Cách tự chữa say nắng tại nhà không cần đến bác sĩ

98
0
16

hatenanews

Member
Say nắng là hiện tượng rất dễ gặp trong những ngày hè nóng nực. Nó có thể gây biến chứng tử vong khi bạn không có biện pháp xử lý kịp thời.
Trước hết bạn cần nhận biết được dấu hiệu của người bị say nắng như thế nào.



Dấu hiệu bị say nắng

- Đau đầu, chóng mặt, nôn mửa

- Đột quỵ

- Da đỏ

- Sốt cao

- Thở gấp

- Sốt cao

- Cơ thể mệt mỏi, mắt lờ đờ

- Cơ chuột rút hoặc yếu kém
Sốt cao do say nắng

Sốt cao do say nắng

Bài thuốc chữa say nắng tại nhà

Khi trong nhà có người bị say nắng bạn có thể áp dụng 1 trong những bài thuốc chữa say nắng ngay tại nhà như:

Bài 1: Lấy 150g bí xanh, gọt bỏ vỏ, ép lấy nước cốt rồi cho thêm vài hạt muối vào để uống. Chia làm 2-3 lần cho người bệnh uống trong ngày.
Cách tự chữa say nắng tại nhà không cần đến bác sĩ

Uống nước ép bí đao

Bài 2: 1 nắm lá sắn dây, 1 nắm lá tre, rửa sạch, vảy cho khô nước, đem giã nát lấy nước cốt cho người bệnh uống.

Bài 3: Dùng 2 đoạn mía tươi ép lấy nước, chia 2-3 lần. Để nhanh chóng và tiện lợi hơn bạn có thể mua nước mía nguyên chất về uống cũng rất nhanh.

Bài 4: 2-3 thìa bột sắn dây cùng 1 ít đường hòa với nước đun sôi để nguội cho bệnh nhân uống. Uống 2-3 lần trong ngày là khỏi.

Bài 5: 12g củ sắn dây tươi, 12g lá tre, 12g rau má, 12g hương nhu sắc uống trong ngày. Uống liên tiếp 3 ngày sẽ khỏi.

Bài 6: 20g hương như, 12g rau má, 12g quả dành dành, 20g biển đậu, 12g hậu phác. Đêm sắc uống ngày 1 thang như trên, uống liên tiếp trong 3 ngày.

Lưu ý:

Người bệnh say nắng sau khi đã tỉnh không nên trở lại làm việc ngay mà cần nghỉ ngơi thêm ít nhất là 3 ngày.

Uống các thuốc giải say nắng, nghỉ ngơi nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Xem thêm: Cách chống say nắng hiệu quả trong những ngày nắng nóng

Phòng tránh say nắng

Mặc quần áo thoáng mát: Quần áo rộng rãi, thoáng mát giúp cơ thể thông thoáng mồ hôi, ổn định thân nhiệt, hạn chế việc say nắng.

Hạn chế ra ngoài đường vào giờ cao điểm: Những giờ cao điểm như giữa trưa sang chiều là lúc nhiệt độ ánh nắng mặt trời cao nhất do đó khi ra ngoài vào thời điểm này rất dễ bị say nắng.

Uống nhiều nước: Không kể là nước lọc hay nước hoa quả, bạn nên uống 2,5-3 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt các loại nước giải nhiệt luôn được khuyến khích.

Tránh các hoạt động vất vả ở nhiệt độ cao: Hoạt động thể chất mạnh, lao động nặng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, thần kinh căng thẳng kết hợp với thời tiết nắng nóng rất dễ khiến bạn bị say nắng.

Nếu yêu cầu công việc là bắt buộc bạn nên có thời gian nghỉ giải lao hợp lý.
 
Top