Cả xã hội đang quá mê tín

10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
[h=1]Cả xã hội đang quá mê tín[/h] Đó là chia sẻ của PGS.TS Lương Hồng Quang (phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam) trong cuộc trao đổi với báo chí về câu chuyện cầu cúng, rải tiền trong lễ hội.

Ông nói: “Đền Bà Chúa Kho là minh chứng điển hình cho cái gọi là “sáng tạo” truyền thống trong xu hướng di sản hóa. Cùng với đền Bà Chúa Kho, rất nhiều chùa, đền, phủ của chúng ta hiện nay cũng đang đi theo xu hướng này. Nhưng điều kỳ lạ là cả xã hội chấp nhận điều này, đang quá mê tín, quá trông chờ vào vận may từ thánh thần”.
- Đền Bà Chúa Kho được coi là hiện tượng đặc biệt, thu hút hàng vạn người đến cầu cúng mỗi dịp đầu năm và cuối năm, ông lý giải như thế nào về hiện tượng này?
- Đền Bà Chúa Kho là minh chứng điển hình cho cái gọi là “sáng tạo” truyền thống trong xu hướng di sản hóa. Thành công đầu tiên là đã thay đổi chức năng của nhân vật thờ cúng, từ một người giữ kho lương thành bà chúa giữ tiền, bà chúa của ngân hàng, huyền thoại hóa lên. Giới truyền thông góp phần nhiều cho việc này.
Bên cạnh đó, đền Bà Chúa Kho được quản lý như một tổ chức chuyên nghiệp với sổ sách, quy chế rõ ràng, minh bạch, có cơ chế phân chia lợi ích trong cộng đồng.



Chen nhau hứng nước thạch nhũ để cầu may mắn tại động Hương Tích, chùa Hương (Hà Nội).

Họ dùng nguồn thu đó để bảo tồn, mở rộng nơi thờ tự, các công trình phúc lợi trong dân, tạo công ăn việc làm cho người dân trong nội bộ. Nhưng mô hình này đang gặp vấn đề là tính tự trị quá cao.

Vấn đề không phải thay một mô hình quản lý này bằng một mô hình quản lý khác, sẽ không hiệu quả, mà theo nguyên tắc của xã hội hiện đại, mọi nguồn thu, mọi nguồn quyên góp cần phải được quản lý bằng luật, thay vì luật làng như hiện nay. Đó là một tiến trình lâu dài.

Cuối cùng, các chủ thể ở đền Bà Chúa Kho đã vận dụng tối đa thời cơ của chính sách. Đó là chính sách về bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc, tự do tôn giáo tín ngưỡng. Họ vận dụng tối đa điều đó để phục hồi. Họ biết rằng phải có được danh hiệu di tích lịch sử cấp quốc gia, khi có danh hiệu rồi mới mở rộng phạm vi.





Nhét tiền vào cả tay Phật Bà nghìn mắt nghìn tay ở chùa Lim, Bắc Ninh
- Lễ hội năm nay, chuyện rải tiền lẻ được thắt chặt nhưng tiền lẻ vẫn tung hoành khắp đền chùa miếu phủ. Có thể cắt nghĩa vấn đề này như thế nào, thưa ông?
- Về nguyên tắc cúng là phải có hương, đăng, quả, thực. Tiền cũng là một lễ vật cúng. Ngày xưa người dân chẳng có nhiều tiền, chỉ có tiền lẻ thôi, họ đặt trong mâm cúng.

Hoặc có tiền giọt dầu gửi cho người đứng đầu cơ sở thờ tự để họ chi phí cho việc cúng lễ. Hòm công đức gần đây mới có, ngày trước không có. Hòm công đức là tư duy của xã hội hiện đại.

Sau này người ta còn có một hình thức nữa là ghi phiếu công đức cho những người quyên góp. Có một hình thức khác là thông qua các đợt duy tu sửa chữa, chủ yếu là cung tiến của người có tiền và giới có địa vị trong xã hội. Đây là số tiền đóng góp lớn nhất.




Chen nhau cọ tiền vào khánh đồng trên chùa Yên Tử mong cầu tài.

Trở lại vấn đề rải tiền, nhiều người thật sự không có hiểu biết khi đi lễ nên cứ làm loạn lên. Họ không được trao truyền các nghi thức nghi lễ của cha ông để lại, cộng thêm nữa là tư duy cứ đi lễ thì phải lễ to, có nhiều tiền rải thì xin được nhiều lộc.

Cái xin bây giờ là cái xin trao đổi, tư duy hàng hóa thương mại. Còn ngày xưa cũng có cầu xin nhưng họ có niềm tin, lễ to lễ nhỏ không quan trọng, vấn đề là mình thành tâm.

Hành vi rải tiền không chỉ sai về mặt nghi lễ, mà còn thể hiện sự thiếu hiểu biết, mê tín của rất đông người dân hiện nay.






