metyruoi
Active Member
Nhiều người mệt mỏi không rõ nguyên nhân tại sao. Dưới đây là 12 bệnh có thể làm bạn cảm thấy như vậy, theo các chuyên gia sức khỏe của Mỹ.
1. Thiếu ngủ
Một trong những nguyên nhân khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi là do bạn ngủ quá ít. Theo Viện Nghiên cứu y tế quốc gia Mỹ, 70 triệu người Mỹ có thể thường xuyên bị thiếu ngủ. Nguyên nhân chính dẫn tới việc thiếu ngủ phần lớn là do sức ép của công việc trong thời hiện đại khiến chúng ta còn rất ít thời gian dành cho giấc ngủ.
Phòng và điều trị: Bạn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi tối.
2. Chứng ngủ ngáy
Ngủ ngáy có thể khiến bạn bị thiếu ngủ và từ đó làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Ngủ ngáy khiến cơ thể chúng ta ngừng thở trong thời gian ngắn rất nhiều lần khi ngủ. Mỗi lần ngừng thở như sẽ khiến bạn bị thức giấc trong chốc lát, mặc dù có thể bạn không biết điều này trong khi đang ngủ. Kết quả, bạn có thể bị thiếu ngủ cho dù có thể bạn ngủ đủ 8 giờ mỗi tối.
Phòng và điều trị: Giảm cân nếu bạn cảm thấy mình hơi mập. Ngoài ra, bạn không nên hút thuốc lá và bạn có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ thở CPAP để chống ngáy trong khi ngủ.
3. Ăn không đủ chất dinh dưỡng
Ăn quá chất và ăn không đủ chất dinh dưỡng là những nguyên nhân nữa khiến cho bạn bị mệt mỏi. Nếu bạn ăn sáng bằng những thực phẩm ít chất dinh dưỡng, bạn sẽ cảm thấy chậm chạp và mệt mỏi trong khi làm việc do lượng đường máu của bạn bị hạ thấp.
Phòng và điều trị: Bạn nên thường xuyên bổ sung dinh dưỡng đủ vào các bữa sáng bằng những thực phẩm giàu protein và calo như trứng, sữa, bánh mì. Điều này sẽ khiến cơ thể bạn luôn có đủ năng lượng.
4. Bệnh thiếu máu
Bệnh thiếu máu là một nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mệt mỏi ở phụ nữ. Bệnh này xảy ra khi cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu để đưa ô xy đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, bệnh thiếu máu có thể dễ dàng được phát hiện bằng phương pháp thử máu.
Phòng và điều trị: Thiếu máu thông thường gây ra bởi thiếu vi lượng sắt trong máu. Điều này có thể điều trị bằng cách uống các viên vi lượng sắt và ăn các thực phẩm giàu yếu tố vi lượng sắt như thịt lạc, gan, đậu nành, cá,..
5. Bệnh trầm cảm
Trầm cảm là bệnh do rối loạn tâm lý gây ra. Mệt mỏi, đau đầu và ăn không ngon miệng là những triệu chứng chính của bệnh trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và chán chường trong vòng 1-2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ để có những lời khuyên kịp thời.
Phòng và điều trị: Bệnh trầm cảm cần được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý kết hợp với sử dụng thuốc. Để tránh trầm cảm, bạn nên có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
6. Giảm hoạt động tuyến giáp
Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết hình móng ngựa, nằm ở trước cổ, tiết ra hormone thyroxin (T4) đóng vai trò điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi tuyến giáp kém hoạt động và chức năng trao đổi chất diễn ra chậm, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và kém minh mẫn.
Phòng và điều trị: Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy hóc môn tuyến giáp của bạn bị giảm, bạn có thể bổ sung hóc môn bằng các viên bổ sung.
7. Quá nhiều chất caffein
Rất nhiều người coi uống cà phê là một cách để chống lại cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu uống quá cà phê – một loại đồ uống có nhiều chất caffein, có thể khiến một số người cảm thấy mệt mỏi hơn, theo một nghiên cứu mới đây.
Phòng và điều trị: Tránh uống quá nhiều các đồ uống có nhiều caffein như café, trà, socola và các loại thuốc có chứa caffein.
8. Viêm đường tiết niệu
Nếu bị viêm đường tiết niệu (UTI), bạn có thể bị đau theo cơn và cảm giác buồn đi tiểu. Tuy nhiên, không phải lúc nào căn bệnh này cũng có các triệu chứng như vậy. Trong một số trường hợp, mệt mỏi là triệu chứng duy nhất của căn bệnh này. Kiểm tra nước tiểu có thể giúp dễ dàng phát hiện ra UTI.
