Me Minh "meo"
Active Member
Thuở sơ khai, biểu tượng Google đơn giản như bạn thường thấy khi truy cập website tìm kiến ngày nay. Tuy nhiên, vào cuối thập niên 90, đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin gặp phải vấn đề khó khăn, họ liền suy nghĩ về logo mới cho trang chủ Google. Khi ấy, bộ đôi kế hoạch tham dự ngày lễ Burning Man song thực sự lo lắng vì phải vắng mặt tại công ty. Bởi vậy, họ quyết định phủ sóng logo mới cho Google, mà bản chất chính là một "thông điệp văn phòng".
Đúng vậy, "Burning man" trở thành logo đầu tiên của gã khổng lồ nhằm hưởng ứng sự kiện đặc biệt. Dần dần hàng loạt biểu tượng khác lên sóng vào dịp Lễ Tạ ơn, Halloween… giống như một nét văn hóa trên internet được rất nhiều người yêu thích. Thậm chí, Sergey Brin còn nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho "hệ thống và phương thức để hấp dẫn người dùng truy cập vào website".
Theo thời gian, hầu hết logo của Google được thực hiện bởi nhà thiết kế Dennis Hwang. Cũng từ đây, chúng được nâng lên tầm cao mới. Hôm nay chúng mình hãy cùng tìm hiểu điều gì đã tạo nên những sản phẩm ấn tượng này nhé!
Google logo
Nhóm tác giả thường không quá 10 người và họ phối hợp với nhau rất ăn ý. Thành phần của nhóm cũng rất đa dạng, từ nhà làm phim hoạt hình đến tác giả truyện tranh… Họ thường lấy ý tưởng từ hơn 28.000 nhân viên của Google, tin tức trên báo chí, người dùng và những điều độc đáo tự nghĩ ra.
"Chúng luôn luôn đến một cách bất ngờ. Và chúng tôi cố gắng lựa chọn những gì thú vị nhất cho khách hàng, cho dù điều ấy rất thân thuộc với họ khi còn nhỏ, sự kiện quan trọng hay những điều bạn học được ở trường" – Jennifer Hom, thành viên trong nhóm chia sẻ.
Bên cạnh đó, thời hạn xuất xưởng những biểu tượng cũng rất thất thường. Đôi khi người ta mất cả năm trời cho những biểu tượng của tháng 4 hoặc 5. Song với những sự kiện nóng hổi thì quá trình sáng tác chỉ gói gọn trong vài tiếng đồng hồ. Chẳng hạn như lúc NASA tìm thấy nước trên mặt trăng năm 2009, nhóm của Jennifer Hom phải bỏ ăn trưa để hoàn thành logo trong vòng 4 tiếng. Nghe đâu, khoảng 271 logo đã được nhóm thực hiện vào năm ngoái.
Hỗ trợ toán học
Với những logo đặc biệt, nhóm tác giả cần đến sự giúp sức của chuyên gia máy tính. Google đang tập trung những kỹ sư phần mềm xuất sắc. Đáng tiếc, không kỹ sư nào chịu rời bỏ hoàn toàn công việc của mình để hỗ trợ nhóm logo. Thay vào đó, họ chỉ dành một chút thời gian cho công việc thiết kế mà thôi.
Videoclip: http://nb5.vcmedia.vn/7bc6f0e747d09...ia.vn&name=hosting/201108/69373dfd036f450.flv
Chẳng hạn như biểu tượng trái bóng của video trên, nhóm phát triển gửi email cho rất nhiều kỹ sư Google nhằm thu được giải pháp hoàn hảo nhất. Hoặc như biểu tượng Pi Day, Jennifer Hom tiết lộ: "Để hoàn thành tác phẩm, chúng tôi phải liên hệ với những chuyên gia toán học của mình và đảm bảo rằng mọi đường cong hay hình tròn đều hoàn toàn chính xác".
Văn phòng quốc tế
Sở hữu trên 50 tên miền khác nhau, Google luôn cố gắng sáng tạo những biểu tượng đặc biệt và phù hợp nền văn hóa tại nước sở tại. Dẫu vậy, thật khó cho một nhân viên tại Hoa Kỳ nắm rõ ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 118 của Miroslav Krleza tại đất nước Croatia.