Ném tiền xuống giếng ở đền Côn Sơn, Kiếp Bạc, tỉnh Hải Dương.
- Tất cả điều đó sẽ dẫn đến những hệ lụy nào?

- Cả thế giới từ thập niên 1970 đã bước vào quá trình “di sản hóa”, coi truyền thống là những giá trị cần được ứng xử một cách nâng niu, gìn giữ, tách ra khỏi đời sống hiện hữu trong một xu hướng “gán giá trị”, “gán nhãn hiệu”, và đôi lúc là những vật thiêng, có ý nghĩa văn hóa của một cộng đồng người.

Xu hướng này đặc biệt được các nước phát triển sử dụng để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong đời sống đương đại. Trong xu thế này, các nước phát triển được cũng nhiều mà mất không ít. Chúng ta đang đứng trước lưỡng nan của sự phát triển văn hóa.

Cái được là tạo ra được sự tiếp nối giữa truyền thống với hiện đại, tiềm năng kinh tế của di sản được phát huy, giá trị của di sản được lan tỏa...

Nhưng có những bất cập:

Thứ nhất, con người rơi vào ảo tưởng, ảo giác, điều này dẫn đến việc mất cân bằng, vị truyền thống một cách siêu hình. Trong khi đó, logic phát triển phải là chuẩn bị gì cho hiện tại và tương lai cần được cân bằng với bảo tồn và phát huy truyền thống.




PGS.TS Lương Hồng Quang.
Hệ quả thứ hai là việc chạy theo danh hiệu đã làm biến dạng di sản, kể cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Các cơ sở thờ tự được mở rộng quy mô, các di sản văn hóa tinh thần cũng được nâng cấp, nâng tầm, nhiều khi làm biến dạng di sản dưới nhiều biểu hiện.

Hệ quả thứ ba, xã hội có vẻ quá mê tín. Trông chờ vào thần thánh, trông chờ vào thế lực siêu nhiên xuất hiện ở nhiều hạng và nhóm xã hội. Một xã hội “tắm mình” trong tín ngưỡng, lễ hội, cúng bái, thờ phụng, nghi lễ. Mê tín nhờ đó cũng trở thành một thứ quyền lực. Đó là điều phải cảnh tỉnh xã hội, nếu không thế hệ trẻ sẽ mất phương hướng.

Đây là vấn đề về chính sách.

- Trong bối cảnh này, theo ông, liệu có biện pháp nào để giảm bớt tình trạng mê tín của xã hội hay không?

- Theo tôi, muốn thay đổi phải cần thời gian để tất cả mọi người thay đổi nhận thức. Khách hành hương hiện nay không có khuôn mẫu văn hóa, họ không biết cái gì nên và không nên khi đến đền chùa miếu phủ.

Mấy chục năm nay người Việt Nam không được trao truyền những nghi thức ấy, cũng không được hướng dẫn. Cho nên, theo tôi, việc đầu tiên là phải giáo dục về việc thực hành các nghi lễ truyền thống.

Trong đó, giới truyền thông cũng cần được trang bị lại hệ thống kiến thức để tránh tình trạng nhiễu loạn như hiện nay.

Mặt khác, bản thân chủ cơ sở thờ tự phải kiên quyết đảm bảo thực hiện nếp sống văn minh. Nếu họ không vào cuộc thì sự nỗ lực của cả xã hội cũng không giải quyết được việc gì.

Cứ nghĩ người dân rải tiền lung tung thì tiền vẫn cứ thuộc về nhà chùa, nhà đền như hiện nay thì khó thay đổi được gì. Chưa nói đến việc hiện nay chúng ta chưa có những quy chế, chính sách nào hiệu quả về vấn đề này. Chế tài lại càng không.




Một du khách cố thả tiền lên bàn thờ tại đền Trần, Nam Định để cầu may.




Theo Tuổi Trẻ
 
10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cả xã hội đang quá mê tín

Chen nhau uống nước thánh, ném tiền vào kiệu rước đền Và

14.02.2014 | 19:18 PM


Theo tục lệ phải rửa qua nước ở giếng thần ở miếu cô Chín Giếng thì khi vào lễ mới được phù hộ. Vì thế hàng trăm người vây quanh chờ đến lượt mình được lấy nước thần.

Theo tục lệ phải rửa qua nước ở giếng thần ở miếu cô Chín Giếng thì khi vào lễ mới được phù hộ. Vì thế hàng trăm người vây quanh chờ đến lượt mình được lấy nước thần.


Ngày 13/2 (14/1 âm lịch), lễ hội đền Và chính thức khai hội đã thu hút hàng trăm du khách tới tham gia. Theo quan niệm của mọi người, đền Và dù nhỏ nhưng rất thiêng, chỉ cần người trong sáng thì cầu gì được nấy.



