Chíc chíc
Active Member
3 đứa trẻ trong căn lều tạm đó, vừa chính thức bị mồ côi cả cha lẫn mẹ cách đây hơn tháng, hiện đang sống nhờ sự nuôi dưỡng của bà ngoại kế đã 64 tuổi.
Hỏi han suốt 2 ngày trời, tôi mới tìm thấy căn lều phủ bạt xanh lè đang bị gió bão thổi phần phật giữa cánh đồng ngoại ô TP. Ninh Bình. Khi tôi đến, mấy đứa trẻ và một người đàn bà đang nằm co ro trong chiếc lều tạm. Trong lều chẳng có gì ngoài mấy cái bát, đĩa, xoong, chảo vứt chỏng chơ ở góc. 3 đứa trẻ trong căn lều tạm đó, vừa chính thức bị mồ côi cả cha lẫn mẹ cách đây hơn tháng, hiện đang sống nhờ sự nuôi dưỡng của bà ngoại kế đã 64 tuổi.
Mấy tháng nay, 3 cháu bé mồ côi phải sống trong lều. Người đàn bà dáng vẻ lam lũ vén tấm bạt cho tôi chui vào. Bà mếu máo: “Khổ lắm chú ơi. Mới có mấy tuổi đầu mà chúng đã mất cả cha lẫn mẹ. Giờ chúng nó chỉ biết trông vào tôi thôi. Tôi già yếu thế này, không biết còn sống được bao nhiêu nữa mà chăm nuôi chúng nó”.
Nghe bà kể lại chuyện bố mẹ, hai chị em Minh Anh và Minh Ánh, nước mắt lăn dài trên má.
Ông Lưu Danh Việt lấy bà Nguyễn Thị Hiếu, đẻ được 4 người con, thì ai cũng nghèo khổ, khốn khó. Năm 1983, sau khi sinh lần thứ 5, bà Hiếu và cả đứa con đỏ hỏn cùng về thế giới bên kia. Ông Việt ốm yếu, nghề nghiệp chẳng có, nên không đủ sức nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Năm sau, ông lấy cô công nhân quá lứa, nhỡ thì Trần Thị Yến về làm vợ, chăm sóc đàn con cho ông.
Bà Trần Thị Yến tiếp tục sinh cho ông Việt 4 người con nữa. Ông bà đã nghèo, lại nuôi một đàn con nheo nhóc, nên đói rách lắm. Đám con cái chẳng được học hành gì. Đa phần biết đọc chữ là nghỉ cả. Hầu hết con cái của ông Việt đều thất nghiệp, hoặc việc làm không ổn định.
Ngày bà Yến về làm dâu, cô con gái Lưu Thị Thanh Huyền của ông Việt mới 8 tuổi và cô em gái của Huyền mới 5 tuổi. Tuy là mẹ kế, nhưng bà Yến nuôi dưỡng, chăm bẵm Huyền cũng như đàn con của ông Việt như con đẻ. Khi Huyền đủ tuổi, bà xin cho làm công nhân ở một xí nghiệp may.
Hai chị em Minh Ánh và Minh Anh trong căn lều mới dựng giữa cánh đồng. Chồng Huyền là Bùi Minh Chiến, quê ở tận Lai Châu. Anh Chiến công tác tại một chi nhánh điện. Năm 2000, về thăm chị gái và anh rể ở Ninh Bình, gặp Huyền, nảy nở tình cảm, hai người đã làm lễ cưới. Cưới xong, Chiến không về Lai Châu nữa, Huyền thì bỏ việc ở công ty may vì làm việc vất vả, mà lương ba cọc ba đồng. Hai vợ chồng và đàn con trông vào mẹt hoa quả của Huyền ở chợ.
Lấy nhau, đôi vợ chồng này đẻ tằng tằng 3 đứa con, gồm Bùi Minh Anh, sinh năm 2001, Bùi Minh Ánh, sinh năm 2003 và Bùi Minh Bình An, sinh năm 2006. Chồng Yến chẳng có việc gì làm, con lại nheo nhóc, nên anh ở nhà trông con cho vợ đi bán hàng. Bán hàng hoa quả buổi được buổi chăng, nên rất cơ cực. Số tiền kiếm được chỉ đủ trả thuê nhà, mấy bố con toàn rau cháo qua ngày.
Các cháu sống nhờ sự đùm bọc, nuôi dưỡng của bà ngoại kế Khi bé Bình An vừa chào đời, chán cảnh túng bấn, anh Chiến bỏ về Lai Châu. Tuy nhiên, bỏ đi được mấy tháng thì anh lại về Ninh Bình với thân hình tiều tụy. Chiến thú nhận với vợ rằng, khi về Lai Châu, chẳng kiếm được việc làm, lại bị đám bạn rủ rê nên đã dính nghiện. Không có tiền hút hít, Chiến nằm bẹp trong nhà, người xanh rớt mồng tơi. Rồi một hôm, khi Huyền đi bán hàng về, thấy chồng nằm chết còng queo mà không ai biết.