May mắn thay, hầu hết tên miền quốc tế của Google thường đi kèm những văn phòng chi nhánh. Nhờ đó, đội ngũ nhân viên có thể đóng góp và kiểm tra ý tưởng cho mỗi logo trước khi chính thức lên sóng.
Tầm ảnh hưởng
Theo ước tính năm 2009, Google chiếm 6% lưu lượng truy cập internet toàn cầu. Bởi vậy những biểu tượng đặc biệt trên trang chủ tìm kiếm luôn mang tầm ảnh hưởng nhất định.
"Chúng tôi luôn cố gắng tránh để những logo này làm khó chịu bất kỳ ai và chúng tôi không muốn đặt nặng bất cứ điều gì trên sản phẩm của mình" – Jennifer Hom cho hay.
Không ảnh hưởng đến bất kỳ thực sự là việc rất khó thực hiện. Vào năm 2003, nhóm nghệ sỹ Google từng mắc lỗi nhỏ trong quá trình mô tả ADN và gây nên những phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng khoa học.
"Tôi thực sự cảm thấy sợ hãi"
Xét cho cùng, những công thức toán học, khoa học và lịch sử thường khá an toàn. Tuy nhiên, những vấn đề khác lại chẳng phải vậy. Đơn cử như biểu tượng Gay Pride (tạm dịch: niềm tự hào đồng tính) – một cầu vồng gắn vào thanh tìm kiếm nhưng chỉ xuất hiện khi người dùng gõ cụm từ liên quan. Nhiều người phê bình Google đang giấu giếm "niềm tự hào" của họ trong căn phòng kín.
Ngày đại dương tại Nhật Bản.
Tại sao lại có logo đặc biệt?
Google quá nổi tiếng với công cụ tìm kiếm hoàn hảo chứ không phải lĩnh vực nghệ thuật. Vậy điều gì khiến hãng chấp nhận vô số phiền phức và mất công sức cho những logo đến vậy?
Trả lời câu hỏi này, Jennifer Hom nói: "Google rất tuyệt vời trong lĩnh vực công nghệ, nhưng điều ấy dễ khiến khách hàng quên rằng chúng tôi cũng là những con người. Dĩ nhiên chúng tôi cũng đã phải chịu những rắc rối như vụ ADN, dù vậy chúng tôi vẫn ở đây để giữ không khí vui vẻ trong công ty và đảm bảo cho người dùng biết rằng chúng tôi vẫn tồn tại".
Lê Vũ Lâm
Nguồn: http://gioitre.phapluatxahoi.com.vn...en-dang-sau-nhung-logo-doc-dao-cua-google.htm
Đúng vậy, "Burning man" trở thành logo đầu tiên của gã khổng lồ nhằm hưởng ứng sự kiện đặc biệt. Dần dần hàng loạt biểu tượng khác lên sóng vào dịp Lễ Tạ ơn, Halloween… giống như một nét văn hóa trên internet được rất nhiều người yêu thích. Thậm chí, Sergey Brin còn nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho "hệ thống và phương thức để hấp dẫn người dùng truy cập vào website".
Theo thời gian, hầu hết logo của Google được thực hiện bởi nhà thiết kế Dennis Hwang. Cũng từ đây, chúng được nâng lên tầm cao mới. Hôm nay chúng mình hãy cùng tìm hiểu điều gì đã tạo nên những sản phẩm ấn tượng này nhé!
Google logo
Nhóm tác giả thường không quá 10 người và họ phối hợp với nhau rất ăn ý. Thành phần của nhóm cũng rất đa dạng, từ nhà làm phim hoạt hình đến tác giả truyện tranh… Họ thường lấy ý tưởng từ hơn 28.000 nhân viên của Google, tin tức trên báo chí, người dùng và những điều độc đáo tự nghĩ ra.
"Chúng luôn luôn đến một cách bất ngờ. Và chúng tôi cố gắng lựa chọn những gì thú vị nhất cho khách hàng, cho dù điều ấy rất thân thuộc với họ khi còn nhỏ, sự kiện quan trọng hay những điều bạn học được ở trường" – Jennifer Hom, thành viên trong nhóm chia sẻ.
Bên cạnh đó, thời hạn xuất xưởng những biểu tượng cũng rất thất thường. Đôi khi người ta mất cả năm trời cho những biểu tượng của tháng 4 hoặc 5. Song với những sự kiện nóng hổi thì quá trình sáng tác chỉ gói gọn trong vài tiếng đồng hồ. Chẳng hạn như lúc NASA tìm thấy nước trên mặt trăng năm 2009, nhóm của Jennifer Hom phải bỏ ăn trưa để hoàn thành logo trong vòng 4 tiếng. Nghe đâu, khoảng 271 logo đã được nhóm thực hiện vào năm ngoái.
