Câu chuyện quanh 2 gò “bồng đảo”

10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Câu chuyện quanh 2 gò “bồng đảo”

Trong số các bệnh hay gặp ở phụ nữ thì ung thư vú đứng hàng thứ hai trong số nguyên nhân tử vong do ung thư
Điều tra xã hội học đã phát hiện rằng có đến 40% nam giới khi gặp phụ nữ là chú ý ngay đến bộ ngực chứ không phải dung nhan. Có nam giới nào không rung động trước đôi gò bồng đảo đẹp, phụ nữ biết rõ điều đó và các nhà thời trang cũng không bỏ lỡ cơ hội khai thác điểm mạnh đó để tôn thêm vẻ đẹp cơ thể của nữ giới…
Tuy nhiên trong số các bệnh hay gặp ở phụ nữ thì ung thư vú đứng hàng thứ hai trong số nguyên nhân tử vong do ung thư (theo điều tra ở Mỹ).
Tuổi “ô mai” của các em gái rất hay băn khoăn về vú, nhất là khi thấy nó cứ phẳng lì như con trai hoặc cứ nẩy như quả bóng khi chạy nhảy ở trường. Cha mẹ cần giúp các em hiểu rằng kích thước, hình thể hai vú có thể bên to bên nhỏ, núm vú có thể lồi ra hay tụt vào đều hoàn toàn bình thường. Vú có thể phát triển từ từ nhưng cũng có thể rất nhanh cũng đừng hoảng sợ. Vú là bộ phận cơ thể có sự biến đổi sớm nhất khi các em gái bước vào tuổi dậy thì (khoảng 13 tuổi). Ngay từ 10 tuổi vú các em gái đã nhú lên như chũm cau.
Có thể dự đoán trước vú sẽ to như thế nào hay không? Vú phát triển như thế nào phụ thuộc vào yếu tố duy truyền (đóng vai trò chủ yếu đến kích thước và hình thể vú), mô mỡ ở vú nhiều hay ít (nhưng không liên quan mấy đến trọng lượng cơ thể).
Có phương pháp vận động hay máy móc nào làm cho vú phát triển không? Vận động chỉ làm nở nang các cơ ở lồng ngực chứ không làm phát triển thêm các tuyến sữa hay mô mỡ ở vú. Những vận động viên thể hình nữ tuy cơ bắp phát triển nhưng vú thường vẫn nhỏ.
Một số dấu hiệu và triệu chứng ở vú dễ làm cho phụ nữ lo lắng:
Vú cương và sờ vào thấy đau? Hay gặp khi sắp có kinh, vì mô vú giữ nước. Có thể mang áo nhỏ nâng ngực.
Vú mọc lông? Không nên lo sẽ đầy lông ở ngực như nam giới. Có thể có ít lông ở vú hay quanh vú; có thể chỉ 1 hay 2 sợi. Nếu cảm thấy khó chịu thì gặp thầy thuốc.
Vú tiết dịch? Chỉ khi nào sự tiết dịch có màu đỏ hay hơi nâu hay có mủ mới lo bị nhiễm khuẩn hay ung thư: Vú tiết dịch là bình thường nếu dịch loãng và giống như sữa.
Vú tiết sữa ngoài thời kỳ có thai? Hiện tượng chảy sữa ngoài thời kỳ có thai và cho con bú có thể liên quan đến tuyến yên – nơi bài tiết ra hormon prolactin chi phối sự tiết sữa. Thường chảy sữa ở cả 2 bên vú, với phụ nữ thường kèm theo mất kinh. Bình thường, khi cho con bú, tuyến yên - một tuyến nhỏ nằm ở sàn não – bài tiết ra pro-lactin kích thích vú sản xuất ra sữa đồng thời ức chế rụng trứng cho nên gây vô kinh. Khi tuyến yên có một u nhỏ thì prolactin cũng được bài tiết ra và gây tiết sữa.
Những nguyên nhân gây chảy sữa khác ở phụ nữ trưởng thành là dùng thuốc tránh thai, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm và thuốc hạ huyết áp. Còn nhiều hiện tượng chảy sữa khác không rõ cơ chế, ví dụ có người bị khối u buồng trứng có thể kèm theo chảy sữa.
Phụ nữ bị chảy sữa ngoài thờ cho con bú kèm theo mất kinh cần được thầy thuốc thăm khám kỹ, được định lượng prolactin và có thể cả chụp tuyến yên.
Có cục cứng ở vú? Rất thường gặp ở các em gái và phụ nữ. Trong hầu hết trường hợp cục cứng không phải là dấu hiệu ung thư nhưng cũng nên được thầy thuốc kiểm tra; ung thư vú nếu phát hiện sớm thì kết quả khỏi bệnh đến 90%.
Tóm lại, sự phát triển của vú hay chu kỳ kinh nguyệt, gầy hay béo… là những vấn đề có tính cá biệt rất lớn; chị em giá cùng cha mẹ sinh ra nhưng khác nhau là chuyện bình thường và không báo hiệu gì bất thường về khả năng sinh sản hay chức năng tình dục./.
Theo Lao động cuối tuần
 
Top