Bà Yến kể: “Thằng Chiến hiền lành, ngoan ngoãn thế mà nó lại dính nghiện, thật không hiểu ra sao nữa”. Tôi hỏi Minh Anh về bố, bé Minh Anh bảo: “Bố cháu hiền lắm, chẳng mắng mẹ con cháu bao giờ. Hồi bố mất, cháu khóc suốt. Cháu thương bố lắm”.
Sau khi bố đẻ mất (năm 2004), rồi chồng mất (2006), chị Huyền và 3 đứa con về ở với mẹ kế. Ngôi nhà cấp 4, chỉ rộng 30 mét vuông, mà có tới 8 con người sinh sống, gồm bà Yến, vợ chồng một người con, một cậu út và 4 mẹ con Huyền. Bà Yến ở nhà trông 3 đứa con, còn Huyền đi bán hàng kiếm sống.
Nhắc đến mẹ, Minh Anh và Minh Ánh đều nước mắt ngắn dài. Bà Yến kể: “Chả hiểu nó bán hàng thế nào mà chẳng có tiền gì cả. Tháng nào làm ăn được lắm thì mang về cho mẹ được chục cân gạo, không thì chẳng thấy có gì. Nghĩ cũng tội cho nó, bao năm còng cọc vất vả mưa nắng nuôi chồng và đàn con, đến nỗi bệnh tật đầy người cũng chẳng chịu chạy chữa. Khi bệnh nặng thì đã muộn mất rồi”.
Một ngày, thấy Huyền nằm li bì, kêu đau đớn khắp người, bà Yến dồn tiền đưa đi bệnh viện tỉnh. Các bác sĩ sau khi chiếu chụp thì bảo Huyền mắc nhiều bệnh nặng lắm, phải lên bệnh viện tuyến trên mới xác định rõ được. Dù chẳng có tiền, song bà Yến vẫn đưa con đi. Bao nhiêu năm chẳng đi bệnh viện, chẳng thuốc thang gì, đến lúc vào viện thì đủ các loại bệnh: thần kinh, viêm phổi mãn tính, u gan, lao…
Khi chuyển sang Bệnh viện Lao trung ương, thì bác sĩ bắt nhập viện điều trị nội trú. Tuy nhiên, nằm viện được 1 tháng, thấy sức khỏe hồi phục, lại hết tiền, nên Huyền đòi về, điều trị ngoại trú.
“Về nhà được 13 ngày thì nó lại ho như xổ cả ruột gan ra ngoài. Xót quá, tôi cưỡng ép nó đi viện. Nhưng sau khi khám xét, bác sĩ bảo không thể cứu được nữa, bị lao quá nặng, phổi bị rỗng hết rồi, u gan thì to tướng như quả cam mà không mổ được vì sức khỏe yếu. Nó về được vài ngày thì đi. Lúc sắp đi, miệng nó ú ớ, không nói được, nước mắt cứ ứa ra. Nhìn ánh mắt nó, tôi biết nó nói gì rồi. Nó lo cho 3 đứa con. Nó chẳng nói thì tôi cũng phải có nghĩa vụ nuôi 3 đứa cháu. Tôi không đẻ ra nó, nhưng tôi đã coi nó như con đẻ từ ngày về ở với ông ấy rồi. Nó là con tôi, thì mấy đứa cháu này là cháu tôi, tôi không nuôi thì còn ai nuôi chúng” – Bà Trần Thị Yến nhìn mấy đứa cháu rồi quay đi len lén lau nước mắt.
Cơn bão số 3 đã bắt đầu về Ninh Bình. Gió mỗi ngày một mạnh, giật những tấm bạt phần phật. Tôi đồ rằng, đêm nay, khi tâm bão đổ về, chỉ cần gió cỡ cấp 8, cấp 9, căn lều dựng tạm tơ hơ trên mặt đất của 4 bà cháu sẽ bị cuốn lên trời.
http://tintuconline.com.vn/vn/phongsukisu/461001/index.html
Tội nghiệp quá!
Hỏi han suốt 2 ngày trời, tôi mới tìm thấy căn lều phủ bạt xanh lè đang bị gió bão thổi phần phật giữa cánh đồng ngoại ô TP. Ninh Bình. Khi tôi đến, mấy đứa trẻ và một người đàn bà đang nằm co ro trong chiếc lều tạm. Trong lều chẳng có gì ngoài mấy cái bát, đĩa, xoong, chảo vứt chỏng chơ ở góc. 3 đứa trẻ trong căn lều tạm đó, vừa chính thức bị mồ côi cả cha lẫn mẹ cách đây hơn tháng, hiện đang sống nhờ sự nuôi dưỡng của bà ngoại kế đã 64 tuổi.
Nghe bà kể lại chuyện bố mẹ, hai chị em Minh Anh và Minh Ánh, nước mắt lăn dài trên má.
Ông Lưu Danh Việt lấy bà Nguyễn Thị Hiếu, đẻ được 4 người con, thì ai cũng nghèo khổ, khốn khó. Năm 1983, sau khi sinh lần thứ 5, bà Hiếu và cả đứa con đỏ hỏn cùng về thế giới bên kia. Ông Việt ốm yếu, nghề nghiệp chẳng có, nên không đủ sức nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Năm sau, ông lấy cô công nhân quá lứa, nhỡ thì Trần Thị Yến về làm vợ, chăm sóc đàn con cho ông.
