Me Minh "meo"
Active Member
Cẩn thận khi trẻ tái viêm họng liên tục
(Dân trí) - Viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A có đặc trưng riêng, làm trẻ rất mệt mỏi, lười ăn và có thể kèm cảm giác đau đầu, đau bụng. Đáng nói, bệnh dễ tái phát nêu chưa điều trị triệt để và có thể để lại biến chứng thấp tim nguy hiểm.
Trẻ trên 5 tuổi có nguy cơ bị viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A cao hơn (Ảnh minh họa)
Một tháng, 2 lần tái phát viêm họng liên cầu
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, bé Minh Khang (4 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) đã phải 4 lần tới bác sĩ vì viêm họng liên cầu, đổi 3 lần thuốc và dùng nhiều loại kháng sinh mạnh.... Chị Hương, mẹ bé Minh Khang cho biết, mỗi lần thấy con sốt mệt (không chơi đùa), ôm đầu, ôm bụng kêu đau, chị đều đưa con đi khám, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cụ thể, sau 4 ngày uống kháng sinh lần đầu không đỡ (bé đột nhiên sốt trở lại, ho rũ rượu như ho gà), chị đã đưa con đi khám và được đổi thuốc. Chỉ được 1 ngày, bé chuyển thở rít, thấy rõ ngực lõm qua mỗi lần thở, gia đình vội đưa vào viện thì đã bị viêm phế quản phổi, uống cùng lúc hai kháng sinh mạnh.
Vậy mà chỉ nửa tháng sau khi dứt thuốc, hết ốm, bé lại bị hâm hấp sốt và rồi lặp lại tình trạng đau đầu, đau bụng và nằm bẹp. “Dù lo lắng nhưng mình không hề nghĩ tới khả năng con tái nhiễm viêm họng liên cầu khuẩn cho tới khi đi khám”, chị Hương kể. Sau 4 ngày điều trị, bác sĩ khẳng định bé không có nguy cơ biến chứng.
Không cảnh giác cao độ như chị Hương nên con của chị Hạnh, cháu T.T.P (14 tuổi ở Nam Định) đã bị thấp tim do biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Chị Hạnh cho biết: “Vì cháu ốm liên miên nên lâu rồi mình cũng mất thói quen đưa con đi bác sĩ khám kê đơn, toàn tự cho con dùng thuốc. Nhưng đợt này, vừa khỏi viêm họng lại thấy con liên tục kêu đau chân, có đêm không ngủ được dù được mẹ nắn chân, bôi dầu… nên mình mới đưa con lên khoa Nhi BV Bạch Mai khám. Bác sĩ xác định cháu bị thấp tim do biến chứng viêm họng, buộc phải điều trị, theo dõi lâu dài”.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, bệnh thấp tim là một biến chứng nguy hiểm của viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh. Thấp tim là bệnh hay tái phát, gây tổn thương van tim với nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh và nếu không điều trị có thể gây các biến chứng tại van tim như hẹp van hai lá, hở van hai lá, hẹp van động mạch chủ… và cuối cùng là sẽ dẫn đến suy tim.
Viêm họng cấp do vi-rút thường diễn biến trong 3 - 4 ngày, chỉ cần dùng thuốc điều trị triệu chứng giảm sốt, giảm ho thì bệnh sẽ lui dần. Trẻ sốt cao nhưng khi hạ sốt vẫn chạy nhảy, chơi đùa.
Còn viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là. Dấu hiệu cơ bản nhất của viêm họng do liên cầu khuẩn là trẻ sốt, mệt mỏi, lưỡi bẩn, đau họng, đau đầu, đau bụng. đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau… Riêng hiện tượng sưng nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân.
Nguy cơ cao ở trẻ lớn
TS Dũng cho biết, viêm họng là bệnh phổ biến ở trẻ em, thường là do vi rút nên không gây nguy hiểm và tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. Chỉ có khoảng 20-30% các ca viêm họng là do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, bệnh dễ gây biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận nếu không được điều trị triệt để. Tuy nhiên, theo TS Dũng, cái khó khi bị bệnh là cha mẹ không thể xác định bệnh do vi rút hay do vi khuẩn để từ đó dùng hay không dùng thuốc kháng sinh.
Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A thường hay gặp ở lứa tuổi trên 5, trong khi đó, trẻ càng lớn thì phụ huynh càng chủ quan, không để ý kỹ các biểu hiện bệnh và thường tự mua thuốc điều trị.
Còn tình trạng tái phát viêm họng liên cầu khuẩn thường là do phụ huynh tự ý dừng thuốc sau 2-3 ngày đã tự ý dùng thuốc. “Điều này cực kỳ nguy hiểm, vì thực chất, bệnh mới chỉ đỡ mà chưa khỏi hẳn. Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ bị lờn thuốc do không điều trị triệt để”, TS Dũng nói.
Để phòng bệnh viêm họng, quan trọng là phải nghỉ ngơi, giữ ấm. Giữ ấm cổ, ngực, gan bàn chân. Bệnh nhân nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.