Từ rất sớm, mặc dù trời rét nhưng đã có rất nhiều người đổ xô về tham gia hội. Năm nay, hội đền Và được tổ chức khá lớn vì vậy, công tác chuẩn bị rất kỹ, BTC đã huy động nhiều công an tới giữ trật tự nhằm hạn chế những tệ nạn có thể xảy ra.




Theo truyền thuyết, muốn vào lễ ở đền thì phải qua miếu cô Chín Giếng để tẩy trần, dùng nước thần ở trong giếng này rửa mặt, rửa tay chân xóa đi bụi bặm để thân thể được trong sạch, tâm hồn trong sạch thần phật mới chứng giám.





Giếng nước rất trong và mát lạnh. Theo người dân kể lại, dù ném chiếc kim xuống giếng cũng có thể nhìn thấy được, mọi người cho rằng do trong giếng có nước thần nên có thể tẩy đi mọi sự ô uế trong cuộc sống.






Vì thế trước khi vào đền, mọi người đều dùng nước vuốt qua mặt mũi, rửa tay chân và uống một ngụm nước để lấy lại sự trong sạch. Thậm chí nhiều phụ nữ dù đã trang điểm nhưng cũng không ngại ngần dùng nước rửa mặt.







Không những thế nhiều người còn gieo tiền xuống giếng để mong muốn nước thần đem lại thành công trong năm mới. Sau đó còn vẩy nước lên đồ lễ rồi mới mang vào trong đền.




Vì thế có hằng trăm người vây quanh miếu để chờ lấy nước thần. Nhiều người còn tranh thủ múc nước đổ vào chai để mang về vì tin tưởng sự nhiệm màu của nó.

Theo tục lệ, người nào chui qua được kiệu rước của đền Và sẽ may mắn cả năm, còn em bé nào đi qua kiệu sẽ mau ăn chóng lớn. Vì thế hàng chục nghìn người ném tiền lên kiệu và chen chúc chui qua bằng được.



3h sáng, ngày 14/2 (15/1 âm lịch), đoàn rước kiệu đền Và tiến hành các nghi lễ và bắt đầu khởi hành, hàng chục nghìn người dân đi theo kéo dài gần 7km từ cổng đền Và đến tận sông Hồng.








Mỗi năm đều tổ chức hội đền, nhưng cứ đến năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu thì người dân lại làm lễ rước kiệu to. Nhiều lễ nghi truyền thống được tổ chức, ngoài 3 kiệu chính, mỗi làng còn có các kiệu lễ kèm theo.







Theo tục lệ, người nào chui qua kiệu rước sẽ may mắn cả năm, tấn tài tấn lộc, gia đình bình yên. Vì thế hàng chục nghìn người chen lấn nhau chui qua kiệu bằng được.





Dù BTC cố gắng ổn định hàng ngũ, sắp xếp cho người dân được đi qua kiệu. Nhưng do số lượng người quá đông nên xảy ra sự ù tắc, xô đẩy. Nhiều người đã bị kẻ trộm thừa cơ móc túi.




Bác Định Mạnh Công, quê ở Bắc Giang, năm nào cũng đi hội đền Và. Sau khi đi qua kiệu, bác chung tay với mọi người cùng khiêng kiệu để lấy may mắn đầu năm.



sức khỏe cho con mình. Bé Đình Anh dù mới mấy tháng tuổi nhưng cũng đã được bố bế chui qua kiệu. Anh Đình Quang chia sẻ: “Chắc chắn năm nay em bé sẽ lớn lên mạnh khỏe”." />

Quan niệm trẻ con được chui qua kiệu rước sẽ mau ăn chóng lớn. Vì thế nhiều bố mẹ cố gắng đưa con chen vào hi vọng sức khỏe cho con mình. Bé Đình Anh dù mới mấy tháng tuổi nhưng cũng đã được bố bế chui qua kiệu. Anh Đình Quang chia sẻ: “Chắc chắn năm nay em bé sẽ lớn lên mạnh khỏe”.

Không những thế, nhiều người còn cố gắng ném tiền lên kiệu rước. Mặc dù đã có thành viên BTC đưa hòm công đức đền Và đi theo, nhưng mọi người vẫn xô đẩy nhau để ném tiền lên bằng được.

Chỉ sau một lúc, chiếc kiệu rước đầy tiền lẻ, rơi lả tả trên đường, những người khiêng kiệu phải hốt bỏ từng đống tiền cho vào hòm công đức. Không chỉ có tờ 500 đồng, 1.000 đồng hay 2.000 đồng, mà còn có những tờ tiền 500.000 đồng được người dân ném lên kiệu.

Anh Ngọc

http://www.nguoiduatin.vn/chen-nhau-uong-nuoc-thanh-nem-tien-vao-kieu-ruoc-den-va-a124491.html
 
Top