ALnML
Super Moderator
LTS: Đúng là hú vía khi không em nào trả lời rằng thần tượng của mình dứt khoát không phải cha mẹ mà là một Vietnam Idol nào đó! Dù thế, rõ ràng là nếu cha mẹ không đủ tốt đủ đẹp để làm tấm gương cho con cái noi theo, sẽ có ngày câu trả lời là: “Con thần tượng ca sĩ X cơ!”
BÀN TRÒN
Cha mẹ có phải là thần tượng của con?
CON KHÔNG THẦN TƯỢNG AI NHẤT ĐỊNH
Nguyễn Nhật Huy, lớp 10, TP.HCM
Mẹ cứ than con ít nói chuyện với mẹ. Nhưng thiệt ra hồi xưa con cũng có nói với mẹ nhiều chuyện. Nhưng khi con nói mẹ hay hỏi lại: Thiệt hông? Xạo nha! Đại loại như vậy, nên sau này con không muốn kể cho mẹ nghe nữa. Nếu muốn hiểu con nghĩ gì, mẹ phải có thành ý lắng nghe và tỏ thái độ tôn trọng, sau đó mẹ bắt bẻ hay tỏ ý nghi ngờ cũng chưa muộn! Ba thì rất hợp với con nên hai cha con cùng chơi cờ tướng hoặc cờ vua. Nhưng có lúc hai cha con đang chơi thì mẹ sai con đi mua dầu ăn, nước mắm hay gì gì đó! Mất hứng! Con thích mẹ phải để ý đến cảm giác con một chút!
Thực ra con không thần tượng ai nhất định, nhưng con thích những người mẹ hiểu con trai. Ví dụ khi có bạn gái gọi điện thoại hỏi bài, mẹ đừng ra vẻ vô tình đứng gần quá, nhiều khi thấy mất tự nhiên. Với nữa, con ăn ít hay ăn nhiều một vài bữa đâu có gì quan trọng, mẹ đừng cứ thấy con ăn một chén cơm là la toáng lên, đi theo con hỏi miết: Sao hôm nay ăn ít vậy, có chuyện gì không? Mẹ đừng xem con như mới học lớp hai!
BA MẸ Ở RANH GIỚI GIỮA “ĐƯỢC” VÀ “HOÀN HẢO”
Trần Yến Nhi, lớp 8, TP.HCM
Ba mẹ con hơi khắt khe trong việc học, khi học xong thì có thể thoải mái. Con có điện thoại di động, đôi khi ba mẹ “lỡ” đọc tin nhắn, có gì hơi khác là hỏi đi hỏi lại. Con hơi khó chịu. Con nghĩ không nên nói với ba mẹ về chuyện bạn bè, vì nếu nói ra ba mẹ sẽ lo lắng, hỏi tới tấp, thái quá.
Theo con, ba mẹ ở ranh giới giữa “được” và “hoàn hảo”. Khi tâm trạng không tốt, tính ba con hơi khó, cáu, ba sẽ quát lên, nhăn nhó, mà thực ra ba chỉ cần nói nhẹ nhàng thôi. Đôi khi ba mẹ cũng rất tâm lý, thấy đồ đạc vương vãi thì ba dọn dẹp, hoặc những lúc con thi thì ba rửa bát giùm con. Con không thích làm việc nhà nhưng con vẫn muốn làm, để giúp ba mẹ một tay. Con thấy việc học của con hơi áp lực, con không biết hồi xưa ba mẹ có học nhiều như vậy không mà bây giờ lại đăng ký cho con học lắm thứ?
Có những lúc ba mẹ đi làm về mệt, con chạy tới hôn, mẹ khó chịu. Ba về, con rót ly nước cho ba, có con kiến, ba để luôn ly nước đưa cho con coi, ý là tại con không kỹ mà có kiến! Ba lại cầm bình nước đổ đi, con thấy đâu cần thiết phải làm như vậy? Những lúc ba mẹ giận thì nên biết kiềm chế, vì tụi con rất dễ tổn thương. Người lớn nói thì trẻ con không dám cãi, sao ba không bình tĩnh hơn được?
Phương Thảo ghi
CHA MẸ NÊN LÀM GƯƠNG, KHÔNG NÊN LÀ THẦN TƯỢNG
Bà Hồ Thị Tuyết Mai, chuyên gia tư vấn tâm lý
Theo tôi thì cha mẹ nên làm gương, không nên là thần tượng bởi khi đã là thần tượng sẽ buộc con cứ phải nỗ lực, nhiều khi vượt quá sức của nó. Vì áp lực đó, có những cháu bị trầm uất. Trong nhiều trường hợp, con cái cũng thất vọng khi cha mẹ không lượng được sức mình hay hình ảnh thần tượng bấy lâu bị thay đổi thì sẽ gây mất lòng tin, thậm chí tuyệt vọng. Khi con cái sụp đổ như vậy, trước tiên cha mẹ cần thông cảm, động viên an ủi để con hiểu rằng sự nỗ lực mới là giá trị đích thực. Nên dạy con rút kinh nghiệm, tìm cho mình đích phấn đấu phù hợp. Không nên tỏ ra thất vọng, không tin tưởng vào con khi chúng không được như kỳ vọng của mình, bởi càng thất vọng chúng càng dễ tìm đến những giải pháp tiêu cực.
