- 104
- 0
- 0
vuthihuong1988
New Member
Mùa đông đến cũng là lúc bạn cần phải “để mắt” tới bé yêu nhiều hơn nữa, không chỉ giữ cho bé đủ ấm mà trong sinh hoạt, giờ giấc, ăn uống cũng phải thật chu đáo, không thể xuề xòa cho qua. Chúng tôi chia sẻ với bạn những kinh nghiệm dưới đây để giúp bé có được một sức khỏe tốt và sức đề kháng cao trong suốt mùa đông giá rét.
Những nguy cơ không an toàn với sức khỏe của trẻ khi đông về
Khi những cơn gió lạnh tràn về, nhiệt độ ngoài trời ngày càng giảm xuống sẽ tác động không nhỏ tới sức khỏe các bé. Ngay cả khi con bạn đã lên ba hay thậm chí là sáu tuổi, bé vẫn chưa đủ sức đề kháng để “chống chọi” với mùa đông và những “con virus” mang mầm bệnh nguy hiểm như cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, còi xương, tiêu chảy…
Chỉ cần bạn lơ là một chút, trẻ có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm báo động.
Vậy để chăm sóc tốt nhất cho bé suốt mùa đông dài, chúng ta phải làm gì?
1. Điều đầu tiên và tối quan trọng mà mangthai.vn khuyên bạn là phải giữ đủ ấm cho bé trong mọi hoàn cảnh
Bởi nếu cơ thể bé bị nhiễm lạnh sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh liên quan đến hô hấp sinh sôi. Do đó, bạn hãy nhớ giữ đủ ấm cho bé, nhất là ấm hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Khi đêm về, nhiệt độ xuống thấp hơn, việc ủ ấm cho trẻ lại càng trở nên quan trọng. Bạn luôn phải đảm bảo khi đi ngủ, trẻ được mặc đủ quần áo ấm, nếu cần có thể mặc thêm áo nhưng mặc ngược để giữ ấm phần ngực, cổ trong khi lưng vẫn được thoáng, không bị quá nóng dẫn đến rịn mồ hôi lưng. Một chiếc khăn quàng cổ là giải pháp hữu hiệu giúp phòng bệnh cho bé nơi cổ họng.
Đặc biệt nên chú ý chọn loại áo phù hợp để mặc cho bé trong những ngày này, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, tốt nhất các bà mẹ hãy lựa những bộ quần áo bằng chất cotton, thoáng, thấm mồ hôi nhanh.
Tuy nhiên, nếu bạn ủ bé quá kỹ, mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, chúng sẽ bị ngấm ngược trở lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và dễ dẫn đến viêm phổi.
2. Luôn “thiết kế” cho trẻ một chế độ ăn uống dinh dưỡng, vệ sinh và ấm áp suốt những ngày đông
Đơn giản vì khâu lựa chọn thực phẩm chế biến món ăn cho bé đóng vai trò rất lớn trong việc giữ ấm cơ thể bé vào mùa đông. Tất nhiên là khẩu phần hàng ngày phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình trưởng thành, phát triển của con bạn với những loại thức ăn chủ yếu như thịt, cá, trứng, rau quả… bởi mùa đông, nguy cơ còi xương của trẻ cao hơn nhiều. Thêm vào đó, đồ ăn phải luôn “mới”, có thể là đồ ấm hoặc đồ được hâm lại đủ nhiệt trước khi bé ăn. Bằng cách này, bạn đang giúp bé yêu ngăn chặn căn bệnh tiêu chảy “đáng gờm” đấy bạn ạ!
Ngoài ra, các bà mẹ nên bổ sung lượng nước uống cho bé hàng ngày. Đừng quên làm những cốc nước hoa quả ngon lành bạn nhé! Bởi lẽ hầu hết các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, những loại nước hoa quả giàu vitamin C, nhất là cam, quýt, táo có khả năng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và giúp bé không bị nhiễm lạnh trong những ngày mùa đông buốt giá...
Click me: http://www.mangthai.vn/mau-giao/cha...uc-khoe-cho-tre-trong-ngay-dong-gia-ret-i3422
Những nguy cơ không an toàn với sức khỏe của trẻ khi đông về
Khi những cơn gió lạnh tràn về, nhiệt độ ngoài trời ngày càng giảm xuống sẽ tác động không nhỏ tới sức khỏe các bé. Ngay cả khi con bạn đã lên ba hay thậm chí là sáu tuổi, bé vẫn chưa đủ sức đề kháng để “chống chọi” với mùa đông và những “con virus” mang mầm bệnh nguy hiểm như cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, còi xương, tiêu chảy…
Chỉ cần bạn lơ là một chút, trẻ có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm báo động.
Vậy để chăm sóc tốt nhất cho bé suốt mùa đông dài, chúng ta phải làm gì?
1. Điều đầu tiên và tối quan trọng mà mangthai.vn khuyên bạn là phải giữ đủ ấm cho bé trong mọi hoàn cảnh
Bởi nếu cơ thể bé bị nhiễm lạnh sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh liên quan đến hô hấp sinh sôi. Do đó, bạn hãy nhớ giữ đủ ấm cho bé, nhất là ấm hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Khi đêm về, nhiệt độ xuống thấp hơn, việc ủ ấm cho trẻ lại càng trở nên quan trọng. Bạn luôn phải đảm bảo khi đi ngủ, trẻ được mặc đủ quần áo ấm, nếu cần có thể mặc thêm áo nhưng mặc ngược để giữ ấm phần ngực, cổ trong khi lưng vẫn được thoáng, không bị quá nóng dẫn đến rịn mồ hôi lưng. Một chiếc khăn quàng cổ là giải pháp hữu hiệu giúp phòng bệnh cho bé nơi cổ họng.
Đặc biệt nên chú ý chọn loại áo phù hợp để mặc cho bé trong những ngày này, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, tốt nhất các bà mẹ hãy lựa những bộ quần áo bằng chất cotton, thoáng, thấm mồ hôi nhanh.
Tuy nhiên, nếu bạn ủ bé quá kỹ, mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, chúng sẽ bị ngấm ngược trở lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và dễ dẫn đến viêm phổi.
Đơn giản vì khâu lựa chọn thực phẩm chế biến món ăn cho bé đóng vai trò rất lớn trong việc giữ ấm cơ thể bé vào mùa đông. Tất nhiên là khẩu phần hàng ngày phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình trưởng thành, phát triển của con bạn với những loại thức ăn chủ yếu như thịt, cá, trứng, rau quả… bởi mùa đông, nguy cơ còi xương của trẻ cao hơn nhiều. Thêm vào đó, đồ ăn phải luôn “mới”, có thể là đồ ấm hoặc đồ được hâm lại đủ nhiệt trước khi bé ăn. Bằng cách này, bạn đang giúp bé yêu ngăn chặn căn bệnh tiêu chảy “đáng gờm” đấy bạn ạ!
Ngoài ra, các bà mẹ nên bổ sung lượng nước uống cho bé hàng ngày. Đừng quên làm những cốc nước hoa quả ngon lành bạn nhé! Bởi lẽ hầu hết các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, những loại nước hoa quả giàu vitamin C, nhất là cam, quýt, táo có khả năng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và giúp bé không bị nhiễm lạnh trong những ngày mùa đông buốt giá...
Click me: http://www.mangthai.vn/mau-giao/cha...uc-khoe-cho-tre-trong-ngay-dong-gia-ret-i3422