(Dân trí) - Viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A có đặc trưng riêng, làm trẻ rất mệt mỏi, lười ăn và có thể kèm cảm giác đau đầu, đau bụng. Đáng nói, bệnh dễ tái phát nêu chưa điều trị triệt để và có thể để lại biến chứng thấp tim nguy hiểm.
Trẻ trên 5 tuổi có nguy cơ bị viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A cao hơn (Ảnh minh họa)
Một tháng, 2 lần tái phát viêm họng liên cầu
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, bé Minh Khang (4 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) đã phải 4 lần tới bác sĩ vì viêm họng liên cầu, đổi 3 lần thuốc và dùng nhiều loại kháng sinh mạnh.... Chị Hương, mẹ bé Minh Khang cho biết, mỗi lần thấy con sốt mệt (không chơi đùa), ôm đầu, ôm bụng kêu đau, chị đều đưa con đi khám, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cụ thể, sau 4 ngày uống kháng sinh lần đầu không đỡ (bé đột nhiên sốt trở lại, ho rũ rượu như ho gà), chị đã đưa con đi khám và được đổi thuốc. Chỉ được 1 ngày, bé chuyển thở rít, thấy rõ ngực lõm qua mỗi lần thở, gia đình vội đưa vào viện thì đã bị viêm phế quản phổi, uống cùng lúc hai kháng sinh mạnh.
Vậy mà chỉ nửa tháng sau khi dứt thuốc, hết ốm, bé lại bị hâm hấp sốt và rồi lặp lại tình trạng đau đầu, đau bụng và nằm bẹp. “Dù lo lắng nhưng mình không hề nghĩ tới khả năng con tái nhiễm viêm họng liên cầu khuẩn cho tới khi đi khám”, chị Hương kể. Sau 4 ngày điều trị, bác sĩ khẳng định bé không có nguy cơ biến chứng.
Không cảnh giác cao độ như chị Hương nên con của chị Hạnh, cháu T.T.P (14 tuổi ở Nam Định) đã bị thấp tim do biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Chị Hạnh cho biết: “Vì cháu ốm liên miên nên lâu rồi mình cũng mất thói quen đưa con đi bác sĩ khám kê đơn, toàn tự cho con dùng thuốc. Nhưng đợt này, vừa khỏi viêm họng lại thấy con liên tục kêu đau chân, có đêm không ngủ được dù được mẹ nắn chân, bôi dầu… nên mình mới đưa con lên khoa Nhi BV Bạch Mai khám. Bác sĩ xác định cháu bị thấp tim do biến chứng viêm họng, buộc phải điều trị, theo dõi lâu dài”.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, bệnh thấp tim là một biến chứng nguy hiểm của viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh. Thấp tim là bệnh hay tái phát, gây tổn thương van tim với nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh và nếu không điều trị có thể gây các biến chứng tại van tim như hẹp van hai lá, hở van hai lá, hẹp van động mạch chủ… và cuối cùng là sẽ dẫn đến suy tim.
Viêm họng cấp do vi-rút thường diễn biến trong 3 - 4 ngày, chỉ cần dùng thuốc điều trị triệu chứng giảm sốt, giảm ho thì bệnh sẽ lui dần. Trẻ sốt cao nhưng khi hạ sốt vẫn chạy nhảy, chơi đùa.
Còn viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là. Dấu hiệu cơ bản nhất của viêm họng do liên cầu khuẩn là trẻ sốt, mệt mỏi, lưỡi bẩn, đau họng, đau đầu, đau bụng. đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau… Riêng hiện tượng sưng nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân.
Nguy cơ cao ở trẻ lớn
TS Dũng cho biết, viêm họng là bệnh phổ biến ở trẻ em, thường là do vi rút nên không gây nguy hiểm và tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. Chỉ có khoảng 20-30% các ca viêm họng là do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, bệnh dễ gây biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận nếu không được điều trị triệt để. Tuy nhiên, theo TS Dũng, cái khó khi bị bệnh là cha mẹ không thể xác định bệnh do vi rút hay do vi khuẩn để từ đó dùng hay không dùng thuốc kháng sinh.
Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A thường hay gặp ở lứa tuổi trên 5, trong khi đó, trẻ càng lớn thì phụ huynh càng chủ quan, không để ý kỹ các biểu hiện bệnh và thường tự mua thuốc điều trị.
Còn tình trạng tái phát viêm họng liên cầu khuẩn thường là do phụ huynh tự ý dừng thuốc sau 2-3 ngày đã tự ý dùng thuốc. “Điều này cực kỳ nguy hiểm, vì thực chất, bệnh mới chỉ đỡ mà chưa khỏi hẳn. Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ bị lờn thuốc do không điều trị triệt để”, TS Dũng nói.
Để phòng bệnh viêm họng, quan trọng là phải nghỉ ngơi, giữ ấm. Giữ ấm cổ, ngực, gan bàn chân. Bệnh nhân nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.