Bà Trần Thị Yến tiếp tục sinh cho ông Việt 4 người con nữa. Ông bà đã nghèo, lại nuôi một đàn con nheo nhóc, nên đói rách lắm. Đám con cái chẳng được học hành gì. Đa phần biết đọc chữ là nghỉ cả. Hầu hết con cái của ông Việt đều thất nghiệp, hoặc việc làm không ổn định.
Ngày bà Yến về làm dâu, cô con gái Lưu Thị Thanh Huyền của ông Việt mới 8 tuổi và cô em gái của Huyền mới 5 tuổi. Tuy là mẹ kế, nhưng bà Yến nuôi dưỡng, chăm bẵm Huyền cũng như đàn con của ông Việt như con đẻ. Khi Huyền đủ tuổi, bà xin cho làm công nhân ở một xí nghiệp may.
Lấy nhau, đôi vợ chồng này đẻ tằng tằng 3 đứa con, gồm Bùi Minh Anh, sinh năm 2001, Bùi Minh Ánh, sinh năm 2003 và Bùi Minh Bình An, sinh năm 2006. Chồng Yến chẳng có việc gì làm, con lại nheo nhóc, nên anh ở nhà trông con cho vợ đi bán hàng. Bán hàng hoa quả buổi được buổi chăng, nên rất cơ cực. Số tiền kiếm được chỉ đủ trả thuê nhà, mấy bố con toàn rau cháo qua ngày.
Bà Yến kể: “Thằng Chiến hiền lành, ngoan ngoãn thế mà nó lại dính nghiện, thật không hiểu ra sao nữa”. Tôi hỏi Minh Anh về bố, bé Minh Anh bảo: “Bố cháu hiền lắm, chẳng mắng mẹ con cháu bao giờ. Hồi bố mất, cháu khóc suốt. Cháu thương bố lắm”.
Sau khi bố đẻ mất (năm 2004), rồi chồng mất (2006), chị Huyền và 3 đứa con về ở với mẹ kế. Ngôi nhà cấp 4, chỉ rộng 30 mét vuông, mà có tới 8 con người sinh sống, gồm bà Yến, vợ chồng một người con, một cậu út và 4 mẹ con Huyền. Bà Yến ở nhà trông 3 đứa con, còn Huyền đi bán hàng kiếm sống.
Một ngày, thấy Huyền nằm li bì, kêu đau đớn khắp người, bà Yến dồn tiền đưa đi bệnh viện tỉnh. Các bác sĩ sau khi chiếu chụp thì bảo Huyền mắc nhiều bệnh nặng lắm, phải lên bệnh viện tuyến trên mới xác định rõ được. Dù chẳng có tiền, song bà Yến vẫn đưa con đi. Bao nhiêu năm chẳng đi bệnh viện, chẳng thuốc thang gì, đến lúc vào viện thì đủ các loại bệnh: thần kinh, viêm phổi mãn tính, u gan, lao…
Khi chuyển sang Bệnh viện Lao trung ương, thì bác sĩ bắt nhập viện điều trị nội trú. Tuy nhiên, nằm viện được 1 tháng, thấy sức khỏe hồi phục, lại hết tiền, nên Huyền đòi về, điều trị ngoại trú.
“Về nhà được 13 ngày thì nó lại ho như xổ cả ruột gan ra ngoài. Xót quá, tôi cưỡng ép nó đi viện. Nhưng sau khi khám xét, bác sĩ bảo không thể cứu được nữa, bị lao quá nặng, phổi bị rỗng hết rồi, u gan thì to tướng như quả cam mà không mổ được vì sức khỏe yếu. Nó về được vài ngày thì đi. Lúc sắp đi, miệng nó ú ớ, không nói được, nước mắt cứ ứa ra. Nhìn ánh mắt nó, tôi biết nó nói gì rồi. Nó lo cho 3 đứa con. Nó chẳng nói thì tôi cũng phải có nghĩa vụ nuôi 3 đứa cháu. Tôi không đẻ ra nó, nhưng tôi đã coi nó như con đẻ từ ngày về ở với ông ấy rồi. Nó là con tôi, thì mấy đứa cháu này là cháu tôi, tôi không nuôi thì còn ai nuôi chúng” – Bà Trần Thị Yến nhìn mấy đứa cháu rồi quay đi len lén lau nước mắt.
Cơn bão số 3 đã bắt đầu về Ninh Bình. Gió mỗi ngày một mạnh, giật những tấm bạt phần phật. Tôi đồ rằng, đêm nay, khi tâm bão đổ về, chỉ cần gió cỡ cấp 8, cấp 9, căn lều dựng tạm tơ hơ trên mặt đất của 4 bà cháu sẽ bị cuốn lên trời.
http://tintuconline.com.vn/vn/phongsukisu/461001/index.html
Tội nghiệp quá!