Phòng và điều trị: Các chất chống ô xy hóa có thể giúp chống lại bệnh viêm đường tiết liệu và những cảm giác mệt mỏi sẽ biết mất sau khi điều trị trong vòng 1 tuần.
9. Đái tháo đường
Ở những người bị bệnh đái tháo đường, đường vẫn ở trong máu và không thể chuyển hóa được thành năng lượng để đưa tới các tế bào trong cơ thể. Điều này khiến cơ thể bạn bị thiếu chất dinh dưỡng cho dù bạn vẫn ăn uống đầy đủ. Nếu có những triệu chứng mệt mỏi dài ngày, bạn cần đến khám bác sĩ để xem đó có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hay không.
Phòng và điều trị: Các cách điều trị bệnh đái tháo đường bao gồm: thay đổi lối sống phù hợp hơn, bổ sung insulin và điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
10. Bệnh tim
Cảm thấy mệt mỏi sau khi làm các công việc hàng ngày như lau nhà, làm vườn, hay bê các vật nặng, ... đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Nếu bạn có một trong những triệu chứng trên, bạn cần đi khám bác sĩ để biết xem bạn có bị bệnh tim mạch hay không.
Phòng và điều trị: Thay đổi lối sống cho hợp lý, điều trị bằng các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát được bệnh tim và giúp bạn phục hồi sức khỏe tốt hơn.
11. Dị ứng thức ăn
Một số các bác sĩ tin rằng một số dị ứng do thức ăn có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi. Loại dị ứng này không khiến cơ thể của bạn phát ban hay bị đau bụng sau khi ăn, nhưng có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi và thiếu sinh lực.
Phòng và điều trị: Cần kiểm tra các loại thực phẩm mà bạn ăn nếu bạn nghi ngờ những thực phẩm đó khiến bạn bị mệt mỏi. Bạn có thể hỏi các bác sĩ về các cách kiểm tra dị ứng thực phẩm.
12. Hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS)
Nếu bạn bị mệt mỏi kéo dài trong hơn 6 tháng làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của bạn, thì rất có thể bạn bị hội chứng mệt mỏi kinh niên. CFS có rất nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng triệu chứng chính là bạn cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
Phòng và điều trị: Hiện tại chưa có loại thuốc điều trị trong thời gian ngắn cho hội chứng CFS, cách tốt nhất đối với những người bị hội chứng này là thay đổi cuộc sống hàng ngày cho hợp lý hơn, tạo ra thói quen ngủ có lợi cho sức khỏe và tham gia thể dục.
1. Thiếu ngủ
Một trong những nguyên nhân khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi là do bạn ngủ quá ít. Theo Viện Nghiên cứu y tế quốc gia Mỹ, 70 triệu người Mỹ có thể thường xuyên bị thiếu ngủ. Nguyên nhân chính dẫn tới việc thiếu ngủ phần lớn là do sức ép của công việc trong thời hiện đại khiến chúng ta còn rất ít thời gian dành cho giấc ngủ.
Phòng và điều trị: Bạn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi tối.
2. Chứng ngủ ngáy
Ngủ ngáy có thể khiến bạn bị thiếu ngủ và từ đó làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Ngủ ngáy khiến cơ thể chúng ta ngừng thở trong thời gian ngắn rất nhiều lần khi ngủ. Mỗi lần ngừng thở như sẽ khiến bạn bị thức giấc trong chốc lát, mặc dù có thể bạn không biết điều này trong khi đang ngủ. Kết quả, bạn có thể bị thiếu ngủ cho dù có thể bạn ngủ đủ 8 giờ mỗi tối.
Phòng và điều trị: Giảm cân nếu bạn cảm thấy mình hơi mập. Ngoài ra, bạn không nên hút thuốc lá và bạn có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ thở CPAP để chống ngáy trong khi ngủ.
3. Ăn không đủ chất dinh dưỡng
Ăn quá chất và ăn không đủ chất dinh dưỡng là những nguyên nhân nữa khiến cho bạn bị mệt mỏi. Nếu bạn ăn sáng bằng những thực phẩm ít chất dinh dưỡng, bạn sẽ cảm thấy chậm chạp và mệt mỏi trong khi làm việc do lượng đường máu của bạn bị hạ thấp.
Phòng và điều trị: Bạn nên thường xuyên bổ sung dinh dưỡng đủ vào các bữa sáng bằng những thực phẩm giàu protein và calo như trứng, sữa, bánh mì. Điều này sẽ khiến cơ thể bạn luôn có đủ năng lượng.
4. Bệnh thiếu máu
Bệnh thiếu máu là một nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mệt mỏi ở phụ nữ. Bệnh này xảy ra khi cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu để đưa ô xy đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, bệnh thiếu máu có thể dễ dàng được phát hiện bằng phương pháp thử máu.
