “địch chuột”. Đặc biệt là bản Bến Thân, hầu hết các gia đình tại bản này đều đang phải chịu chung cảnh thiếu đói đang đe dọa người dân nơi đây từng ngày.
Vận chuyển gạo cứu đói cho học sinh (Ảnh: Xuân Trường)
Nhiều gia đình nơi đây không còn gạo để ăn phải dùng củ mài, củ sắn, rau rừng để dùng làm bữa ăn qua ngày.
Ông Lý Văn Seng - Trưởng bản Bến Thân cho biết, Hơn 1 tháng nay, tình trạng thiếu đói của nhiều gia đình người dân Bến Thân diễn ra khá trầm trọng. Các hộ gia đình trong bản đã phải đi rất xa vào rừng tìm đào củ Mài để bán lấy tiền mua gạo duy trì bữa ăn từng ngày.Nhiều người phải vào rừng ở đến hơn 3 ngày mới đào được khoảng 10 kg củ Mài mà mỗi 1kg chỉ bán được khoảng 5.500 đồng. Nhưng do nhiều người đi tìm đào củ Mài nên “tài nguyên” này cũng dần cạn kiệt. Ông Triệu Văn Quyết, 85 tuổi thôn Bến Thân lý giải về tình trạng thiếu đói: “Vài tháng trở lại đây, có loại “chuột khuy” chủ yếu tìm thức ăn ở hoa và hạt nứa. Thế nhưng khi hết hạt nứa, lũ “địch chuột” đã quay sang tấn công nương rẫy của bà con khiến nhiều nương lúa mới trổ đòng đã mất trắng”.
Đứng trước nguy cơ bị đói ăn của bà con thôn bản, trưởng thôn Bến Thân Lý Văn Seng cho biết, ông đã phải đến tận UBND xã để xin trợ cấp cho hơn 40 hộ dân trong thôn có được gạo, cái ăn để duy trì đời sống cho 1/3 hộ dân bị rơi vào tình trạng thiếu đói khẩn cấp.
Ngay khi biết tin nhiều học sinh tại trường THCS Đồng Sơn bị thiếu đói, sáng 22/1, đoàn công tác Báo Dân trí cùng các nhà hảo tâm đã lên đường đến chia sẻ và hỗ trợ gạo, mì tôm, đồ dùng thiết yếu khác cho các học sinh trường THCS Đồng Sơn.
"Bước đầu, chúng tôi quyết định hỗ trợ 3 tạ gạo, 20 thùng mì tôm cho trường. Sau khi khảo sát kỹ, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về mức hỗ trợ cho học sinh của trường cũng như các hộ dân thiếu đói tại thôn Bến Thân”, một nhà hảo tâm chia sẻ.
"Bước đầu, chúng tôi quyết định hỗ trợ 3 tạ gạo, 20 thùng mì tôm cho trường. Sau khi khảo sát kỹ, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về mức hỗ trợ cho học sinh của trường cũng như các hộ dân thiếu đói tại thôn Bến Thân”, một nhà hảo tâm chia sẻ.
Quốc Đô
Sao nhiều nơi khổ thế này ?