ẤN TƯỢNG CỦA TRẺ VỀ ĐIỀU KHÔNG TỐT RẤT SÂU NẶNG
Nghệ sĩ Đức Hải
Tuỳ mỗi giai đoạn phát triển của con cái mà cha mẹ có cách ứng xử phù hợp. Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên cố gắng xây dựng hình ảnh thần tượng trong lòng con để trẻ có tấm gương noi theo. Nhưng đến tuổi trưởng thành, cần giúp con dần nhìn thấy được những “mặt trái” của thần tượng để con hiểu rằng, trên đời này không ai hoàn hảo. Quá trình giúp con nhìn rõ sự thật này cần diễn ra một cách có chủ ý để tránh làm con cái bị sốc. Đây là lúc nên tôn trọng quan điểm của con cái nhất, biết lắng nghe, cùng phân tích, chia sẻ câu chuyện với con, tìm hiểu lý do vì sao sụp đổ thần tượng, từ đó đưa ra những lời khuyên chân thành. Ấn tượng của trẻ con về những điều không tốt rất sâu nặng, tôi chỉ lỡ vượt đèn đỏ một lần mà con tôi nhớ mãi!
CON CÁI SẼ “SAO Y” ỨNG XỬ CỦA CHA MẸ
Chị Phan Thị Minh Ngọc, 58 tuổi, Tân Bình
Cả nhà tôi thường có những buổi tối sum họp để cả hai thế hệ có thể chia sẻ cho nhau nghe nhiều chuyện. Chúng tôi sống thẳng, và cũng dạy con cách sống đó. Vì vậy, bất cứ vui buồn nào về cha mẹ, con cũng nói rõ với chúng tôi. Tất nhiên nếu có lỗi, chúng tôi sẽ xin lỗi con một cách bình đẳng. Ngược lại, khi nhìn nhận ở con không tốt chỗ nào, vợ chồng tôi nhẹ nhàng chỉ bảo cho con thấy. Vì thế, những chuyện khó cũng được giải quyết ổn thoả.
Cha mẹ là hình ảnh đầu tiên con nhìn nhận, bắt gặp, và từ những ứng xử hàng ngày của cha mẹ, con cái sẽ “sao y” ứng xử khi bước ra ngoài xã hội. Chính vì vậy, đã là bố mẹ, bạn phải làm gương cho con cái của mình, từ chuyện ứng xử, ăn mặc, đi đứng cho đến công việc, ngành nghề... Cha mẹ tốt thì đứa trẻ cũng lấy đó làm gương tốt cho cuộc sống của nó. Tuy nhiên, hãy nhớ thực lực có sẵn từ trẻ luôn tốt hơn những gì trẻ phải làm theo sự sắp đặt của người lớn.
BÀN TRÒN
Cha mẹ có phải là thần tượng của con?
CON KHÔNG THẦN TƯỢNG AI NHẤT ĐỊNH
Nguyễn Nhật Huy, lớp 10, TP.HCM
Mẹ cứ than con ít nói chuyện với mẹ. Nhưng thiệt ra hồi xưa con cũng có nói với mẹ nhiều chuyện. Nhưng khi con nói mẹ hay hỏi lại: Thiệt hông? Xạo nha! Đại loại như vậy, nên sau này con không muốn kể cho mẹ nghe nữa. Nếu muốn hiểu con nghĩ gì, mẹ phải có thành ý lắng nghe và tỏ thái độ tôn trọng, sau đó mẹ bắt bẻ hay tỏ ý nghi ngờ cũng chưa muộn! Ba thì rất hợp với con nên hai cha con cùng chơi cờ tướng hoặc cờ vua. Nhưng có lúc hai cha con đang chơi thì mẹ sai con đi mua dầu ăn, nước mắm hay gì gì đó! Mất hứng! Con thích mẹ phải để ý đến cảm giác con một chút!
Thực ra con không thần tượng ai nhất định, nhưng con thích những người mẹ hiểu con trai. Ví dụ khi có bạn gái gọi điện thoại hỏi bài, mẹ đừng ra vẻ vô tình đứng gần quá, nhiều khi thấy mất tự nhiên. Với nữa, con ăn ít hay ăn nhiều một vài bữa đâu có gì quan trọng, mẹ đừng cứ thấy con ăn một chén cơm là la toáng lên, đi theo con hỏi miết: Sao hôm nay ăn ít vậy, có chuyện gì không? Mẹ đừng xem con như mới học lớp hai!