Phòng và điều trị: Thiếu máu thông thường gây ra bởi thiếu vi lượng sắt trong máu. Điều này có thể điều trị bằng cách uống các viên vi lượng sắt và ăn các thực phẩm giàu yếu tố vi lượng sắt như thịt lạc, gan, đậu nành, cá,..
5. Bệnh trầm cảm
Trầm cảm là bệnh do rối loạn tâm lý gây ra. Mệt mỏi, đau đầu và ăn không ngon miệng là những triệu chứng chính của bệnh trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và chán chường trong vòng 1-2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ để có những lời khuyên kịp thời.
Phòng và điều trị: Bệnh trầm cảm cần được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý kết hợp với sử dụng thuốc. Để tránh trầm cảm, bạn nên có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
6. Giảm hoạt động tuyến giáp
Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết hình móng ngựa, nằm ở trước cổ, tiết ra hormone thyroxin (T4) đóng vai trò điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi tuyến giáp kém hoạt động và chức năng trao đổi chất diễn ra chậm, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và kém minh mẫn.
Phòng và điều trị: Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy hóc môn tuyến giáp của bạn bị giảm, bạn có thể bổ sung hóc môn bằng các viên bổ sung.
7. Quá nhiều chất caffein
Rất nhiều người coi uống cà phê là một cách để chống lại cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu uống quá cà phê – một loại đồ uống có nhiều chất caffein, có thể khiến một số người cảm thấy mệt mỏi hơn, theo một nghiên cứu mới đây.
Phòng và điều trị: Tránh uống quá nhiều các đồ uống có nhiều caffein như café, trà, socola và các loại thuốc có chứa caffein.
8. Viêm đường tiết niệu
Nếu bị viêm đường tiết niệu (UTI), bạn có thể bị đau theo cơn và cảm giác buồn đi tiểu. Tuy nhiên, không phải lúc nào căn bệnh này cũng có các triệu chứng như vậy. Trong một số trường hợp, mệt mỏi là triệu chứng duy nhất của căn bệnh này. Kiểm tra nước tiểu có thể giúp dễ dàng phát hiện ra UTI.
Phòng và điều trị: Các chất chống ô xy hóa có thể giúp chống lại bệnh viêm đường tiết liệu và những cảm giác mệt mỏi sẽ biết mất sau khi điều trị trong vòng 1 tuần.
9. Đái tháo đường
Ở những người bị bệnh đái tháo đường, đường vẫn ở trong máu và không thể chuyển hóa được thành năng lượng để đưa tới các tế bào trong cơ thể. Điều này khiến cơ thể bạn bị thiếu chất dinh dưỡng cho dù bạn vẫn ăn uống đầy đủ. Nếu có những triệu chứng mệt mỏi dài ngày, bạn cần đến khám bác sĩ để xem đó có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hay không.
Phòng và điều trị: Các cách điều trị bệnh đái tháo đường bao gồm: thay đổi lối sống phù hợp hơn, bổ sung insulin và điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
10. Bệnh tim
Cảm thấy mệt mỏi sau khi làm các công việc hàng ngày như lau nhà, làm vườn, hay bê các vật nặng, ... đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Nếu bạn có một trong những triệu chứng trên, bạn cần đi khám bác sĩ để biết xem bạn có bị bệnh tim mạch hay không.
Phòng và điều trị: Thay đổi lối sống cho hợp lý, điều trị bằng các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát được bệnh tim và giúp bạn phục hồi sức khỏe tốt hơn.
11. Dị ứng thức ăn
Một số các bác sĩ tin rằng một số dị ứng do thức ăn có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi. Loại dị ứng này không khiến cơ thể của bạn phát ban hay bị đau bụng sau khi ăn, nhưng có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi và thiếu sinh lực.
Phòng và điều trị: Cần kiểm tra các loại thực phẩm mà bạn ăn nếu bạn nghi ngờ những thực phẩm đó khiến bạn bị mệt mỏi. Bạn có thể hỏi các bác sĩ về các cách kiểm tra dị ứng thực phẩm.
12. Hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS)
Nếu bạn bị mệt mỏi kéo dài trong hơn 6 tháng làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của bạn, thì rất có thể bạn bị hội chứng mệt mỏi kinh niên. CFS có rất nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng triệu chứng chính là bạn cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
Phòng và điều trị: Hiện tại chưa có loại thuốc điều trị trong thời gian ngắn cho hội chứng CFS, cách tốt nhất đối với những người bị hội chứng này là thay đổi cuộc sống hàng ngày cho hợp lý hơn, tạo ra thói quen ngủ có lợi cho sức khỏe và tham gia thể dục.
- Theo WebMD