Hỗ trợ toán học
Với những logo đặc biệt, nhóm tác giả cần đến sự giúp sức của chuyên gia máy tính. Google đang tập trung những kỹ sư phần mềm xuất sắc. Đáng tiếc, không kỹ sư nào chịu rời bỏ hoàn toàn công việc của mình để hỗ trợ nhóm logo. Thay vào đó, họ chỉ dành một chút thời gian cho công việc thiết kế mà thôi.
Videoclip: http://nb5.vcmedia.vn/7bc6f0e747d09...ia.vn&name=hosting/201108/69373dfd036f450.flv
Chẳng hạn như biểu tượng trái bóng của video trên, nhóm phát triển gửi email cho rất nhiều kỹ sư Google nhằm thu được giải pháp hoàn hảo nhất. Hoặc như biểu tượng Pi Day, Jennifer Hom tiết lộ: "Để hoàn thành tác phẩm, chúng tôi phải liên hệ với những chuyên gia toán học của mình và đảm bảo rằng mọi đường cong hay hình tròn đều hoàn toàn chính xác".
Văn phòng quốc tế
Sở hữu trên 50 tên miền khác nhau, Google luôn cố gắng sáng tạo những biểu tượng đặc biệt và phù hợp nền văn hóa tại nước sở tại. Dẫu vậy, thật khó cho một nhân viên tại Hoa Kỳ nắm rõ ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 118 của Miroslav Krleza tại đất nước Croatia.
May mắn thay, hầu hết tên miền quốc tế của Google thường đi kèm những văn phòng chi nhánh. Nhờ đó, đội ngũ nhân viên có thể đóng góp và kiểm tra ý tưởng cho mỗi logo trước khi chính thức lên sóng.
Tầm ảnh hưởng
Theo ước tính năm 2009, Google chiếm 6% lưu lượng truy cập internet toàn cầu. Bởi vậy những biểu tượng đặc biệt trên trang chủ tìm kiếm luôn mang tầm ảnh hưởng nhất định.
"Chúng tôi luôn cố gắng tránh để những logo này làm khó chịu bất kỳ ai và chúng tôi không muốn đặt nặng bất cứ điều gì trên sản phẩm của mình" – Jennifer Hom cho hay.
Không ảnh hưởng đến bất kỳ thực sự là việc rất khó thực hiện. Vào năm 2003, nhóm nghệ sỹ Google từng mắc lỗi nhỏ trong quá trình mô tả ADN và gây nên những phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng khoa học.
"Tôi thực sự cảm thấy sợ hãi"
Xét cho cùng, những công thức toán học, khoa học và lịch sử thường khá an toàn. Tuy nhiên, những vấn đề khác lại chẳng phải vậy. Đơn cử như biểu tượng Gay Pride (tạm dịch: niềm tự hào đồng tính) – một cầu vồng gắn vào thanh tìm kiếm nhưng chỉ xuất hiện khi người dùng gõ cụm từ liên quan. Nhiều người phê bình Google đang giấu giếm "niềm tự hào" của họ trong căn phòng kín.
Ngày đại dương tại Nhật Bản.
Tại sao lại có logo đặc biệt?
Google quá nổi tiếng với công cụ tìm kiếm hoàn hảo chứ không phải lĩnh vực nghệ thuật. Vậy điều gì khiến hãng chấp nhận vô số phiền phức và mất công sức cho những logo đến vậy?
Trả lời câu hỏi này, Jennifer Hom nói: "Google rất tuyệt vời trong lĩnh vực công nghệ, nhưng điều ấy dễ khiến khách hàng quên rằng chúng tôi cũng là những con người. Dĩ nhiên chúng tôi cũng đã phải chịu những rắc rối như vụ ADN, dù vậy chúng tôi vẫn ở đây để giữ không khí vui vẻ trong công ty và đảm bảo cho người dùng biết rằng chúng tôi vẫn tồn tại".
Lê Vũ Lâm
Nguồn: http://gioitre.phapluatxahoi.com.vn...en-dang-sau-nhung-logo-doc-dao-cua-google.htm