BA MẸ Ở RANH GIỚI GIỮA “ĐƯỢC” VÀ “HOÀN HẢO”
Trần Yến Nhi, lớp 8, TP.HCM
Ba mẹ con hơi khắt khe trong việc học, khi học xong thì có thể thoải mái. Con có điện thoại di động, đôi khi ba mẹ “lỡ” đọc tin nhắn, có gì hơi khác là hỏi đi hỏi lại. Con hơi khó chịu. Con nghĩ không nên nói với ba mẹ về chuyện bạn bè, vì nếu nói ra ba mẹ sẽ lo lắng, hỏi tới tấp, thái quá.
Nếu muốn hiểu con nghĩ gì, mẹ phải có thành ý lắng nghe và tỏ thái độ tôn trọng. |
Có những lúc ba mẹ đi làm về mệt, con chạy tới hôn, mẹ khó chịu. Ba về, con rót ly nước cho ba, có con kiến, ba để luôn ly nước đưa cho con coi, ý là tại con không kỹ mà có kiến! Ba lại cầm bình nước đổ đi, con thấy đâu cần thiết phải làm như vậy? Những lúc ba mẹ giận thì nên biết kiềm chế, vì tụi con rất dễ tổn thương. Người lớn nói thì trẻ con không dám cãi, sao ba không bình tĩnh hơn được?
Phương Thảo ghi
CHA MẸ NÊN LÀM GƯƠNG, KHÔNG NÊN LÀ THẦN TƯỢNG
Bà Hồ Thị Tuyết Mai, chuyên gia tư vấn tâm lý
Theo tôi thì cha mẹ nên làm gương, không nên là thần tượng bởi khi đã là thần tượng sẽ buộc con cứ phải nỗ lực, nhiều khi vượt quá sức của nó. Vì áp lực đó, có những cháu bị trầm uất. Trong nhiều trường hợp, con cái cũng thất vọng khi cha mẹ không lượng được sức mình hay hình ảnh thần tượng bấy lâu bị thay đổi thì sẽ gây mất lòng tin, thậm chí tuyệt vọng. Khi con cái sụp đổ như vậy, trước tiên cha mẹ cần thông cảm, động viên an ủi để con hiểu rằng sự nỗ lực mới là giá trị đích thực. Nên dạy con rút kinh nghiệm, tìm cho mình đích phấn đấu phù hợp. Không nên tỏ ra thất vọng, không tin tưởng vào con khi chúng không được như kỳ vọng của mình, bởi càng thất vọng chúng càng dễ tìm đến những giải pháp tiêu cực.
ẤN TƯỢNG CỦA TRẺ VỀ ĐIỀU KHÔNG TỐT RẤT SÂU NẶNG
Nghệ sĩ Đức Hải
Tuỳ mỗi giai đoạn phát triển của con cái mà cha mẹ có cách ứng xử phù hợp. Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên cố gắng xây dựng hình ảnh thần tượng trong lòng con để trẻ có tấm gương noi theo. Nhưng đến tuổi trưởng thành, cần giúp con dần nhìn thấy được những “mặt trái” của thần tượng để con hiểu rằng, trên đời này không ai hoàn hảo. Quá trình giúp con nhìn rõ sự thật này cần diễn ra một cách có chủ ý để tránh làm con cái bị sốc. Đây là lúc nên tôn trọng quan điểm của con cái nhất, biết lắng nghe, cùng phân tích, chia sẻ câu chuyện với con, tìm hiểu lý do vì sao sụp đổ thần tượng, từ đó đưa ra những lời khuyên chân thành. Ấn tượng của trẻ con về những điều không tốt rất sâu nặng, tôi chỉ lỡ vượt đèn đỏ một lần mà con tôi nhớ mãi!
CON CÁI SẼ “SAO Y” ỨNG XỬ CỦA CHA MẸ
Chị Phan Thị Minh Ngọc, 58 tuổi, Tân Bình
Cả nhà tôi thường có những buổi tối sum họp để cả hai thế hệ có thể chia sẻ cho nhau nghe nhiều chuyện. Chúng tôi sống thẳng, và cũng dạy con cách sống đó. Vì vậy, bất cứ vui buồn nào về cha mẹ, con cũng nói rõ với chúng tôi. Tất nhiên nếu có lỗi, chúng tôi sẽ xin lỗi con một cách bình đẳng. Ngược lại, khi nhìn nhận ở con không tốt chỗ nào, vợ chồng tôi nhẹ nhàng chỉ bảo cho con thấy. Vì thế, những chuyện khó cũng được giải quyết ổn thoả.
Cha mẹ là hình ảnh đầu tiên con nhìn nhận, bắt gặp, và từ những ứng xử hàng ngày của cha mẹ, con cái sẽ “sao y” ứng xử khi bước ra ngoài xã hội. Chính vì vậy, đã là bố mẹ, bạn phải làm gương cho con cái của mình, từ chuyện ứng xử, ăn mặc, đi đứng cho đến công việc, ngành nghề... Cha mẹ tốt thì đứa trẻ cũng lấy đó làm gương tốt cho cuộc sống của nó. Tuy nhiên, hãy nhớ thực lực có sẵn từ trẻ luôn tốt hơn những gì trẻ phải làm theo sự sắp đặt của người lớn.